Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phương pháp giúp học sinh đại trà ghi nhớ kiến thức các loại hợp chất vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.25 KB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………………
TRƯỜNG THCS …………..
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

“Phương pháp giúp học sinh đại trà ghi nhớ kiến
thức
các loại hợp chất vơ cơ.”
Mơn/Lĩnh vực: Hóa học ( Mã 39)
Tác giả sáng kiến: …………………..

……………………, tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu:......................................................................1
2. Tên sáng kiến:....................................................................1
3. Tác giả sáng kiến:..............................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không.................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:............................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng
thử:........................................................................................... 2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:.........................................2
7.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương
pháp nghiên cứu..................................................................2
7.1.1. Mục đích nghiên cứu:...............................................2
7.1.2. Nhiệm vụ:..................................................................2


7.1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.............................2
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu:.......................................3
7.2. Giải quyết vấn đề:..........................................................3
7.2.1. Cơ sở khoa học..........................................................3
7.2.1.1. Cơ sở lý luận: ........................................................3
7.2.1.2. Cơ sở thực tiễn:.....................................................4
7.2.2. Những vấn đề cần được giải quyết........................5
7.2.2.1. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ. 5
7.2.2.2.1 Các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
............................................................................................... 7
7.2.2.2.2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phản
ứng:....................................................................................... 8
7.2.2.3. Phản ứng trao đổi.................................................9
7.2.2.3.2. Kết luận về tính tan trong nước của một số
axit, bazơ, muối.................................................................10
7.2.2.3.3.Các loại phản ứng trao đổi thường gặp và
điều kiện cụ thể.................................................................10
7.2.2.3.3.1.Phản ứng giữa Axit với Oxit bazơ................10
7.2.2.3.3.2.Phản ứng giữa Axit với bazơ........................10
7.2.2.3.3.3.Phản ứng giữa Axit với Muối........................11


7.2.2.3.3.4.Phản ứng giữa Muối với Bazơ......................11
7.2.2.3.3.5.Phản ứng giữa Muối với Muối......................13
7.2.2.4.Bài tập áp dụng....................................................13
7.2.2.4.1.Bài tập làm tại lớp............................................13
7.2.2.4.2.Bài tập làm ở nhà..............................................16
7.3. Kết quả thu được như sau:..........................................18
7.4.Kết luận và kiến nghị....................................................19
7.4.1.Kết luận....................................................................19

7.4.2. Kiến nghị.................................................................20
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):Khơng....21
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:............21
10. Đánh giá lợi ích thu được..............................................21
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp
dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):.......21

TỪ VIẾT TẮT

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
PTHH: Phương trình hóa học.
PƯHH: Phản ứng hóa học.


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Hóa học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở
thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ trong những thập niên
gần đây ngành khoa học này đã có những đóng góp to lớn
cho đời sống con người. Hóa học đã đi vào tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống như: nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, y học, thể dục thể thao...
Những thành tựu to lớn đó bắt nguồn từ kiến thức hóa học
ở cấp THCS mà giáo dục cung cấp cho học sinh. Trong
chương trình giáo dục THCS cũ, mơn hóa bắt đầu được học

từ lớp 8, với 6 chương, bao hàm các kiến thức nền tảng, cơ
bản làm tiền đề cho chương trình hóa học lớp 9 với 2 mảng
kiến thức lớn: Hóa học vơ cơ và hóa học hữu cơ.
Về mặt kiến thức, nội dung chương trình hóa học Phổ thơng
được viết theo quan điểm đồng tâm mở rộng nên chương trình
THCS cũng khá nặng đối với học sinh nhất là đối tượng học sinh
đại trà. Hơn nữa khi lên tới lớp 9 thì việc học hóa càng trở nên
trật vật, vất vả vì qua 3 tháng hè gián đoạn kiến thức và do hóa
học là một mơn học đã khó nhớ, lại khơng được nhắc nhớ
thường xun.
Chính vì những lí do trên mà tôi luôn trăn trở làm thế nào để
giúp học sinh hệ thống, ghi nhớ được kiến thức cơ bản và có khả
năng vận dụng kiến thức lí thuyết để làm được các bài tập trong
sách giáo khoa hay sách tham khảo và các đề thi.
Trong chương trình sinh học 9, thì chương I các loại hợp
chất vơ cơ là mảng kiến thức chiếm thời lượng nhiều nhất
khoảng hơn 40%. Khi học phần này học sinh thường thấy lúng
túng khi phải nhớ tính chất của nhiều loại hợp chất vơ cơ dẫn tới
tình trạng lẫn lộn các tính chất với nhau, rồi khơng viết được
phương trình, khơng thực hiện được các bài tập nhận biết, bài
tập thực hiện dãy biến đổi hóa học và bài tập tính theo phương
trình hóa học…
Vì vậy cần có giải pháp phân loại từng mảng kiến thức, bóc tách
những kiến thức trọng tâm và sử dụng phương pháp thích hợp
để giúp đối tượng học sinh đại trà nắm bắt được kiến thức. Đó
chính là lí do tôi chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC
SINH ĐẠI TRÀ GHI NHỚ KIẾN THỨC CÁC LOẠI HỢP
CHẤT VÔ CƠ ” để nghiên cứu. Tơi mong muốn được đóng góp
một chút kinh nghiệm nhỏ của mình cùng với các bạn đồng
nghiệp giúp các em học sinh tiếp thu môn học tốt hơn, yêu

1


thích mơn học hơn. Tạo hành trang để học tiếp Hóa học cấp
THPT và các lĩnh vực liên quan sau này .

2. Tên sáng kiến:
“PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐẠI TRÀ GHI NHỚ KIẾN
THỨC CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ ”

3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: …………………………..
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS …………………..
- Số điện thoại: ……………………
E_mail: ………………………

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng trong giảng dạy mơn hóa học cho các trường THCS
trong tồn tỉnh.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp
dụng thử:
- Sáng kiến được áp dụng thử cho học sinh khối 9 trường THCS
………………….
- Thời gian từ 25/08/2019 đến 15/05/2022

7. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp
nghiên cứu.

7.1.1. Mục đích nghiên cứu:

- Giúp học sinh ghi nhớ tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vơ
cơ: Oxit, axit, bazơ, muối.
- Viết đúng các phương trình hóa học trong nội dung bài học
cung cấp.
- Biết các điều kiện, giới hạn của phản ứng hóa học của các loại
hợp chất vô cơ.
- Biết được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Biết điều kiện của phản ứng trao đổi.
- Áp dụng kiến thức để giải các dạng bài tập có liên quan.
- Có thái độ u thích, say mê môn học.
- Rèn kĩ năng lập PTHH .
- Nâng cao chất lượng học sinh đại trà .
7.1.2. Nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ chế của việc ghi nhớ kiến thức nói chung và kiến
thức hóa học nói riêng.
2


- Hệ thống hóa những kiến thức về tính chất hóa học cho từng
loại hợp chất vơ cơ.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Nêu được điều kiện để các phản ứng trao đổi xảy ra cùng các
ví dụ cụ thể và lưu ý khi thực hiện.
7.1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh lớp 9 trường tơi cơng tác (trong q trình dạy học
trên lớp, phụ đạo học sinh yếu).

- Thời gian: Từ năm 2019 đến 2022.

3


7.1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Tham khảo cơ sở lí thuyết về sự ghi nhớ.
- Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức và phương pháp dạy học
mơn hóa học cấp THCS.
- Tìm hiểu tâm tư học sinh và cảm xúc học bộ mơn Hóa học của
học sinh.
- Thực hiện các bài tập, kiểm tra để phân loại nhận thức của
sinh.
- Phối hợp với các bạn đồng nghiệp để có giải pháp cho từng
đối tượng học sinh.
- Áp dụng ghi nhớ từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp giữa lí
thuyết với bài tập. Đánh giá học sinh bằng nhiều phương pháp
như: Tự luận, trắc nghiệm, kết hợp truyền thống với công nghệ
thông tin.

7.2. Giải quyết vấn đề:
7.2.1. Cơ sở khoa học
7.2.1.1. Cơ sở lý luận:
- Định nghĩa: Trí nhớ là q trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm
đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ
gìn và làm xuất hiện lại những điều mà con người đã trải qua.

- Phân loại:
+ Trí nhớ ngắn hạn : Là loại trí nhớ hình thành ngay sau khi tri

giác sự vật, hiện tượng, kiến thức. Giống như học sinh vừa học
bài tính chất hóa học của axit xong, phần củng cố giáo viên yêu
cầu nhắc lại được axit gồm 5 tính chất: làm đổi màu quỳ tím
thành màu đỏ, tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với bazơ, với
muối, với kim loại.
+ Trí nhớ dài hạn: Là loại trí nhớ hình thành sau ghi nhớ tạm
thời, được thiết lập trên cơ sở: ghi nhớ tạm thời  nhắc đi nhắc
lại kiến thức, hình ảnh, hiện tượng, sự vật, sự việc, luyện tập
thực hành hay làm bài tập.
+ Việc hình thành kiến thức vững bền cần thực hiện qua các
bước:
+ Quá trình ghi nhớ : Sử dụng các giác quan như thính giác, thị
giác, vị giác, xúc giác... để tri giác sự vật hiện tượng kiến thức
rồi theo dây thần kinh cảm giác truyền lên vùng tương ứng trên
vỏ não tạo dấu vết trên đó.
+ Q trình gìn giữ: Là giai đoạn tri giác lại sự vật hiện tượng,
kiến thức bằng cách lặp lại, học lại như cách ban đầu hoặc hình
dung lại trong não sự vật, hiện tượng, kiến thức đã ghi nhớ mà
không cần phải lặp lại quá trình ghi nhớ trên. Trong học tập đó
chính là những bài ơn tập, luyện tập.
4


+ Quá trình tái hiện: Là giai đoạn làm sống lại những gì đã được
ghi nhớ dưới các hình thức: Nhận lại, nhớ lại hay hồi tưởng lại.
- Áp dụng việc ghi nhớ chương I Các loại hợp chất vô cơ
trong hóa học 9:
+ Q trình ghi nhớ chọn cách Ghi nhớ khơng chủ định: Là tính
chất hóa học của các chất được học sinh tiếp nhận một cách tự
nhiên thông qua các tiết học trên lớp đúng theo phân phối

chương trình.
+ Quá trình gìn giữ: Là quá trình củng cố những tính chất hóa học
thơng qua sự kết nối tính chất hóa học của các loại hợp chất vơ
cơ ngay trong bài học trên lớp kết hợp với chủ đề mối quan hệ
giữa các loại hợp chất vô cơ, chủ đề điều kiện cần và đủ của
phản ứng trao đổi.
+ Quá trình tái hiện: Là quá trình làm sống lại (khôi phục lại)
những nội dung đã được ghi lại và giữ gìn bằng cách lặp lại các
bài tập hóa liên quan đến tính chất hóa học, phản ứng trao đổi
thông qua các dạng bài tập thực hiện dãy biến đổi hóa học,
nhận biết chất, tính theo phương trình hóa học ...
7.2.1.2. Cơ sở thực tiễn:

- Những thuận lợi ở đơn vị cơng tác:
+ Nội dung chương trình cũng có nhiều thay đổi, điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương và các nhà
trường, thể hiện ở việc giáo viên được tự rà soát và xây dựng
chương trình có sự thống nhất với tổ chun mơn và nhà
trường, Phịng giáo dục.
+ Điều kiện trường lớp bước đầu được cải thiện.
+ Có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong mục
tiêu phát triển giáo dục.
+ Đa phần giáo viên yêu nghề, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm
giảng dạy.
- Những khó khăn ở đơn vị cơng tác:
+ Chưa có đủ phịng học bộ mơn, hóa chất, dụng cụ thực hành
thí nghiệm nên kỹ năng thực hành của học sinh chưa có, hạn
chế nhiều trong việc tiếp thu kiến thức và gây hứng thú cho
học sinh nhất là đối những môn học thực nghiệm.
+ Việc quan tâm còn hạn chế của phụ huynh cũng là trở ngại

trong việc tạo mục tiêu học tập của học sinh, nhiều em cịn lười
học thậm chí cịn nghỉ học tự do làm gián đoạn kiến thức, nhất
là kiến thức hóa học.
+ Kĩ năng giải bài tập hóa học của học sinh cịn hạn chế do
khơng nắm vững tính chất hóa học của các chất, khơng nhận
biết và phân loại được các loại phản ứng hóa học, khơng nắm
5


được đặc trưng cũng như điều kiện cần và đủ để phản ứng hóa
học xảy ra.
Cụ thể kết quả học tập của học sinh trong năm học 2017 –
2018 và 2018 – 2019 như sau:
Điểm 8 Điểm 6,5 Điểm 5 Điểm < 5
10
7,5
6,5
Năm học
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017 -2018
(số
HS:168)


10

6

26

16

56

35

76

43

2018 -2019
(số
HS:174)

15

10

27

15

60


34

72

41

-Kết quả trên cũng phản ánh một thực trạng khá buồn về tình
trạng dạy và học mơn hóa: điểm học sinh dưới trung bình khá
cao, các mức điểm khá giỏi rất hạn chế.
-Sau khi thay đổi phương pháp và áp dụng đề tài giúp học sinh
ghi nhớ kiến thức hóa học nói chung và hệ thống kiến thức các
loại hợp chất vơ cơ nói riêng, bước đầu đã có hiệu quả nhất định
được ghi nhận ở phần kết quả của đề tài này .
7.2.2. Những vấn đề cần được giải quyết.

- Hệ thống hóa những tính chất hóa học của từng loại hợp chất
vơ cơ.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Bước đầu sử dụng việc phân loại các loại phản ứng trao đổi và
cách khắc phục những sai lầm mắc phải khi lập PTHH loại phản
ứng trao đổi.
7.2.2.1. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vơ cơ

1. Oxit
1.1. Oxit axit
- Tác dụng với nước
2NO2 + H2O →HNO3 + 2NO
- Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm)
SO3 + 2KOH →K2SO4 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ (Những oxit bazo của kim loại tan

được trong nước)
SO3 + K2O →K2SO4
1.2. Oxit bazơ
- Tác dụng với nước (oxit bazo của một số kim loại như Na,
K, Ca, Ba…)
6


CaO + H2O →Ca(OH)2
- Tác dụng với axit:
Fe2O3 + 3H2SO4 →Fe2(SO4)3 + 3H2O
-Chú ý: Trong phản ứng của oxit bazơ với axit mạnh, nếu
kim loại có nhiều hóa trị thì trong sản phẩm muối kim loại
đó sẽ thể hiện hóa trị cao nhất.Ví dụ Fe trong trường hợp
trên thể hiện hóa trị III.
Cu2O + 6HNO3 →2Cu(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O
-Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit
-Xét ở một một góc độ khác oxit của những kim loại trung
bình và yếu còn tham gia0 phản ứng khử
t
3Fe2O3 + CO
→ 2Fe3O4 + CO2
2. Axit
- Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Q tím hóa đỏ.
- Tác dụng với bazơ:
H2SO4 + 2NaOH →Na2SO4 +2H2O
-Tác dụng với oxit bazơ, oxit lưỡng tính:
6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
- Tác dụng với muối:
2HCl + Na2CO3 →2NaCl + H2O + CO2

- Chú ý: Chất tạo thành phải đảm bảo điều kiện của phản
ứng trao đổi trong dung dịch như: có chất kết tủa, có chất
khí tạo thành…
3. Bazơ
3.1.Bazơ tan (kiềm)
- Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị:
+ Quỳ tím hóa xanh.
+ Dung dịch phenolphtalein khơng màu chuyển thành màu
hồng.
- Tác dụng với oxit axit:
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
-Tác dụng với axit:
2NaOH + H2SO4 →Na2SO4 + 2H2O (1)
NaOH + H2SO4 →NaHSO4 + H2O (2)
+ Chú ý: Dựa vào tỉ lệ số mol của bazơ với axit mà có thể
tạo ra muối trung hịa hoặc muối axit hoặc cả 2 trường hợp
trên.
-Tác dụng với dung dịch muối:
Ba(OH)2 + Na2CO3 →BaCO3 ↓ + 2NaOH
+ Chú ý: Chất tham gia phải tan trong nước.

7


Chất tạo thành phải đảm bảo điều kiện của phản ứng trao
đổi trong dung dịch như : có chất kết tủa, có chất khí tạo
thành…
- Ngồi ra bazơ cịn có một số những phản ứng sau:
+ Tác dụng với kim loại Al
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

+ Tác dụng với phi kim
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
+ Tác dụng với oxit lưỡng tính
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
+Tác dụng với hidroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2)
2NaOH + Zn(OH)2 →Na2ZnO2 + 2H2O
+ Chú ý: Những phản ứng mở rộng này dành cho đối tượng
học sinh giỏi.
3.2.Bazơ không tan
-Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + H2SO4 →CuSO4 + 2H2O
-Bị nhiệt phân hủy:
t0
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
4. Muối
- Tác dụng với dung dịch axit:
Ba(HCO3)2 + 2HNO3 →Ba(NO3)2 + 2CO2 + 2H2O
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ:
FeCl3 + 3KOH →3KCl + Fe(OH)3 ↓
Chú ý: Nếu là muối axit tác dụng với dung dịch bazơ thì sản
phẩm tạo thành là muối và nước chứ không phải là muối
mới và bazơ mới như trên.
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓+ 2NaCl
- Dung dịch muối tác dụng với kim loại:
CuSO4 + Zn →ZnSO4 + Cu
- Chú ý: Những kim loại t0
đứng trước trừ Na, K, Ca, Ba…đẩy
được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (Trong dãy
hoạt động hóa học của kim loại).

-Một số muối bị nhiệt phân:
-Nhiệt phân tích các muối cacbonat và muối sunfit (=CO 3,=
SO3)
t0
M2(CO3)n → M2On + nCO2
- Chú ý: Muối cacbonat và muối sunfit của kim loại kiềm
không bị nhiệt phân hủy.
8
Oxit

Oxit axit


+ Oxit
axit
+
Nhiệt
Axit
phân

+
-Nhiệt
phân
muối nitrat:
hủy

H2O

+


+ Oxit
bazơ

Bazơ
+
H2O

MUỐI

Fe(NO3)2 → Fe + 2NO2 + O2
+ Kim
+ Axit
-Một số tính chất riêng:
loại
+
2FeCl3 + Fe →3FeCl2
+
Bazơ
+ Oxit
Bazơ
2FeCl2 +
Cl
→2FeCl
2
3
axit

+ Axit

+ Oxit

7.2.2.2. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất
vô cơ
bazơ

+ cơ:
7.2.2.2.1 Các mối+ quan hệ giữa các loại hợp chất vô
Muối

Muối

Bazơ

Axit

1. Oxit bazơ  Muối
 Muối
2. Oxit axit  Muối
Bazơ
3. Oxit bazơ  Bazơ
 Axit
4. Bazơ
 Oxit bazơ
 Muối
5. Oxit Axit  Axit
 Muối
Ví dụ:
1. Oxit bazơ  Muối
K2O + SO3 → K2SO4
2. Oxit axit  Muối
SO3 + CaO → CaSO4

3. Oxit bazơ  Bazơ
CaO + H2O → Ca(OH)2
t0
9

6. Bazơ
7. Muối 
8. Muối
9. Axit
10. Muối


4. Bazơ

 Oxit bazơ 0
t
Cu(OH)2  CuO + H2O
5. Oxit Axit  Axit
SO3 + H2O → H2SO4
6. Bazơ
 Muối
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
7. Muối  Bazơ
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
8. Muối
 Axit
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
9. Axit
 Muối
H2SO4+ ZnO → H2O + ZnSO4

10. Muối  Muối
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
7.2.2.2.2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phản ứng:

1. Kim loại tác dụng với axit hoặc muối
Axit+ Kim Loại  Muối + Hiđro
Muối + Kim Loại  Muối(mới) + Kim loại (mới)
- Khi Thực hiện phản ứng loại này học sinh thường khơng biết
kim loại nào có thể tác dụng với axit hoặc dung dịch muối dẫn
tới viết sai PTHH. Để khắc phục điều này thì các em phải học
thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó.
- Dãy hoạt động của kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại:
+ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit
(HCl, H2SO4 lỗng) giải phóng khí hiđro.
+ Kim loại đứng trước (Trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra
khỏi dung dịch muối.
+ Trường hợp Fe tác dụng với axit HCl và axit H 2SO4 loãng cho
ra muối sắt (II). Trường hợp Fe tác dụng với axit HNO 3 đặc nóng
và axit H2SO4 đặc, nóng cho ra muối sắt (III).
Ví dụ cụ thể:
Zn + 2 HCl → ZnCl 2 + H2↑
Cu + 2 AgNO3 → Cu( NO3)2+ 2Ag
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
2Fe + 6 H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3+ 3SO2↑ +6 H2O
2. Bazơ bị nhiệt phân hủy
t0

Bazơ

 Oxit bazơ + Nước
- Chỉ những bazơ không tan mới có khả năng nhiệt phân tạo oxit
bazơ
10


- Trong chương trình hóa THCS học sinh chỉ cần nhớ những bazơ
tan thuộc bộ tứ gồm NaOH, KOH, Ca(OH) 2, Ba(OH)2. Cịn lại là
các bazơ khơng tan.
Ví dụ cụ thể:
t0
Cu(OH)2  CuO + H2O
0

Fe(OH)2t  FeO + H2O
t0
2Fe(OH)3  Fe2O3 +3H2O
3.Phản ứng Oxit bazơ tác dụng với oxit axit
(Oxit bazơ + Oxit Axit → Muối)
Ví dụ cụ thể:
Na2O + SO3 → Na2SO4
CuO + SO3 → Không phản ứng
- Chú ý: Chỉ một số oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ như
Na, K, Ca, Ba...phản ứng được với oxit axit tạo ra muối.
7.2.2.3. Phản ứng trao đổi

7.2.2.3.1.Bảng tính tan trong nước
Muối
Nhóm
HIĐRO VÀ CÁC

Hiđrơxit H
K N A Mg C B Z
và gốc
I
I
a g II
a a n
axit
I
I
II II II
- OH
t/b t
t
k
i
t
k
-Cl
t/b t
t
k t
t
t
t
-NO3
t/b t
t
t
t

t
t
t
-CH3COOH t/b t
t
t
t
t
t
t
=S
t/b t
t
k t
t
k
= SO3
t/b t
t
k k
k k k
= SO4
t/
t
t
i
t
i
k t
kb

= CO3
t/b t
t
k k
k k k
= SiO3
t/
t
t
k
k k k
kb
≡ PO4
t/
t
t
k k
k k k
kb
-Ghi chú :
t: tan
k: khơng tan
i: ít tan
11

của các axit – BazơKIM LOẠI
Hg P
II
b
II

k
t
i
t
t
t
t
k
k
k
k
k

C
u
II
k
t
t
t
k
k
t

Fe
II

Fe
III


Al
III

k
t
t
t
k
k
t

k
t
t
t
k
t

k
t
t
t
i
t

-

k
k


k
-

k
k

k

k

k

k

k

k

k

k


b : chất không bay hơi;
kb : chất không bay hơi.
“ –“ bị phân hủy hoặc bị phân hủy.
7.2.2.3.2. Kết luận về tính tan trong nước của một số axit,
bazơ, muối.

+ Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H 2SiO3).

+ Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số
như: LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, NH4OH, cịn Ca(OH)2 ít tan.
+ Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH 4+; muối axit
đều tan trong nước.
+ Hầu hết muối clorua (Cl-) tan trừ AgCl.
+ Hầu hết muối sunfat (SO42-) tan trừ: BaSO4, PbSO4, SrSO4, cịn
CaSO4, Ag2SO4 ít tan.
+ Muối nitrat (NO3-), muối axetat (CH3COO-) đều tan.
+ Muối cacbonat (CO32-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối
của kim loại kiềm và muối amoni.
7.2.2.3.3.Các loại phản ứng trao đổi thường gặp và điều kiện
cụ thể.

-

Phản
Phản
Phản
Phản
Phản

ứng
ứng
ứng
ứng
ứng

giữa
giữa
giữa

giữa
giữa

Axit với Oxit bazơ
Axit với bazơ
Axit với Muối
muối với bazơ
muối với muối

7.2.2.3.3.1.Phản ứng giữa Axit với Oxit bazơ

- Điều kiện cần:
+ Oxit bazơ tan hoặc không tan đều phản ứng
- Điều kiện đủ: Sản phẩm có ít nhất một trong ba điều kiện, có
chất kết tủa, tạo thành chất khí hoặc tạo thành nước (↓, ↑,
H2O)
- Chú ý: Đây là loại phản ứng trung hòa đồng thời là phản ứng
trao đổi luôn xảy ra do tạo ra sản phẩm là chất li yếu (nước).
- Các ví dụ cụ thể:
+ Oxit bazơ tan
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + 2HCl → 2NaCl
+ H 2O
K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O
+ Oxit bazơ không tan
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
7.2.2.3.3.2.Phản ứng giữa Axit với bazơ


- Điều kiện cần:
+ Bazơ tan hoặc không tan đều phản ứng
12


- Điều kiện đủ: Sản phẩm có ít nhất một trong ba điều kiện, có
chất kết tủa, tạo thành chất khí hoặc tạo thành nước (↓, ↑,
H2O)
- Chú ý: Đây là loại phản ứng trung hòa đồng thời là phản ứng
trao đổi luôn xẩy ra do tạo ra sản phẩm là chất điện li yếu là
nước.
- Các ví dụ cụ thể:
+ Bazơ tan
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
NaOH + HCl → NaCl
+ H 2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
+ Bazơ không tan
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
7.2.2.3.3.3.Phản ứng giữa Axit với Muối

- Điều kiện cần:
+ Muối có thể tan hoặc khơng tan
- Điều kiện đủ: Sản phẩm có ít nhất một trong ba điều kiện, có
chất kết tủa, tạo thành chất khí hoặc tạo thành nước (↓, ↑,
H2O)
- Chú ý: Dung dịch axit có thể hịa tan được một số muối khơng
tan trong nước.

- Các ví dụ cụ thể:
+ Phản ứng sau xảy ra vì đảm bảo điều kiện đủ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
+ Các chất tham gia đều tan nhưng sản phẩm không đảm bảo
điều kiện thì phản ứng khơng xẩy ra:
Cu(NO3)2 + HCl → Không xảy ra
FeCl3 + H2SO4 → Không xảy ra
7.2.2.3.3.4.Phản ứng giữa Muối với Bazơ

- Điều kiện cần:
+ Cả muối và bazơ đều phải tan
-Điều kiện đủ: Sản phẩm có ít nhất một trong ba điều kiện, có
chất kết tủa, tạo thành chất khí hoặc tạo thành nước (↓, ↑,
H2O)
- Chú ý: Khi thực hiện phản ứng trao đổi thì:
+ Trước tiên xét các chất tham gia phản ứng, nếu cả 2 chất
tham gia khơng tan thì phản ứng khơng xẩy ra; Nếu các chất
tham gia có tan thì viết sản phẩm bằng cách trao đổi thành
phần
13


+ Bước tiếp theo là dựa vào bảng tính tan xem có kết tủa hay
có tạo khí khơng rồi kết luận phản ứng có xảy ra hoặc khơng
xảy ra.
- Ví dụ minh họa:
Cu(OH)2 + NaCl → phản ứng không xảy ra
KOH
+ BaSO4 → phản ứng không xảy ra

Zn(OH)2 + CaSO4 → phản ứng không xảy ra
KOH + NaCl → phản ứng không xảy ra
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑ + H2O

14


7.2.2.3.3.5.Phản ứng giữa Muối với Muối

- Điều kiện cần:
Cả hai muối đều phải tan
- Điều kiện đủ:
Sản phẩm có ít nhất một trong ba điều kiện, có chất kết tủa,
tạo thành chất khí hoặc tạo thành nước (↓, ↑, H2O)
- Chú ý khi thực hiện phản ứng trao đổi kinh nghiệm là:
+ Trước tiên xét các chất tham gia, nếu cả 2 chất tham gia
khơng tan thì phản ứng khơng xảy ra; Nếu các chất tham gia
tan thì viết sản phẩm bằng cách trao đổi thành phần.
+ Bước tiếp theo là dựa vào bảng tính tan xem có kết tủa hay
có tạo khí khơng rồi kết luận phản ứng xảy ra hoặc khơng xảy
ra.
- Ví dụ:
+ Phản ứng khơng xẩy ra do 1 muối không tan trong nước:
BaSO4 + NaCl → phản ứng không xảy ra
Na2SO4 + AgCl → phản ứng không xảy ra
+ Trường hợp cả hai chất đều tan tan (đảm bảo điều kiện cần)
nhưng không đảm bảo điều kiện đủ, phản ứng đều không xảy
ra:

KNO3 + NaCl → phản ứng không xảy ra
BaCl2 + Ca(NO3)2 → phản ứng không xảy ra
+ Trường hợp thỏa mãn cả điều kiện cần và đủ để phản ứng xảy
ra.
NaCl + AgNO 3 → NaNO3 + AgCl ↓
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓
7.2.2.4.Bài tập áp dụng
7.2.2.4.1.Bài tập làm tại lớp

Dạng 1- Viết PTHH, giải thích hiện tượng, điều chế chất
vơ cơ.
Bài tập 1: Cho các muối : Mg(NO3)2, CuCl2, cho biết muối
nào có thể tác dụng với:
a. dd NaOH
b. dd AgNO3
Nếu có hãy viết phương trình phản ứng .
Giải: phương trình phản ứng:
a. Cả 2 muối Mg(NO3)2, CuCl2 đều có thể tác dụng dd NaOH
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
b. Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với AgNO3
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2
15


Bài tập 2: Cho dung dịch các chất sau phản ứng với nhau
từng đơi một.
a. Ghi dấu (x) nếu có pứ xảy ra
b. Dấu (0) nếu khơng có.
c. Viết phương trình phản ứng nếu có.

KOH

HCl

H2SO4

KOH
x
x
0

HCl
0
0

H2SO4
0
0
x

CuSO4
HCl
Ba(OH)
2

Giải:
CuSO4
HCl
Ba(OH)


x

2

Các phương trình phản ứng:
CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 ↓ + K2SO4
HCl +
KOH → KCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 ↓ + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
Bài tập 3: Ngâm đinh sắt trong dd dồng (II) sunfat
(CuSO4). Hiện tượng gì xảy ra:
a. Không xuất hiện tượng.
b. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe không bị tan.
c. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe bị tan 1 phần,
màu xanh của dd nhạt dần.
d. Khơng có Cu bám trên đinh Fe, chỉ 1 phần đinh bị tan.
Giải thích, viết phương trình.
Đáp án đúng là c.
Giải thích: Sắt phản ứng với dd dồng (II) sunfat (CuSO4) theo
PTHH:
Fe + CuSO 4 → FeSO4 + Cu
-Sắt tham gia phản ứng nên tan dần.
-Sản phẩm của phản ứng trên là kim loại đồng màu đỏ được giải
phóng bám vào chiếc đinh sắt.
-Đồng (II) sunfat tham gia phản ứng nên mất dần đi khiến màu
xanh của dung dịch nhạt dần.
Bài tập 4: Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho.
a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4)
b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3)

16


c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2)
d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Giải:
a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) có hiện tượng: Zn tan
dần, xuất hiện kim loại màu đỏ bám bề ngoài viên kẽm, màu
xanh của dung dịch nhạt dần.
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3) có hiện tượng: Cu tan
dần, xuất hiện kim loại màu trắng bám bề ngoài lá Cu, dung
dịch chuyển dần thành màu xanh.
Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2 + 2Ag
c.Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) : Khơng có hiện tượng
gì xảy ra.
d. Nhơm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4): Al tan dần, xuất hiện
kim loại màu đỏ bám bề ngoài lá Al, màu xanh của dung dịch
nhạt dần.
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Bài tập 5: Cho các chất Na2O, CaO, H2O, CuCl2, FeCl3. điều
chế các.
a. Dd bazơ (bazơ tan)
b. Các bazơ không tan.
Giải:
a.Các PTHH điều chế bazơ (bazơ tan)
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H 2O → Ca(OH)2
b. Các PTHH điều chế bazơ không tan.

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓+ 2NaCl
3Ca(OH)2 + 2FeCl3 → 3CaCl2 +2 Fe(OH)3↓
Dạng 2- Nhận biết, tách chất, tinh chế chất.
Bài tập 1: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất rắn màu trắng riêng
biệt là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá
học.
- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hố học.
Giải:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó
chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại
chứa NaCl.
PTHH:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.
17



×