Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.1 KB, 78 trang )

BÙI HOÀI NGỌC
MSSV: 1953801090067

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ TRỰC TUYẾN THEO PHÁP
LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Trần Thị Thuận Giang

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tơi, được hồn
thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ Trần Thị Thuận Giang. Trong q trình
thực hiện, luận văn có tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng trên các sách báo,
giáo trình, tạp chí và các website được ghi nhận cụ thể tại danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Thị Thuận Giang đã giúp tơi
hồn thành khóa luận này.
Tác giả khóa luận

Bùi Hồi Ngọc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

B2B

Business to Business – Thương nhân với Thương nhân

B2C

Business to Consumer – Thuơng nhân với Người tiêu
dùng

CESL

Common European Sales Law – Luật chung Châu Âu
về mua bán hàng hoá

CJEU

Court of Justice of The European Union - Tịa án
Cơng lý Liên minh châu Âu

CRD

Consumer Rights Directive 2011 – Chỉ thị về Quyền
của Người tiêu dùng

EEC


European Economic Community – Cộng đồng kinh tế
Châu Âu

EU

European Union – Liên minh Châu Âu

Luật BVQLNTD

Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng 2010

NTD

Người tiêu dùng

OECD

The Organisation for Economic Co-operation and
Development – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

UCTD

Unfair Contract Term Directive - Chỉ thị điều khoản
hợp đồng không công bằng

UETA 1999

Uniform Electronic Transactions Act (1999) – Đạo
luật giao dịch điện tử thống nhất



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TRỰC TUYẾN . 6
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến ............................... 6
1.2 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến...................................... 7
1.2.1 Hợp đồng giao kết qua thư điện tử ............................................................ 7
1.2.2 Hợp đồng giao kết qua trang thông tin điện tử ......................................... 8
1.3 Một số đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến ................ 10
1.4 Tổng quan về vấn đề bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa trực tuyến ............................................................................ 15
1.4.1 Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng mua
bán hàng hóa trực tuyến ..................................................................................... 15
1.4.2. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa trực tuyến ..................................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................ 29
CHƯƠNG II: KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN TẠI LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..................................... 30
2.1 Pháp luật Liên minh châu Âu về bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến ........................................................... 30
2.1.1 Quyền được cung cấp thông tin và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh .......................................................................................................... 31
2.1.2 Quyền rút lui khỏi hợp đồng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh .................................................................................................................. 40
2.1.3 Quyền được bảo vệ khỏi các điều khoản không công bằng và trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh ............................................................. 48
2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG II....................................................................................... 61

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62


1

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra người Việt dành đến 6,38 giờ mỗi ngày để truy

cập Internet và 58,2% trong số đó dùng để mua hàng trực tuyến. Theo đó, tỷ lệ người
dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88%
trong năm 2020 (theo Sách trắng thương mại điện tử năm 2021). Sự gia tăng chóng
mặt này đã đặt ra khơng ít vấn đề trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD, bởi vì trong
mối quan hệ mua bán hàng hoá giữa NTD và thương nhân, NTD thường ở vị trí yếu
thế bởi sự hạn chế về thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính, nguồn gốc xuất
xứ hay tính năng sử dụng của sản phẩm cũng như sự hạn chế về khả năng đàm phán
hợp đồng và phải chịu nhiều rủi ro khi mua sản phẩm, nhất là đối với giao dịch mua
bán hàng hoá trực tuyến. Chẳng hạn như việc NTD khơng thể tìm hiểu trực tiếp về
sản phẩm trước khi mua hàng, mua sắm trực tuyến hạn chế NTD trong việc đánh giá
sản phẩm, NTD chỉ có thể nhìn hình ảnh sản phẩm qua thiết bị kết nối mạng – thường
tiềm ẩn rủi ro là không giống với sản phẩm thật. Kênh phân phối cũng là một vấn đề
đối với mua hàng trực tuyến bởi vì hàng hóa được phân phối qua các sàn giao dịch
điện tử, trang web đấu giá, mạng xã hội… khiến NTD rất khó xác định nhà sản xuất,
nhà phân phối. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường cũng gặp nhiều khó khăn
trong việc phát hiện và xử lý sản phẩm khơng an tồn.
Nhìn chung hệ thống pháp luật trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD, có thể
thấy rằng pháp luật của Liên minh Châu Âu được quy định khá nghiêm ngặt và hoàn
chỉnh. Từ những năm 1970, các quy định bảo vệ quyền lợi của NTD ở Liên minh

Châu Âu luôn không ngừng cải thiện và sửa đổi cho đến hiện tại, mức độ bảo vệ
quyền lợi NTD ở EU luôn ở vị trí cao trên bản đồ thế giới1. Pháp luật Bảo vệ NTD
ở Liên minh Châu âu gồm một loạt hệ thống các Chỉ thị, Hiệp ước và các chính sách
quy định rất cụ thể về nhiều khía cạnh, lĩnh vực trong bảo vệ quyền lợi NTD, kể cả
những hình thức tiêu dùng mới trở nên thịnh hành và có xu hướng thay thế hình thức

“Protecting European consumers”, EU policies – Delivering for citizens, Briefing, xem tại: (truy cập ngày 10/6/2023).
1


2

mua bán trực tiếp truyền thống gần đây là hình thức mua bán hàng hóa trên khơng
gian mạng. Đặc biệt kể giữa năm 2014, Liên minh đã phát triển một số sáng kiến
chính sách nhằm cải thiện việc thực thi quyền của NTD cũng như sự an toàn và tuân
thủ của các sản phẩm trên thị trường nội địa2. Vào tháng 4 năm 2018, Ủy ban đã công
bố một “Thỏa thuận mới cho NTD” (New Deal for Consumers). Chỉ thị sẽ có tác
động lớn nhất đến thương nhân bán hàng trực tuyến và nền tảng thị trường từ các lĩnh
vực như mua bán hàng hóa, thị trường dịch vụ hay thương mại điện tử3. Bên cạnh đó,
trong chiến lược chính sách NTD 2020, EU cịn phát triển một “chương trình nghị sự
mới về NTD” (New Consumer Agenda) nhằm cập nhật về chính sách NTD của EU
từ năm 2020 đến năm 2025, đảm bảo bền vững quyền của NTD sau đại dịch Covid194.
Có thể thấy rằng, pháp luật của EU vơ cùng quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền
lợi của NTD, đặc biệt là trong những giao dịch giữa NTD với thương nhân hay trong
những giao dịch trực tuyến. Trong bối cảnh pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD ở
Việt Nam chưa có đầy đủ các quy định, các cơ sở pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi
NTD trong các giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua các nền tảng mua
sắm trực tuyến, có thể dựa vào những quy định cụ thể của pháp luật Liên minh Châu
Âu để rút ra kinh nghiệm hoàn thiện một số quy định pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực về bảo vệ quyền lợi NTD.

Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Bảo vệ quyền lợi NTD trong
hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và
Kinh nghiệm đối với Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đối với cơng trình nghiên cứu nước ngồi có liên quan đến bảo vệ quyền lợi
của NTD, có một số bài viết học thuật và nghiên cứu như:
“Review of EU consumer law”, xem tại: (truy cập ngày 10/6/2023).
3
“Review of EU consumer law”, tlđd.
4
“New Consumer Agenda: European Commission to empower consumers to become the driver of
transition”, xem tại:
truy cập ngày (17/6/2023).
2


3

Norbert Reich (1993), “Protection of Consumers' Economic Interest by the EC;
Howells”, Geraint (2006), “The rise of European Consumer Law - Wither National
Consumer Law?”. Những bài viết này đã phân tích sơ lược tất cả các Chỉ thị của EU
có liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD. Tuy nhiên chỉ ở mức độ khái quát, giới thiệu
phạm vi bảo vệ của các Chỉ thị, chưa đi sâu vào phân tích những cách thức bảo vệ cụ
thể của pháp luật.
Stephen Weatherill (2012), “Consumer protection under EU law 'is not
absolute': yes, but be careful!”. Bài viết nghiên cứu và phân tích những phán quyết
của CJEU về những vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD.
Aneta Atanasovska (2015), “Consumers and Consumer Protection Law”. Bài
viết giới thiệu tổng quan pháp luật bảo vệ NTD ở EU và phân tích phương thức, phạm
vi bảo vệ NTD theo Chỉ thị về Quyền của NTD 2011/83/EU.

Lucas Forbes (2022), “Consumer Protection in the Face of Smart Contracts”
Nghiên cứu phân tích bảo vệ NTD theo Chỉ thị 2011/83/EU nhưng chủ yếu ở góc độ
các điều khoản khơng công bằng và cạnh tranh thương mại không công bằng ảnh
hưởng như thế nào đến NTD.
Esther van Schagen (2017), “Better Regulation and the Principle of Consumer
Protection in EU Contract Law”. Nghiên cứu về các nguyên tắc bảo vệ NTD trong
thị trường quốc tế và thị trường thương mại điện tử nhưng chỉ dừng lại ở mức giới
thiệu và phân tích một số điều khoản.
Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả nhận thấy
có rất nhiều cơng trình khoa học liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, NTD
trong pháp luật thương mại điện tử nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về bảo
vệ quyền lợi NTD trong hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến theo pháp luật của
Liên minh Châu Âu. Dưới góc độ pháp lý về NTD trong thương mại điện tử có thể
kể đến một số cơng trình nghiên cứu như sau:
Nguyễn Ngọc Quyên,“Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong thương mại
điện tử ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà nội, 2022.


4

Nguyễn Thị Thảo Duyên, “Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và
thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2021.
Tống Phước Long, “Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch thương
mại điện tử”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật – Huế, 2018.
Mai Thị Thanh Tâm, “Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong
việc bảo vệ quyền lợi NTD”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà
Nội– Khoa Luật, 2009.
Nguyễn Minh Hà, “Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong
thương mại điện tử ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

nội, 2018.
Nguyễn Thị Thu Hiền, “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền
lợi NTD ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2014.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở cả nước ngồi và Việt Nam chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể những quy định pháp luật của Liên minh Châu
Âu về quyền của NTD trong hợp đồng mua bán hàng hoá và trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi NTD trong
hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và
Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả là khơng trùng lặp với những cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về bảo vệ quyền lợi của NTD
trong hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến. Từ đó lý giải về sự cần thiết phải bảo
vệ NTD trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến đặc biệt trong việc đảm bảo
các quyền của NTD và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Thứ hai, nghiên cứu các quy định của Liên Minh Châu Âu về bảo vệ NTD trong
hợp đồng mua bán hàng hố trực tuyến thơng qua phân tích các quy định có liên quan
điều chỉnh về quyền của NTD và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh.


5

Thứ ba, đề xuất một số sửa đổi hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
về bảo vệ NTD trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến trên cơ sở nghiên cứu
pháp luật Châu Âu đã có trong đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, những vấn đề lý luận chung về bảo vệ NTD trong hợp đồng mua bán
hàng hoá trực tuyến. Thứ hai, quy định của Liên minh Châu Âu và Việt Nam về bảo

vệ NTD trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến, bao gồm các quy định về quyền
của NTD và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về bảo vệ NTD là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các quy định về
quyền và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với
NTD; hệ thống các cơ quan, tổ chức về bảo vệ NTD; phương thức giải quyết tranh
chấp giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD; xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu các quy
định của Liên minh Châu Âu và Việt Nam về các quyền của NTD và trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong Luận văn này tác giả vận dụng liên kết
các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Trong đó: Phương pháp phân tích là
phương pháp được sử dụng xuyên suốt Luận văn để nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý
luận xoay quanh hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến và bảo vệ quyền lợi NTD
trong loại hợp đồng này; Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu quy định
pháp luật của Liên minh Châu Âu với quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền lợi NTD trong hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến, từ đó tham khảo, học
hỏi những quy định tiến bộ nhằm gợi mở và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật Việt Nam; Phương pháp tổng hợp từ các nghiên cứu và so sánh các quy định để
chỉ ra những điểm bất cập trong quy định pháp luật và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật Việt Nam.


6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TRỰC TUYẾN
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến
Trên thế giới hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng mua bán

hàng hóa trực tuyến. Theo nhiều cơng trình nghiên cứu về hợp đồng thương mại điện
tử, có thể định nghĩa hợp đồng thương mại điện tử là sự thoả thuận giữa các chủ thể
kinh doanh với nhau thông qua thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng
phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
máy mở khác về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong
hoạt động thương mại5. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005,
hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác. Trong hợp đồng thương mại điện tử, hoạt động thương mại giữa các
bên thông thường sẽ là các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện
điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, đấu giá thương mại, mua sắm công cộng, tiếp thị
trên mạng, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng6… Phương tiện giao kết hợp
đồng thương mại điện tử là những phương tiện điện tử như điện thoại, fax, telex,
truyền hình, điện thoại khơng dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau, mạng
Internet7…
Có thể thấy rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến chính là một loại hợp
đồng thương mại điện tử mà trong hợp đồng các bên thực hiện hoạt động mua bán
hàng hóa. Tuy nhiên, phương tiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến có
phạm vi hẹp hơn so với hợp đồng thương mại điện tử. Trong hợp đồng mua bán hàng
hóa trực tuyến, phương tiện giao kết hợp đồng chỉ gồm những phương tiện điện tử có
kết nối với mạng Internet bởi vì yếu tố “trực tuyến” có trong hợp đồng. Từ điển

Phan Thị Cúc, “Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Luận
văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2020, tr.16.
6
“Sáng kiến của Châu Âu về Thương mại điện tử”, Phần I – Cuộc cách mạng Thương mại Điện tử.
7
Nguyễn Ngọc Quyên, “Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong thương mại điện tử ở Việt Nam”, Luận án
Tiến sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2022, tr.34.
5



7

Cambridge định nghĩa: “trực tuyến” là một kết nối hoạt động với mạng Internet8.
Theo định nghĩa của từ điển Oxford, trực tuyến đề cập các thiết bị hoặc hệ thống ở
trạng thái được kết nối với Internet, sẵn sàng gửi và nhận dữ liệu hoặc thông tin trong
thời gian thực9. Nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến, các chủ thể
thực hiện hoạt động mua bán thông qua mạng Internet mà không phải bằng các
phương tiện khác như telex, fax... như trong hợp đồng thương mại điện tử.
Từ những thơng tin trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
trực tuyến là sự thoả thuận giữa các chủ thể hợp đồng thông qua thông tin được tạo
ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động mua bán
hàng hoá.
1.2 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến
1.2.1 Hợp đồng giao kết qua thư điện tử
Hình thức hợp đồng giao kết qua thư điện tử được sử dụng phổ biến trong các
giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B: Business to business), đặc biệt
là trong các giao dịch thương mại điện tử quốc tế10. Trong hình thức này, các bên sử
dụng thư điện tử để tiến hành giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao dịch thường
bắt đầu bằng việc gửi các thông tin cơ bản về hàng hóa, gửi chào hàng, đàm phán về
các điều khoản của hợp đồng như giá cả1.4., chất lượng sản phẩm, điều kiện giao
hàng…11 Hợp đồng thường được thiết lập qua nhiều thư điện tử trong quá trình giao
dịch và thường các bên sẽ tập hợp những thông tin đã nhất trí trong q trình đàm
phán thành một hợp đồng hồn chỉnh cuối cùng12. Hình thức giao kết qua thư điện tử

Cambrigde Dictionary, xem tại: (truy cập ngày
5/5/2023).
9

Oxford Dictionary, xem tại:
/>ine%26_searchBtn%3DSearch (truy cập ngày 5/5/2023).
10
Lê Viết Công, “Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Luận
văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2020, tr.13.
11
Anjali Gupta, E-Commerce : Role Of E-Commerce In Today's Business, International Journal of
Computing and Corporate Research, India, 2014, tr.3.
12
Lê Viết Công (2020), tlđd, tr.13.
8


8

có ưu điểm là truyền tải được nhiều thơng tin, tốc độ giao dịch nhanh với chi phí thấp,
phạm vi giao dịch rộng… Tuy nhiên hình thức này có một nhược điểm là tính bảo
mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên khá hạn chế13.
1.2.2 Hợp đồng giao kết qua trang thông tin điện tử
Có thể chia các hợp đồng điện tử giao kết qua trang thông tin điện tử thành hai
loại phổ biến, một là hợp đồng với nội dung tồn tại trên website và hai là hợp đồng
giao kết qua giao dịch tự động14.
a. Hợp đồng với nội dung tồn tại trên website
Có thể phân loại hợp đồng với nội dung tồn tại trên website thành ba loại hợp
đồng phổ biến như sau:
- Hợp đồng gói kèm (Shrink-wrap contract): là loại hợp đồng mà các điều khoản
và nội dung trong hợp đồng được gửi đi trong một chiếc hộp (nếu trên mơi trường
điện tử thì là một hộp thơng tin) kèm theo với máy tính hoặc chương trình máy tính,
phần mềm, hoặc các loại đối tượng khác được mua bán hoặc cấp quyền sử dụng, và
người mua hoặc người dùng được cho là đã đồng ý với các điều khoản của hợp đồng

nếu họ không phản đối hoặc không trả lại các đối tượng hợp đồng trong khoản thời
gian hợp lý15.
- Hợp đồng nhấp chuột (Click-wrap contract): là loại hợp đồng rất phổ biến
trong các giao dịch mua hàng trực tuyến hoặc tải xuống các phần mềm trực tuyến 16.
Người mua phải nhấp chuột vào hộp hoặc nút “Tôi đồng ý” (hoặc các lời lẽ tương tự
thể hiện sự đồng ý) các tuyên bố về điều khoản và điều kiện để họ có thể tải xuống
nội dung, mua hàng hoặc sử dụng trang web17. Các điều khoản và điều kiện này cũng
chính là nội dung hợp đồng của giao dịch.

Phan Thị Cúc (2020), tlđd, tr.21.
Nguyễn Phan Phương Tần, “Bảo vệ quyền của người dùng trong hợp đồng cấp quyền người dùng cuối”,
Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Luận án Tiến sĩ luật học, 2021, tr.55.
15
Winn, Jane K. and Brian H. Bix, “Diverging Perspectives on Electronic Contracting in the U.S. and EU”,
Cleveland State Law Review (Law Journals), Vol. 54, No. (1), tr.177.
16
Nguyễn Phan Phương Tần (2021), tlđd, tr.57.
17
“Basic forms of e-contract”, xem tại: (truy cập ngày 2/6/2023).
13
14


9

- Hợp đồng trình duyệt (Browse-wrap contract): được hiểu một cách khái quát
là cách thức xác lập thỏa thuận mà theo đó thơng qua việc truy cập và sử dụng trang
web, bên truy cập đồng ý với các điều khoản và điều kiện được đưa ra bởi chủ trang
web (bên cịn lại)18, thơng thường hình thức này khơng u cầu bên truy cập phải thực
hiện hành động thể hiện sự đồng ý19. Các hợp đồng trình duyệt này có đặc tính tương

tự các “Điều kiện giao dịch chung”20 hoặc “Điều khoản mẫu” được nhắc đến trong
luật quốc gia và thông lệ quốc tế liên quan đến giao kết hợp đồng theo mẫu21.
Đối với loại hợp đồng với nội dung tồn tại trên website, người mua hoặc NTD
khơng có quyền thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, thay thế hoặc sửa chữa bất
kỳ các thông tin được thể hiện trong hợp đồng mà chỉ có thể quyết định chấp nhận
hay không chấp nhận các điều khoản và điều kiện hợp đồng đó. Và các điều khoản
và điều kiện thường sẽ mang lại cho thương nhân những lợi thế nhất định so với
NTD22. Những điều này sẽ gây nên sự mất cân bằng trong giao kết hợp đồng giữa
NTD và thương nhân bởi vì NTD chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là chấp nhận toàn bộ
nội dung được soạn sẵn trong hợp đồng, hoặc là từ bỏ việc giao kết hợp đồng.
b. Hợp đồng giao kết qua giao dịch tự động
Đây là loại hợp đồng được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong các quan
hệ mua bán hàng hoá giữa thương nhân và NTD hiện nay23. Theo UETA 1999, “giao
dịch tự động” (automated transaction) là các giao dịch được tiến hành toàn bộ hoặc
một phần, bằng phương tiện điện tử hoặc dữ liệu điện tử, mà trong đó quyết định hoặc
dữ liệu của một hoặc cả hai bên khơng bị xem xét trong q trình hình thành hợp

“Browse-Wrap Agreement”, xem tại:
(truy cập ngày 2/6/2023).
19
“Browsewrap Agreement”, xem tại: (truy cập ngày 2/6/2023).
20
Điều 406 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 định nghĩa “điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn
định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị
chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.”
21
Nguyễn Phan Phương Tần (2021), tlđd, tr.58.
22
Nguyễn Như Phát, “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi NTD”, xem tại:
(truy cập ngày 5/6/2023).

23
Nguyễn Nhất Tư (2017), “Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2017, tr.12.
18


10

đồng thơng thường24. Nghĩa là đối với hình thức này, người mua tiến hành các bước
tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, đặt hàng, chọn các hình thức thanh tốn và giao hàng
theo quy trình đã được tự động hố. Nội dung của hợp đồng sẽ không được soạn sẵn
mà sẽ được hình thành trong giao dịch tự động25. Hệ thống máy tính tự tổng hợp và
xử lý trong q trình giao dịch dựa trên các thông tin người mua nhập vào. Cuối quá
trình giao dịch, hợp đồng sẽ được tổng hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự
đồng ý với các nội dung của hợp đồng. Sau đó, đơn hàng và xác nhận đơn hàng sẽ
được lưu trữ trong hệ thống máy tính của bên bán và và gửi đến email của người mua.
Hình thức giao kết hợp đồng thông qua giao dịch tự động được sử dụng rất nhiều
trong các hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa bán lẻ. Chẳng hạn trên website
thương mại điện tử bán hàng như Guardian, Waston, Hasaki, Thegioididong,... hay
trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như eBay, Amazon, Shopee, Lazada… Giao
kết hợp đồng trên website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp vừa mở rộng thị
trường vừa giảm chi phí giao dịch cũng như giảm được rất nhiều chi phí phục vụ cho
việc tìm kiếm đối tác, di chuyển, gặp mặt trực tiếp… Bên cạnh đó, doanh nghiệp và
NTD khi ký kết hợp đồng thông qua giao dịch tự động còn tiết kiệm rất nhiều thời
gian ký kết hợp đồng, NTD có thể chỉ mất khoảng năm phút với vài thao tác đơn giản
để giao kết hợp đồng thành cơng với nhà cung cấp26. Tuy nhiên chính bởi sự tiện lợi
và đơn giản khi tiến hành giao kết hợp đồng mà NTD thường không chú ý đến các
quyền và nghĩa vụ khác của bên mua và bên bán được đăng tại ở các trang đính kèm
trên website như “chính sách đổi trả”, “chính sách bảo hành”, “phương thức đặt
hàng”, “phương thức thanh tốn”... dẫn đến những trường hợp khơng được bảo đảm

về đầy đủ về quyền lợi của mình.
1.3 Một số đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hố trực tuyến
Thứ nhất, các hình thức giao dịch trực tuyến được cơng nhận của hợp đồng mua
bán hàng hố trực tuyến bao gồm 3 hình thức sau đây:

24

UETA 1999, Phần 2(2).
Phan Thị Cúc (2020), tlđd, tr.20.
26
Kedar Ghimire, “Electronic Contract and Legal Issues”, NJA Law Journal 2020, 2020, tr.290.
25


11

Giao dịch giữa Thương nhân với Thương nhân (B2B27): là loại hình thương mại
điện tử giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như nhà sản xuất với nhà bán buôn, nhà
bán buôn với nhà bán lẻ trực tuyến28. Trong giao dịch B2B, các bên tham gia giao
dịch thường có sức mạnh đàm phán tương đương nhau và ngay cả khi không có, mỗi
bên thường có nhân viên chuyên nghiệp và cố vấn pháp lý tham gia đàm phán các
điều khoản29.
Giao dịch giữa Thương nhân và NTD (B2C30): đề cập đến quá trình bán sản
phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa doanh nghiệp và NTD là người dùng cuối của sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp31. Thương nhân sử dụng trang web để trưng bày
hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo và cung cấp thơng tin về sản phẩm mà mình bn bán
để NTD lựa chọn. NTD chọn hàng hoá theo nhu cầu của mình, đặt hàng và thanh tốn
qua mạng hoặc thanh toán khi nhận hàng. Loại giao dịch này giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả
năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua Internet, không mất tiền thuê mặt

bằng, người bán hàng32… Đối với NTD thì NTD có thể mua hàng hố mọi lúc mọi
nơi với tất cả các trang web trên thế giới, chủ động trong việc so sánh hàng hoá giữa
các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để có thể lựa chọn được sản phẩm ưng
ý với giá cả mà mình mong muốn.
Khác với giao dịch B2B quá trình giao dịch cần bao gồm các yếu tố đàm phán
về giá cả, về việc giao nhận hàng cũng như xác định rõ các đặc tính kỹ thuật của sản
phẩm và quy trình giao dịch gồm nhiều bước phức tạp 33 thì giao dịch B2C chỉ diễn

27

Business to Business
“B2B (business-to-business)”, xem tại: (truy cập
ngày 5/5/2023).
29
Muhammad Ikhsan Lubis, “Online buying and selling transactions under international private law”,
Indonesia, 2018, tr.19.
30
Business to Consumer
31
Fidelma White, “Selling online: Business Compliance and Consumer Protection”, 2013, tr.249.
32
“Website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?”, xem tại:
(truy cập ngày 20/4/2023).
33
Kanchana Kariyawasam and Scott Guy, “The Contractual Legalities of Buying and Selling on eBay:
Online Auctions and the Protection of Consumers”, Griffith University, 2008, tr.43.
28


12


ra giữa cá nhân NTD và thương nhân, quy trình mua hàng có thể hồn thành chỉ trong
một bước: NTD nhận thấy hàng hóa thương nhân bán phù hợp với nhu cầu của mình
và “click” chuột đặt hàng trên website thương mại điện tử do thương nhân tạo ra.
B2B thường là những giao dịch có giá trị cao và dài hạn, người mua trong giao dịch
B2B thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm kiếm, tham khảo ý kiến của
nhiều bộ phận trước khi tiến tới quyết định mua hàng. Ngược lại, trong giao dịch
B2C, NTD có xu hướng mua hàng theo sở thích, theo nhu cầu, thường chỉ mua sản
phẩm một lần và quyết định mua hàng thường mang tính cá nhân, cảm tính. Do vậy,
NTD có thể dễ mắc sai lầm trong quá trình giao dịch và nhu cầu, quyền lợi không
được giải quyết thỏa đáng nếu phát sinh tranh chấp giữa NTD và thương nhân, một
phần do NTD có tâm lý ngại tham gia vào quá trình khiếu nại, một phần do hàng hóa
NTD mua thường có giá trị nhỏ hơn so với mua bán giữa các doanh nghiệp nên
thường không được ưu tiên giải quyết.
Giao dịch giữa NTD với NTD (C2C34): được hiểu là thương mại điện tử giữa
các cá nhân và NTD với nhau thông qua các trang web cá nhân, điện thoại, thư điện
tử, các cuộc đấu giá trên mạng…35 Đây là hình thức đang càng ngày phát triển trên
thế giới và tại Việt Nam.
Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian36. Đây là một khác biệt cơ bản giữa hợp đồng mua bán hàng hoá
truyền thống và mua bán hàng hoá trực tuyến. Cụ thể, trong hợp đồng mua bán hàng
hoá trực tuyến, một bên tham gia hợp đồng dù ở bất kỳ nơi đâu hay thời điểm nào
cũng có thể giao kết hợp đồng với bên cịn lại mà khơng có bất kỳ cản trở nào. Bởi
vì, khác với các hợp đồng mua bán hàng hoá truyền thống nơi các bên phải gặp gỡ
nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, trong các giao dịch trực
tuyến, hành động giao kết hợp đồng được thực hiện bằng việc truyền các thông tin

34

Consumer to Consumer

Lê Văn Thiệp, “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện hàn
lâm Khoa học Xã hội, 2016, tr.26.
36
Đỗ Huy Khôi, “Pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá trên website thương mại điện
tử và thực tiễn thi hành ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2021, tr.8.
35


13

dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử và mạng thơng tin tồn cầu, do đó, khái
niệm biên giới khơng cịn ý nghĩa trong giao dịch trực tuyến 37. Chẳng hạn một NTD
ở Việt Nam chỉ cần qua một cú “click” chuột khi vào website bán hàng đã có thể tiến
hành giao dịch mua bán hàng hoá với một thương nhân ở Mỹ, bất kể sự khác biệt về
múi giờ hay khoảng cách địa lý là nửa vòng trái đất. Chính nhờ đặc điểm này mà hợp
đồng mua bán hàng hố trực tuyến có thể xác lập một cách dễ dàng, nhanh chóng và
thuận tiện hơn mà khơng cần thiết phải có sự tiếp xúc giữa các bên như những loại
hợp đồng mua bán thông thường, tuy nhiên cũng chính đặc điểm này có thể gây khó
khăn trong việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp phát sinh tranh
chấp giữa các bên hơn so với hợp đồng truyền thống38.
Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hố trực tuyến được thực hiện tồn bộ trong
mơi trường “ảo”, do đó hợp đồng mua bán hàng hố trực tuyến mang tính vơ hình,
phi vật chất bởi vì khơng thể cảm nhận bằng xúc giác hay sờ thấy, cầm nắm một cách
vật chất39. Hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến do các phương tiện điện tử tạo ra,
truyền gửi và lưu trữ, được giao kết thông qua các phương tiện điện tử. Đây cũng là
một điểm khác biệt rất lớn so với hợp đồng mua bán truyền thống, nếu hình thức của
hợp đồng truyền thống thường là bằng văn bản, thì hợp đồng mua bán hàng hố trực
tuyến được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu được thiết lập thơng qua mạng Internet.
Nhìn chung, tồn bộ q trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trực tuyến được
bắt đầu và tiến hành trong môi trường điện tử40, các bên tham gia hợp đồng giao dịch

và ký kết một cách gián tiếp41 thông qua các phương tiện điện tử có kết nối với mạng
Internet. Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc xác định danh tính của các chủ
thể tham gia hợp đồng, trách nhiệm ràng buộc của các bên, giá trị pháp lý của những

Trịnh Thị Thu Thảo, “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử ở Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2015, tr.14.
38
Đỗ Huy Khôi (2021), tlđd, tr.14.
39
Trịnh Thị Thu Thảo (2015), tlđd, tr.11.
40
Nguyễn Minh Hà, “Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong thương mại điện tử ở Việt Nam”,
Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2018, tr.17.
41
Nguyễn Ngọc Quyên (2022), tlđd, tr.18.
37


14

chứng từ được trao đổi giữa các chủ thể liệu có đủ để làm căn cứ dẫn chiếu để giải
quyết khi phát sinh khiếu nại, bồi thường giữa các bên tham gia hợp đồng.
Thứ tư, những rủi ro mà NTD có thể gặp phải khi tham gia vào hợp đồng mua
bán hàng hoá trực tuyến là rất lớn, cơ bản gồm:
Giai đoạn tiền hợp đồng, NTD có thể bị lừa dối về danh tính của tổ chức, cá
nhân kinh doanh, chất lượng, bản chất của hàng hoá được cung cấp khi thương nhân
cố tình đưa các thơng tin sai lệch, sử dụng các kỹ thuật tiếp thị, quảng cáo gây hiểu
lầm. Các doanh nghiệp cũng có thể giả mạo NTD và đăng các đánh giá hoặc phản hồi
làm tăng danh tính của doanh nghiệp và chê bai các đối thủ cạnh tranh, điều này gây
ra sự nhiễu loạn thông tin mà NTD cần có trong q trình so sánh các sản phẩm để

đưa ra quyết định mua hàng và tiến đến giao kết hợp đồng.
Giai đoạn ký kết hợp đồng, NTD phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến
các điều khoản của hợp đồng. Vì thơng thường các điều khoản và điều kiện trong hợp
đồng mua bán hàng hoá trực tuyến tương đối dài và phức tạp, hoặc bị ẩn trong một
trang web hoặc ứng dụng mà NTD buộc phải tìm kiếm hoặc chấp nhận đồng ý với
các hợp đồng mà họ không hiểu rõ42. Không chỉ những rủi ro liên quan đến điều
khoản hợp đồng, NTD còn phải đối mặt với tình trạng bảo mật thanh tốn khơng an
tồn và khơng đầy đủ, dữ liệu và thơng tin cá nhân NTD cung cấp nhằm hoàn tất việc
thanh tốn có thể bị mất, bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích 43, đã có rất nhiều
trường hợp NTD liên kết tài khoản ngân hàng và cung cấp thơng tin thanh tốn trên
các ứng dụng mua hàng rồi sau đó phải chịu những tổn thất tài chính nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trường hợp giao dịch bị thiếu cơng cụ xác nhận giao dịch hay bước chấp
nhận các điều khoản trong hợp đồng44, NTD có thể phải chịu trách nhiệm cho các
khoản phí mua hàng mà họ khơng thực hiện, chẳng hạn như trường hợp con cái trong

Nguyễn Thành Luân, “Phòng tránh rủi ro trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, Luật sư
Việt Nam”, Liên Đồn Luật sư Việt Nam, Tạp chí Pháp luật số 5, 2015, tr.11-17.
43
Nguyễn Thị Thu Hằng, “Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của NTD trong thương mại điện tử”, Tạp
chí khoa học pháp lý Việt Nam, Số 02(123)/2019, tr.18.
44
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 8 (377)/Kỳ 2, tháng 4/2019, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường
vụ Quốc hội, tr.48.
42


15

khi sử dụng máy tính, điện thoại của bố mẹ đã vơ tình thực hiện giao dịch mua bán
mà khơng hề hay biết.

Giai đoạn thực hiện hợp đồng, NTD có thể khơng được cung cấp hàng hố hoặc
hàng hố bị hư hỏng, khơng cịn ngun vẹn trong q trình vận chuyển hoặc không
giống như những thông tin mà người bán đã cung cấp. Khi NTD có nhu cầu khiếu
nại về hàng hố thì các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống có thể gây
khó khăn cho NTD và khơng hiệu quả trong môi trường thương mại điện tử 45, sự
vắng mặt các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế hay giải quyết tranh chấp trực
tuyến có thể trở thành rào cản trong việc đảm bảo quyền lợi của NTD46.
Khơng giống như các hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá truyền thống, mua
bán hàng hoá trực tuyến là nơi NTD khơng có cơ hội kiểm tra các yếu tố liên quan
đến sản phẩm và phải tự mình đánh giá sự tin cậy của người bán cũng như buộc phải
lựa chọn tin tưởng dù có thể NTD biết rất ít về người bán, nơi mà họ uỷ thác thông
tin cá nhân hay thơng tin thẻ tín dụng. Có thể thấy, đặc thù không thể trực tiếp đánh
giá sản phẩm hay người bán của hình thức mua bán hàng hố trực tuyến đặt ra rủi ro
rất lớn cho NTD trong không gian mạng.
1.4 Tổng quan về vấn đề bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa trực tuyến
1.4.1 Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa trực tuyến
Thứ nhất, tồn cầu hóa gắn liền với cơng nghệ kỹ thuật số đã tạo điều kiện mở
ra những thị trường mới rộng lớn cho các nhà kinh doanh để cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ của họ. Điều này đã dẫn đến sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty
đa quốc gia sử dụng các mơ hình kinh doanh trực tuyến trên tồn bộ thị trường. Nhiều
công ty trong số này, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội quốc tế,
những gã khổng lồ công nghệ và các nhà bán lẻ quy mô lớn, sử dụng quyền lực to

Nguyễn Ngọc Quyên (2022), tlđd, tr.54.
Tô Thị Phương, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia
và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TPHCM, 2020, tr.24.
45
46



16

lớn và kiểm soát thị trường cũng như thu hút hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới,
đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến NTD và toàn xã hội47. Đại dịch Covid đã gây ra sự
thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của NTD, với việc nhiều NTD ngày càng sử dụng
Internet để làm việc, mua sắm và tương tác xã hội, do đó đẩy nhanh đáng kể tốc độ
số hóa, phi vật chất hố liên quan đến các giao dịch được thực hiện trên nền tảng trực
tuyến48. Mặc dù tốc độ phát triển khủng khiếp của kỹ thuật số đã mang lại những lợi
ích to lớn cho NTD, nhưng nó cũng có nguy cơ gia tăng việc NTD phải đối mặt với
các hành vi không công bằng trong hợp đồng trực tuyến.
Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng mua bán trực tuyến thường dài,
phức tạp và khó xác định (các điều khoản về thanh toán, đơn hàng và vận chuyển, trả
hàng và hồn tiền, chính sách bảo mật…) Kể cả NTD quen với các phương pháp hình
thành hợp đồng trực tuyến vẫn có thể khơng nhận ra tầm quan trọng của các điều
khoản pháp lý hoặc thực sự có thể khơng nhận thức được sự tồn tại của các điều
khoản ràng buộc49. Do vậy, khi ký kết với các nhà cung cấp, NTD gần như khơng
nhìn thấy tinh thần “tự do khế ước” của hợp đồng50. Bên cạnh đó, họ thường phải
chấp nhận những quy tắc bán hàng do chính nhà cung cấp hàng hố, nhà sản xuất
hàng hoá đặt ra và về nguyên tắc, những quy tắc này không phải là đối tượng của việc
đàm phán51.
Trong giao dịch mua bán hàng hoá giữa thương nhân và NTD, do NTD thường
không thể tác động đến nội dung của hợp đồng B2C mà họ tuân theo (đa số NTD
khơng tham gia soạn thảo hợp đồng); và vì các thương nhân có kiến thức tốt hơn
nhiều về thị trường, sản phẩm, luật pháp và các tranh chấp tiềm ẩn, cũng như khả

Commission, Expert Group for the Observatory on the Online Platform Economy, “Uncovering Blindspots
in the Policy Debate on Platform Powe”, Final Report 3 March 2021, tr.4.
48

“Báo cáo của Eurostat”, xem tại: (truy cập ngày 13/5/2023).
49
Ian Ayres and Alan Schwartz, “The No-Reading Problem in Consumer Contract Law”, 66 Stanford Law
Review, 2014, tr. 545.
50
Nguyễn Cẩm Tú, “Pháp luật về kiểm sốt các điều khoản khơng cơng bằng trong hợp đồng tiêu dùng ở Việt
Nam và một số nước trên thế giới”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2022, tr.14.
51
Trần Diệu Loan, “Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh
với người tiêu dùng”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2016, tr.6.
47


17

năng thương lượng tốt hơn, nên có nguy cơ nghiêm trọng là các thương nhân sẽ soạn
thảo các hợp đồng này chỉ vì lợi ích của họ, gây bất lợi cho NTD. Việc này dẫn đến
tình trạng là trong giao kết hợp đồng B2C, bên mạnh hơn trên thực tế cũng trở nên
mạnh hơn về mặt pháp lý thông qua hợp đồng52. Chính việc này làm cho nguyên tắc
tự do hợp đồng bị hạn chế53 và người bán, người cung cấp thường giải thích cho sự
khơng bằng này là nếu NTD cảm thấy bất lợi và khơng cơng bằng thì có thể tuỳ ý
quyết định rằng có tiếp tục giao kết hợp đồng hay không. Thực tế, rất nhiều trường
hợp NTD buộc phải chấp nhận các điều khoản này để có thể mua được hàng hố mà
mình mong muốn. Điều này dẫn đến một hệ quả là về mặt bản chất, NTD “bị ép”
phải chấp nhận giao kết hợp đồng dù có thể biết rõ hợp đồng có những điều khoản
không công bằng và NTD bị giảm khả năng trong việc đạt được một thỏa thuận cơng
bằng54.
Thứ hai, vì tính đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến là NTD
khơng trực tiếp nhìn thấy hàng hóa và kiểm tra hàng hóa tận tay như hình thức mua
bán truyền thống mà chỉ nhìn thấy qua video, hình ảnh nên NTD rất có khả năng sẽ

khơng nhận được hàng hóa như mình mong muốn, và đây cũng là nhược điểm của
phương thức mua bán này khi người bán có thể lợi dụng điều này để cung cấp hàng
hóa khơng phù hợp với hợp đồng. Ngoài ra, nhà sản xuất hàng hóa cũng có thể là
nguyên nhân cho việc người bán không mua được sản phẩm đúng như mong đợi khi
lỗi hàng hóa, hàng nhái hàng giả khơng đảm bảo chất lượng hoặc đã có lỗi từ q
trình sản xuất hàng hóa khơng đúng quy trình. Khơng chỉ gặp rủi ro từ người bán,
NTD còn là bên thiệt thòi hơn khi phương thức mua bán hàng hóa trực tuyến thường
được thông qua một bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hóa, điều này có thể dẫn đến
việc mặc dù nhà cung cấp hàng hóa tuân thủ trách nhiệm của mình, nhưng bên phân
phối, vận chuyển hàng hóa có thể làm thất lạc, hư hỏng hàng hóa. Có thể thấy rằng

Paolisa Nebbia, P., “Unfair contract terms in European law”, Law Journals, Hart Publishing, 2007, tr.67.
Aleksa Radonjit, PhD, “Behavioral approach to unfair terms and conditions in EU consumer law”, Original
scientific paper UDC: 366.5(4-672EU), 2018, tr.8.
54
Luzak, “Vulnerable Travellersin the Digital Age”, Journal of European Consumer and Market Law, 2016,
tr.130.
52
53


18

qua hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến, hàng hóa phải đi qua rất nhiều cơng đoạn
mới đến được tay NTD. Vì vậy, khi có vấn đề khơng đảm bảo quyền lợi của NTD
phát sinh, sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết cho NTD, và người bán có thể thối
thác trách nhiệm bằng cách đẩy trách nhiệm về phía bên vận chuyển, bên sản xuất;
hoặc cố tình kéo dài thời gian mà không chịu giải quyết, bồi thường cho NTD.
Thứ ba, quyền lợi của NTD trong hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến có thể
được bảo vệ bằng nhiều cách khác nhau. Công cụ mạnh mẽ và cũng là công cụ hữu

hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi NTD chính là pháp luật55. Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam hiện nay lại chưa có quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi NTD trong loại hợp
đồng mua bán hàng hóa trực tuyến. Ở Việt Nam, Luật bảo vệ quyền lợi NTD được
thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực từ 1/7/2011, Luật Giao dịch điện tử được
ban hành vào năm 2005. Tiếp đó là rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành luật
được ban hành như Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số, Thông tư số 09/2008/TT-BCT Hướng dẫn chi tiết nghị định
thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương
mại điện tử đã thiết lập cơ chế đảm bảo an toàn, tin cậy của các giao dịch điện tử. Tuy
nhiên, các quy định của pháp luật chỉ mới quy định chung chung chứ chưa đi sâu vào
mục đích bảo vệ quyền lợi NTD56, một số quy định đã khơng cịn phù hợp với bối
cảnh thương mại điện tử và mơ hình kinh doanh trên mạng57. Trên thực tế, nhận thức
của NTD về Luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam còn rất mờ nhạt. Kết quả qua
nhiều cuộc khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 15% NTD đọc Luật bảo vệ quyền lợi
NTD, một số khác còn chưa biết đến Luật này, cũng như chưa biết rằng mình ở vai
trị là NTD thì sẽ có các quyền lợi và trách nhiệm như thế nào trong hợp đồng. Đây
là thực trạng đáng lo ngại trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của NTD tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Thảo Duyên, “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương
mại điện tử ở Việt Nam”, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2021, tr.19.
56
Nguyễn Ngọc Quyên (2022), tlđd, tr.58.
57
“Bảo vệ quyền lợi NTD trong môi trường thương mại điện tử”, ngày 23/7/2020, xem tại:
(truy cập ngày 03/04/2023).
55


19


Ở bất kỳ quốc gia nào, NTD ln là nhóm đối tượng đông đảo và nhận được
nhiều sự quan tâm, là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, nhiều phương thức kinh doanh hiện đại và nhanh chóng ra đời để đáp ứng nhu
cầu và thị hiếu của NTD, đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng mua sắm hàng hóa trực
tuyến đã và đang dần thay thế cho mua bán hàng hóa truyền thơng. Do đó, cần thiết
có một cơng cụ mạnh mẽ để bảo đảm cho NTD có thể dựa vào đó để tự mình bảo vệ
hoặc nhờ người khác bảo vệ trước những vi phạm, lạm dụng của các doanh nghiệp.
1.4.2. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa trực tuyến
1.4.2.1. Cách thức bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng
hoá trực tuyến
Tùy theo hệ thống pháp luật của từng quốc gia mà pháp luật bảo vệ quyền lợi
NTD trong hợp đồng mua bán hàng hố trực tuyến sẽ có nội dung và cách quy định
khác nhau. Về cơ bản thì pháp luật bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hoá
trực tuyến tập trung quy định vấn đề sau58:
-

Quyền và nghĩa vụ của NTD. Theo Tổ chức NTD Quốc tế (Consumers
International) và Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD thì các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của NTD gồm: Quyền được an tồn; quyền được thơng tin;
quyền được lựa chọn; quyền được lắng nghe ý kiến; quyền được thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản; quyền được giáo dục và quyền được sống trong môi
trường trong lành59.

-

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD. Đây được coi là
nhóm quy định chủ yếu của pháp luật bảo vệ NTD của tất cả các nước60. Có


Nguyễn Ngọc Quyên (2022), tlđd, tr.68.
“United Nations guidelines for consumer protection”, xem tại: />%20services (truy cập ngày 4/6/2023).
60
Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên), Giáo trình Bảo vệ quyền lợi NTD, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2014,
tr.41.
58
59


20

một số ý kiến còn cho rằng đây mới là điểm nhấn của pháp luật về bảo vệ
quyền lợi NTD nói chung và bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động thương
mại điện tử nói riêng61.
-

Hệ thống các cơ quan, tổ chức về bảo vệ NTD. Bảo vệ quyền lợi NTD không
chỉ là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn là của các tổ chức,
cá nhân khác trong xã hội cụ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
các tổ chức xã hội. Các cơ quan Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động
bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan quản lý phối hợp cùng các cơ quan tài
phán và hệ thống tòa án đảm bảo các quyền hợp pháp của NTD khơng bị xâm
phạm cịn các tổ chức xã hội tư vấn, hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách,
pháp luật về bảo vệ NTD, thực hiện việc tư vấn tiêu dùng hoặc đưa ra khuyến
nghị, cảnh báo cho NTD…

-

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD.
Pháp luật các nước đề cao vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp

thay thế cho tịa án là thương lượng và hồ giải trong giao dịch thương mại
điện tử nhằm tránh những bất cập trong thủ tục tố tụng gây khó khăn và tốn
kém cho NTD. Pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam quy định tranh chấp giữa
NTD với tổ chức cá nhân kinh doanh có thể được giải quyết thơng qua thương
lượng, hồ giải, trọng tài và toà án62.

-

Xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Tại Việt Nam, các hình thức xử lý vi
phạm đối với hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch thương
mại điện tử với NTD gồm: xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý
hình sự tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Bên cạnh đó cịn có
bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra và một số hình phạt bổ sung khác.
Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích làm

rõ các quy định về việc ghi nhận các quyền cơ bản của NTD trong hợp đồng mua bán

61
62

Nguyễn Minh Hà (2018), tlđd, tr.22.
Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010.


21

hàng hoá trực tuyến và trách nhiệm của thương nhân trong việc đảm bảo các quyền
đó theo pháp luật của Liên minh Châu Âu.
1.4.2.2. Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh đối với người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hoá trực

tuyến
Những bước đột phá thực sự trong bảo vệ quyền lợi NTD ở Châu Âu là sự ra
đời của Đạo luật chung Châu Âu, Đạo luật này đã sửa đổi Hiệp ước Rome ở việc tăng
cường vai trò của Ủy ban Kinh tế và Xã hội – cơ quan được giao quyền hạn để bảo
vệ NTD63. Xuyên suốt quá trình hồn thiện các quy định bảo vệ NTD, có nhiều thay
đổi quan trọng đã được thực hiện đối với Đạo luật này, mở đường cho một chính sách
tiêu dùng rộng lớn hơn64. Năm 1975 Hội đồng Liên minh châu Âu đã ban hành một
chương trình sơ bộ về bảo vệ quyền lợi NTD và chính sách bảo mật thơng tin, chương
trình này đã đưa ra 5 quyền cơ bản của NTD gồm:
- Quyền được bảo vệ sức khỏe và an tồn;
- Quyền được bảo vệ lợi ích kinh tế;
- Quyền được bồi thường;
- Quyền được thông tin và giao dịch;
- Quyền được lắng nghe.
Chương trình này chính là nền tảng cho sự ra đời các Chỉ thị và Quy định của
Liên minh Châu Âu về vấn đề bảo vệ NTD65.
Ở Mỹ, Bảo vệ NTD lần đầu tiên được giới thiệu bởi John Fitzgerald Kennedy,
Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 3 năm 1962 trong một bài phát
biểu trong phiên họp Thượng Nghị viện Hoa Kỳ: “NTD theo định nghĩa, bao gồm
toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đơng đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng
của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là

Dragana Ranđelović, Samir Ljajić, “Consumer protection in internet sales – degree of harmonization with
the European Union Law”, 2017, tr.2.
64
Marina M. Vildanova, “Non-judicial Forms of Resolving Disputes Related to the Protection of Consumer
Rights in Russia and the European Union: Results of 2018 – 2019”, 2019, tr.4.
65
Nguyễn Ngọc Quyên (2022), tlđd, tr.40.
63



×