Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh Thối Đốt Cây Bí Xanh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.57 KB, 3 trang )

Bệnh Thối Đốt Cây Bí Xanh
Hiện nay, cây bí xanh vụ thu đông của bà con nông dân đang trong giai đoạn
từ ra hoa đầu đến đậu quả bằng ngón tay. Tốc độ lan bò nhanh, ngọn mập,
có nhiều khả năng sai hoa đậu quả và cho năng suất cao. Tuy nhiên, không ít
ruộng bí đang có triệu chứng bị hại, đó là:

Cả đoạn dây hoặc một lá bị héo xanh và chết nhanh chóng. Nhìn trực tiếp thì
thấy ở cuối đoạn dây, lá bị chết đó có vết thắt thối đen rộng bằng cọng rạ
đến gần hai đốt ngón tay. Chính vết bệnh hại này đã phân hủy các mô tế bào
làm việc dẫn nước và dinh dưỡng qua đó không thực hiện được. Bà con
nông dân thường gọi là bệnh thối đốt cây bí và làm ảnh hưởng nhiều đến
tình hình sinh trưởng và năng suất. Những ruộng được đặt xen bầu ngay từ
giai đoạn lúa đỏ đuôi nhằm tranh thủ thời vụ hoặc làm luống hẹp và thấp cho
đỡ tốn công, dây bí bò lan trực tiếp xuống mặt ruộng thì triệu chứng bị hại
càng nhiều.
Chúng tôi cho rằng nguyên nhân gây nên là do một trong các loại nấm sẵn
có ở trong ruộng bí đó. Khi gặp các yếu tố như nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ và
độ ẩm không khí cao, nước ngập và nguồn dinh dưỡng hấp dẫn… thì các đối
tượng này đều dễ dàng lây lan phá hại. Sở dĩ ở các vụ bí xuân và hè thu hàng
năm bà con bắt buộc phải trồng bằng dàn là cũng nhằm tránh triệu chứng bị
hại này. Thực tế ngay từ đầu vụ thu đông đến nay, các yếu tố về thời tiết
hoàn toàn thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển các loại nấm bệnh; cây bí lại
đang bước vào giai đoạn xanh non tơ mướt, khả năng mẫn cảm với các loại
nấm hại này là rất cao.
Để phòng trừ có hiệu quả triệu chứng bị hại này, chúng tôi khuyến cáo bà
con nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau:
Những ruộng không có điều kiện làm luống cao, dễ đọng nước thì phải bổ lổ
tiêu thoát nước để đề phòng mưa gió bất thường gây ngập úng, mặt khác cần
phải kê lót bằng rạ kịp thời để dây bí hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh gây
thối đốt và thối quả sau này.
Cần thực hiện tốt chế độ tưới ẩm và tưới thúc phân theo quy trình để ruộng


bí luôn đủ dinh dưỡng, tiếp tục sai hoa đậu quả, quả nhanh lớn và cho năng
suất cao.
Thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện kịp thời triệu chứng gây hại để
chủ động trong công tác phun trừ. Khi ruộng bí đang có hiện tượng bệnh
phát sinh hoặc đã bị gây hại nặng thì cần cắt bỏ những đoạn dây, cuống lá
cùng vết bệnh đó và thu dọn vệ sinh tiêu hủy nguồn bệnh. Hiện trên thị
trường có nhiều loại thuốc đang được tuyên truyền khuyến cáo phun trừ hiệu
quả triệu chứng bị hại này.
Chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân phun trừ bằng thuốc
Score 250EC hoặc thuốc Ridomin 68MZ, kết quả thấy bệnh không lây lan
và dừng lại kịp thời. Kỹ thuật sử dụng như sau: 1 cốc Score 250EC loại
10ml được pha đều với 20 lít nước và phun ướt đẫm, đều cho từng bộ phận
trên cây bí; hoặc 1 gói Ridomin 68MZ loại 100 gram pha đều với 30 lít nước,
cũng phun ướt đẫm, đều cho tất các bộ phận trên cây bí.
Chú ý: Phun vào lúc chiều mát, không mưa và chỉ cần phun 2 lần, lần 2 cách
lần 1 từ 3 đến 5 ngày.

×