Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Diện mạo và thành tựu thơ sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.02 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN

DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU THƠ SAU 1975

Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2023

1


BỐ CỤC TRÌNH BÀY
ĐỀ BÀI: DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU THƠ SAU 1975
1.

Tổng quan về thơ Việt Nam sau 1975

2.

Một số thành tựu nổi bật của thơ sau 1975

2.1

Các nhà thơ, tác phẩm tiêu biểu

2.1.1 Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
2.1.2 Thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ
2.1.3 Các nhà thơ trẻ xuất hiện sau năm 1975 nhất là những năm 1990
2.2

Những đổi mới về nghệ thuật


2.2.1 Về thể loại
2.2.2 Về ngôn ngữ
2.3

Một số khuynh hướng nổi bật

2.3.1 Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân
tộc
2.3.2 Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật
2.3.3 Xu hướng hiện đại và hậu hiện đại
3.

Sự chuyển mình của một số nhà thơ trước và sau 1975

3.1

Xuân Quỳnh

3.2

Chế Lan Viên

2


1. Tổng quan về thơ Việt Nam sau 1975
Bước sang giai đoạn sau 1975, thơ việt nam đứng trước một yêu cầu phải nói được
những tâm sự của con người khi trở lại với cuộc sống thời bình. Thơ là người bạn tri âm
để giãi bày những tâm sự đó. Có thể nói, trong hơn ba mươi năm tính từ thời điểm sau
năm 1975, thơ ca Việt Nam đã di được một đoạn đường dài trên con đường hiện đại hóa,

hội nhập với thơ ca nhân loại. Tinh thần dân chủ trong thơ được đề cao. Thơ trở nên đa
dạng hơn, tư duy nghệ thuật mở rộng hơn. Đó là những thành công đang ghi nhận.
Thơ ca sau năm 1975 khơng cịn êm mượt như thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 mà trở
nên trúc trắc hơn, ngôn ngữ thơ phong, giọng điệu thơ đa dạng hơn. Ngôn ngữ thơ đậm
chất đời thường, gắn với đời sống thường nhật, không ít nhà thơ có ý thức đưa ngôn ngữ
đời thường vào thơ. Nhiều nhà thơ thích sử dụng cách nói dân gian, khiến cho thơ vừa dễ
nhập vào long người đọc, vừa có khả năng tạo tiếng cười trong thơ. Ngôn ngữ thơ giai
đoạn này cũng giàu chất tượng trưng, là loại ngôn ngữ thường gặp ở những nhà thơ có ý
hướng cách tân, hiện đại thơ mà tiêu biểu là các cây bút như Lê Đạt, Nguyễn Quang
Thiều, … khi mà ngôn ngữ trong nghệ thuật thơ ca được chú ý nhiều hơn thì thì tất yếu sẽ
xuất hiện những quan niệm khác nhau. Có người cho rằng văn chương là một trò chơi, co
người khẳng định thơ là một vũ khí, lại có người cho thơ là sự biểu đạt tâm trạng cá nhân
hay cộng đồng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lưu ý, thơ ngày càng ít người đọc hơn.
Điều đó có nhiều lí do: sự bành trướng của công nghiệp thông tin và các phương tiện
nghe nhìn khiến văn hóa đọc bị thu hẹp, văn xuôi trở thành loại hình chủ đạo trong đời
sống văn họ… nhưng còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng: thơ bùng nổ về số
lượng song lại sút giảm về chất lượng trong khi đó trong lĩnh vực nghệ thuật, sự thịnh suy
của mỗi thời đại văn chương suy cho cùng phụ thuộc vào chất lượng.
Để giải được bài tốn này, khơng ai khác, nhà thơ chính là người đóng vai trò quan
trọng nhất. Vậy đội ngũ sáng tác trong văn học giai đoạn này gồm những ai, họ đã cố
gắng hết mình để hoàn thành sứ mệnh của mình với thời đại? Có thể khẳng định rằng đội
ngũ sáng tác thơ sau 1975 đông đảo, nhiều thế hệ và phần lớn trong số họ đã nghiêm túc
thực hiện trách nhiệm với nghệ thuật nước nhà. Từ đó tạo ra được một nền thơ với diện
mạo và khuynh hướng khác nhau, dù có những bước thăng trầm nhưng cũng khơng thể
phủ nhận vai trị quan trọng với nền văn học dân tộc.
2. Một số thành tựu nổi bật của thơ sau 1975
2.1. Các nhà thơ, tác phẩm tiêu biểu
 Các nhà thơ tiêu biểu
Hoàng Hưng, Trần Dần, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Quốc Chánh, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, và các nhà thơ nữ như Phan

Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly
 Tác phẩm tiêu biểu
- Mùa sạch (Trần Dần)
- Bóng chữ (Lê Đạt)
- Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng)
- Xẩm ngọng (Nguyễn Duy)
3


- Người dệt tầm gai (Vi Thuỳ Vinh)
- Chén nước (Xuân Diệu)
- Nói với con (Y Phương) …
2.1.1 Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ: Ngũn Đình Thi. Hồng Hưng, Trần Dần, …
Nguyễn Đình Thi sau năm 1975 đóng góp cho văn học nước nhà tập thơ Tia nắng
(1988), Trong cát bụi (1992) và Sóng reo (2001) là các tập thơ về cuối đời đậm chất triết
học của con người triết nhân. Mùa xuân (1977) là một bài thơ có thể nói tiêu biểu nhất
cho cảm xúc về mùa mở đầu một năm trong thơ Nguyễn Đình Thi. Nếu chú ý đến thời
điểm sáng tác, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cái nhiệt hứng của thi sĩ khi viết bài thơ này. Đó là
những ngày: tháng mà niềm vui đến say người, giải phóng miền nam, thống nhất đất
nước, giang sơn gấm vóc thu về một mối, đó là những ngày:
Tất cả lại bắt đầu – tất cả
Những ngày tháng những đời người
Giữa nghìn vất vả những niềm vui
Tất cả lại nảy chồi tươi biếc.
Ngắm những chồi biếc của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân cuộc đời, những
con người có lương tri sẽ không thể quên những Bùn bết máu trên mặt người tử sĩ.
Nhưng rồi vượt lên trên tất cả gian khổ hy sinh, một sớm mai nào ta ngỡ ngàng trước
cảnh:
Lá non đã xanh rờn mặt đất

Mùa xuân đang nói về hạnh phúc
Cánh chim bay trên sông núi lạ lùng
Giữa ngàn cây Gội sương giá tình yêu đến.
Thơ Nguyễn Đình Thi không nhiều “vần vè” vì thế chỉ có thể cảm nhận bằng cả sự
run bật cảm xúc mà thi sĩ truyền đến độc giả với tinh thần “đồng thanh tương ứng đồng
khí tương cầu”.
Thực chất sự đổi mới đã được phôi thai từ trước 1975 với Trần Dần, Lê Đạt, cuối
những năm 80 đầu những năm 90 với Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Hoàng
Hưng… Mà trước đó, vào năm 1946 nhà thơ Trần Dần là người chấp bút tun ngơn
nhóm thơ Dạ Đài (gồm Trần Dần, Vũ Hồng Địch, Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ
Hoàng Chương…) với những quan niệm thơ mới mẻ, độc đáo.
Các tác giả này đã xác lập nên một dòng mạch thơ gây nhiều tranh luận. Theo
cách gọi của Hoàng Hưng, đó là những nhà thơ theo “dòng chữ”. Họ Khẳng định “làm
thơ tức là làm chữ” hay “làm thơ tức là làm tiếng Việt” (Trần Dần), “nhà thơ chính là kẻ
phu chữ” (Lê Đạt). Thực chất đó là lao động với chữ. Có nhiều thủ thuật với con chữ:
4


giãn nở, cắt xén, phân mảng, sắp đặt, chia chữ… Kết quả họ mang lại là vô số văn bản
thơ kiểu dạng khác nhau, khơi gợi cảm xúc mới mẻ, minh chứng cho sự nhạy cảm trước
khả năng dồi dào của tiếng Việt.
Trần Dần là người đi tiên phong. Ngay kháng chiến chống Pháp ơng quyết liệt địi “chơn”
thơ Mới, tìm con đường đi riêng. Ông được mệnh danh là “Người cách tân số một Việt
Nam” (Dương Tường). Trần Dần từng tuyên ngôn: “Tôi viết – tức là tôi để con chữ tự
mình làm nghĩa”. Quan niệm này chi phối sâu sắc thi pháp thơ ông. Nhiều thi phẩm của
Trần dần không nhằm kể hay tả điều gì. Nó buộc người ta phải chăm chú vào chữ, không
bận tâm đến những gì ngoài chữ. “Mùa sạch” là một ví dụ điển hình.
Ngôn ngữ của Trần Dần luôn biến động, và ta thấy cả sự lao tâm của ông cho từng
con chữ. Lê Đạt nói “nhà thơ là phu chữ”, tôi nghĩ cụm từ này dùng để gọi Trần Dần thì
vô cùng đắc địa. Ngay trong cả loại thơ kiểu văn xuôi của ông vẫn ngồn ngộn hình ảnh và

cảm xúc thiên hà. Thơ trẻ hiện nay cố gắng nhiều trong thơ không vần hay thơ văn xuôi,
nhưng đọc lại Trần Dần 30 năm trước, vẫn thấy ơng cịn mới mẻ đến bất ngờ:
Anh vẫn tìm em qua chiều chủ nhật sạch
Qua công viên trong vắt sạch
Qua đèn hàn hạt sạch
Qua lưng vai thăn thắt sạch
Qua ngày ngăn ngắt sạch Tìm em
Anh vẫn tìm em qua chiều thứ hai sạch
Qua đơi môi mời sạch
Qua Hồ Tây mây sạch
Qua nhà đôi ngồi sạch
Qua thơi thới ngày sạch
Qua đơi giầy sạch Tìm em.
(Mùa sạch)
Cùng thời đó, Lê Đạt cũng là nhà thơ có nhiều cách tân thơ mới mẻ. Lê Đạt chủ
trương đường lối thơ “tạo sinh” – thơ phải dựa vào “ý tại ngôn ngoại”, phải cô đúc, đa
tầng, đa nghĩa, và đa ngã (phỏng theo nhà phê bình Thụy Khê). Thơ ông giàu nhạc điệu;
nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vơ vàn
những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh, địi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao.
Thơ Lê Đạt cách ly ở chữ, liên tục ở ý. Nó có thể tháo rời và tụ với nhau trong ý
nghĩa mới tùy theo ý thích của người đọc. “Bóng chữ” xuất hiện cấu trúc sóng ngang,
một câu có thể biến đổi tùy theo cách ngắt câu.
Chia xa rồi anh mới thấy em
5


Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng

Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu
(Bóng chữ)
“Ngó lời” cịn có cấu trúc sóng chéo, xiên, ngang, dọc. Cấu trúc lỏng khiến câu
thơ của ông vắng dấu ấn trung gian. Kết hợp câu chữ bất quy tắc, khiến cho câu thơ của
ơng nhạt nhịa đa nghĩa. Người đọc phải theo đuổi ngôn ngữ siêu tĩnh lược, dồn nén cao
độ. Nó in đậm cái nét riêng không thể lẫn trộn của Lê Đạt. Nó khiến người đọc không thể
thờ ơ những điều ông nghĩ, ông nói. Nó khiến Lê Đạt vẫn hiện đại đồng hành cùng lớp
trẻ đầu thế kỷ XXI. Ông không ngừng khám phá các ngõ ngách của từ và tiếng, của chữ
và lời, không ngại làm mới và khơng sợ bị coi là khác lạ. Ngồi sự dụng cơng về chữ, Lê
Đạt cịn là người đưa ra khái niệm thơ haikâu – một thể thơ mà mỗi bài, theo như tên gọi
của nó, chỉ có hai câu. “Ngó lời” và “U75 từ tình” là hai tập thơ tiêu biểu. Vì thế, có
người đọc thơ Lê Đạt ngộ ra những khả năng, những chân trời mới của thơ. Hoặc ngược
lại, đọc thơ ông mà thấy như lạc lối.
Nhà thơ Hoàng Hưng được biết đến như một điển hình của ý thức cách tân rốt ráo.
Trên cánh đồng chữ nghĩa, Hoàng Hưng mải miết xây một lối riêng bằng những từ, ngữ
vuông vức, gắn kết bền chặt, đầy sức mạnh của tư duy, chiêm nghiệm, suy tưởng… Ông
cũng đề xuất lối thơ “vụt hiện”, giống lối viết tự động ở phương Tây nhưng được đẩy đi
xa hơn. Các tập thơ tiêu biểu “Ngựa biển” (1988), “Người đi tìm mặt” (1993) …
Đêm xuống rồi
Ta lẻn
Đi tìm mặt mình
Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình
(…)
Mặt tơi trong gió cuốn
Mặt tơi trong nắng đốt
Mặt tơi trong lá ngón
Mặt tơi cịi vọng cơ liêu
Mặt tơi bàn tay ơm ấp
6



Mặt tơi đá núi im lìm
Mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm (…)
(Người đi tìm mặt)
“Người đi tìm mặt” là một biểu tượng thơ độc đáo, hiện đại cả về quan niệm lẫn
thi pháp. Tôi là Tôi, Tôi lại đang băn khoăn đi tìm chính gương mặt mình. Cái có lý ở
trong điều vô lý mà Hoàng Hưng muốn thể hiện.
Có một nhà thơ Dương Tường thể hiện rằng ngôn ngữ thơ lại chính là sự ký âm,
ký họa các phương diện của chữ:
Em về phố lặng lịng đổ chng llềnh llềnh nước lli
llng lloang llưng
lliêng llinh lluông buông boong ad lllibitum
(noel 1 – Dương Tường)
Nhà thơ đã chú trọng đến vấn đề biểu đạt của ngôn ngữ. Trường từ ngữ trong thơ
đã được mở rộng đến gần như không có giới hạn nào. Những từ thông tục, khẩu ngữ, biệt
ngữ đã có mặt khá thường xuyên trong thơ của nhiều tác giả. Đặc biệt nhấn mạnh bản
chất nghệ thuật ngôn từ của thơ, xem việc làm thơ là “làm chữ”…
2.1.2. Thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ: Nguyễn Duy, Thanh Thảo:
Nguyễn Duy đã xuất bản nhiều tập thơ sáng giá trong tiến trình thơ đương đại Việt
Nam: Phóng sự 30-4-1975(1981), Ánh trăng (1984) đã đưa ông lên vị trí là một trong
những nhà thơ “đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ” (Trần Đăng
Suyền), góp phần “in đậm dấu ấn của thời đại” (Lưu Khánh Thơ). Sau 1975, thơ Việt
Nam trải qua một giai đoạn chững lại, tìm đường. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Duy vẫn
“bền bỉ kiên trì trong quá trình sáng tạo, cố gắng đi sâu vào mọi khía cạnh của hiện thực
đời sống, hiện thực tâm trạng” (Lưu Khánh Thơ). Với các tập thơ: Mẹ và em(1987), Đãi
cát tìm vàng(1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về (1994), Vợ ơi(1995) cùng
tuyển tập Thơ Nguyễn Duy Sáu & Tám, Nguyễn Duy đã thuộc “lực lượng đi tiên phong”
(Trần Nhuận Minh) trong thời kì Đổi Mới với nhiều “chuyển đổi trong phương thức
chiếm lĩnh hiện thực, trong các quan niệm mới về nghệ thuật, trong thế giới nghệ thuật có

phần mới mẻ, khác lạ về con người, trong ý thức mới đối với tư cách chủ thể của nhà
văn” (Phong Lê). Để triết lí về các vấn đề nhân sinh, các nhà thơ thường tìm cho mình
một chỗ đứng, một vị thế thấp trong đời thường để cất lên tiếng thơ đồng cảm với những
thân phận ấy. Đó là cách mượn vị thế của tễu, xẩm, trẻ đồng dao.
Nguyễn Duy đã sử dụng giọng “xẩm ngọng” nói thơ:
Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi
Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm

7


Ngứa nghề hát ngọng nghẹo thôi
Người yêu nhau xúc phạm người ghét nhau
(Xẩm ngọng)
Sau 1975, thơ Thanh Thảo thường mở ra nhiều trường liên tưởng khác nhau, tạo ra
độ mờ nhoè về nghĩa. Và người đọc cũng rất “tự do” trong việc tiếp nhận bài thơ. Mai Bá
Ấn đã đánh giá khá cao lối tư duy thơ của Thanh Thảo trong những bài này: “Ở bậc tư
duy thơ này, ta còn thấy rất rõ việc từ bỏ cách phản ánh “đại tự sự” của chủ nghĩa hiện
đại để đi vào phản ánh “tiểu tự sự” của chủ nghĩa hậu hiện đại”. Mặc dù khái niệm “hậu
hiện đại” theo Thanh Thảo là cịn “mù mờ” nhưng những đóng góp của ơng trên bình
diện hiện đại hoá thơ là điều mà ai cũng nhận ra rất rõ.
Về mặt nội dung, thơ Thanh Thảo giai đoạn này chủ yếu hướng vào hiện thực
cuộc sống đời thường với những trăn trở về con người và những vấn đề nóng hổi của
cuộc sống. Tuy nhiên không vì thế mà thơ Thanh Thảo bớt đi tính trí tuệ. Ngược lại, chất
trí tuệ trong thơ ông được nâng lên một tầm khái quát mới. Những vấn nạn của cuộc
sống, sự giả dối của con người, cùng bao nhiêu cái xấu, cái ác nhan nhản tồn tại xung
quanh khiến Thanh Thảo phải chạnh lòng: “Có những lúc ra về lịng rỗng khơng/ vì phải
gặp trong cơ quan một thằng cặn bã” (Tôi chào đất nước tôi). Nhưng dù thế nào thì
Thanh Thảo cũng tin tưởng vào “một lòng tốt bình thường” của con người: “vì tôi tin mãi
mãi con người là bí mật/ mãi mãi chúng ta không đi hết bản thân mình” (Gởi

Iu.Bonđarep).
Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh… Thanh
Thảo đã góp phần tạo nên và hoàn thiện gương mặt của thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ. Sau
đại thắng mùa xuân 1975, Thanh Thảo vẫn là “người làm vườn” cần lao trên thửa ruộng
thơ ca của đời mình. Thơ Thanh Thảo trên chặng đường này là một hành trình trăn trở
của sự kiếm tìm và đổi mới tư duy nghệ thuật trong giai đoạn mới của văn học Việt Nam.
2.1.3. Các nhà thơ trẻ xuất hiện sau năm 1975 nhất là những năm 1990:
Một thế hệ thơ trẻ xuất hiện từ sau năm 1975, nhất là từ đầu những năm 90, đã
đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, cảm xúc mới trong thơ. Ít bị ràng buộc với
truyền thống, họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự tìm tòi, thể nghiệm, với nhu cầu bộc lộ
hết mình con người cá nhân. Họ táo bạo và bản lĩnh; đôi khi thậm chí liều lĩnh. Đã có
nhiều tên tuổi gây được sự chú ý: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh, Đồng Đức
Bốn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, và các nhà thơ nữ Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly
Hoàng Ly… Hơn lúc nào hết, đổi mới đặt ra như một nhu cầu sống còn của thơ ca và của
chính những người sáng tác. Họ đã chán ngấy sự cũ kỹ, nhàm chán. Vi Thùy Linh quyết
tránh xa những “mơ phạm, sáo mịn, ngụy tạo và hèn nhát”. Chị khẳng định “Tôi là một
nhà thơ sô lô. Tôi không cần dàn đồng ca. Tôi sẵn sàng là một chiến binh có thể bị tử đạn
để tạo nên làn sóng mới trong thi ca”
Phan Huyền Thư cũng thấy mình không thể tiếp tục viết:
Những vần thơ ảnh viện
Khóc buồn vui khơng màu
8


Cười những nụ cười giống nhau
Thơ của các cây bút nữ trẻ xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại đây chịu sự ảnh
hưởng của những mạch nguồn thơ nữ trước đó. Cùng với việc tiếp tục khai thác hướng đề
tài cũ nói về thân phận người đàn bà, về tình yêu và lòng thủy chung son sắt, tình mẹ con,
những tác giả thơ nữ trẻ đi sâu khai phá những đề tài mới đầy biến động của đời sống,
những va đập của đời thường, niềm khát khao mãnh liệt hướng tới những cái mới, những

chân trời lạ lẫm. Thơ của thế hệ mới bên cạnh những đề tài cũ, họ đi sâu khai thác bản
thể, khám phá những chuyển động của bản thể căng phồng sự sống, khám phá tình yêu,
nhục cảm, cái tôi cá nhân bí ẩn và đầy bất trắc. Và xuất hiện một cảm hứng mới rất hiện
đại mang đầy bản năng, cảm xúc: tính nhục cảm. Một thế hệ mới đã xuất hiện như Phan
Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi,… Họ dám sống, dám đương
đầu với thử thách, dám là chính mình trong cuộc kiếm tìm những giá trị nghệ thuật.
Dục tính là vấn đề đã được đưa vào thơ ca phương Tây từ rất lâu rồi, nhưng khi
thơ Việt bắt đầu nói đến, độc giả không ít kinh ngạc, cho là mất thuần phong mỹ tục.
Vi Thùy Linh là nhà thơ nữ tiêu biểu khi đưa vấn đề này vào thơ. Vi Thùy Linh
gây sốc với độc giả khi cô bước lên thi đàn thơ không phải với vẻ ngồi đoan trang, kín
đáo như bao cơ gái Việt Nam truyền thống, xưa nay vẫn vậy. Cô sẵn sàng phơi trần
những khát khao đam mê, ngang nhiên phơi trải lòng mình:
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em
Ào tung ký ức
(Người dệt tầm gai)
Nữ nhà thơ đưa cả nỗi “thèm chồng” lên trang giấy. Sự giải phóng nữ giới là sự
giải phóng trên tất cả các phương diện. Tại sao một người phụ nữ lại không có quyền
phát biểu khát vọng tình yêu, khát vọng dục tính của mình. Chị khẳng định: “Tôi không
viết về tình dục mà là viết về tình yêu… Tôi làm thơ hiện đại nhưng không phủ nhận
truyền thống! Trong thơ và trong đời, tôi muốn là một cô gái Việt nam mới, mang sức
sống của thế hệ mới, với sinh khí mới”
Khát vọng của cái tôi nhục cảm được thể hiện ráo riết và thôi thúc. “Vào sau cửa
buồng vần vũ mười lăm phút/ Ra đường đoan trang chớp mắt thướt tha…” (Phan Huyền
Thư)… Con người trong thơ của những cây bút nữ phá cách chịu sự chi phối rất mạnh
của đời sống cá nhân, đề cao đời sống cá nhân, dám sống thật với chính mình và có thể
coi đây là tiếng nói mạnh mẽ về giải phóng phụ nữ trong thơ ca.
Từ ngàn xưa ông, bà đã răn dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề”, nguyên tắc sống và
nguyên tắc cầm bút của Y Phương cũng thế. Con người nhà thơ mộc mạc, giản dị trong
cả đời thường. Tuổi thơ của Y Phương được bao bọc bởi những câu chuyện tưởng như

huyền thoại, về một người cha đầy bí ẩn của chính mình – chính cái lí lịch ấy trở thành
một tì vết tạo trắc trở cho nhà thơ khi muốn hòa nhập cùng cộng đồng. Nguyên tắc sống
ấy đã theo suốt người lính đặc công từ các chiến trường ở mặt trận phía nam và biên giới
phía bắc cho đến khi rời quân ngũ trở thành nhà thơ thực sự. Sống giữa thủ đô Hà Nội là
một dịp để nhà thơ tự nhận thức về mình và dân tộc mình. Ông vẫn giao tiếp với vợ con
9


bằng tiếng Tày để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà thơ cảm thấy buồn khi con em
dân tộc ít người quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc văn hóa. Y Phương tâm sự: “Cứ phải
sống thẳng băng như đường mực. Người làng dạy tôi như vậy – Nhất định không bao giờ
quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người”. Nhiều người từng quan niệm đời chỉ
sống một lần vì thế phải sống sao cho đáng sống, Y Phương cũng vậy: “Ai cũng chỉ sống
một lần. Nên ta tranh thủ sống. Tích cực sống. Nhiệt tình sống. Hăm hở sống. Sống như
cháy đến giọt cuối cùng. Sống phải đáng sống. Sống không làm con bù nhìn”. Ông phần
nào bộc bạch quan niệm sống qua thơ:
Anh tự biết mình như chén nước
Chớ rót đầy
(Chén nước)
Quan niệm về lao động nghệ thuật của Y Phương thật nghiêm túc nhất là khi ông
đã quyết định ở hẳn lại với thơ. Y Phương có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một
cách rõ ràng và có thể khẳng định “một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là
biểu hiện của một nhà thơ lớn”. Y Phương viết đều đặn kể từ khi bài thơ đầu tiên được
đăng báo năm 1973, tuy có những lúc “thơ xếp từng xấp, có bạn tâm giao đến thì đọc,
nhâm nhi với nỗi buồn cho qua ngày”. Y Phương viết thật lịng với những gì ơng trơng
thấy và cảm nhận được, ông viết như đang tâm sự với bạn đọc. Đôi khi đọc thơ Y
Phương người đọc bắt gặp những suy nghĩ của chính mình mà nhà thơ đã nói hộ. Những
vần thơ Y Phương là lời nhắn nhủ, khuyên răn hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói

Sống như sơng như suối Lên thác xuống ghềnh Khơng lo cực nhọc
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương Cịn q hương thì làm phong tục.
(Nói với con)
Nhà thơ Lị Ngân Sủn sinh 1945, quê Bát Xát – Lào Cai. Ông được gọi là “Người
con của núi”, vì 17 tập thơ ông đã xuất bản, phần lớn viết về vùng đất ông đã sinh ra và
lớn lên. Bài thơ nổi tiếng của Lò Ngân Sủn: “Chiều biên giới” đã được nhạc sỹ Trần
Chung phổ nhạc và được nhiều người yêu thích:
Chiều biên giới Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
10


Như rừng cây của lá
Như tình u đơi ta.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sơng đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.
Và nhà thơ Inrasara với nhiều tác phẩm thơ mang dấu ấn của người Champa:
Khi nỗi đau đi vào nỗi đau khai hoang ánh sáng
soi khoảng hồn đã q xanh xao
chúng ta nhìn vào mắt nhau khơng mộng mị
kí ức chở số phận chúng ta rời bỏ ga buồn.

Trong kiêu hãnh đắng cay
khi ốc đảo biết gọi mời ốc đảo
ngón tay đan ngón tay khai sinh hơi ấm không hề gầy
rắn rỏi hơn đức tin vào Chúa.
(Hạt Mùa Mới)
Con sông, cánh rừng ngày xưa chết yểu tên chợt bật trên môi chúng ta em tin chúng có
thể nâng linh hồn từng tủi thân được / mất gượng dậy tìm về?
Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa.
Đó là những thế hệ nhà thơ đã làm nên một thời đại mới, thời đại văn học đương
đại, vươn mình sánh với văn học thế giới. Nhiều nhà thơ đã trải qua những biến dộng của
11


lịch sử nước nhà từ thời cịn trong nơ lệ, nhiều nhà thơ trẻ xuất hiện với sức sống dào dạt,
… Tất cả như đã nói tạo nên một diện mạo thơ sau 1975 khác lạ, cuốn hút, đầy thú vị bởi
đa âm, đa sắc. Là những thế hệ đi sau, chúng ta tự hào về nền văn học dân tộc, vì những
nhà thơ đã âm thầm lao động sang tạo nghệ thuật để góp phần khẳng định vị thế của văn
học nước nhà.
2.2. Những đổi mới về nghệ thuật:
2.2.1 Về thể loại:
- Dòng cảm hứng sử thi mở rộng biên độ thể loại
Sau 1975, khuynh hướng sử thi vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính. Nhưng thay vì
cổ vũ chiến đấu, thơ ca chuyển sang tổng kết chiến tranh, ca ngợi quá khứ hào hùng,
khẳng định thành quả cách mạng.
Hàng loạt trường ca ra đời cho thấy sức sống của thể tài lịch sử dân tộc vẫn mạnh mẽ
sau chiến tranh: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu
Thỉnh), Sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu), Trầm tích (Trần Hồng Cương), Oran 76 ngọn, Ba

dan khát (Thu Bồn), Những vùng rừng không dân (Phạm Tiến Duật)….
- Cảm hứng thế sự mở đường cho nền văn học phi sử thi phát triển
Trong thời gian mười năm sau chiến tranh, cảm hứng thế sự đời tư vẫn chưa có chỗ
đứng trong nền văn học Việt Nam. Nó chỉ được xuất hiện như một gam màu phụ trong
bức tranh sử thi cách mạng.
Chẳng hạn, trong trường ca Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh đã tái hiện bức tranh
hoành tráng của những binh đoàn làm nên chiến thắng vĩ đại. Tuy nhiên, tác giả cũng
lồng ghép vào bức tranh sử thi ấy hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhoi ở hậu phương không
thấy chồng trở về:
Hai mươi năm chị tôi đi đầy đò
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi thanh xuân trong má lúm đồng tiền
Một trong những nhà thơ tiên phong nhìn nhận lại những mặt được - mất của chiến
tranh là Chế Lan Viên:
Mậu Thân hai nghìn người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có ba mươi. (…)
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
12


Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ !
(Ai ? Tôi !)
Hay, Tố Hữu - người có giọng thơ sử thi cường tráng nhất cũng chuyển dòng cảm
hứng. Trong hai tập Một tiếng đờn, Ta với ta, có rất nhiều bài được viết bằng giọng điệu
thế sự. Ông than thở tình người đen bạc, thay đổi khơn lường. Ơng băn khoăn trước lối
sống thực dụng đang tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm:

Đời đâu phải thị trường nhân phẩm
Gian ác mang mặt nạ thánh hiền
Tình nghĩa cũng theo thời lạnh ấm
Bạc vàng đo giá trị, sang hèn?
(Chân trời mới)
Cảm hứng thế sự và đời tư là hai yếu tố cấu thành nền văn học phi sử thi. Cả hai cảm
hứng này đều phổ biến trong văn học Việt Nam sau năm 1975.
- Thơ thiên về bộc lộ cảm xúc đời tư của cái tôi cá nhân phức tạp, bí ẩn, vô thức
Sau năm 1975, đất nước được hòa bình, thơ Việt Nam đã quay trở lại cảm hứng đời
tư đã có từ trước đó nhưng dĩ nhiên, có sự cách tân đổi mới trên nhiều phương diện.
Thơ sau đổi mới thường mang âm hưởng buồn. Nhưng nỗi sầu của con người rất đa
dạng. Có những nỗi buồn rất khó gọi tên, khó diễn tả, phức tạp, bí ẩn. Như Nỗi buồn của
chiếc bóng của Phạm Thị Ngọc Liên. Thường nói đến cõi sâu vô thức, bí ẩn của tâm linh
con người như giấc mơ siêu thực trong Đêm ngụ ngôn của Từ Dạ Thảo. Nhiều nhà thơ
quan niệm thơ là tiếng nói tâm linh bí ẩn, là dòng chảy của tiềm thức. Phan Hoàng xem
thơ như một Hộp đen báo bão. Nó bí ẩn giống như dòng chảy của tiềm thức con người.
Muốn hiểu thơ, phải làm thao tác giải mã.
- Mở rộng quan niệm thể loại thơ
Thể thơ lục bát vẫn tiếp tục được sáng tác nhưng biến thể rất nhiều. Trước hết, nó gia
tăng yếu tố trào phúng, ngôn ngữ bụi bặm, lệch chuẩn. Tác giả đã làm lạ hóa câu thơ lục
bát bằng cách ngắt nhịp bất thường, tốc độ đọc nhanh - chậm, viết hoa - viết thường,
không thụt đầu dòng…
Thể thơ tự do được sử dụng khá nhiều. Mỗi nhà thơ có một lối thể nghiệm riêng trong
thể thơ tự do. Sự sáng tạo thể thơ tự do chủ yếu thể hiện ở lối vắt dòng, ngắt nhịp và tạo
hình cho bài thơ.
Thơ Haiku vốn là một thể thơ truyền thống của Nhật Bản nhưng ngày càng phổ biến
khắp thế giới. Ở Việt Nam, thơ Haiku được đưa vào chương trình môn Văn bậc trung
học. Nhiều nhà thơ, nhà giáo đã vận động sáng tác một thể loại mới là thơ Haiku Việt.
13



Hiện nay, Câu lạc bộ thơ Haiku hoạt động rất sôi nổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
và có chi nhánh ở nhiều tỉnh.
Thơ văn xuôi phát triển mạnh mẽ và có nhiều hình thức tồn tại rất đa dạng. Mỗi nhà
thơ sáng tạo cho mình một hình thức thơ văn xuôi không giống ai: Nhân chứng của một
cái chết (Nguyễn Quang Thiều), Ô mai (Đặng Đình Hưng), Bài thơ hai từ (Trần Tiến
Dũng), Mười bài tập mùa xn (Mai Văn Phấn), Phóng đãng của trí nhớ (Nguyễn Quốc
Chánh)…
2.2.2. Về ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ đậm chất đời thường
Gắn với đời sống thường nhật, không ít nhà thơ có ý thức đưa ngôn ngữ đời thường
vào thơ. Nhiều nhà thơ sử dụng cách nói dân gian, khiến cho thư vừa dễ nhập vào người
đọc, vừa có khả năng tạo nên tiếng cười trong thơ.
Thơ ca Việt Nam trước đây có phần quá nghiêm trang và đậm chất giáo huấn nên
việc tạo nên những cách nói kiểu “xẩm ngọng” và giọng điệu “bụi bặm” đã khiến cho thơ
trở nên “tếu táo” hơn và cũng gần gũi với người đọc hơn như
Tạnh men là tạnh la đà
Tạnh cơn một bóng ảo ra chính hình
Phàm trần bớt chút lung linh
Các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần
(Kiêng – Nguyễn Duy)
Màu sắc đời thường trong thơ đã giúp cho thơ trở nên đời hơn, gần gũi hơn với cuộc
sống
- Ngôn ngữ giàu chất tượng trưng
Đây là ngôn ngữ thường gặp trong những nhà thơ có ý hướng cách tân, hiện đại
thơ mà tiêu biểu là những cây bút như Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều,... Ngôn ngữ tượng
trưng khiến cho nghĩa thơ trở nên mờ nhòe, độ mở của hình tượng thơ được nhân lên.
Màu sắc lạ hóa trong ngôn ngữ thơ trở nên nổi bật. Có thể thấy rõ trong đoạn thơ của
Nguyễn Quang Thiều
Trên cánh đồng mênh mông, cỏ không đặt ra nghi lễ bốn mùa

Tơi trở về tìm nơi khơng tiếng cười, khơng có bóng cây
Bền bỉ hơn sự im lặng, lưỡi cày từ tháng giêng thuở trước
Dựng lên những luống đất của cơn mơ, người lạ đến gieo trồng
(Độc thoại)
14


- Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ
Những người đi đầu là những nhà thơ lão thành như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm,
Dương Tường… Xem thơ như một sân chơi ngữ nghĩa có thể thấy trong Mùa sạch (Trần
Dần):
Anh vẫn tìm em qua chiều chủ nhật sạch
Qua cơng viên trong vắt sạch
Qua đèn hàn hạt sạch
Qua lưng vai thăn thắt sạch
Qua ngày ngăn ngắt sạch
Tìm em
Hay, Trong bài Noel 1, Dương Tường sáng tạo ra một kiểu thơ có thể cảm thụ
bằng nhiều giác quan. Có nhiều từ lạ lẫm mô phỏng âm thanh của phố xá. Cách sắp xếp
độ dài ngắn các câu cũng tạo ra những ấn tượng thị giác, kích thích trí tò mò:
Nen ren em quen
Em về phố lặng
Lịng đổ chng
Llềnh lluềnh nước
Trước đây, người ta xem thơ như là một phương tiện để chuyển tải tư tưởng tình
cảm. Nay, nhiều người xem thơ như một trò chơi sáng tạo. Họ nắn từ ngữ thành những
hình thù khác nhau. Bởi vậy, đến với thơ trẻ là đến với những trò chơi chữ nghĩa bất tận.
=> Nhìn chung, thơ Việt Nam sau năm 1975 đã cố gắng phá vỡ những khuôn khổ
cứng nhắc của nền văn học sử thi. Nó đi tìm một lối thể nghiệm mới trên phương diện
ngôn ngữ và thể loại. Dẫu rằng trên hành trình tìm kiếm hình thức mới, các nhà thơ tân

hình thức, thơ trẻ luôn gặp những cặp mắt kỳ thị, những lời giễu cợt phản bác. Có thể
những cuộc thử nghiệm của nó thành công hoặc thất bại. Nhưng những thanh âm mới mà
nó đệm vào dàn nhạc thơ ca dân tộc vẫn có những tiếng vang nhất định.
2.3. Một số khuynh hướng nổi bật:
2.3.1. Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận
của dân tộc
Đứng trước bề dày lịch sử chiến tranh của dân tộc, các nhà văn đã có một độ lùi cần
thiết để nhìn về cuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. Trước đây, hiện thực
hiện lên trong một tác phẩm thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến
tranh chủ yếu hiện lên trong ký ức. Chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt trước mà nó
còn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành. Đáng chú ý
là trong khoảng gần ba mươi năm qua xuất hiện 2 đợt sóng trường ca: đợt thứ nhất xuất
15


hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và đợt thứ hai xuất hiện vào những
năm cuối thế kỷ XX. Sự xuất hiện của các tập trường ca cho thấy nhu cầu tổng kết về
chiến tranh và lịch sử trong thơ ca là có thật. Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng cái
nhìn sâu xa về lịch sử đất nước – một lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương
và bất hạnh. Những tập thơ trong giai đoạn này thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ
về thế thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử.
Sự vạm vỡ, tính trường sức của thể loại được gắn kết với những trải nghiệm cá nhân
và những suy tư mang tính khái quát cao đã khiến cho thơ ca giai đoạn này có được
những khúc ca giàu tính nghệ thuật về số phận đất nước.
Một số cây bút thành danh ở thể loại trường ca: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn
Đức Mậu,...
2.3.1. Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường
nhật
Đây là xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975.
Trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó là nỗi buồn

không hẳn là nỗi buồn kiểu thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một
cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần tượng gây đổ, ảo tưởng bị ta vỡ khi nhận
ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm
cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xa dần truyện, bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và
có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: “Em chết trong nỗi buồn/Chết như từng giọt sương”
(Lâm Thị Mỹ Dạ).
Nét nổi bật của xu hướng này là các nhà thơ rung động trước những biến đổi tâm
lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như mong manh. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít nỗi
đau giả, những tiếng khóc vờ vì cảm xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ. Buồn, cô
đơn là một phạm trù thẩm mỹ và cũng là một đề tài nổi bật của thơ ca. Điều quan trọng là
nhà thơ phải thể hiện được những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Thơ ca
sau 1975 tuy viết nhiều về nỗi buồn nhưng dường như vẫn còn hiếm những nỗi buồn cao
cả được thể hiện một cách sâu sắc và ám ảnh.
2.3.3 Xu hướng hiện đại và hậu hiện đại
Từ cái nhìn hiện đại, thơ Việt trở dạ và đặt các nhà thơ trước một thực tế: nếu
quay lại với cách cảm cũ, cách nói cũ thì có nghĩa là anh ta đã chấp nhận hậu quả “theo
chồng bỏ cuộc chơi”. Những tác phẩm hiện đại và hậu hiện đại vẫn phải là những tác
phẩm thể hiện được chân dung tinh thần của thời đại hậu công nghiệp cũng như tâm thức
của con người trong xã hội hiện nay. Chính những điều đó mới là nhân tố quyết định, nó
đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức diễn ngôn mới, cách tạo âm và tạo nghĩa mới. Vì
thế, việc thúc đẩy tính hiện đại trong thơ không phải là chạy theo những thời thượng nghệ
thuật mà quan trọng hơn, nhà thơ phải thể hiện được tinh thần hiện đại trong tác phẩm
của mình. Trong nghệ thuật hiện đại, con người có ý thức nêu lên quan điểm cá nhân và
chống lại những quan điểm mang tính toàn trị. Nhưng dù có đổi mới thế nào đi chăng
nữa, dù sáng tạo theo cách nào đi nữa thì thơ ca vẫn phải là tiếng nói hồn nhiên nhất,
nguyên sơ nhất và giàu tính nhân bản nhất của con người về cuộc sống, vì sự cao đẹp của
con người.
16



3. Sự chuyển mình của một số nhà thơ trước và sau 1975
3.1. Xuân Quỳnh
Năm 1975 là cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đồng thời đó cũng là
mốc son đánh dấu sự chuyển mình trong sáng tác văn chương, quan điểm nghệ thuật của
các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Trước 1975, thơ ca phục vụ nhiệm vụ cách mạng, hướng
đến quần thể nhân dân và đậm chất sử thi. Sau 1975, từ chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam đến chủ nghĩa nhân văn - Bước đột phá trong tư duy nghệ thuật của thời kỳ
mới. Với nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã có những chuyển biến nhất định.
Trước 1975, Xuân Quỳnh sáng tác chủ yếu vào những năm kháng chiến chống Mĩ
với các bài thơ như: Tập Tơ tằm – Chồi 1963, Hoa dọc chiến hào, 28 bài – 1968; Gió
Lào, cát trắng – 1974
Thơ Xuân Quỳnh trước 1975 là đời sống thực, đời sống của bà trong những năm
đất nước còn đang bị chiến tranh, nghèo đói, thơ của Xuân Quỳnh là những lo toan con
cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ. Những nét riêng trong thơ của Xuân
Quỳnh so với các thế hệ nhà thơ hiện đại khác cùng thời đó chính là cái gọi là khía cạnh
nội tâm.
Cô gái lấy chồng dù khơng cách núi sơng
Q mẹ nhìn về mênh mang nước trắng
Sao xa cách như một hòn đảo vắng
Biết gửi ai cho mẹ bát canh cần
(Bài hát đắp đường – Hoa dọc chiến hào)
Giai đoạn trước 1975 đa phần thơ thiên về phản ánh sự kiện xã hội, tâm trạng của
tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn của tác giả hòa chung với vui
buồn của người dân trong xã hội.
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc..."
Bài "Tiến quân ca"hát trong phút giây xa đất nước
Xao xuyến trong lòng như tiếng mẹ u thương
Nhìn mắt bạn bè đều thấy bóng q hương
(Q hương - Chồi biếc)
Có văn cơng Việt Nam đêm nay thao thức

Cũng như tàu lưu luyến trăm ga
Từ trái tim em cất cao tiếng hát
Sau 1975, khi Xuân Quỳnh cất tiếng reo vui như một lời Tự hát: “Em trở về đúng
nghĩa trái tim em” cũng là lúc bà bắt đầu một hành trình sáng tác mới: hành trình thơ hậu
chiến. Vẫn là cái tôi Xuân Quỳnh trong những băn khoăn, xao động từ thuở Chồi biếc
nhưng đây là hành trình lộ diện rõ nhất chân dung người đàn bà yêu và làm thơ trong nét
giọng điệu trăn trở, âu lo, đầy ưu tư, khắc khoải. Sự trở về với cái tơi cá nhân khơng nhịe
17


lẫn của một trong những cây bút xuất sắc nhất nền thơ hiện đại Việt Nam cho thấy rõ hơn
tính quy luật của văn học giữa hai thời điểm trước và sau chiến tranh.
Khi đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta lại thấy rất rõ một Xuân Quỳnh hào phóng
nồng nhiệt, tha thiết yêu, tha thiết sống; một Xuân Quỳnh nhạy cảm, luôn băn khoăn xao
động, lúc nào cũng trẻ trung, tươi mới. Đặc biệt, nét giọng điệu của ngày thường, đời
thường vang lên từ trái tim của người đàn bà khát yêu, khát sống, ám ảnh như một chủ
âm, giúp Xuân Quỳnh nhanh chóng tìm được chỗ đứng, trong khi nhiều nhà thơ còn loay
hoay tìm đường đi cho riêng mình. Tự hát (1984) và Sân ga chiều em đi (1984) là những
trái chín ở một mùa gặt mới của Xuân Quỳnh, góp phần làm đa sắc diện gương mặt thơ
Việt Nam sau chiến tranh.
Là người luôn sống ở đỉnh cao của cảm xúc, “vui cũng vui hơn mọi người mà
buồn cũng buồn hơn mọi người”, thơ Xuân Quỳnh nhiều xao động, trăn trở. Vốn mang
một tâm hồn thơ đầy nữ tính, cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh cũng là cách
cảm riêng của một người phụ nữ, người vợ, từ nỗi âu lo “trời trở rét” đến trạng thái cảm
xúc bất ổn “thời gian trôi sau cánh cửa một mình, tờ lịch mỏng trơi theo lịng ngóng đợi”.
Cứ bình dị như thế, mà sâu sắc, đa đoan trong hình dung của người đọc về người đàn bà
yêu và làm thơ. Một nhà thơ của hạnh phúc đời thường, của sự gắn kết giữa truyền thống
và hiện đại.
Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, bằng trái tim yêu và bản năng của một
người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện cách ứng xử mang đầy tính nhân bản. Không thể

chống chọi lại quy luật của tự nhiên, bà cố gắng níu giữ bằng chính nỗ lực của bản thân:
Chi chút thời gian, chi chút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
(Có một thời như thế)
Thơ Xuân Quỳnh, nhất là ở chặng đường sau chiến tranh, lúc đằm thắm da diết
Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ
(Bàn tay em)
Lúc thì trân trọng, nâng niu và thái độ sống hết mình với hiện tại:
Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong em là có thật
(Nói cùng anh)
18


Cảm giác về thời gian luôn đồng hành với những nỗi buồn, niềm lo, tạo nên giọng
điệu chính trong những tập thơ sau chiến tranh của Xuân Quỳnh. Khi Xuân Quỳnh khẳng
định sự bất biến của thời gian, không gian một cách mạnh mẽ: “Chẳng có thời gian
chẳng có khơng gian/ Chỉ tuổi trẻ tình yêu là vĩnh viễn”, chính là lúc tâm hồn chị trở nên
yếu đuối. Nghe trong giọng thơ đã hằn lên nỗi lo âu, lo tuổi trẻ sẽ vụt qua như một áng
mây, tình yêu cũng bảng lảng, phiêu du như màu khói… Lúc Xuân bình tĩnh nhận ra sự
chảy trôi, không bền vững, giọng thơ lại cứng cỏi: “Em biết tình u khơng phải vơ biên/
Như tia nắng chúng mình khơng sống mãi”. Cứ như thế, đời bà, thơ bà là một nghịch lý
cho đến suốt đời bà vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp. Theo những biến đổi thăng trầm
của cuộc đời, một cuộc đời tuy không dài nhưng cũng chẳng ngắn trong bộn bề suy tư
của Xuân Quỳnh, cảm giác ấy càng ngày càng rõ nét, khắc khoải trong những bài thơ bà
viết. Giọng ám ảnh một niềm lo. Lo ngày mai, em đã khơng cịn là em của hơm nay:
“Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa”. Nhất là nỗi lo vì sự
mong manh, dễ vỡ của tình yêu trong cuộc đời đầy biến động: “Em đâu dám nghĩ là vĩnh
viễn/ Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”. Có những nỗi lo tưởng như bâng quơ nhưng lại

nói lên rất rõ chất Xuân Quỳnh: “Mùa thu nay sao bão mưa nhiều/ Những cửa sổ con tàu
chẳng đóng”.
Lo âu đích thực là chất giọng Xuân Quỳnh, làm nên một cái tôi khắc khoải, ưu tư.
Khơng cịn sự ác liệt, thương đau của chiến tranh nhưng giữa bộn bề của đời thường, giữa
thị phi của nhân tình thế thái, dường như Xuân Quỳnh nhìn đâu cũng thấy bão giông, mất
mát. Có những bài thơ từ đầu đến cuối, giọng thơ cứ bâng khuâng, hư ảo nhưng lại rất
thật một niềm lo:
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lịng anh có đổi thay
(Hoa cỏ may)
Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng, khao khát tình yêu,
hạnh phúc đời thường. Tình yêu, với Xuân Quỳnh, là sức mạnh nhưng cũng thật mong
manh, dễ đổ vỡ. Xuân Quỳnh đã kiếm tìm, yêu thương gắn bó, rồi chia lìa bất hạnh để lại
hi vọng tìm thấy tình yêu mới. Trải qua những cung bậc ấy, tình yêu trong thơ Xuân
Quỳnh vẫn say đắm nhưng bớt dần vẻ rạo rực, sôi nổi ban đầu mà trầm tĩnh, lắng sâu
hơn: “Em lo âu trước xa tắp đường mình/ Trái tim đập những điều không thể nói”.
Lo âu làm cho thơ Xuân Quỳnh giàu chất ưu tư, những trạng thái cảm xúc vẩn vơ
đầy nữ tính. Một cơn gió chuyển mùa, một tiếng còi tàu, vài chiếc lá rơi, cánh buồm
ngồi sơng, một mùa thu lắm mưa nhiều bão… tất cả đều khiến bà vơ vào mà cả nghĩ.
Nếu như mỗi trạng thái cảm xúc đều có những biểu hiện riêng thì lo âu luôn gắn với nỗi
khắc khoải ưu tư. Ở Xuân Quỳnh, trong nỗi lo ấy lại có cả niềm tin. Lo âu không làm cho
cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh trở nên bi quan, chán nản, trái lại vẫn tin tưởng, hy
vọng. Sự hòa quyện ấy góp phần làm nên sức quyến rũ trong giọng thơ Xuân Quỳnh. Chỉ
19


một câu hỏi tưởng chừng như bâng quơ, bà đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới
tình yêu đầy biến động, có mong ngóng, đợi chờ và hy vọng, có niềm tin và cả sự hoài

nghi: “Cửa kính mờ trong mưa đẫm ướt/ Em chờ anh anh có về không?”. Lo âu và tin
tưởng, tin tưởng rồi lại lo âu. Băn khoăn, thấp thỏm nhưng người yêu, người vợ trong thơ
Xuân Quỳnh vẫn chờ, vì “ngày mai trời cịn mưa”. Em chờ, bởi dù hồi nghi nhưng sâu
thẳm em vẫn tin, tin anh sẽ hiện ra từ khung cửa kính đẫm nước mưa ấy, ngày mai…
Chao liệng giữa trăn trở hoài nghi và niềm tin hy vọng về một sự gắn kết vững bền, Xuân
Quỳnh đã tạo được chất giọng riêng cho thơ mình, không hẳn là hiện sinh, vụt hiện trong
những dấu hiệu cảm quan của thơ hậu hiện đại nhưng cũng không đơn thuần là xúc cảm
truyền thống. Sự kết hợp ấy khiến Xuân Quỳnh có những ý thơ đẹp, đi xa trong màu sắc
huyền thoại rồi lại về gần với hiện thực của nỗi lòng:
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh.
Trăn trở với những đổi thay còn mất, những bình yên và bão tố cuộc đời, thơ Xuân
Quỳnh lúc nào cũng phấp phỏng một niềm lo. Nhưng lo âu không làm Xuân Quỳnh chùn
bước. Càng cả lo, cả nghĩ bao nhiêu bà càng tin, càng gắn bó với cuộc đời, con người bấy
nhiêu. Nỗi lo của Xuân Quỳnh nhiều khi không đơn thuần là những lo âu thường nhật của
một người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc, những thay lòng đổi dạ như trong bài thơ
Sóng… Mà sâu xa hơn, đó còn là những âu lo về một sự mai một, mất mát, biến đổi
những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Vì thế, trong thơ, Xuân Quỳnh là người “gắng gỏi
đến hao mòn, kiệt sức để cố níu giữ cái mình hằng tôn thờ mà đang có nguy cơ bị tuột
mất, bị hủy diệt”. Xuân Quỳnh lẳng lặng hy sinh, khao khát được tự hoàn thiện hơn nữa
để có ích cho cuộc đời. Cái tôi trong thơ bà vẫn khắc khoải, trăn trở: “Biết bao giờ em trở
nên tốt được”, “Em chỉ thấy em là người có lỗi”. Ngay trong những ngày nằm viện, với
những nhịp đập nặng nhọc của một trái tim đau, Xuân Quỳnh vẫn không nghĩ cho riêng
mình, vẫn lo bao điều:
“Trái tim này chẳng cịn có ích
Cho anh u, cho công việc bạn bè”.
(Thời gian trắng, 1988)
Bằng giọng thơ khắc khoải lo âu, cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, chặng

đường sau chiến tranh đã hiện ra với một sắc độ mới nhưng vẫn nhất quán trong suốt
hành trình thơ. Đó là cái tôi hạnh phúc nhưng không bình yên thỏa mãn, luôn khắc khoải
kiếm tìm, băn khoăn xao động nhưng vẫn lấp lánh một niềm tin yêu hi vọng. Nỗi âu lo
luôn thường trực, day dứt trong thơ Xuân Quỳnh. Biết rằng yêu là khổ, là phấp phỏng lo
âu nhưng thơ Xuân Quỳnh vẫn phơi phới một niềm yêu. Bởi bà tin:
“Mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện
20



×