Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phân tích nội dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học truyện ngắn “người trong bao” của sêkhôp ở lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.12 KB, 137 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC
CỦA CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP
Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC
CỦA CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP
Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT


MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THANH HÙNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn
Thanh Hùng - người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp, người thân
trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




BẢNG KÝ HIỆU
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH


Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

TPVC

Tác phẩm văn chương

SGK

Sách giáo khoa

Nxb

Nhà xuất bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Bảng ký hiệu những chữ viết tắt trong luận văn
Mục lục ................................................................................................................ i
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chƣơng 1. CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG DẠY HỌC TÁC
PHẨM VĂN CHƢƠNG ............................................................................... 9
1.1. Khái niệm cảm hứng ................................................................................. 9
1.1.1. Định nghĩa. .......................................................................................... 9
1.1.2. Các nghĩa gần nhau của khái niệm cảm hứng. ................................... 9
1.2. Nội dung của cảm hứng sáng tạo. ........................................................... 10
1.2.1. Cảm hứng sáng tạo là tâm trạng sáng tác khác nhau của người
nghệ sĩ ......................................................................................................... 10
1.2.2. Cảm hứng sáng tạo là khả năng tạo ra niềm vui, thúc đẩy sự
tưởng tượng của nhà văn trong sáng tác. .................................................... 10
1.2.3. Cảm hứng sáng tạo là trạng thái hưng phấn tinh thần gắn liền với
sự vận động nội tâm thông qua các phản ứng cảm tính của người nghệ
sĩ trong quá trình sáng tạo. .......................................................................... 11
1.3. Đặc điểm của cảm hứng sáng tạo............................................................ 12
1.4. Mối quan hệ giữa cảm hứng sáng tạo với cảm quan nghệ thuật và ý đồ
sáng tác. .......................................................................................................... 14
1.5. Sự phong phú, đa dạng của cảm hứng sáng tạo văn học ........................ 15
1.6. Giá trị và tác dụng của cảm hứng sáng tác trong dạy học đọc hiểu tác
phẩm văn chương ở trung học phổ thông. ..................................................... 18
1.6.1. Cảm hứng sáng tác của nhà văn là tri thức đọc hiểu tác phẩm văn chương. . 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii


1.6.2. Cách thức hướng dẫn học sinh phân tích, vận dụng cảm hứng sáng
tác của nhà văn (tác giả) để học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương.............. 26
1.6.3. Định hướng sự liên hệ thực tế và bài học về đạo đức, lối sống của
học sinh hiện nay từ việc đọc hiểu tác phẩm văn chương. ......................... 37
Chƣơng 2. VẬN DỤNG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG ĐỌC
HIỂU TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP Ở LỚP
11 ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH .................. 42
2.1. Cơ sở xã hội và thời đại của cảm hứng sáng tác trong “Người trong bao”
(Sêkhôp) về khuynh hướng hiện thực phê phán cuối thời của văn học nga. ..... 42
2.2. Nội dung của cảm hứng phê phán trong truyện ngắn sêkhôp. ................ 45
2.2.1. Phê phán cái tiêu cực tầm thường dung tục. ..................................... 46
2.2.2. Phê phán để ca ngợi phần nhân tính tốt đẹp của con người. ............ 46
2.2.3. Phê phán để lên tiếng bênh vực những số phận bị chà đạp, những
con người nhỏ bé, bất hạnh. ........................................................................ 47
2.3. Nội dung của cảm hứng phê phán trong tác phẩm “Người trong bao”. . 48
2.3.1. Cảm hứng phê phán thể hiện qua hình tượng Bêlicơp một lối sống
trong bao tiêu cực........................................................................................ 48
2.3.2. Cảm hứng phê phán thể hiện qua việc xây dựng nhân vật song trùng... 52
2.3.3. Cảm hứng phê phán biểu hiện qua nghệ thuật biếm hoạ của Sêkhôp. .... 54
2.3.4. Cảm hứng phê phán thể hiện qua thái độ người cùng sống.............. 56
2.3.5. Cảm hứng phê phán được thể hiện qua nhân vật tự thú. .................. 58
2.3.6. Cảm hứng phê phán thể hiện qua ngôn ngữ ngoại cuộc ngoại suy và
thái độ khoan dung, tình cảm cứu vớt con người và xã hội của tác giả. .......... 59
2.3.7. Cảm hứng phê phán thể hiện qua cái cái chết của nhân vật chính
mang tính bi kịch lạc quan. ......................................................................... 61
2.4. Tiêu đề “Người trong bao” cảm hứng phê phán con người trở thành
công cụ nhàm chán bao trùm tác phẩm. ......................................................... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





iii

2.5. Hình thức biểu hiện của cảm hứng phê phán trong tác phẩm “Người
trong bao”. ...................................................................................................... 66
2.5.1. Biểu tượng nghệ thuật tập trung. ...................................................... 66
2.5.2. Sự tăng cấp bằng hư cấu nghệ thuật có chủ tâm............................... 67
2.5.3. Thái độ phê phán của tác giả. ........................................................... 68
2.6. Ý nghĩa phê phán xã hội và văn học trong “Ngưòi trong bao” của Sêkhôp. .. 70
2.7. Dạy học đọc hiểu “Người trong bao” của Sêkhôp để giáo dục đạo đức
lối sống cho học sinh. ..................................................................................... 73
2.7.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhân cách con người trong truyện
Người trong bao và nhân cách học sinh THPT hiện nay. ........................... 73
2.7.2. Những biện pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. .............. 80
Chƣơng 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
NGƢỜI TRONG BAO (SÊKHƠP) .............................................................. 86
3.1. Mục đích thực nghiệm. ........................................................................... 86
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm. ......................................................... 86
3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm. ............................................................... 86
3.2.3. Về địa bàn thực nghiệm. ................................................................... 87
3.2.4. Về kế hoạch thực nghiệm. ................................................................ 87
3.3.Tiến trình thực nghiệm. ............................................................................ 88
3.3.1. Thiết kế bài dạy thực nghiệm ........................................................... 88
3.4. Kết quả thực nghiệm và đối chứng. ...................................................... 114
3.4.1. Bảng kết quả điểm kiểm tra: ........................................................... 114
3.4.2. Nhận xét kết quả: ............................................................................ 114
3.5. Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm. ........................................ 115

C. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 120
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong dạy học
ngày nay. Yêu cầu đó càng cấp thiết đối với việc giảng dạy ở bậc THPT. Đổi
mới phương pháp dạy học đối với mơn Văn nói chung trong đó có văn học
nước ngồi nói riêng cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Đây là một việc
làm cần thiết và cấp bách, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Dạy học tác phẩm văn chương đặc biệt là tác phẩm văn
học nước ngoài, điều cốt lõi cần nắm được là phải biết phân tích cảm hứng
sáng tạo tác phẩm và giá trị của nó. Hơn nữa, mục đích giáo dục của tác phẩm
qua mỗi giờ giảng văn là yếu tố không thể thiếu. Nêú như trước đây trật tự bộ
ba trong yêu cầu dạy học là kiến thức, kĩ năng, thái độ thì ngày nay, theo các
nhà giáo dục trật tự trên cần đảo lại là thái độ, kĩ năng, kiến thức. Điều đó
chứng tỏ giáo dục thái độ , lối sống cho học sinh rất được coi trọng .
1.2. Người trong bao - tác phẩm hiện thực xuất sắc của Sêkhôp và nền
văn học Nga, là một truyện ngắn mới được đưa vào chương trình nên vấn đề
phân tích cảm hứng, giá trị và giáo dục lối sống qua tác phẩm còn gây trở
ngại cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như sự lĩnh hội tri thức của học
sinh. Hơn nữa, do cách tuyển chọn rút bớt tác phẩm Người trong bao của tác

giả sách giáo khoa đã làm cho việc tiếp cận phân tích, cắt nghĩa đánh giá tác
phẩm này trong q trình dạy học thiếu tồn diện hạn chế phần nào giá trị
giáo dục và ý nghĩa đào tạo của tác phẩm, từ đó dẫn đến hiện tượng hiểu chưa
đầy đủ và thấu đáo những giá trị của tác phẩm.
Đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giảng dạy
tác phẩm Người trong bao nhưng sử dụng phương pháp phân tích nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học triuện
ngắn Người trong bao của Sêkhôp thì vẫn chưa có cơng trình nào đề cập đến.
1.3. Hiện nay nhu cầu học tập và nghiên cứu về tác phẩm của Sêkhôp
của sinh viên và học viên ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu
phê bình văn học cũng đặc biệt chú ý đến cách tiếp nhận tác phẩm văn học
trong nhà trường trong đó có văn học nước ngoài. Văn học nước ngoài là tinh
hoa của di sản văn học thế giới có giá trị lâu dài và ảnh hưởng nhiều mặt tới
việc đào tạo con người (thế hệ trẻ ) có ý nghĩa văn hóa sâu rộng đối với tất cả
các quốc gia trong thời kì hội nhập.
Văn học nước ngồi là một bộ phận văn học quan trọng trong chương
trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông nhưng việc dạy và học tác phẩm văn
học nước ngoài trong nhà trường đến nay vẫn chưa được quan tâm một các
đúng mức (đặc biệt khi đặt trong tương quan so sánh với văn học Việt Nam).
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do văn học nước ngồi từ trước đến
nay khơng có trong chương trình ơn thi Đại học và chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong chương trình ơn thi tốt nghiệp của học sinh. Điều đó khiến đại đa số

học sinh đều coi mơn văn học nước ngồi là khơng quan trọng. Chính tâm lý
đó khiến giáo viên gặp khó khăn trong q trình giảng dạy.
Bên cạnh đó, cũng cần phải cơng nhận rằng các tác phẩm văn học nước
ngoài được đưa vào chương trình là những tác phẩm hay nhưng rất khó đối
với cả người dạy và người học bởi khác nhau về truyền thống văn hóa, thời
đại. Hơn nữa đây là những tác phẩm dịch, khoảng cách về ngôn ngữ dù đã
được các dịch giả cố gắng khắc phục nhưng vẫn cịn một số tồn tại nhất định
gây khó khăn cho q trình dạy và học. Chính vì thế ngay cả khi người giáo
viên có ý thức đầu tư cho bài dạy cũng gặp khơng ít trở ngại.
Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tơi thấy cần tìm hiểu thêm những nội
dung chi phối cách hiểu sâu hơn về tác phẩm như vấn đề cảm hứng sáng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

của nhà văn trong tác phẩm nhằm nâng cao chất lượng dạy học khiến sau một
giờ học văn tri thức mà học sinh thu nhận được không chỉ về một tác phẩm
mà còn là những hiểu biết nhất định về một tác giả tiêu biểu cho một nền văn
học trên thế giới.
1.4. Cảm hứng sáng tạo văn học thuộc về lĩnh vực cịn nhiều điều khó
nói. Nó hiển nhiên đấy nhưng khó hình dung và lí giải cặn kẽ, nó tất yếu đấy
đối với quá trình sáng tác của nhà văn nhưng khó dễ gì phân tích thành thao
tác lao động sáng tạo của nhà văn vì bản tính mỗi nghệ sĩ mỗi khác. Mỗi nhà
văn đều có cá tính sáng tạo riêng của mình. Cảm hứng sáng tạo văn học lại
phụ thuộc nhiều vào chúng nên khó quy giản vào cơng thức chung hoặc thuật
ngữ khoa học chính xác. Có lẽ vì thế mà các cơng trình từ điển văn học khơng
có mục từ này. Tuy vậy trong thực tế lý luận phê bình, nghiên cứu và giảng

dạy văn học đều sử dụng cảm hứng sáng tạo rất phổ biến. Cảm hứng sáng tạo
văn học không những chỉ được nghiên cứu trong tâm lý học nghệ thuật mà
còn được nghiên cứu trong lý luận văn học nữa.
Như vậy có thể nói cảm hứng sáng tạo văn học là hiện tượng chung phổ
biến cho tất cả mọi nhà văn của mọi khuynh hướng, mọi thể loại văn học,
nhưng cảm hứng phê phán chỉ hình thành và biểu hiện rõ rệt ở chủ nghĩa hiện
thực trong văn học thế giới và văn học Việt Nam. Chính vì vậy mà cảm hứng
phê phán đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
1.5. Nền văn học Nga thế kỉ XIX được đánh giá là “kỉ nguyên vàng”
và “kỉ nguyên bạc” bởi sự phong phú, tốc độ phát triển phi thường và sức
sống mãnh liệt với tên tuổi rất nhiều các đại thụ văn học Nga như: Puskin,
Gôgôn, L.Tônxtôi, Đôxtôiepxki, Sêkhôp, Paxtecnak......
Sêkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại của văn học Nga thế kỉ XIX,
“ người đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga”.
Sáng tác của ông đã “ Bao quát toàn bộ thời đại ngột ngạt của xã hội Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

dưới mấy triều đại Nga chuyên chế, của xã hội nông nghiệp lạc hậu nước Nga
tiến dần lên kĩ nghệ hóa”. Với những cách tân to lớn trong lĩnh vực truyện
ngắn và kịch, Sêkhôp dường như đã khép lại một thời kỳ, đồng thời lại mở ra
một thời kỳ mới trong lịch sử văn học Nga và thế giới. Nhà văn Buranôp đã
đánh giá những cống hiến của Sêkhôp đối với tiến trình phát triển của truyện
ngắn thế giới: “Sêkhơp là cả một trường đại học thực thụ” . Còn đại văn hào
L.Tônxtôi lại bày tỏ sự khâm phục ở chỗ: “ Sêkhơp đã sáng tạo ra những
hình thái văn chương mới, hoàn toàn mới cho tất cả thế giới, những hình thái

mà tơi chưa từng thấy ở đâu cả...Sêkhơp là một nghệ sĩ của cuộc sống. Và giá
trị tác phẩm của ơng là ở chỗ nó gần gũi và dễ hiểu, không những cho mỗi
người Nga, mà cho mỗi con người nói chung. Đó là cái chính chủ yếu..”. Cho
đến nay, Sêkhôp vẫn thuộc trong số các nhà văn “muôn thuở làm ta say
mê”(M.Gorki ). Sáng tác của Sêkhôp được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Ở
Việt Nam hiện nay, Sêkhôp là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất.
Sáng tác cả truyện ngắn và kịch nhưng ông được coi là bậc thầy về truyện
ngắn. Nội dung truyện Sêkhơp phong phú sâu sắc có dung lượng lớn, hình
thức lại giản dị tinh tế, tiết kiệm từ ngữ, lời ít mà ý nhiều, cơ đọng như thơ.
Với nhiều tác phẩm hay đặc sắc được đánh giá cao như: Anh béo và Anh gầy,
Cái chết của một viên chức, Phịng số 6, Khóm phúc bồn tử, Tu sĩ mặc đồ
đen...và tiêu biểu là Người trong bao truyện ngắn xuất sắc của Sêkhơp - một
nhà văn hóa lớn, độc đáo của trào lưu văn học hiện thực phê phán Nga cuối
thời, được dịch, đọc và nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và trở thành “ giáo
khoa” về cuộc sống cho học sinh Việt Nam. Đây là một truyện ngắn hay
nhưng khó dạy, bởi vậy việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu phân tích giá trị
văn học và đạo đức của cảm hứng phê phán trong giáo dục lối sống cho học
sinh qua tác phẩm là vấn đề cần thiết trong nhà trường phổ thơng hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Phân tích nội
dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học truyện
ngắn “Ngƣời trong bao” của Sêkhôp ở lớp 11 Trung học phổ thông”Thực
hiện luận văn này người viết hi vọng sẽ phần nào giúp học sinh phổ thông yêu

mến thêm Sêkhôp, một bậc thầy truyện ngắn. Những kiến thức thu nhận được
qua dạy học truyện ngắn đặc sắc của Sêkhôp như “Người trong bao” sẽ giúp
giáo viên liên hệ, so sánh và dạy học những tác phẩm của Lỗ Tấn (Trung
Quốc) và tác phẩm của Nam Cao được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề.
Ở nước Nga, vấn đề Sêkhôp và các sáng tác của ơng được nhiều nhà
nghiên cứu tìm hiểu, khai thác và đạt được nhiều thành tựu. Tác giả A.B.Esin
trong tác phẩm “Chủ nghĩa tâm lý của văn học Nga cổ điển”, chương viết về
Sêkhơp đã nhận định rất chính xác kiểu nhân vật của Sêkhơp là những người
bình thường chứ không phải những nhân cách cá biệt. M.Gorki cũng khẳng
định với những sáng tạo mang đầy dấu ấn cá nhân của mình Sêkhơp đã “giết
chết chủ nghĩa hiện thực” thế kỉ XIX - phá vỡ nguyên tắc và thi pháp của chủ
nghĩa hiện thực thế kỉ XIX.
Nghiên cứu và giới thiệu văn chương Sêkhôp tại Việt Nam đã được tiến
hành từ khoảng giữa thế kỉ XX do một số dịch giả như Nguyễn Tuân, Phan
Hồng Giang, Vương Trí Nhàn thực hiện. Các dịch giả cũng đã đưa ra một số
nhận định chung khái quát về nội dung và nghệ thuật văn chương Sêkhôp qua lời
giới thiệu cho các tập truyện…Những bài nghiên cứu được đưa vào giáo trình “
Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” do giáo sư Nguyễn Hải Hà chủ biên tập trung
đi vào nghệ thuật. Tác giả Đỗ Hồng Chung “Lịch sử văn học Nga” lại chủ yếu
đề cập đến nội dung của tác phẩm Sêkhơp. Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Hải Phong
trong “Giáo trình văn học Nga”đi sâu đề cập tới những biểu hiện cụ thể trong
một số sáng tác của Sêkhơp. Ngồi ra cịn một số bài viết về Sêkhơp trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6


tạp chí văn học, trong các tuyển tập truyện ngắn Sêkhơp của các tác giả như: La
Cơn, Vương Trí Nhàn, Phan Hồng Giang…Đặc biệt trong dịp kỉ niệm 100 năm
ngày mất Sêkhơp đã có những bài viết xoay quanh nội dung văn chương Sêkhôp
của các tác giả Trần Thị Phương Phương, Nguyễn Hải Hà…
Gần đây Sêkhôp được quan tâm nhiều hơn khi trở thành đề tài nghiên
cứu cho nhiều khóa luận, luận án…Tuy nhiên điểm chung ở các cơng trình
này là đều khai thác truyện ngắn Sêkhơp từ góc độ hình tượng nhân vật như:
Hồng Thị Un với luận văn thạc sĩ “Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của
Sêkhôp”(2007) Lê Thị Thanh với luận văn thạc sĩ “Nhân vật viên chức trong
truyện ngắn Sêkhơp”(2007)
Bên cạnh đó việc nghiên cứu tác phẩm của Sêkhơp từ góc độ phương
pháp dạy học cũng chưa có nhiều. Các bài giới thiệu giáo án trong các sách “
Thiết kế bài giảng ngữ văn 11”(Nguyễn Văn Đường - sách giáo viên) hay “
Dạy học văn học nước ngoài ngữ văn 11 cơ bản và nâng cao”(Lê Huy Bắc)
vẫn ở quy mô nhỏ và chưa đặt Người trong bao trong cái nhìn so sánh với
những tác phẩm cịn lại của Sêkhơp. Báo cáo khoa học của Nguyễn Thanh
Hương “ Hướng dẫn học sinh tiếp cận Người trong bao của A.Sêkhơp từ góc
độ hình tượng nhân vật (2004 ) đã đi vào tìm hiểu phương pháp giảng dạy tác
phẩm này nhưng cũng lấy hình tượng nhân vật làm xuất phát điểm.
Ngồi ra cũng có một số khóa luận tốt nghiệp đề cập tới những khía
cạnh khác nhau trong tác phẩm Người trong bao của Sêkhôp như: “Chất nhân
bản trong truyện ngắn Người trong bao của Sêkhôp” của Nguyễn Thị Bích
(2004) hay Vũ Thị Nguyệt Nga với đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận, phân
tích và bình luận ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm Người trong bao của
Sêkhôp” (2008). Luận Văn “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Cơng Hoan và truyện ngắn Sêkhơp” của Hồng Thị Minh Huyền (2008).
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề nội dung và tác dụng giáo dục của
cảm hứng phê phán trong tác phẩm của A.Sêkhơp nói chung, Người trong bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





7

nói riêng vẫn là một điều bí ẩn cần được những người học văn, yêu thích văn
và người làm văn khám phá. Bởi vì như Gori đã khẳng định “Dấu ấn sáng
tạo của Sêkhôp in đậm nét trong mỗi sáng tác của ơng. Chính cảm hứng phê
phán là một trong những dấu ấn sáng tạo ấy”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu vấn đề nội dung và tác dụng giáo dục của cảm
hứng phê phán trong truyện ngắn Người trong bao để thấy được tầm quan
trọng của cảm hứng sáng tác với cảm hứng phê phán là trọng tâm trong việc
tạo nên giá trị tác phẩm và tác dụng giáo dục học sinh.
Luận văn đưa ra những định hướng đổi mới dạy học tác phẩm “Người
trong bao” của Sêkhôp với sự lưu ý đặc biệt đến cảm hứng phê phán.
Qua dạy học tác phẩm Người trong bao giáo dục thái độ sống và lối
sống cho học sinh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn sẽ lần lượt giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Khái quát những nội dung cơ bản về cảm hứng sáng tác trong dạy
học tác phẩm văn chương trong đó có cảm hứng phê phán.
+ Phân tích nội dung và hình thức biểu hiện của cảm hứng phê phán
trong tác phẩm Người trong bao của Sêkhôp.
+ Thiết kế bài dạy học Người trong bao với sự chú ý đặc biệt tầm quan
trọng của cảm hứng phê phán để học sinh hiểu sâu tác phẩm và tự giáo dục lối
sống bản thân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình dạy học Người trong bao
trong nhà trường trung học phổ thơng qua việc phân tích nội dung và tác dụng
của cảm hứng phê phán để giáo dục lối sống cho học sinh lớp 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nhấn mạnh đến nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của
Sêkhôp trong tác phẩm Người trong bao và tác dụng giáo dục lối sống của nó
để hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm trên
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu hiểu được tầm quan trọng về nội dung và hình thức biểu hiện của
cảm hứng phê phán và biết hướng dẫn học sinh hiểu được nó trong q trình
dạy học tác phẩm Người trong bao thì học sinh sẽ hiểu sâu tác phẩm và rút ra
được những bài học về lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội hôm nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Với luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp, biện pháp
khoa học sau:
- Phương pháp lịch sử cụ thể: Đưa tác phẩm nghiên cứu vào đúng thời
điểm sáng tác của nó để hiểu hơn về hiện thực được đề cập trong tác phẩm
(thời đại, con người, sinh hoạt…). Đặt tác phẩm trong giai đoạn hiện nay,
khai thác những khía cạnh phù hợp thời đại, tâm lý học sinh tức là rút ra ý
nghĩa lịch sử và bền lâu của tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Quan sát, phiếu trắc nghiệm, dạy
học thực nghiệm, đối chứng.

7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo
luận văn gồm 3 chương .
Chƣơng 1: Cảm hứng sáng tác trong dạy học tác phẩm văn chương.
Chƣơng 2: Vận dụng cảm hứng phê phán trong đọc hiểu tác phẩm “Người
trong bao” của Sêkhôp ở lớp 11 để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Chƣơng 3: Thiết kế thực nghiệm dạy học truyện ngắn Người trong bao
(Sêkhơp)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1

CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM
VĂN CHƢƠNG
1.1. Khái niệm cảm hứng
1.1.1. Định nghĩa.
Cảm hứng là một thuộc tính tâm lý bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (pathos)
xuất hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với cái đẹp, cái cao cả và cái bi.
Người ta cho rằng cảm hứng trong sáng tác văn học làm đổi thay niềm say
mê và nhiệt tình của nhà văn với đối tượng có ý nghĩa mà nhà văn đã lựa chọn.
Đối tượng phản ánh càng lớn lao, mới mẻ và mối quan hệ sáng tạo của
nhà văn đối với nó càng rõ ràng sâu sắc bao nhiêu thì càng tạo nên nội dung
mới của cảm hứng theo một cách thức riêng của sự phản ánh, miêu tả đối
tượng nó trở thành phong cách nghệ thuật và phương pháp giao cảm của nhà

văn đối với người đọc.
1.1.2. Các nghĩa gần nhau của khái niệm cảm hứng.
Khái niệm cảm hứng được diễn đạt bằng các thuật ngữ khác nhau trong
hệ thống ngôn ngữ của mỗi quốc gia trên thế giới: Trong tiếng Nga cảm hứng
được viết (bgoxhobehue), tiếng Pháp (inspiration) nó có nghĩa là sự bột phát
trong ý nghĩ sáng tạo, đứng trước một vấn đề nào đó con người ta có phản
ứng tức thì, diễn ra trong giây lát đó chính là những ý tưởng sáng tạo, độc
đáo. Cảm hứng ở đây là sự say mê, nhiệt tình của con người trước một cơng
việc có ý nghĩa. Khi được diễn đạt (Begeistereung) thì nó chính là sự cảm
động, cảm kích, phấn khởi, hân hoan. Trong tiếng Đức với thuật ngữ
(Lebhapte Gemutsbewegung) thì cảm hứng được hiểu là tình cảm sơi nổi của
con người trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp.
Như vậy có thể thấy rằng dù được diễn đạt bằng thuật ngữ nào đi nữa
thì khái niệm cảm hứng vẫn có những nét nghĩa tương đồng với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

1.2. Nội dung của cảm hứng sáng tạo.

1.2.1. Cảm hứng sáng tạo là tâm trạng sáng tác khác nhau của ngƣời nghệ sĩ
Tác phẩm văn học ra đời là kết quả của một hoạt động tâm lý của người
nghệ sĩ, trong bất cứ hồn cảnh nào khi có cảm xúc họ đều có thể sản sinh ra
những đứa con tinh thần yêu quý của mình. Trước sự vận động của thời gian
thì tâm trạng sáng tác của người nghệ sĩ cũng thay đổi.
1.2.2. Cảm hứng sáng tạo là khả năng tạo ra niềm vui, thúc đẩy sự tưởng

tượng của nhà văn trong sáng tác.
Mỗi tác phẩm ra đời là một sản phẩm sáng tạo của nhà văn, có được nó là
cả một q trình lao động khơng mệt mỏi. Đứng sau những thành cơng đó là con
đường đầy chơng gai mà nhà văn phải đi qua có cả vui buồn và những giọt nước
mắt. Niềm vui trong cuộc sống khơi gợi cảm hứng sáng tác cho nhà văn. Khi
tâm trạng vui, phấn khởi con người ta dễ nảy sinh những ý nghĩ tốt đẹp vì thế nó
thúc đẩy sự tưởng tượng của nhà văn, thôi thúc họ cầm bút. Chỉ vì những giây
phút xúc động trước mảnh đất quê hương bị hủy hoại và cả niềm vui trước vẻ
đẹp quê hương đã khiến một nhà văn quyết định “Viết, viết và viết”.
Theo Vưgốtxki, con người có hai cách giải thốt cảm xúc. Thể xác (bộc lộ
bằng phản ứng cơ thể, vẻ mặt, lời nói, tuyến tiết) và tinh thần (tưởng tượng)
[42,tr.248]. Tưởng tượng chính là phương diện tinh thần của sự giải tỏa cảm xúc,
suy nghĩ. Cảm hứng là tác nhân, động lực giúp nhà văn tưởng tượng sáng tạo ra
những kiệt tác của mình. Thiết nghĩ nếu khơng có hứng thú, cảm hứng sáng tạo
liệu rằng con người có những bước nhảy táo bạo trong trí tưởng tượng khơng?
Cảm hứng giúp người nghệ sĩ tưởng tượng ra những gì là tốt đẹp nhất đang tồn
tại trong cuộc sống, Khiến cho những âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh, màu sắc,
hình khối…trở nên có nghĩa. Ví như hình ảnh “Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió bay như sóng biển tung trắng bờ”(Tố Hữu ), vừa là bức chân dung mẹ Suốt,
vừa là tấm lòng ngợi ca, khâm phục của nhà thơ, vừa là vẻ đẹp hiên ngang bất
khuất của người Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

1.2.3. Cảm hứng sáng tạo là trạng thái hưng phấn tinh thần gắn liền với sự
vận động nội tâm thông qua các phản ứng cảm tính của người nghệ sĩ

trong q trình sáng tạo.
Con người ai cũng vậy khơng cứ gì người nghệ sĩ, nhờ có cảm hứng sẽ
thấy hưng phấn hơn để thực hiện công việc. Cảm hứng thể hiện một tình cảm
sâu sắc nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy. Với nhà văn
cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể được
cụ thể hố trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác.
Cũng như người bình thường, nghệ sĩ cũng có nhu cầu giải thốt nội tâm
để bộc lộ những ấn tượng, cảm xúc về thế giới. Cảm hứng sáng tạo của văn nghệ
sĩ phải mãnh liệt, hứng khởi thì những trang văn trang thơ khi được sinh ra nó
mới có hồn, có chất. Nguyễn Qnh nói: “Người làm thơ khơng thể khơng có
hứng, cũng như tạo hóa khơng thể khơng có gió vậy…Tâm người ta như chuông
như trống, hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chng trống khiến
chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như
vậy” (Từ trong di sản, NXB tác phẩm mới, Hà Nội, 1981, Tr.103)
Cảm hứng sáng tác có thể đến từ mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống. Một
cảnh đẹp mông lung. Một con người tao nhã. Một số phận đọa đày…Có lúc
cầm bút viết khơng thấy cảm hứng đến nhưng khi ngủ trong một giấc mơ ta
lại chợt nghe cảm xúc cất tiếng kêu gọi. Điều đó được thừa nhận qua lời của
các nhà văn. Puskin thừa nhận mình sáng tác ngay trong giấc mơ, ơng buộc
phải vùng dậy và ghi lại những câu thơ vừa nảy sinh. Maiacơpki cũng nói đến
cảm hứng sáng tác được hình thành trong lúc chiêm bao. Bandăc nói: “Xét về
mặt tự nhiên và đỏng đảnh thì khơng có một gái giang hồ nào so sánh nổi với
cảm hứng của nghệ sĩ, nên hễ cảm hứng xuất hiện một cái là phải tóm ngay
lấy nó, như tóm lấy một dịp may hiếm có vậy”[36, T.20, tr253]. Bơđơle cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

nói: “Cảm hứng là nghị lực, là sự phấn khởi mang tính chất trí tuệ và là khả
năng lưu giữ các sức mạnh trong trạng thái kích thích”[37, tr390,605]
Cảm hứng đến, đơi khi nhờ có những điều kiện bên ngồi chẳng hạn:
Anddecsxen thích nghĩ ra những câu chuyện thần tiên trong khu rừng. Ngồi
ra cịn có những tác nhân đặc biệt, bất ngờ cũng gây nguồn cảm hứng. Tiếng
sáo trong tù, ánh trăng ngồi cửa sổ (Hồ Chí Minh) tiếng chày đập vải (Đỗ
Phủ)...Tuy nhiên đấy chỉ là những tác nhân bên ngồi, ngẫu nhiên cịn thực
chất của cảm hứng vẫn bắt nguồn từ độ nhạy cảm của con tim và hơn thế là sự
hưng phấn trong tinh thần.
1.3. Đặc điểm của cảm hứng sáng tạo.
Cảm hứng là một thứ bản năng sáng tạo - Nó xuất hiện tự nhiên và
mang sức mạnh tình cảm, cảm xúc đặc biệt cao độ có thể hình dung ra những
hình ảnh sinh động.
Cảm hứng sáng tạo mang tính tích cực đổi mới cách viết của nhà văn.
Các nghệ sĩ lớn không bao giờ xem nhẹ cảm hứng sáng tạo. Theo P.Valery
“Viết có nghĩa là nhìn thấy trước” có cảm hứng thì mới viết được, đó là cơng
việc đầy hứng thú cần đến sự hỗ trợ dẫn dắt của những xúc động được phát
hiện không thể lường trước đem lại sự giải quyết công việc dễ dàng hơn. Gớt
nói “Một tác phẩm được xây dựng theo cảm hứng bên trong một cách thoải
mái bao giờ cũng đặc biệt ánh lên điều mà các sản phẩm của kỹ thuật lạnh
lùng khơng có nổi”.
Cảm hứng sáng tạo văn học là ngọn nguồn phôi thai, là cái hích đầu
tiên đem đến tâm trạng năng động trong suốt quá trình viết nên tác phẩm của
nhà văn. Sẽ là vô nghĩa khi nhà văn sáng tạo tác phẩm mà lại vô cảm, lại thiếu
đi những xúc động đột ngột mà lan truyền, thiếu đi một nhân tố tình cảm rõ
ràng xuyên suốt. Chính nội dung bên trong tác phẩm hãy cịn chưa biết rõ làm
cho nhà văn bị kích động. Những nội dung đó cứ lởn vởn trong tâm hồn đi tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





13

các vùng xa trung tâm chú ý và dấy lên những cảm xúc sáng tỏ và ổn định hơn,
xâm chiếm toàn bộ thế giới tinh thần của nhà văn mạnh hơn và gắn bó hữu cơ
với quan niệm sáng tác, cách nhìn đời, nhìn người và xã hội nhà văn đang sống
được dự cảm trong các hình thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm sẽ ra đời.
Trong bất kì trường hợp nào, một tâm trạng có gắn bó với các hình ảnh sáng tạo
hãy cịn chưa lọt vào ý thức, song đã có được sự thúc đẩy ban đầu do các biểu
tượng chưa có quan hệ trực tiếp với chúng vẫn chỉ ra một lý do bên ngồi đã
kích thích, khêu gợi được năng lực thao thức mơ hồ để có các hồi tưởng, kí ức,
biểu tượng và rồi chúng lại làm tăng cường tâm trạng, cảm quan hơn nữa đưa lại
cho nó một giá trị nghệ thuật. Khi ấy nhà văn tự tạo ra một sự thể nghiệm nhờ trí
tưởng tượng của mình. Cái quyết định bao giờ cũng là một tâm trạng thanh lọc
tâm hồn khỏi những nội dung xa lạ và tìm kiếm một ngơn từ nhất định. Những
rung động khách quan, những sự hồi tưởng xa xưa sinh động về thời thơ ấu, về
thành phố quê hương, hoặc những mối quan hệ với những con người, sự việc
trong đời đã và đang trải qua sẽ đem lại cho nhà văn những tài liệu sáng tác. Như
vậy cái chủ quan và cái khách quan, cái hôm qua và hơm nay có thể hịa hợp
thành một bức tranh toàn vẹn mà ổn định được miêu tả và phản ánh theo cách
nào đi nữa vẫn sẽ là sự biểu hiện nghệ thuật của một tâm trạng say đắm, một
trạng thái ưu tư bắt nguồn từ một thôi thúc, một động lực nào đó của hồn cảnh
sáng tác. Bởi thể truy nguyên của cảm hứng sáng tạo thời cổ đại Hy Lạp được
viết là pathos cịn có nghĩa là động lực tình ý.
Cảm hứng sáng tạo thể hiện những mối liên hệ bí ẩn của nó mà phần lớn
chúng ta chưa thể hiểu hết nhưng tựu trung cảm hứng sáng tạo là chân thành,
khơng thể vay mượn, nó là cách rung động nhạy bén tinh vi của tâm hồn nhà

văn trước cuộc sống để dị tìm, nắm bắt những gì cần thiết cho kết cấu, cho
việc xây dựng các tính cách và sự thật nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

1.4. Mối quan hệ giữa cảm hứng sáng tạo với cảm quan nghệ thuật và ý
đồ sáng tác.
Để góp phần phân định ranh giới mong manh giữa cảm hứng (pathos)
với cảm quan (Sinnesorgan) với ý nghĩa là sự nhận thức cảm tính hoặc như
một cách quan niệm có tính sơ bộ trực giác. Ngồi ra cảm hứng sáng tạo có ý
nghĩa rất gần gũi và có quan hệ mật thiết với ý đồ sáng tạo.
Ý đồ sáng tạo của nhà văn là nội dung quan trọng khơi mào quá trình
viết nên tác phẩm của nhà văn. Có người nói ý đồ sáng tạo là mầm mống tinh
thần của tác phẩm, trong đó nó thể hiện mối quan hệ vơ thức và ý thức của
nhà văn đối với các quan điểm tư tưởng nghệ thuật về xã hội, về con người
của thời đại trước khi được khách thể hóa nó thành tác phẩm. Điều đó có
nghĩa là ý đồ gợi ra sự hoạt động của mạch tình cảm xuyên suốt như là điều
đến trước tạo nên động lực để sáng tạo các hình tượng văn học.
Ý đồ sáng tạo thường xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của cảm hứng sáng
tạo - Như vậy cảm hứng sáng tạo hình thành trước mang tính chất tình cảm và ý
đồ xuất hiện sau cùng mang tính chất tư tưởng để tạo nên hình thái tác phẩm. Cả
cảm hứng và ý đồ đều cùng diễn ra trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Cảm hứng sáng tạo cũng có khi được sử dụng đồng nghĩa với cảm quan
nghệ thuật. Chủ nghĩa tượng trưng Pháp mà chủ sối của nó là Bơđơle đã
sáng tạo ra “Cảm quan tương ứng”(Correspondance) mà các nhà thơ mới Việt

Nam như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê đã vận dụng.
Xuân Diệu đã mượn cảm quan tương ứng cuả chủ nghĩa tượng trưng đã diễn
đạt sự tương giao, tương ứng của các giác quan trong thi pháp của ông. Xuân
Diệu không dừng ở sự chuyển đổi cảm giác mà còn tạo ra sự giao thoa cảm
giác, tức là làm đồng hiện các giác quan khác nhau cùng xuất hiện trong một
chi tiết nghệ thuật. Ví dụ trong bài thơ “Nguyệt cầm” tác giả đã sử dụng thủ
pháp này hết sức tài tình trong một chữ thơ “Linh lung” trong “Linh lung ánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

sáng bỗng rung mình”. Chữ linh lung vừa khiến cho nó có âm thanh bên cạnh
ánh sáng, vừa khiến nó đa nghĩa đa gợi hơn đối với cảm xúc của tâm hồn.
Thuật ngữ cảm quan thường được hiểu là quan niệm về sự phối hợp các
giác quan để tạo hiệu ứng tình cảm, nó thiên về kĩ năng sáng tạo của nhà văn
chứ nó khơng giữ vai trị tất yếu phải có như cảm hứng sáng tạo trong hình
thành tác phẩm.
1.5. Sự phong phú, đa dạng của cảm hứng sáng tạo văn học
Chủ nghĩa hiện thực phê phán mà cảm hứng chủ đạo của nó là sự miêu
tả có tính chất phê phán đời sống xã hội được hình thành ở châu Âu vào
những năm 30 của thế kỉ XIX, sau khoảng một thế kỉ chủ nghĩa hiện thực phê
phán của văn học Việt Nam, một mặt được nảy sinh từ hồn cảnh xã hội văn
hóa Việt Nam, một mặt tiếp thu những thành tựu vĩ đại của trào lưu hiện thực
chủ nghĩa của văn học thế giới như ở Pháp, Nga, Trung Quốc. Cảm hứng chủ
đạo của nó ngồi tính chất chung cũng cịn thể hiện những nét riêng mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo X.M.Pêtơrốp, chủ nghĩa hiện thực nảy sinh trước hết từ cái đang

tồn tại, cái vốn có chứ khơng phải là cái cần phải có, cái muốn có. Tuy nhiên,
chủ nghĩa hiện thực khơng thể là một trào lưu vĩ đại trong văn học thế giới,
nếu như nó chỉ giới hạn trong việc thể hiện “cái vốn có” mà khơng cổ vũ cho
“cái cần phải có” với khát vọng cải tạo thế giới, tạo nên nội dung xã hội tích
cực, hướng tới lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp của nó. X.M.Pêtơrốp cũng khẳng
định: “Cảm hứng của nghệ thuật hiện thực, cơ sở tinh thần thống nhất tư
tưởng của nó, nền tảng lý tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực là tư tưởng
vĩ đại của chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tự do và độc lập của nhân cách con
người, sự thừa nhận quyền của con người được hưởng hạnh phúc ở đây, trên
trái đất này, chứ không phải ở thế giới nào khác”.[ 38].
Như vậy có thể nói cảm hứng sáng tạo văn học là hiện tượng chung phổ
biến cho tất cả mọi nhà văn của mọi khuynh hướng, mọi thể loại văn học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

nhưng cảm hứng phê phán chỉ hình thành và biểu hiện rõ rệt ở chủ nghĩa hiện
thực trong văn học thế giới và văn học Việt Nam. Chính vì vậy mà cảm hứng
phê phán đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
Cũng cần phải phân biệt cảm hứng phê phán xuất hiện trong chủ nghĩa
hiện thực có mức độ khác nhau và được biểu hiện ở những dạng thức khác
nhau. Về mức độ, chúng ta có thể tìm thấy cảm hứng phê phán trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du nhưng cảm hứng phê phán này chưa trở thành cảm hứng
chủ đạo trong tác phẩm. Bởi vì cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh
liệt, sâu sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn trong
quá trình phản ánh hiện thực.Trạng thái tình cảm đó gắn liền với lý tưởng xã
hội của nhà văn, gắn liền với thái độ đánh giá nhất quán trong nội bộ tác

phẩm. Nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đánh giá rất cao vai trò của cảm
hứng chủ đạo, xem nó là điều kiện khơng thể thiếu của việc tạo ra những kiệt
tác bởi vì “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu
đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”. Chỉ khi
nào nhà văn có tư tưởng thật sự, tình cảm của nhà văn vừa chân thành, nồng
nàn, vừa mãnh liệt, sâu sắc thì tác giả mới có thể tạo được cảm hứng chủ đạo
xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật của mình. Mặc dù có những nhà nghiên cứu
khẳng định “Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” (Phan Ngọc, Lê Đình Kỵ)
nhưng tư tưởng Nguyễn Du chủ yếu là tư tưởng nhân đạo chịu ảnh hưởng của
tư tưởng “Tài mệnh tương đồ” và sự phê phán xã hội gắn với thể chế và giai
cấp thống trị chưa sâu sắc, mãnh liệt nên cảm hứng phê phán xã hội trong
Truyện Kiều chưa trở thành cảm hứng chủ đạo.
Cảm hứng chủ đạo cũng được thể hiện trong những dạng thức khác
nhau như cảm hứng sử thi, cảm hứng trữ tình…trong văn học Việt Nam. Có
thể nói tồn bộ dịng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 của chúng ta
đều thể hiện cảm hứng phê phán là cảm hứng chủ đạo trong hầu hết các sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

tác của các nhà văn từ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố,
Ngun Hồng, Nam Cao, Tơ Hồi đến Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp, Bùi
Hiển, Kim Lân…Cảm hứng phê phấn ấy cũng có những mức độ khác nhau.
Khi là cảm hứng châm biếm, hài hước. Khi là cảm hứng trào phúng trong “Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Khi là cảm hứng bi hài kịch trong “Sống mòn” của
Nam Cao, trong “Kép Tư bền” của Nguyễn Công Hoan.

Giá trị và ý nghĩa của cảm hứng phê phán trong văn học khơng chỉ
dừng ở nhiệt tình, thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đối với những đối tượng
phê phán mà cịn hướng tới mục đích phê phán để tập trung thể hiện bản chất
xấu xa, thối nát sự bất cơng, vơ nhân đạo của xã hội và địi hỏi có nhu cầu tất
yếu là phải thay đổi, cải tạo, hay xóa bỏ xã hội cũ.
Cảm hứng phê phán trong văn học cũng mang tính dân tộc và lịch sử
nhất định: B.I.Barxốp trong cơng trình “Tính độc đáo dân tộc của văn học
Nga” , đã chỉ ra: “Các nhà văn hiện thực Nga và Pháp đều phơi bày sự hư
hỏng của con người để lên án chế độ thống trị đương thời. Nhưng ở đây có
hai cách tiếp cận khác nhau. Trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, sự hư hỏng
của con người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật,
được khẳng định như bản chất tự nhiên cố hữu của nó; nếu như đó là hậu quả
của mơi trường thì mơi trường chung quy lại cũng là do bản tính sinh vật tự
nhiên của con người tạo ra. Trong chủ nghĩa hiện thực Nga, sự hư hỏng của
con người được quan niệm như là kết quả nhất thời của tình trạng con người
bị tách khỏi bản chất xã hội của nó, chính bản chất này, chứ không phải bản
chất sinh vật, mới là bản tính tự nhiên của con người”. Trong chủ nghĩa hiện
thực Nga ta thấy có nhắc tới cụm tù “bản chất xã hội của nó” phải chăng
chúng ta hiểu đó chính là đạo đức, cơng bằng, tơn trọng con người. Đối với
dân tộc ta nó chính là sự đồn kết, cộng đồng làng xã, họ tộc, quê hương đất
nước. Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “tính độc đáo dân tộc của chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×