Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.77 KB, 3 trang )
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang
Tím Hiệu Quả Cao
Khoai lang ở Việt Nam có nhiều giống với 3 nguồn xuất xứ chính là Trung
Quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhưng giống có tính hàng hoá cao được trồng thành
những vùng lớn như Kiên Giang, Vĩnh Long, Đắk Nông, Lâm Đồng thì đều
là giống có nguồn gốc từ Nhật. Tuy không phải là cây trồng có diện tích và
sản lượng lớn nhưng nông dân một số nơi đã trở nên giàu có nhờ khoai lang
như Đắk Nông, Vĩnh Long.
Các giống có nguồn gốc Trung Quốc do Viện Cây Lương thực và Cây thực
phẩm lai tạo có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện lạnh rét ở
các tỉnh phía Bắc nhưng lại tỏ ra không phù hợp với các tỉnh phía Nam.
Giống có nguồn gốc từ Mỹ trồng ở VN có chất lượng rất cao, ruột dẻo và
ngọt đậm và giá bán cũng rất đắt nhưng tiêu thụ ít do không xuất khẩu được.
Theo TS Hoàng Kim, Trường ĐHNL Thủ Đức, nhược điểm lớn nhất của
giống khoai Nhật là thời gian sinh trưởng đến trên 115 ngày, trong lúc các
giống khác thường chỉ 3 tháng. Người dân thường gọi tên giống dựa vào
màu sắc ruột khi đã luộc chín như Nhật đỏ, Nhật tím, Nhật vàng, Nhật
cam… Với năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha, trong đó có khoảng 30%
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật với giá cao, còn lại tiêu thụ nội địa với
giá khoảng 2.000 đ/kg nên thu nhập từ khoai cao gấp 2, gấp 3 so với
lúa.Khoai lang dễ trồng, dễ cho năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên trước
mắt chưa thể mở rộng bởi sức mua có hạn.
Đất trồng:
Khoai lang không kén đất lắm, tất cả các đất có thành phần cơ giới nhẹ,
thoát nước tốt đều thích hợp cho khoai lang. Khoai lang chịu được đất hơi
chua đến trung tính nhưng chịu được đất chua hơn đất kiềm.
Giống:
Tiêu chuẩn giống tốt: Chọn dây bánh tẻ, to, mập, khoẻ, không quá già hoặc
quá non, lá xanh, đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước, không sâu bệnh. Cắt dây
vào buổi chiều, rải dây nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây