Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận khoa học giao tiếp tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp – điều kiện quan trọng để trở thành người sống văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.5 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: KHOA HỌC GIAO TIẾP

ĐỀ TÀI: TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP – ĐIỀU KIỆN
QUAN TRỌNG ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI SỐNG VĂN MINH
TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển của xã hội đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, tiệm cận
đến một nền văn minh của khoa học – công nghệ và của những giá trị mang tính
thời đại. Song, yếu tố con người vẫn ln là điểm nhấn quan trọng trong mối quan
hệ giữa con người với thế giới, giữa con người với con người. Chính vì thế, yếu tố
giao tiếp giữa con người trong thời đại hội nhập trở nên vô cùng quan trọng. Tại
nhiều nơi trên thế giới, con người đã và đang phát triển giao tiếp trở thành một môn
khoa học để nghiên cứu, phát hiện ra những vấn đề cốt lõi, bản chất của giao tiếp
nhằm giúp cho nhân loại có cách hiểu đúng đắn hơn về ý nghĩa của hoạt động này.
Có thể nói, xã hội văn mình xuất phát từ nhân tố con người văn minh, mà
một trong những yếu tố cần thiết để tạo nên sự văn minh của con người đó chính là
văn minh trong hoạt động giao tiếp. Muốn hoạt động giao tiếp trở nên văn minh,
con người cần nắm rõ và tuân thủ chặt chẽ các ngun tắc cơ bản trong giao tiếp.
Chính vì vậy, đề tài “tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp – điều kiện để trở thành
người sống văn minh trong xã hội hiện nay” trở thành một đề tài hấp dẫn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quan điểm “tuân thủ các nguyên tắc
giao tiếp – điều kiện để trở thành người sống văn minh trong xã hội hiện nay”.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp
+ Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp là điều kiện để trở thành người sống văn
minh trong xã hội hiện nay – chứng minh và đề xuất một số giải pháp



2


3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận DVBC, phân tích, so sánh,

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP – NHỮNG NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN
1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Trong quá trình sống và hoạt động, xung quanh con người có rất nhiều các mối
quan hệ: gia , bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, kinh doanh, đối ngoại…Đa số các
mối quan hệ đó được hình thành và phát triển trong quá trinh con người sống và
hoạt động trong cộng đồng xã hội, thơng qua csc hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên
lạc vô cùng phong phú và đa dạng với người khác – đó là giao tiếp. Dù làm việc ở
cấp cao hay thấp, ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, người ta cũng luôn phải tiến hành
giao tiếp. Đặc biệt, những người làm công tác tuyên truyền, vận động, công tác đối
ngoại, marketing… chỉ có thể làm việc hiệu quả khi có khả năng giao tiếp tốt.
Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược
hoạt động phù hợp, trí giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên
thì giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.
Tóm lại, giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích trao đổi
nhận thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, xã hội, kỹ năng, kỹ
xảo hoạt động, hoàn thiện nhân cách phù hợp với những chuẩn mực hành vi của xã
hội.
1.2. Vai trò của giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện để xã hội tồn tại và phát triển. Sống trong một xã hội, mỗi
3



người đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa
các cá nhân và nhóm xã hội là điều kiện quan trọng để xã hội tồn tại và phát triển.
- Giao tiếp là điều kiện quan trọng để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình
thường. Bản chất con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội, nhờ có giao tiếp
mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, hịa nhập cộng đồng
từ đó trao đổi tri thức, kinh nghiệm. Đồng thời, qua hoạt động giao tiếp, nhiều
phẩm chất, năng lực của con người được hình thành và phát triển thơng qua việc
nhận thức những chuẩn mực của xã hội.
- Giao tiếp thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu vật
chất, tinh thần cơ bản như ăn, mặc, ở; nhu cầu thơng tin, nhu cầu được hịa nhập
vào những nhóm xã hội nhất định, nhu cầu giao lưu, nhu cầu được thừa nhận,… tất
cả chỉ có thể được thỏa mãn thông qua hoạt động giao tiếp.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, các chủ thể giao tiếp là những con
người cụ thể, họ là những người gắn liền với những vùng, miền, với những dân tộc,
những nền văn hóa khác nhau và những đặc điểm về tính cách, khí chất, thói quen,
phong tục tập qn,… các yếu tố đó ln cần phải được tơn trọng trong hoạt động
giao tiếp.
- Tạo ra, lựa chọn các giải pháp làm tăng giá trị trong giao tiếp. Khi giao tiếp cần
bàn bạc với đối tượng giao tiếp để đưa ra các giải pháp hài hịa về lợi ích, giúp đối
tượng giao tiếp lựa chọn và quyết định. Có thể đưa ra các giải pháp, trong đó cần
phân tích nếu thực hiện như vậy thì sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp như thế nào.
Trong hoạt động giao tiếp, có thể sử dụng các chuyện vui, chuyện ngoài lề những
nên tránh những chuyện thô tục, kém duyên,…

4


- Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia giao tiếp. Trong giao tiếp cần xác định sự

thành công không phải là sự chiến thắng đối thượng giao tiếp mà là sự đem lại lợi
ích cho cả hai bên càng nhiều càng tốt. Đây là nguyên tắc quan trọng và trọng tâm
của hoạt động giao tiếp.
- Chú ý thực hiện các quy phạm khách quan. Các quy phạm này là những đạo luật,
điều lệ, quy chế hoạt động của xã hội, của một cơ quan, một tổ chức hoặc những
quy tắc chun mơn, những nề nếp, thói quen, phong tục, tập quán của một dân tộc,
… nó giúp cho mỗi người nhận thức rõ về giới hạn và quyền lợi và nghĩa vụ của
mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

5


CHƯƠNG 2: TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP LÀ ĐIỀU KIỆN
ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI SỐNG VĂN MINH TRONG XÃ HỘI HIỆN
NAY – CHỨNG MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.1. Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp là điều kiện để trở thành một
người sống văn minh trong xã hội hiện nay
2.1.1. Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp – yếu tố cơ bản giúp xác định đúng
đắn mục đích, nội dung giao tiếp
Đây là một yếu tố khẳng định sự văn minh của chủ thể giao tiếp vì trong hoạt động
giao tiếp trước đây, con người chưa thực sự chú trọng đến việc xác định rõ các mục
đích, nội dung cũng như nguyên tắc trong giao tiếp bởi họ thông thường chỉ coi đây
là một hoạt động hết sức tự nhiên, bản năng. Tuy nhiên, trong thời đại mới, những
giá trị văn minh mới quy định hoạt động giao tiếp trở thành một hoạt động cần xác
định rõ những mục đích, nội dung cũng như tơn trọng các nguyên tắc cơ bản.
Trong giao tiếp, việc xác định đúng mục đích, nội dung giao tiếp là một yếu
tố tiên quyết để chủ thể giao tiếp tiến hành hoạt động giao tiếp và đạt thành cơng.
Mục đích giao tiếp là kết quả mà chủ thể giao tiếp hướng đến khi tiến hành hoạt
động giao tiếp. Nội dung giao tiếp là những vấn đề chủ thể đặt ra và giải quyết
thông qua hoạt động giao tiếp. Việc xác định đúng mục đích giao tiếp khiến cho

chủ thể giao tiếp có thể dễ dàng tiếp cận vấn đề, có những phương pháp giao tiếp
hiệu quả. Đồng thời, xác định rõ mục đích giao tiếp cũng giúp cho đối tượng xác
định được nội dung giao tiếp phù hợp, tránh lan man, dài dòng, lạc đề,… Cùng với
đó, mục đích giao tiếp chính là cơ sở để chủ thể giao tiếp đánh giá được mức độ đạt
hiệu quả của hoạt động giao tiếp và rút ra kinh nghiệm.
Việc tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp chính là cơ sở để xác định mục đích,
nội dung giao tiếp. Bởi dựa vào các nguyên tắc giao tiếp cơ bản như tôn trọng đối
6


tượng, lợi ích của hai bên tham gia giao tiếp, tôn trọng các quy phạm khách quan,
… chủ thể xác định cho mình mục đích, nội dung giao tiếp sao cho phù hợp với
hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp, tránh xảy ra các mâu thuẫn, tranh luận không cần
thiết hoặc vấn đề đặt ra khơng được giải quyết.
Ví dụ: Ơng A có nhu cầu giao tiếp với ơng B về việc thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, tuy nhiên ơng A khơng xác định rõ mục đích của mình
(cụ thể là thương lượng giá cả, hay xúc tiến hoạt động chuyển nhượng) chính vì
thế, ơng A khơng xác định được nội dung hoạt động giao tiếp, khiến hoạt động giao
tiếp trở nên vịng vo, dài dịng, lúng túng khơng đi đến kết quả mong đợi.
2.1.2. Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp – yếu tố giúp chủ thể giao tiếp được
đối tượng giao tiếp tôn trọng
Một trong những yếu tố được coi là sự văn minh của con người đó là sự
chuẩn mực trong hoạt động giao tiếp. Có được đối tượng giao tiếp tôn trọng hay
không, trước hết chủ thể giao tiếp cần tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp nhất là
nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp.
Việc tuân thủ nguyên tắc giao tiếp tạo ra quy định bắt buộc đối với chủ thể
giao tiếp là phải tôn trọng đối tượng. Để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng đối tượng,
chủ thể cần phải tìm hiểu kỹ đối tượng về sở thích, thói quen, hành vi và đơi khi là
cả những tật xấu và những điều khiến đối tượng khó chịu. Khi hiểu rõ đối tượng
giao tiếp, chủ thể cần xác định đúng đắn những chuẩn mực về hành vi của bản thân

trong hoạt động giao tiếp, cần làm những hành động gì để đúng với sở thích của đối
tượng, tránh làm những hành động gì để khơng khiến đối tượng khó chịu, mất
hứng, ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Ví dụ: Chủ thể giao tiếp là anh A thực
hiện hoạt động giao tiếp nhằm mục đích chiếm được tình cảm của chị B, trước hết
anh A phải tìm hiểu sở thích của chị B (thích đồ uống, đồ ăn gì, thích nói chuyện về
7


vấn đề gì) bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu chị B khơng thích gì để tránh tạo cảm
giác khơng thoải mái, sẽ khơng đạt được mục đích giao tiếp, tuy nhiên anh A lại
không thực hiện đúng nguyên tắc đó, do chị B là người đã nhiều tuổi và khơng
thích ai hỏi tuổi mình nhưng anh A lại vơ tình nhắc đến vấn đề tuổi tác, dẫn đến chị
B cảm thấy khó chịu và khơng có thái độ tơn trọng anh A. Nói chung, đảm bảo
thực hiện đúng yếu tố này, chủ thể giao tiếp sẽ được đối tượng tơn trọng, từ đó tăng
hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
2.1.3. Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp – yếu tố giúp chủ thể ln giữ vai
trị làm chủ hoạt động giao tiếp
Trong giao tiếp xã hội, người văn minh là người có khả năng làm chủ hoạt
động giao tiếp. Việc làm chủ hoạt động giao tiếp được thể hiện bằng cách chủ thể
giao tiếp ln có khả năng đưa ra các vấn đề và tạo ra nhu cầu giải quyết vấn đề
của đối tượng giao tiếp, hoặc khả năng xử lý tình huống giao tiếp cũng như xây
dựng các yếu tố tạo tính thú vị cho hoạt động giao tiếp. Để ln giữ được vai trị
làm chủ hoạt động giao tiếp, trước hết, chủ thể giao tiếp phải tuân thủ nguyên tắc
giao tiếp – cơ bản nhất là nguyên tắc tạo ra hay lựa chọn các giải pháp làm tăng giá
trị giao tiếp. Thực tiễn, hoạt động giao tiếp ln có thể xảy ra những tình huống mà
cả chủ thể lẫn đối tượng khơng thể lường trước, chính vì vậy, đảm bảo nguyên tắc
trên chính là yếu tố quyết định việc chủ thể có những hành vi xử lý đúng đắn tình
huống đặt ra dựa trên những lợi ích chung của cả hai bên tham gia giao tiếp, tránh
để hoạt động giao tiếp không những không đạt hiệu quả mong đợi mà cịn gây ra
mâu thuẫn khơng đáng có.

Ví dụ: Anh A thực hiện hoạt động giao tiếp với chị B với mục đích tình cảm,
trong q trình giao tiếp, vì quá hồi hộp và căng thẳng nên chị B tỏ ra ít nói, chỉ trả
lời ngập ngừng những câu hỏi của anh A, dựa vào những đặc điểm đã tìm hiểu

8


được chị B, anh A chủ động nhắc đến những vấn đề chị B thích thú, làm hoạt động
giao tiếp trở nên thú vị hơn.
Một ví dụ khác: Anh A mời chị B vào một quán cà phê, vì ngại ngùng nên
chị B nhờ anh A gọi giúp đồ uống, vì khơng biết chị B thích gì, nên anh A đã khéo
léo đi về phía quầy bán hàng và nhờ nhân viên phục vụ đến hỏi chị B, cịn mình gì
giả bộ đi vào nhà vệ sinh, sau khi trở ra thì chị B đã gọi được đồ uống ưa thích.
2.2. Một số giải pháp đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp
Có thể nói, việc tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp được coi là một trong
những điều kiện để trở thành người sống văn minh trong xã hội hiện nay. Do đó, để
đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp, cần nắm vững một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, thường xuyên nghiên cứu, học hỏi những kiến thức của khoa học
giao tiếp hiện đại. Đời sống ngày một phát triển, nhu cầu nghiên cứu, tìm ra những
quy luật vận động, phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội ngày một cao,
chính vì thế, ngày nay, rất nhiều cuốn sách, cơng trình nghiên cứu khoa học hướng
đến đa dạng hóa đề tài, nhất là những đề tài liên quan đến con người và xã hội, một
trong số đó là đề tài về lĩnh vực giao tiếp. Chính vì vậy, để tn thủ các nguyên tắc
giao tiếp cũng như hình thành các kỹ năng giao tiếp văn minh, chủ thể giao tiếp cần
thường xuyên bổ sung những kiến thức mới, luôn học hỏi để hồn thiện mình.
Thứ hai, trong q trình vận dụng các nguyên tắc giao tiếp vào trong thực
tiễn hoạt động giao tiếp, cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm. Tuân thủ các
nguyên tắc giao tiếp là việc chủ thể đảm bảo vận dụng cũng như kết hợp các
nguyên tắc một cách linh hoạt, khéo léo trong thực tiễn hoạt động giao tiếp. Do đó,
sau mỗi lần thực hiện giao tiếp, chủ thể cần có những tổng kết, đánh giá trước hết

là hiệu quả của mục đích đặt ra, tìm ra những khuyết điểm và nguyên nhân của
những khuyết điểm trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ nguyên tắc giao tiếp cũng
như các vận dụng, phối hợp các nguyên tắc đó.
9


KẾT LUẬN
Ngày nay, trong xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật,
truyền thông đại chúng đã hình thành nên một thời đại số hóa. Những tưởng trong
thời đại số hóa đó, việc giao tiếp trực tiếp giữa người với người trở nên hạn chế,
nhưng trái lại, hoạt động giao tiếp ngày một trở nên quan trọng đối với đời sống
con người bởi những giá trị nó mang lại ngày một rõ rệt. Chính vì thế, hình thành
nên một tâm lý khách quan đó chính là nhận định những người có khả năng giao
tiếp tốt là người văn minh.
Thơng qua giao tiếp, người ta có thể đánh giá được tư duy, độ nhạy bén và cả
trình độ nhận thức và khối lượng tri thức của người tham gia giao tiếp, vì vậy, việc
chủ thể giao tiếp thực hiện giao tiếp là cơ sở để đối tượng đánh giá về chủ thể. Điều
đó càng khẳng định vai trò của những nguyên tắc giao tiếp trong việc trở thành điều
kiện để con người xây dựng bản thân ngày một văn minh trong xã hội hiện nay.

10



×