Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.92 KB, 4 trang )
Phơi khô và bảo quản
cỏ
Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp
protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho
trâu bò đặc biệt là vào vụ Đông - Xuân. Hàm lượng và
thành phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự
khác nhau rất rõ rệt và tuỳ thuộc và thành phần thực
vật của cây cỏ, điều kiện đất đai và khí hậu, loại và
liều lượng phân bón sử dụng, thời gian thu hoạch cỏ,
tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật phơi, sấy.
Giai đoạn phát triển thực vật lúc thu hoạch cỏ để phơi
khô cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hoá
học của nó. Theo mức độ thành thục và già đi của cây,
hàm lượng xenluloza trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng
protein, vitamin và chất khoáng lại bị giảm xuống.
Đối với các loại cỏ bộ đậu (cỏ Stylo, cỏ Medicago và cỏ
ba lá ) tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có nụ hoa và
khi đó hàm lượng protein trong cỏ khô cao nhất. Cỏ thu
hoạch từ những nơi đất mầu mỡ chứa nhiều caroten hơn
đất cằn cỗi. Vì vậy, đối với nhưng nơi cằn cỗi cần bón
thêm phân đạm cho cỏ. Trong thành phần cỏ khô có chứa
nhiều loại cây bộ đậu thì lượng caroten càng phong phú.
Điều kiện cơ bản để thu được cỏ khô chất lượng tốt và
giảm tổn thất các chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch
phải phơi (sấy) khô nhanh chóng. Thời gian phơi (hoặc
sấy) càng ngắn thì hàm lượng nước trong cỏ càng giảm
(đến mức tối thiểu), quá trình sinh lý và sinh hoá gây ra
tổn thất lớn chất dinh dưỡng trong đó sẽ nhanh chóng bị
đình chỉ. Phơi khô trong điều kiện thời tiết tốt, tổn thất vật
chất khô trong cỏ khoảng 30-40%, còn trong điều kiện