Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Trách nhiệm chứng minh đối với vụ kiện về ngoại lệ điều xx gatt trong thủ tục giải quyết tranh chấp của wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGUYỄN THỊ THẢO
MSSV: 1553801015231

TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH ĐỐI VỚI VỤ KIỆN
VỀ NGOẠI LỆ ĐIỀU XX GATT TRONG THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2015 – 2019
Người hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

NGUYỄN THỊ THẢO
MSSV: 1553801015231

TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH ĐỐI VỚI VỤ KIỆN
VỀ NGOẠI LỆ ĐIỀU XX GATT TRONG THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật


Niên khóa: 2015 – 2019

Người hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Thị Thu Thảo. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Khi sử dụng những nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ
chức khác trong luận văn, tơi đều trích dẫn theo đúng quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

WTO


Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization

GATT

Hiệp định chung về Thuế

General Agreement on Tariffs

1994

quan và Thương mại 1994

and Trade 1994

3

MFN

Nguyên tắc Đối xử tối huệ
quốc

Most favoured nation

4

NT


Nguyên tắc Đối xử quốc gia

National treatment

5

DSU

Thỏa thuận về các Quy tắc và
Thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp

6

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO

Dispute Settlement Body

7

SPS

Hiệp định về áp dụng các biện
pháp kiểm dịch động, thực vật

Sanitary and Phytosanitary
Agreement


8

TBT

9

IC

Cộng đồng Inuit

Inuit Comunities

10

MRM

Quản lý tài nguyên biển

Marine Resource
Management

1
2

Hiệp định về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại

Dispute Settlement
Understanding


Technical Barriers to Trade


DANH SÁCH CÁC VỤ KIỆN
STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

Indonesia - Chế độ
cấp phép nhập
khẩu

Indonesia – Chế độ cấp phép nhập khẩu các sản phẩm
làm vườn, động vật và sản phẩm từ động vật,
WT/DS477/AB/R.

2

Trung Quốc – Đất
hiếm

Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới việc xuất
khẩu đất hiếm WT/DS431/R.

3


Ấn Độ - Sản phẩm
nông nghiệp

Ấn Độ - Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập
khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, WT/DS430/R.

4

Hoa Kỳ - Thuốc lá

Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới sản xuất và buôn
bán thuốc lá, WT/DS406/AB/R.

5

EC- Hải cẩu

Cộng đồng Châu Âu - Các biện pháp cấm nhập khẩu
và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu,
WT/DS400/AB/R, WT/DS401/AB/R.

6

Hoa Kỳ - Gia cầm
(Trung Quốc)

Hoa Kỳ - Một số biện pháp liên quan tới nhập khẩu
gia cầm xuất xứ từ Trung Quốc, WT/DS392/R.


7

Hoa Kỳ - Ghi nhãn
quốc gia xuất xứ

Hoa Kỳ - Yêu cầu ghi nhãn quốc gia xuất xứ,
WT/DS384/R.

8

Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập
Hoa Kỳ - Cá ngừ II khẩu, xúc tiến và kinh doanh cá ngừ, các sản phẩm cá
ngừ, WT/DS381/R.

9

Colombia – Cảng
đến

Colombia – Giá ấn định và những hạn chế về cảng
đến, WT/DS366/R.

10

Brazil – Lốp tái
chế

Brazil – Biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm lốp tái
chế, WT/DS332/AB/R.


11

EC – Cá mịi

EC – Mơ tả thương mại đối với cá mòi
WT/DS231/AB/R.

12

Hoa Kỳ - Mục 337

Hoa Kỳ - Mục 337 của Đạo luật Thuế quan năm 1930
và các sửa đổi bổ sung, WT/DS186/R.

13

Hoa Kỳ - Đạo luật
Omnibus

Hoa Kỳ - Mục 211 Đạo luật Omnibus năm 1998,
WT/DS176/R.

14

Hàn Quốc – Mua
sắm chính phủ

Hàn Quốc - Các biện pháp liên quan tới mua sắm
chính phủ, WR/DS163/R.


15

Hàn Quốc – Biện
pháp liên quan đến
thịt bò

Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu
sản phẩm thịt bị tươi sống, sấy khơ và đơng lạnh,
WT/DS161/AB/R, WT/DS169/AB/R.


Argentina – Da bò
và da thành phẩm

Argentina – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm
thuộc da bò xuất khẩu và nhập khẩu da thành phẩm,
WT/DS155/R.

17

EC - Amiăng

Cộng đồng Châu Âu - Các biện pháp ảnh hưởng đến
nhập khẩu amiăng và các sản phẩm có chứa amiăng,
WT/DS135/AB/R, WT/DS135/P/R.

18

Hàn Quốc - Đồ
uống có cồn


Hàn Quốc - Thuế áp đặt với đồ uống có cồn,
WT/DS75/P/R, WT/DS84/P/R.

19

Nhật Bản – Sản
phẩm nơng nghiệp
II

Nhật Bản – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm
nông nghiệp, WT/DS76/R, WT/DS76/AB/R.

20

Hoa Kỳ - Tôm

Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm
WT/DS58/AB/RW.

21

Nhật Bản - Phim

Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới tiêu thụ giấy
và phim tráng ảnh, WT/DS44/R.

22

Hoa Kỳ - Áo sơ mi

và áo len

Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh hưởng tới áo sơ mi dệt
len, áo choàng nhập khẩu từ Ấn Độ, WT/DS33/AB/R,
WT/DS33/R.

23

EC – Hormone

EC – Các biện pháp liên quan tới thịt và các sản phẩm
thịt, WT/DS26/AB/R.

24

Hoa Kỳ - Bông và
sản phẩm đồ lót

Hoa Kỳ - Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bơng và
sản phẩm đồ lót làm từ sợi nhân tạo, WT/DS24/R.

25

Australia – Cá hồi

Australia – Các biện pháp liên quan tới hoạt động
nhập khẩu cá hồi, WT/DS18/R.

26


Hoa Kỳ - Xăng

Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng
dầu tái chế, WT/DS2/AB/R, WT/DS2/R.

16


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐIỀU XX CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG
VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI 1994...........................................................8
1.1 Biện pháp thương mại được áp dụng phải là “cần thiết để” hay “liên
quan tới” .................................................................................................................10
1.1.1 Biện pháp thương mại đang áp dụng phải là “cần thiết” ....................12
1.1.2 Việc áp dụng các biện pháp thương mại phải “liên quan tới”.............16
1.2 Không được tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý, hay tạo
ra một sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. .....................................17
1.2.1 Việc áp dụng biện pháp thương mại không tạo ra cơng cụ phân biệt đối
xử độc đốn hay phi lý.........................................................................................19
1.2.2 Việc áp dụng biện pháp thương mại không tạo ra sự hạn chế trá hình
trong thương mại quốc tế ....................................................................................22
Kết luận chương một................................................................................................29
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH
KHI ÁP DỤNG NGOẠI LỆ ĐIỀU XX HIỆP ĐỊNH GATT 1994 TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP WTO ...............................................................................30
2.1 Khái quát về trách nhiệm chứng minh khi áp dụng ngoại lệ Điều XX
Hiệp định GATT 1994............................................................................................30
2.1.1 Nguyên tắc chung về trách nhiệm chứng minh trong các vụ kiện về
ngoại lệ Điều XX GATT 1994 .............................................................................33

2.1.2 Trách nhiệm chứng minh trong thủ tục tố tụng của một số Hiệp định
khác liên quan đến Điều XX GATT 1994 ............................................................38
2.2 Phân bổ trách nhiệm chứng minh của các bên khi viện dẫn ngoại lệ Điều
XX GATT 1994 .......................................................................................................43
2.2.1 Trách nhiệm thiết lập tình huống vi phạm minh thị điều khoản hiệp
định GATT ...........................................................................................................43
2.2.2 Trách nhiệm chứng minh của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ
tranh chấp viện dẫn ngoại lệ Điều XX GATT .....................................................48
Kết luận chương hai .................................................................................................52
KẾT LUẬN CHUNG ...............................................................................................53


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của
sức khỏe cộng đồng, môi trường, lao động, kinh tế và an ninh quốc gia là những vấn
đề cốt lõi của mỗi quốc gia. Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tính chất tự do hóa thương mại của tổ chức
này đem đến cho người tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn với chất lượng
tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đến các vấn đề cốt lõi mà
quốc gia đang ra sức bảo vệ. Để cân bằng giữa những lợi ích phi thương mại nói
trên nhưng vẫn đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong Hiệp
định WTO; ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, hệ thống
ngoại lệ được đã WTO đặt ra. Xuất phát từ việc thành lập WTO không chỉ nhằm
nâng cao mức sống (bằng việc thúc đẩy tự do hóa thương mại) mà cịn vì các mục
tiêu lớn hơn như phát triển bền vững, nên sự tồn tại các ngoại lệ là cần thiết để cân
bằng giữa nền thương mại tự do và các mục tiêu chính sách quan trọng khác mà các
thành viên WTO theo đuổi.

Ngoại lệ Điều XX Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 tuy chỉ là
điều khoản nằm trong Hiệp định của WTO nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ngoại lệ này thể hiện quan điểm của WTO đối với các vấn đề phi thương mại - trong
chừng mực nào đó, quốc gia thành viên có thể hy sinh lợi ích về thương mại để bảo
vệ các giá trị phổ quát và cấp thiết hơn. Với chức năng dung hịa các xung đột giữa tự
do hóa thương mại và các giá trị, phúc lợi xã hội khác, Điều XX GATT đem đến cho
các thành viên WTO quyền tự do theo đuổi các mục tiêu bảo vệ những lợi ích xã hội
phi kinh tế của mình mà không cần đến các hiệp định song phương và đa phương.
Chúng được thiết kế nhằm giúp các quốc gia có thể biện minh cho các biện pháp
thương mại vi phạm pháp luật WTO. Trong trường hợp nếu như mục tiêu của các
biện pháp ấy nhằm bảo vệ các giá trị về đạo đức và trật tự công cộng, sức khỏe con
người và động thực vật, các nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt của quốc gia… Tuy
nhiên, vấn đề là việc vận dụng các ngoại lệ này không hề dễ dàng. Bởi lẽ, khơng có
một chuẩn mực chung cho tất cả mọi vụ việc khi viện dẫn chúng. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào bản chất, tình tiết của từng vụ việc cụ thể. Chính vì thế, có những vụ
việc viện dẫn thành cơng nhưng có những vụ việc khác lại viện dẫn không thành công
các ngoại lệ này.


2

Liên quan mật thiết trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp về Điều XX GATT
1994 và có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả vụ kiện chính là vấn đề về trách nhiệm
chứng minh. Để vụ tranh chấp được giải quyết một cách cơng bằng, nhanh chóng,
hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, việc xác định trách nhiệm
chứng minh cần được tiến hành trước tiên. Ai có nghĩa vụ chứng minh, việc cung cấp
chứng cứ chứng minh, khi nào cung cấp, cung cấp chứng cứ gì là những vấn đề cần
giải quyết. Đặc biệt các vụ kiện liên quan đến ngoại lệ chung – một điều khoản ảnh
hưởng lớn đến nguyên tắc hoạt động của WTO, vấn đề chứng minh làm sao để việc
áp dụng ngoại lệ này được coi là hợp pháp được ưu tiên hơn cả.

Trong bối cảnh các lĩnh vực được xem là phi thương mại như môi trường, lao
động, nhân quyền… ngày càng có xu hướng được các nước vận dụng để trở thành
những rào cản thương mại, việc vận dụng các ngoại lệ chung để biện minh cho
chính sách thương mại sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn nữa. Hiện nay, Việt Nam
chưa tham gia vụ tranh chấp nào liên quan đến Điều XX với tư cách là một bên
trong vụ kiện. Tuy nhiên, xuất phát từ việc nghiên cứu về trách nhiệm chứng minh
khi áp dụng điều kiện tại ngoại lệ Điều XX GATT, chúng ta có thể rút ra những
kinh nghiệm có giá trị từ thực tiễn giải quyết tranh chấp WTO liên quan đến vấn đề
này. Từ đó, nước ta mới có thể sử dụng linh hoạt, hiệu quả quy định tại Điều XX để
bảo vệ và biện minh cho các quy định chính sách của mình, “tấn cơng” các biện
pháp của các thành viên WTO khác gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tìm hiểu, vận dụng các
kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về trách nhiệm chứng minh trong các vụ kiện
về ngoại lệ chung Điều XX của GATT 1994, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm
chứng minh đối với các vụ kiện về ngoại lệ Điều XX GATT trong thủ tục giải
quyết tranh chấp của WTO” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
Khóa luận với mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về trách
nhiệm chứng minh khi viện dẫn ngoại lệ chung Điều XX Hiệp định GATT 1994.
Mục tiêu này được tiến hành thơng qua việc giải thích cách hiểu cũng như cách thức
áp dụng Điều XX từ các án lệ có trong thực tiễn giải quyết tranh chấp WTO. Từ đó,
giải quyết câu hỏi: Nếu một thành viên WTO là một bên trong bất kỳ vụ kiện nào
liên quan đến ngoại lệ chung của Hiệp định GATT 1994 thì nghĩa vụ chứng minh sẽ
thuộc về ai, quốc gia đó phải chứng minh cái gì, chứng minh ở mức độ nào sẽ có


3

được phán quyết có lợi cho quốc gia mình (biện pháp hay chính sách thương mại
mà quốc gia thành viên đang áp dụng sẽ khơng bị xóa bỏ).

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã xác định, tác giả khóa luận xác định các nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, làm rõ điều kiện để áp dụng ngoại lệ chung Điều XX GATT 1994, từ
đó xác định các yếu tố pháp lý quy định trong các điều kiện để được áp dụng ngoại
lệ Điều XX.
Thứ hai, phân tích trách nhiệm chứng minh đặt ra trong các vụ kiện có viện dẫn
ngoại lệ chung Điều XX GATT 1994.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở nước ta chưa có cơng trình nào nghiên cứu về trách nhiệm chứng
minh trong vụ kiện liên quan đến ngoại lệ Điều XX Hiệp định GATT 1994. Tuy
nhiên đối với ngoại lệ Điều XX nói chung, yêu cầu áp dụng Điều XX GATT đã có
một số giáo trình, bài viết, cơng trình nghiên cứu sau:
- Đồn Minh Trọng, “Ngoại lệ về bảo vệ đạo đức công cộng theo quy định tại
Điều XX Hiệp định GATT”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, 2017. Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về ngoại lệ đạo đức công
cộng tại Điều XX GATT bao gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến lý luận về
tính “cần thiết” để bảo vệ đạo đức cơng cộng, điều kiện áp dụng ngoại lệ theo đoạn
mở đầu Điều XX GATT. Cơng trình cũng nghiên cứu 02 vụ tranh chấp “Cộng đồng
châu Âu – Sản phẩm hải cẩu” và “Trung Quốc – Ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn”
để tác giả xác định được nội dung của đạo đức công cộng theo Điều XX. Tuy nhiên,
luận văn mới chỉ tập trung vào khía cạnh về đạo đức cơng cộng, chưa khái quát toàn
bộ điều kiện áp dụng Điều XX GATT.
- Trần Trọng Thắng, Tào Thị Huệ, “Giải thích và áp dụng đoạn mở đầu Điều
XX GATT trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp chí Luật học, số
đặc biệt, Trường Đại học Luật Hà Nội, 3/2016. Bài viết giúp người đọc có cái nhìn
đầy đủ và rõ ràng về cách thức áp dụng những trường hợp ngoại lệ theo Điều XX
GATT thơng qua việc giải thích và phân tích đoạn mở đầu ngoại lệ này. Nhưng bài
viết chỉ dừng lại ở mức độ khái quát một cách ngắn gọn các điều kiện đặt ra tại đoạn



4

mở đầu, chưa đi sâu phân tích điều kiện nào, cũng như chưa chỉ ra các án lệ nào áp
dụng thành công hay không thành công ngoại lệ Điều XX GATT.
- Đinh Khương Duy, Lê Ngọc Khương, “Thực tiễn vận dụng Điều XX (Hiệp
định GATT 1994) vào giải quyết tranh chấp liên quan tới nguyên tắc không phân biệt
đối xử và một số đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 75, 2015.
Nhìn chung, những tài liệu kể trên chủ yếu phân tích về điều kiện áp dụng, các vụ
tranh chấp liên quan đến ngoại lệ Điều XX mà chưa đi sâu tìm hiểu, đề cập đến
trách nhiệm chứng minh liên quan ngoại lệ này.
- Nguyễn Thị Thu Thảo, ““Bằng chứng khoa học” theo Hiệp định SPS và kinh
nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng các quy định nhập khẩu nhằm bảo đảm an toàn
thực phẩm”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2014. Luận
văn đi sâu phân tích yêu cầu về “bằng chứng khoa học” theo Hiệp định SPS khi một
quốc gia thành viên áp dụng biện pháp kiểm dịch động – thực vật. Cơng trình cũng
khái qt về trách nhiệm chứng minh khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến yêu
cầu này. Tuy nhiên, trách nhiệm chứng minh đề cập trong luận văn được mới chỉ
phân tích theo thủ tục tố tụng Hiệp định SPS.
- Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt, Luật tổ chức thương mại thế giới: Tóm
tắt và bình luận án, Sách tham khảo, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
2012. Tài liệu này tóm tắt và bình luận về vụ tranh chấp “Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đối
với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế” và vụ tranh chấp “Nhật Bản – Các biện
pháp liên quan tới sản phẩn nông nghiệp”. Tài liệu đã đề cập và phân tích điều kiện
áp dụng ngoại lệ Điều XX, cụ thể là đoạn mở đầu Điều này. Đồng thời cũng đề cập
đến nghĩa vụ chứng minh theo Hiệp định SPS thông qua vụ “Nhật Bản – Các biện
pháp liên quan tới sản phẩn nông nghiệp”.
- Nguyễn Thị Lan Hương, “Một số tranh chấp trong khn khổ WTO liên
quan đến mơi trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (71), 2012. Bài viết đề cập
và phân tích các vụ tranh chấp liên quan đến mơi trường, đánh giá tính hợp pháp

của các biện pháp môi trường mà các quốc gia áp dụng trong khuôn khổ ngoại lệ
Điều XX Hiệp định GATT. Vấn đề môi trường trong WTO được giải quyết thơng
qua việc giải thích cách thức áp dụng Điều XX(b) và (g).
3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên phạm vi quốc tế, về ngoại lệ Điều XX nói chung và vấn đề trách nhiệm
chứng minh riêng trong WTO có thể đề cập một số tài liệu sau:


5

- WTO, WTO analytical index, GATT 1994 – Article XX (Jurisprudence). Bài
viết cung cấp cách hiểu, cách thức áp dụng Điều XX GATT một cách chi tiết thông
qua việc phân tích từng điều kiện quy định tại điều này. Bài viết cũng khái quát về
trách nhiệm chứng minh bằng cách đưa ra các án lệ trong thực tiễn giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ mang tính trình bày, thiếu sự tổng hợp và kết luận.
- Zeina Ahmad and Bashar H. Malkawi, The burden and order of proof in
WTO claims: evolving issues, 2016. Bài viết tập trung phân tích khái niệm trách
nhiệm chứng minh theo quy định của luật WTO, trách nhiệm chứng minh trong hệ
thống luật chung cũng như trong hệ thống luật dân sự; tiêu chuẩn để thiết lập một
trường hợp vi phạm minh thị. Bài viết không đề cập cụ thể đến Điều XX GATT và
trách nhiệm chứng minh đối với ngoại lệ này.
- Ahman and Joachim, Trade Liberalisation, Health Protection, and the
Burden of Proof in WTO Law, 2011. Bài viết phân tích trách nhiệm chứng minh
trong các tranh chấp WTO liên quan đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cụ thể là
Điều XX(b) GATT 1994, Điều 2, 3, 5 Hiệp định SPS. Bài viết đã giải quyết được
các câu hỏi: bên nào sẽ có nghĩa vụ thuyết phục Cơ quan xét xử và tiêu chuẩn
chứng minh nào sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, các điều kiện áp dụng ngoại lệ chung
Điều XX GATT chưa được đề cập trong bài viết.
- Sheila Sabune, Burden-shifting in WTO Dispute Settlement: The Prima Facie
Doctrine, 2008. Bài viết chủ yếu đề cập đến tình huống vi phạm một cách minh thị

điều khoản hiệp định (về khái niệm, tiêu chuẩn thiết lập và duy trì) trong phạm vi
luật WTO nói chung mà khơng tập trung phân tích vấn đề này khi áp dụng điều
khoản ngoại lệ chung Hiệp định GATT 1994.
- Pfitzer, J. H., & Sabune, S., Easy Examples That Help Explain the Legal Term
Burden of Proof, 2009. Tài liệu này giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về bằng chứng
để chứng minh trong các vụ tranh chấp WTO. Tài liệu chỉ mới giải quyết được vấn đề
bên nào sẽ phải chứng minh khi tham gia vào vụ kiện mà chưa đi sâu làm rõ nghĩa vụ
đó sẽ được tiến hành như thế nào. Đồng thời cũng chưa đề cập đến trách nhiệm
chứng minh trong các vụ kiện liên quan đến ngoại lệ Điều XX GATT.
Ngoài những tài liệu được đề cập ở trên, tác giả cũng có sự tham khảo các tài
liệu khác đã được đề cập ở Danh mục tài liệu để góp phần hồn thiện cơng trình
của mình.


6

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “trách nhiệm chứng minh trong các vụ
kiện về ngoại lệ chung Điều XX GATT”. “Trách nhiệm chứng minh” được xem xét
trong khóa luận dưới góc độ quy định của WTO và chỉ trong các vụ kiện về ngoại lệ
chung Điều XX GATT 1994.
Việc xác định trách nhiệm chứng minh đặt ra trong các vụ kiện về ngoại lệ chung
Điều XX nhằm làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh. Khi một quốc gia thành
viên phản đối hay bảo vệ việc áp dụng các biện pháp, chính sách thương mại trái
với nguyên tắc của GATT 1994 nhưng có thể được coi là hợp pháp theo Điều XX
thì họ có nghĩa vụ chứng minh hay khơng, chứng minh vấn đề gì, chứng minh như
thế nào.
4.2


Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận lựa chọn phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích
và bình luận bản án để làm rõ những nội dung chi tiết liên quan tới vấn đề chứng
minh việc áp dụng các ngoại lệ chung Điều XX GATT trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác như giải thích, so sánh,
diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, thống kê, so sánh cũng được sử dụng để làm rõ đặc
tính của đối tượng nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và phạm vi ứng dụng của đề tài
Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về trách nhiệm chứng
minh khi viện dẫn ngoại lệ chung Điều XX Hiệp định GATT 1994. Khóa luận góp
phần giúp các đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu quy định về trách nhiệm chứng minh
trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO nói chung và trong các vụ kiện về
ngoại lệ Điều XX GATT 1994 nói riêng. Tác giả mong muốn thơng qua khóa luận
này có cái nhìn đầy đủ, chính xác và rõ ràng hơn về cách thức áp dụng những
trường hợp ngoại lệ theo Điều XX GATT và khi tham gia vụ kiện liên quan đến các
điều khoản ngoại lệ, các bên trong vụ kiện cần phải chứng minh những yêu cầu gì.
6. Kết cấu khóa luận
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận,
khóa luận có kết cấu như sau:


7

Chương 1: Điều kiện áp dụng Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại 1994.
Chương 2: Lý luận và thực tiễn trách nhiệm chứng minh khi áp dụng ngoại lệ
Điều XX Hiệp định GATT 1994 trong giải quyết tranh chấp WTO.



8

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐIỀU XX CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG
VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI 1994
Luật Tổ chức Thương mại Thế giới WTO điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc
gia và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ và sở hữu trí tuệ. Đồng thời, WTO hoạt động trên cơ sở nguyên tắc “không phân
biệt đối xử” (Principle of non-discrimination) và nguyên tắc “tự do hóa hoạt động
thương mại” (Principle of free trade). Trong khuôn khổ WTO, GATT 1994 là một
trong những hiệp định cơ bản và quan trọng nhất điều chỉnh lĩnh vực thương mại
hàng hóa. Trong lĩnh vực này, nhiều nguyên tắc đã được đặt ra và các quốc gia
thành viên được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt những ngun tắc đó khi ban hành
các chính sách cũng như hoạt động trong thương mại quốc tế. Những nguyên tắc
này không cho phép thành viên của WTO áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu,
nhập khẩu; cấm sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu tương tự và cấm sự
phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác theo
hướng ưu đãi hơn đối với các sản phẩm nội địa tương tự. Tuy nhiên, yêu cầu tuân
thủ này không phải là tuyệt đối. Hơn nữa, không một quốc gia nào sẵn sàng tham
gia sân chơi chung mà việc này sẽ ảnh hưởng đến quốc gia mình trong một số lĩnh
vực. Bởi trên thực tế, các biện pháp hoặc chính sách có mục tiêu bảo vệ lợi ích cơng
cộng của các quốc gia thành viên đơi khi có thể xung đột với nguyên tắc tự do hóa
thương mại được ghi nhận trong Hiệp định GATT, dẫn đến các hạn chế thương mại
vốn đi ngược lại mục tiêu của WTO.
Câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào giúp cân bằng giữa một bên là nguyên tắc tự do
hóa thương mại và một bên là sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị cốt lõi; giúp các
quốc gia có thể biện minh cho các chính sách mà vơ tình hay cố ý hạn chế thương
mại quốc tế. WTO đưa ra các ngoại lệ liên quan đến khía cạnh phi thương mại giúp
các quốc gia thành viên có thể giải quyết các khó khăn có thể vấp phải trong quá
trình thực hiện các cam kết và nghĩa vụ như ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh
quốc phòng hay nền văn hố, truyền thống đạo đức, nguồn tài ngun mơi trường

cạn kiệt…. Những ngoại lệ này được quy định trong các Hiệp định của WTO, một
trong số đó là Điều XX Hiệp định GATT 1994. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của
WTO đã chứng minh Điều XX GATT liệt kê các ngoại lệ pháp lý mà các nước
thành viên WTO có thể viện dẫn nhằm giải thích cho các biện pháp họ đã áp dụng
để hạn chế thương mại có thể bị coi là vi phạm các quy tắc của GATT. Trong vụ


9

tranh chấp Hoa Kỳ - Mục 337, Ban Hội thẩm chỉ ra Điều XX của GATT quy định
về những ngoại lệ một cách có “giới hạn” và “có điều kiện”. “Giới hạn” là vì Điều
XX chỉ liệt kê ra một số trường hợp được coi là ngoại lệ. “Có điều kiện” bởi vì
những biện pháp vi phạm các quy định của GATT chỉ được chấp nhận khi và chỉ
khi những biện pháp này đáp ứng các điều kiện đặt ra bởi Điều XX.
Một biện pháp muốn được xem xét có thuộc ngoại lệ chung hay khơng, trước hết
nó phải là một biện pháp không tuân thủ nghĩa vụ trong GATT 1994. Sau khi đã
được xác định là vi phạm một điều khoản của GATT 1994, để áp dụng ngoai lệ
chung, Điều XX GATT 1994 đặt ra một phương pháp đánh giá hai bước để xác
định xem liệu rằng biện pháp đó có được coi là hợp pháp khơng1. Trong thực tiễn,
khi xem xét một số vụ tranh chấp, Cơ quan phúc thẩm đã cho rằng phải có sự kiểm
tra cả hai phương diện theo Điều XX GATT. Trong Báo cáo của mình, Cơ quan
phúc thẩm vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Xăng nói rõ “nhằm biện minh cho những lợi ích
được bảo vệ bởi Điều XX, những biện pháp trong vấn đề này không chỉ liên quan
đến những ngoại lệ điển hình – tiểu khoản (a) đến (j) – được liệt kê tại Điều XX, nó
phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra bởi đoạn mở đầu Điều XX. Việc phân tích
gồm hai bước: thứ nhất, điều khoản được sử dụng để làm căn cứ cho biện pháp đó
thuộc quy định tại Điều XX(g), thứ hai, biện pháp này tiếp tục được thẩm định theo
các yêu cầu trong đoạn mở đầu Điều XX”2.
Tại Indonesia - Chế độ cấp phép nhập khẩu, Cơ quan phúc thẩm nhắc lại rằng:
“…xuất phát từ mối quan hệ giữa đoạn mở đầu Điều XX và các đoạn mà Điều XX

đặt ra việc kiểm tra hai cấp để xác định xem một biện pháp đó có thể khơng phù
hợp với ngun tắc quy định trong GATT nhưng liệu có thể được biện minh theo
ngoại lệ chung Điều XX không. Kiểm tra này bao gồm, trước tiên, đánh giá về việc
liệu biện pháp có thuộc ít nhất một trong mười trường hợp ngoại lệ được liệt kê
trong các đoạn của Điều XX hay không, và thứ hai, đánh giá xem biện pháp đó có
thỏa mãn các yêu cầu tại đoạn mở đầu của Điều XX không. Trình tự này phản ánh
thực tế rằng việc xem xét biện pháp đang được áp dụng theo các đoạn của Điều XX
cung cấp cho Ban Hội thẩm (“Hội đồng”) các cơng cụ cần thiết để đánh giá biện
pháp đó theo Điều XX. Cụ thể, khi phân tích theo tiểu đoạn áp dụng, Hội đồng xác
1

Trần Trọng Thắng, Tào Thị Huệ (2016), “Giải thích và áp dụng đoạn mở đầu Điều XX GATT trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp của WTO”, Tạp chí Luật học, số đặc biệt, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.50 - 51.
2
Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế
(WT/DS2/AB/R), tr.19.


10

định liệu mục tiêu của biện pháp có phải là mục tiêu được yêu cầu theo các đoạn
của Điều XX hay không. Nếu biện pháp được coi là hợp lý tạm thời theo một trong
các tiểu đoạn của Điều XX, thì mục tiêu ấy có liên quan trong việc đánh giá biện
pháp đó theo đoạn mở đầu hay khơng”3
Trình tự này rất hợp lý vì bản thân biện pháp sẽ được xem xét trước, sau đó mới
xét đến cách áp dụng nó trong thực tế4. Theo đó, để được áp dụng điều khoản ngoại
lệ chung Điều XX cần đáp ứng được hai yêu cầu quan trọng sau:
-

Thứ nhất, chứng minh rằng biện pháp đó thuộc một hoặc nhiều ngoại lệ được


quy định ở các khoản từ (a) đến (j) của Điều XX GATT và việc áp dụng các biện
pháp đó là “cần thiết” hay “liên quan”.
- Thứ hai, biện pháp đó phải đáp ứng các yêu cầu được nêu ở phần nói đầu của
Điều XX GATT, tức là việc áp dụng các biện pháp đó khơng nhằm tạo ra sự phân
biệt đối xử độc đoán, phi lý hay hạn chế trá hình thương mại quốc tế.
1.1 Biện pháp thương mại được áp dụng phải là “cần thiết để” hay “liên
quan tới”
Điều XX GATT 1994 đã liệt kê các khoản từ (a) đến (j) với nội dung: “… khơng
có điều khoản nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào
thi hành hay áp dụng các biện pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật;
c) liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;
d) cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các quy tắc không trái với các
quy định của Hiệp định này, ví dụ như các quy định liên quan tới việc áp
dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tn
thủ đúng theo khoản 4 Điều II và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền,
nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn
ngừa các hành vi thương mại gian lận;
e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
f) bắt buộc để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;
3

Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Indonesia – Chế độ cấp phép nhập khẩu các sản phẩm làm vườn, động
vật và sản phẩm từ động vật (WT/DS477/AB/R), đoạn 5.96.
4
Đinh Khương Duy, Lê Ngọc Khương (2015), “Thực tiễn vận dụng Điều XX (Hiệp định GATT 1994) vào
giải quyết tranh chấp liên quan tới nguyên tắc không phân biệt đối xử và một số đề xuất cho Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế đối ngoại, số 75, tr.23.



11

g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt, nếu
các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng
trong nước;
h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng
hoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và
khơng bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký
Kết và khơng bị các bên bác bỏ;
i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và
cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế
tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế
hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó khơng
dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp
trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân
biệt đối xử;
j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm
trong cả nước hay tại một địa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải
tương thích với các ngun tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công
bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp khơng
tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay
khi hoàn cảnh dẫn tới lý do áp dụng đã khơng cịn tồn tại nữa. Ngày 30
tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết
của quy định thuộc tiểu khoản này.”
Tại Hoa Kỳ - Xăng, Cơ quan phúc thẩm đã so sánh các thuật ngữ được sử dụng
trong đoạn (a) đến (j) Điều XX và nhấn mạnh rằng: “…Căn cứ vào yêu cầu về mối
quan hệ giữa các biện pháp cụ thể được xem xét và giá trị xã hội mà nó theo đuổi,
các đoạn của Điều XX GATT 1994 sử dụng các thuật ngữ khác nhau đối với các

biện pháp khác nhau: “cần thiết để” (“necessary to”) - trong các đoạn (a), (b) và
(d); “liên quan đến” (“relating to”) - trong các đoạn (c), (e) và (g); “được áp đặt
để” (“imposed for”) - trong đoạn (f); “được thi hành theo” (“in pursuance of”) trong đoạn (h); và “liên quan” - trong đoạn (i); “thiết yếu để” (“essential to”) trong đoạn (j).”5
5

Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế
(WT/DS2/AB/R), tr.17.


12

Như vậy, để được kết luận là thuộc phạm vi của một trong các đoạn từ (a) đến (j)
của Điều XX GATT 1994, một số biện pháp phải đạt tiêu chí “cần thiết”
(“necessary to”) nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của giá trị xã hội (ví dụ bảo vệ
cuộc sống và sức khỏe của con người, động thực vật), trong khi các biện pháp khác
chỉ cần “liên quan tới” (“relating to”) giá trị xã hội mà nó theo đuổi (ví dụ bảo tồn
các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn)6.
1.1.1 Biện pháp thương mại đang áp dụng phải là “cần thiết”
Sự “cần thiết” quy định tại Điều XX đòi hỏi phải đánh giá khả năng tồn tại và áp
dụng hợp lý trên thực tế. Liệu có biện pháp nào trên thực tế tuân thủ quy định của
GATT và có biện pháp nào ít mâu thuẫn hơn hay mâu thuẫn ít nhất với GATT. Nếu
câu trả lời là “có” đồng nghĩa với việc thực tế vẫn tồn tại biện pháp có khả năng đạt
được mục tiêu đề ra và ít hạn chế thương mại hơn so với biện pháp mà quốc gia
đang lựa chọn áp dụng, như vậy, biện pháp quốc gia viện dẫn được xem là không
“cần thiết”. Khi xem xét tính “cần thiết” trong các tiểu khoản tại Điều XX, Cơ quan
giải quyết tranh chấp WTO đã rút ra một số tiêu chuẩn về điều kiện này theo các
khoản của Điều XX, đó là:


“Cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các quy tắc không trái với các


quy định của Hiệp định” – khoản XX(d):
Một biện pháp không tuân thủ các điều khoản khác của GATT 1994 sẽ nằm trong
phạm vi điều chỉnh của khoản XX(d) nếu đáp ứng hai yêu cầu:
Thứ nhất, biện pháp đó phải được thiết kế nhằm mục đích “đảm bảo sự tuân thủ”
các luật pháp quốc gia, ví dụ luật hải quan hay luật sở hữu trí tuệ, mà bản thân nó
khơng trái với GATT 1994;
Thứ hai, biện pháp đó phải là “cần thiết” để đảm bảo mục đích trên.
Luật quốc gia ở đây được hiểu là pháp luật nội địa của một nước thành viên, không
phải các Điều ước, Hiệp định mà thành viên đó ký kết ngoài các Hiệp định WTO.
Trong trường hợp thỏa mãn điều kiện thứ nhất, một biện pháp được cho là “cần thiết”
6

Các đoạn (a), (b), (d), (g) là các khoản thường được viện dẫn nhiều nhất. Đoạn (c), (e), (h), (i), (j) của Điều
XX lần lượt liên quan tới việc trao đổi mua bán vàng bạc, việc nhập khẩu các sản phẩm được tạo nên từ việc
sử dụng lao động của tù nhân, các nghĩa vụ trong các thỏa thuận hàng hóa quốc tế, các nỗ lực nhằm đảm bảo
lượng nguyên vật liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất trong nước và việc phân phối một sản
phẩm thuộc diện khan hiếm trong phạm vi cả nước hay tại một địa phương. Các đoạn này khơng đóng vai trị
quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế của WTO cũng như trong thực tiễn ứng dụng như
các đoạn khác trong Điều XX, chính vì vậy, tác giả sẽ khơng đề cập trong nội dung khóa luận.


13

khi không tồn tại giải pháp thay thế nào khác tuân thủ GATT 1994 hoặc có mức độ vi
phạm GATT 1994 thấp hơn, không nhất thiết phải là “không thể thiếu”. Cơ quan
phúc thẩm trong vụ tranh chấp Hàn Quốc – Biện pháp liên quan đến thịt bò đã định
ra một tiêu chuẩn cho thuật ngữ “cần thiết” trong ngữ cảnh của khoản XX(d) GATT
1994 (sau này được áp dụng cho các thuật ngữ “cần thiết” ở các đoạn khác của Điều
XX). Theo Cơ quan phúc thẩm, khái niệm “cần thiết” trong khoản XX(d) nói đến một

khoảng dao động các mức độ cần thiết mà tại mức độ cao nhất có nghĩa là “khơng thể
thiết” và tại mức độ thấp nhất, từ “cần thiết” được hiểu là “có đóng góp vào”. Tuy
nhiên trong thang đo này, một biện pháp “cần thiết” nghiêng về phía “khơng thể
thiếu” nhiều hơn đáng kể so với phía đối lập cịn lại. Để thỏa mãn điều kiện của
khoản XX(d), biện pháp gây tranh chấp phải là “cần thiết” để đảm bảo tuân thủ các
quy định..., bao gồm những quy định liên quan đến hải quan, bảo vệ bằng sáng chế,
nhãn hiệu thương mại và bản quyền, và ngăn ngừa các hành vi lừa đảo.
Trong mọi vụ tranh chấp, việc xem xét một biện pháp có cần thiết hay khơng
theo khoản XX(d) sẽ địi hỏi một quá trình cân nhắc và cân bằng một loạt các yếu
tố: (1) tầm quan trọng tương đối của các giá trị và lợi ích mà các quy định được áp
dụng hướng đến; (2) mức độ đóng góp của biện pháp vào việc đạt được mục tiêu
đó; và (3) tác động của biện pháp đến hạn chế thương mại quốc tế. Những giá trị và
lợi ích mà biện pháp hướng đến càng quan trọng, biện pháp càng đóng góp nhiều
vào việc đạt mục tiêu và càng ít gây hạn chế thì càng dễ được coi là “cần thiết”7.
Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm cũng lưu ý rằng quá trình cân nhắc và cân bằng nói
trên được thực hiện đồng thời với việc xem xét liệu có một biện pháp thay thế “hợp
lý sẵn có” mà tn thủ hoặc ít vi phạm luật WTO hơn8.
Tương tự, trong vụ Colombia – Cảng đến9, khi xem xét theo đoạn (d) Điều XX,
Ban Hội thẩm trước tiên đánh giá “liệu biện pháp về cảng có được thiết kế để đảm
7

Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sản phẩm thịt bị
tươi sống, sấy khơ và đông lạnh (WT/DS161/AB/R, WT/DS169/AB/R), đoạn 3-13 phần II.B.
8
Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu sản phẩm thịt bò
tươi sống, sấy khô và đông lạnh (WT/DS161/AB/R, WT/DS169/AB/R), đoạn 17 phần II.B.
9
Vụ tranh chấp liên quan đến một số biện pháp về hải quan của Colombia có ảnh hưởng đến một số hàng
dệt, may mặc và giày dép được phân loại theo chương 50-64 của Danh mục thuế quan của Colombia theo Hệ
thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa. Các yếu tố chính của biện pháp là:

(1) việc sử dụng giá ấn định trong thủ tục hải quan và (2) các hạn chế về cảng đến. Trong số các cáo buộc của
mình, Panama cho rằng “việc sử dụng giá ấn định để làm căn cứ tính thuế đối với các mặt hàng dệt, may mặc
và các sản phẩm nhập khẩu khác, trong khi dùng giá trị giao dịch để làm căn cứ tính thuế đối với các sản
phẩm nội địa tương tự với cùng mục đích là khơng phù hợp với câu đầu tiên Điều III:2 hoặc với Điều III:4”.
Đối với các hạn chế về cảng đến, Panama cáo buộc có vi phạm Điều I:1 GATT 1994 về nguyên tắc đối xử


14

bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định của Colombia mà không trái với các quy
định của WTO hay không”. Ban Hội thẩm xem xét tổng thể biện pháp của Colombia
chứ không xem xét từng phần riêng lẻ vi phạm các quy định GATT 1994. Ban Hội
thẩm cho rằng thành viên viện dẫn khoản XX(d) “nên xác định luật hoặc các quy
định mà thành viên đó phải tuân thủ, chứng minh rằng đó là những luật hoặc quy định
phù hợp với quy định của WTO, đồng thời cũng chứng minh biện pháp gây tranh
chấp được thiết kế nhằm đảm bảo tuân thủ các luật và quy định liên quan”10
Do đã nhận định biện pháp được thiết kế nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định
phù hợp với GATT, Ban Hội thẩm xem xét liệu nó có “cần thiết” cho mục đích này.
Áp dụng các tiếp cận của Cơ quan phúc thẩm trước đây về vấn đề này, Ban Hội
thẩm tiến hành phân tích sự cần thiết theo ba yếu tố: (1) tầm quan trọng tương đối
của các giá trị hoặc lợi ích chung mà biện pháp hướng tới bảo vệ; (2) mức độ đóng
góp của biện pháp vào việc thực hiện mục tiêu đó; và (3) tác động của biện pháp đối
với việc hạn chế hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó Ban Hội thẩm cũng xem xét liệu
có tồn tại hay khơng một biện pháp thay thế “hợp lý sẵn có” ít hạn chế thương mại
hơn mà vẫn có thể giúp Colombia đạt được mục tiêu11. Ban Hội thẩm đã xem xét
lần lượt từng yếu tố.
Đối với yếu tố (1), Colombia chỉ ra doanh thu bị giảm và dẫn đến các hoạt động
bất hợp pháp, tội phạm về trốn thuế, buôn lậu, điều này đặc biệt quan trọng đối với
Colombia vốn là một nước đang phát triển. Sau khi xem xét các dữ kiện liên quan
và tình hình của Colombia, Ban Hội thẩm nhận định việc chống ghi giá thấp trên

hóa đơn và rửa tiền cùng với nạn buôn bán ma túy là một vấn đề quan trọng đối với
Colombia hơn là so với nhiều nước khác.
Đối với yếu tố (2), Ban Hội thẩm xem xét liệu giá cả của sản phẩm có tăng theo
biện pháp. Colombia đã không làm rõ được mối quan hệ giữa việc thực thi biện
pháp và việc giá của sản phẩm, do đó khơng thể chứng minh vai trị của biện pháp
trong việc chống gian lận thuế. Trên cơ sở này, Ban Hội thẩm cho rằng không thể
“kết luận rằng biện pháp về cảng đến, trong quá khứ hay hiện tại, đã góp phần vào
việc đấu tranh chống gian lận hải quan và buôn lậu tại Colombia”.
MFN. Panama cũng cho rằng việc nộp trước tờ khai nhập khẩu và việc nộp thuế hải quan là vi phạm Điều I:1
GATT 1994.
10
Xem Báo cáo Ban Hội thẩm, Colombia – Giá ấn định và những hạn chế về cảng đến (WT/DS366/R), đoạn 7.514
11
Xem Báo cáo Ban Hội thẩm, Colombia – Giá ấn định và những hạn chế về cảng đến (WT/DS366/R), đoạn
7.545 – 7.550.


15

Cuối cùng, Ban Hội thẩm xem xét “ảnh hưởng hạn chế thương mại” của biện
pháp. Trước đó, Ban Hội thẩm đã kết luận biện pháp này là một “hạn chế nhập
khẩu” vi phạm Điều XI:1 của GATT, nên ở bước này Ban Hội thẩm xem xét “mức
độ tác động hạn chế về thương mại do việc áp dụng biện pháp”. Theo Ban Hội
thẩm, câu hỏi đặt ra là liệu việc nhập khẩu có bị ngưng trệ, nói cách khác là liệu
hàng hóa nhập khẩu có tăng lên với một biên độ lớn hơn nếu khơng có biện pháp.
Sau khi xem xét các chứng cứ, Ban Hội thẩm kết luận rằng “dựa trên cơ sở chứng
cứ các bên cung cấp, không thể xác định được liệu sự gia tăng giá trị của hàng dệt,
may mặc và giày dép nhập khẩu từ Panama đến Colombia sẽ lớn hơn nếu khơng có
biện pháp về cảng đến”.
Đối với vấn đề liệu có tồn tại các biện pháp thay thế “hợp lý sẵn có”, Ban Hội thẩm

lưu ý bên khiếu nại phải có trách nhiệm đề xuất các biện pháp thay thế có thể. Vì
trong vụ việc này, Panama đã không xác định bất kỳ biện pháp hợp lý sẵn có cụ thể
nào để Ban Hội thẩm xem xét, vì vậy vấn đề này được Ban Hội thẩm bỏ qua.
Trên cơ sở cho rằng Colombia đã khơng chỉ ra được “đóng góp” của biện pháp vào
việc đạt được mục tiêu, do đó khơng thể chứng tỏ biện pháp về cảng đến là cần thiết
để đảm bảo sự tuân thủ các luật và quy định về hải quan của Colombia, Ban Hội
thẩm kết luận biện pháp này “không phù hợp với khoản XX(d)”.
 “Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực
vật” tại khoản XX(b):
Ban Hội thẩm trong vụ Hoa Kỳ - Xăng đã tuyên bố rằng một biện pháp không
tuân thủ quy định của GATT sẽ phù hợp với khoản XX(b) nếu: thứ nhất, mục đích
của biện pháp đó là nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động vật
hoặc thực vật; thứ hai, biện pháp đó là cần thiết để đạt được mục đích trên.
Với điều kiện thứ nhất, các biện pháp được xem xét bao gồm các quy định về sức
khỏe công cộng cũng như về môi trường. Nhưng không phải mọi biện pháp về môi
trường đều thuộc phạm vi áp dụng của khoản XX(b) của GATT 1994. Khoản XX(b)
áp dụng cho các biện pháp khơng được chỉ nhằm mục đích chống lại các mối nguy
hại tác động đến “môi trường” một cách chung chung mà cần cụ thể là các nguy cơ
đối với đời sống hay sức khỏe của động thực vật. Một biện pháp được cho là cần thiết
để đạt mục đích bảo vệ sức khỏe hay cuộc sống của con người và động thực vật khi
khơng cịn giải pháp thay thế nào khả thi, nói cách khác biện pháp đó là giải pháp


16

cuối cùng không thể tránh khỏi. Trong vụ Thái Lan - Thuốc lá, theo Luật Thuốc lá
1996, Thái Lan hạn chế nhập khẩu thuốc lá và nguyên liệu làm thuốc lá nhưng lại cho
phép việc buôn bán nội địa. Thêm vào đó, thuốc lá bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
kinh doanh. Thái Lan đã viện dẫn Điều XX(b) GATT và cho rằng việc cấp nhập khẩu
là để bảo vệ sức khoẻ người dân, vì thuốc lá nhập khẩu có chứa thành phần nguy

hiểm và gây nghiện và nó có hại hơn thuốc lá Thái Lan. Ban hội thẩm kết luận rằng
việc hạn chế nhập khẩu là không cần thiết theo Điều XX(b) GATT12.
 “Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng” - khoản XX(a):
Khoản XX(a) cung cấp ngoại lệ cho các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị đạo
đức công cộng. Các giá trị đạo đức do cộng đồng định hình nên, vì vậy quan điểm
về đạo đức ở các nước khác nhau có sự khác biệt. Các giá trị đạo đức cơng cộng có
thể được dùng để biện minh khi một thành viên tiến hành một lệnh cấm nhập khẩu
các sản phẩm từ lao động trẻ em, các đồ uống có cồn hay văn hóa phẩm đồi trụy.
Tuy nhiên để được áp dụng khoản XX(a), một biện pháp phải là “cần thiết” trong
việc bảo vệ các giá trị đạo đức ở nước ban hành. Cách lý giải thế nào là “cần thiết”
ở đây giống ở đoạn (b) và (d) của Điều XX GATT 1994.
1.1.2

Việc áp dụng các biện pháp thương mại phải “liên quan tới”

“Các biện pháp liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt nếu
các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong
nước”. Khoản XX(g) cùng với khoản XX(b) cho phép các biện pháp vượt ra khỏi
các quy tắc cốt lõi của GATT 1994 để theo đuổi các mục đích bảo vệ mơi trường.
Một biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản XX(g) cần đáp ứng ba điều
kiện:
Thứ nhất, hướng tới việc “gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn
kiệt”;
Thứ hai, “liên quan tới” việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị
cạn kiệt;
Thứ ba, được thực hiện hiệu quả kết hợp với hạn chế sản xuất hay tiêu dùng
trong nước.

12


Nguyễn Vũ, Ngoại lệ chung của GATT và GATS, Tiểu luận Thương mại quốc tế, Trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh, tr.7.


17

Ở điều kiện (1), “nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt” được hiểu bao gồm cả các
tài nguyên thiên nhiên “khơng sống” (ví dụ các mỏ quặng, khống sản) và các tài
ngun thiên nhiên “sống” (ví dụ khơng khí trong lành hay các loài động vật quý
hiếm). Cụm từ “liên quan tới” ở điều kiện (2) khiến phạm vi điều chỉnh của khoản
XX(g) rộng hơn các đoạn khác của Điều XX. Nó yêu cầu biện pháp được xem xét
phải cần thiết hoặc quan trọng (đoạn (a), (b), (d) và (j)). Tuy nhiên điều đó khơng có
nghĩa mọi biện pháp gây cản trở thương mại liên quan tới việc bảo tồn các nguồn tài
nguyên thiên nhiên hữu hạn đều được áp dụng khoản XX(g). Trong vụ Australia –
Cá hồi13, Ban Hội thẩm đã kết luận: “…trong khi một biện pháp thương mại không
nhất thiết phải cần thiết hoặc quan trọng trong việc bảo tồn một nguồn tài nguyên
thiên nhiên hữu hạn, để được coi là “liên quan tới” việc bảo tồn theo ý nghĩa của
khoản XX(g), mục đích chủ yếu của chúng phải là nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể bị cạn kiệt”. Điều kiện thứ ba địi hỏi sự khơng thiên vị về giới
hạn thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất nội địa.
1.2 Không được tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý, hay
tạo ra một sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
Đoạn mở đầu Điều XX đặt ra yêu cầu các nước thành viên muốn bảo vệ các giá
trị xã hội cốt lõi thì các biện pháp nhằm thực hiện điều đó phải được áp dụng một
cách hợp lý, cân đối giữa nghĩa vụ pháp lý của mình với quyền lợi chính đáng của
các bên liên quan và tuyệt đối không được phép lợi dụng để trả đũa hay đi ngược
với các quy tắc chung của Hiệp định GATT. Trong vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Mục
337, Ban Hội thẩm lưu ý rằng nội dung trọng tâm trong đoạn mở đầu Điều XX là
“khơng có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kì bên ký
kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp…”14. Do đó, những biện pháp đáp ứng

được các điều kiện đặt ra tại Điều XX đều sẽ được phép áp dụng. “Trọng tâm của
đoạn mở đầu, theo các điều khoản rõ ràng của nó, là việc áp dụng một biện pháp
thuộc trong một trong các khoản của Điều XX nhưng bị cho là không phù hợp với
nghĩa vụ của GATT 1994. Yêu cầu của đoạn mở đầu đặt ra hai điều kiện: Đầu tiên,
không được áp dụng một biện pháp tạm thời thuộc một trong các đoạn của Điều XX
theo cách cấu thành sự phân biệt đối xử độc đốn hay phi lý giữa các quốc gia có
13

Xem Báo cáo Ban Hội thẩm, Australia – Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu cá hồi
(WT/DS18/R).
14
Xem Báo cáo Ban Hội thẩm, Hoa Kỳ - Mục 337 của Đạo luật Thuế quan năm 1930 và các sửa đổi bổ sung
(WT/DS186/R), đoạn 5.9.


18

cùng điều kiện. Thứ hai, biện pháp này không được áp dụng theo cách có thể cấu
thành nên một hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Thơng qua các yêu cầu
này, đoạn mở đầu đảm bảo rằng các quyền của Thành viên trong các trường hợp
ngoại lệ được thực hiện với mục đích bảo vệ các lợi ích được coi là hợp pháp theo
Điều XX, không phải là một biện pháp để xóa bỏ nghĩa vụ của một Thành viên đối
với các Thành viên WTO khác.”15
Tại vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Xăng, Cơ quan phúc thẩm cho rằng đoạn mở đầu của
Điều XX GATT nhằm mục đích ngăn chặn việc lạm dụng các ngoại lệ quy định tại
điều này: “Đoạn mở đầu được quy định rõ ràng khơng chỉ về nội dung cụ thể của
nó mà cịn về cách thức mà nó được áp dụng. Theo đó, cần nhấn mạnh rằng mục
đích và đối tượng của các điều khoản trong đoạn mở đầu Điều XX GATT là phòng
ngừa “lạm dụng các ngoại lệ của [sau này là] Điều XX”… Theo nguyên tắc, mặc
dù viện dẫn các ngoại lệ của Điều XX có thể là quyền hợp pháp, nhưng họ không

được áp dụng như vậy để phá vỡ hay xóa bỏ các nghĩa vụ pháp lý của chủ sở hữu
quyền theo quy định cơ bản trong Thỏa thuận chung. Những ngoại lệ đó được coi là
khơng bị lạm dụng hoặc khơng sử dụng sai, có nghĩa là những biện pháp nằm trong
trường hợp ngoại lệ phải được áp dụng một cách hợp lý, liên quan đến cả nghĩa vụ
pháp lý của bên viện dẫn ngoại lệ và quyền hợp pháp của các bên liên quan”16.
Trong Hoa Kỳ - Tôm, Cơ quan phúc thẩm xây dựng khái niệm “ngăn chặn lạm
dụng hoặc lạm dụng” các ngoại lệ theo Điều XX. Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện
này cho rằng trong Báo cáo của mình, Ban Hội thẩm đã khơng nhìn vào đối tượng
và mục đích của đoạn mở đầu Điều XX, thay vào đó, Hội đồng nhìn vào đối tượng
và mục đích của tồn bộ Hiệp định GATT 1994 và các Hiệp định WTO - đối tượng
và mục đích của nó được mơ tả một cách q rộng. Do đó, Hội đồng đã đi đến cơng
thức rất rộng về các biện pháp “làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương của
WTO” phải được coi là “không nằm trong phạm vi của các biện pháp được phép
theo chương của Điều XX”. Trong Hoa Kỳ - Xăng, chúng tôi đã tuyên bố rằng “cần
nhấn mạnh rằng mục đích và đối tượng của đoạn mở đầu Điều XX nói chung là việc
ngăn chặn “lạm dụng các ngoại lệ của Điều XX”. Hội đồng đã khơng giải thích về
cách thức biện pháp đã được áp dụng theo cách thức để cấu thành lạm dụng hoặc
15

Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Brazil – Biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm lốp tái chế
(WT/DS332/AB/R), 20/6/2005, đoạn 215.
16
Xem Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế
(WT/DS2/AB/R), 24/01/1995, tr.22.


×