Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Danh nhân và những nhân vật tiêu biểu thời Hậu Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.28 KB, 21 trang )

HẬU NHÀ TRẦN VÀ CÁC
NHÂN VẬT


1. GIẢN ĐỊNH ĐẾ (1375-1410)
- - 10/1407 (sau khi Hoàng tộc nhà Hồ bị bắt đưa sang Trung Quốc), Trần
Ngỗi là người con thứ 9 của Trần Nghệ Tông, đã về đất Ninh Bình tuyển
qn đánh giặc, xưng làm Hồng đế, lấy niên hiệu là Hưng Khánh, lịch
sử gọi ông Giản Định Đế.
- - Ơng ở ngơi từ năm 1407-1409, sau đó làm Thái Thượng Hồng cho tới
khi mất năm 1410.


- - Trong trận đánh quân Minh (14/12/1408) tại bến Bơ Cơ, Giản Định Đế đã
tự mình cầm dùi đánh trống đốc chiến khiến quân lính được tăng thêm sĩ
khí, ra sức chiến đấu và giành thắng lợi lớn. Đây cũng là trận đánh lớn nhất,
oanh liệt nhất của ông.
- - Sau chiến thắng Bô Cô, ông muốn thừa cơ chiếm ngay Đông Quan. Song
Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số qn địch cịn sót lại rồi mới tiến. Do
bất đồng về sách lược và nghi ngờ Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân có ý đồ
phản nghịch, ơng đã sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh
Chân sợ hãi bỏ chạy cũng bị đuổi theo chém chết.


2. TRÙNG QUANG ĐẾ (1390-1413)
- Ông là con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội của Trần Nghệ Tông, gọi Giản
Định Đế bằng chú ruột.
- Con Đặng Tất là Đặng Dung căm giận vì cha bị giết oan, mới đem quân về
Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung. Trần Quý Khoáng (cháu họ của Giản
Định Đế) đến Nghệ An lập làm vua, lấy niên hiệu là Trùng Quang, lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống quân Minh.


- 4/1414, do quân ít không thể chống lại được với quân Minh, Trương Phụ, Mộc Thạnh
cho quân bao vây đã bắt được Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Súy giải về Trung
Quốc. Trên đường đi vua tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách.
Nhà Hậu Trần chấm dứt từ đó.


3. ĐẶNG TẤT

(1357-1409)

- Ông là vị tướng giỏi nhất thời nhà Hậu Trần, tình hình chiến sự cho thấy sau khi
ơng mất khơng ai xứng đáng có thể thay thế vị trí của ơng.
- Ơng cùng với dân qn Hóa Châu đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân
Chiêm, ổn định được biên giới phía Nam và bắt đầu chăm lo xây dựng lực
lượng với mưu đồ khởi nghĩa chống lại quân Minh.
- Ông được Giản Định Đế phong làm Quốc cơng sau đó gả con gái út để khẳng
định sự liên kết và xây dựng lòng tin.


- Sau đại thắng ở Bô Cô, Giản Định Đế muốn thừa thắng xông lên chiếm lấy
Đông Đô nhưng do bất đồng quan điểm và chiến pháp nên đã làm hỏng thời
cơ gây tổn thất lớn cho cuộc khởi nghĩa. Đây cũng là bước ngoặt khiến Giản
Định Đế đem lòng nghi ngờ ông và là nguyên nhân gây ra cái chết đầy đau
thương cho ông.

- Cái chết của ông dẫn đến sự phân hóa, tan rã trong quân nghĩa khiến cho
Giản Định Đế bị quân Minh bắt, dẫn đến sự kết thúc của nhà Hậu Trần.


4. NGUYỄN CẢNH CHÂN


(1355-1409)

Ông được vua Giản Định tin dùng và phong làm Đồng Tri khu mật tham mưu quân sự. Ông
đã giúp nhà Hậu Trần dành được nhiều thắng lợi lớn. Ngày 30/12/1408, quân ta đánh bại
quân Minh một trận oanh liệt khiến Mộc Thạnh phải dẫn tàn quân chạy vào thành Cổ Lộng.
Sau cùng do bất đồng trong chủ trương đánh giặc cùng những lời gièm pha
của gian thần và nghi ngờ ơng và Đặng Tất “có ý khác” do hai người từng
làm quan cho nhà Hồ nên Giản Định đã ra tay giết hại.


Mặc dù ông ra đi trong oan khuất nhưng cái tài và cái đức của ông vẫn được những thế hệ
sau kế thừa và phát triển cho tới tận ngày nay.
- Thời phong kiến: dịng họ của ơng là một dòng họ nổi tiếng, riêng đại chi ở Nghệ An có
1 người được phong Quốc cơng, 18 người được phong Quận công, 76 người được phong
Tước hầu. Nhiều người danh tiếng được vua chúa thời Hậu Lê tin cẩn: Nguyễn Cảnh Hoan,
Nguyễn Cảnh Khiên, Nguyễn Cảnh Hà.
- Thời nay: Hậu bối tiếp tục vang danh với nhiều người giữ chức vị quan trọng trong bộ
máy nhà nước, lãnh đạo danh nghiệp lớn như:


+ Giáo sư, viện sĩ tốn học Nguyễn Cảnh Tồn, một nhà khoa học đầu ngành về
giáo dục, từng làm hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, giữ chức Thứ
trưởng Giáo Dục Việt Nam, Phó Chủ tịch hội Toán học Việt Nam.
+ Nguyễn Cảnh Dinh từng là ủy viên Trung ương Đảng các khóa 5-8, Đại biểu
Quốc hội các khóa 7-10. Ơng cũng là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi, Bộ trưởng - Chủ
nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Ngồi ra khơng thể khơng nhắc đến những doanh nhân tiếng tăm hiện nay: CEO
Alpha Books – Nguyễn Cảnh Bình, ông chủ Eurowindow – Anh em Nguyễn Cảnh
Sơn, Cảnh Hồng, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ tỷ phú đầu tiên của

Việt Nam, đồng thời là nữ Tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á.


5. NGUYỄN CẢNH DỊ (1377-1414)
- Ông là con của Nguyễn Cảnh Chân. Sau khi cha bị giết oan, ông chỉ huy quân vào
Thuận Hóa theo khởi nghĩa Trùng Quang, đánh nhau với giặc Minh do Trương Phụ dẫn
đầu.
- Năm 1410, ông chỉ huy quân đội phá tan quân giặc do Đô đốc giặc Minh là Giang
Hạo chỉ huy tại Hà Hồng, rồi thừa thắng xông lên.
-Trương Phụ kéo quân đánh Nghệ An, ông cùng Nguyễn Súy chống cự quyết liệt
nhưng qn giặc đơng q nên ơng cùng tồn qn rút theo đường biển. Đến cuối
năm 1413, Trương Phụ bắt được ông cùng Nguễn Súy, giặc ra sức dụ hàng nhưng ông
không khuất phục còn mắng Trương Phụ “Tao muốn giết mày”, rồi bị Trương Phụ
giết rồi ăn gan ông.


6. NGUYỄN SÚY

(?- 1413)

- Đời Trùng Quang Đế ông giữ chức Thái phó và là người phụng mệnh đưa Giản Định
Đế về hợp tác cùng Trùng Quang Đế để chung lo việc đánh giặc Minh.
- Khi Trương Phụ đến đánh Hóa Châu, vào khoảng tháng 9/1413 thì đến Thuận
Hóa, Nguyễn Súy, Đặng Tất đã cùng nghĩa quân tấn công trại giặc, lên được thuyền
Trương Phụ định bắt sống y nhưng do khơng biết mặt nên Trương Phụ trốn thốt
được
- Sau đó, vua Trùng Quang bị bắt, Nguyễn Súy hay tin đã từ biệt vợ rồi chịu cho giặc
bắt để được đi theo vua Trùng Quang, giữa đường vua nhảy xuống sơng tự vẫn.
Nguyễn Súy một lịng trung thành với vua, với đất nước nên đã đánh chết tên giám
thủ của giặc Minh rồi trầm mình chết theo vua.



7. NGUYỄN BIỂU

(?- 1413)

- Ơng q ở làng Bình Hồ, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Ông đỗ Thái học sinh
thời cuối nhà Trần, làm quan đến chức Điện tiền Ngự Sử. Khi qn Minh xâm lược,
ơng phị vua Trùng Quang tổ chức kháng chiến và bị Trương Phụ giết hại một cách hèn
hạ khi đại diện vua đi sứ sang trại giặc.
- Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai
Nguyễn Biểu đi sứ, trước để xin cầu phong thực hiến kế hỗn binh, sau giảng hịa.
Tướng nhà Minh là Trương Phụ tiếp đón rất ngạo mạn, trịch thượng cịn hỏi “Sao yết
kiến mà khơng quỳ lạy ? ” Ơng quắc mắt đáp: “Trương Tống binh là bầy tôi của vua
phương Bắc, ta là bầy tôi của vua phương Nam. Cùng là bầy tôi cả cớ sao phải quỳ
lạy ?”


- Không bắt bẻ vào đâu được, Trương Phụ bè sai bày ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu
người luộc chín. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào bàn nói rằng: “Mấy thuở người Nam
được ăn thịt người Bắc”, rồi lấy đũa khoét đôi mắt chấm dấm mà nuốt, còn vừa ăn vừa
rung đùi ngâm thơ ưng tác “Cỗ đầu người”, khiến Trương Phụ phải kính phục toan tha
cho về.
- Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu có khả năng nuốt
được đầu người, tất cũng nuốt được đầu Trương Phụ. Hắn giận lắm lấy câu ấy làm vế
đối bắt Nguyễn Biểu phải đối lại. Ơng ung dung đáp: “Hựu tồn ngơ thiệt, hựu tồn Trần”
( Còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn).


- Trương Phụ tức giận sai trói ơng vào chân cầu để thủy triều dâng cao dìm

chết. Tương truyền ở dưới chân cầu, ơng dùng móng tay vạch tám chữ:
“Thất nguyệt, thập nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” ( Ngày 11/7, Nguyễn
Biểu chết).
- Nhân dân miền Nghệ An – Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa
vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm phúc thần.


TỔNG KẾT
Qn thì ít địch thì nhiều nên cuộc chiến chống qn Minh của vua
tơi nhà Hậu Trần được ví như việc dùng một cây gỗ để chống giữ
ngôi nhà lớn đã đổ dù đã làm hết sức nhưng thế sự vẫn chẳng khác
được, đất nước ta lại một lần nữa rơi vào tay giặc Minh và bước vào
thời kì Bắc thuộc lần thứ IV.


Tuy cuộc kháng chiến nhanh chóng thất bại nhưng vua tôi nhà Hậu Trần vẫn được
các nhà Sử gia và người đời sau đánh giá cao bởi tinh thần giữ nghĩa không chịu
nhục của họ.

Vua Trùng Quang khi bị giặc bắt cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để
cùng mất với nước, để sống đúng với cái nghĩa “quốc quân chết vì xã tắc”.
Các tướng nhà Hậu Trần đã hết sức giúp đỡ vua Trùng Quang trong suốt 5
năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí khơng núng, khí
thế càng hăng, đến kiệt sức mới chịu thơi. Lịng trung vì nước của người bề
tơi, dẫu trăm đời sau vẫn cịn tưởng thấy được.

- Ngơ Sĩ Liên -








×