TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC
—'S.EQ.ỂÍ—
NGI YEN TAT 'CHANH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIẺU DI TÍCH LỊCH sử VĂN HĨA
NGUYỄN TRUNG TRựC GĨP PHẢN
PHÁT TRIẺN Dư LỊCH TỈNH KIÊN GIANG
SINH VIÊN : LÊ PHẠM THU THẢO
MÃ SÓ sv : 1811545035
LỚP : 18DVN1A
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC
NIÊN KHÓA : 2018-2021
TP. HCM - THÁNG 09/2021
u
II
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
—^103 Jgỉ—
LÊ PHẠM THU THẢO
TÌM HIẺU DI TÍCH LỊCH sử VĂN HÓA
NGUYÊN TRUNG TRựC GÓP PHÀN
PHÁT TRIỀN Dư LỊCH TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA : 2018-2021
CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN:
Ths. NGUYỄN THỊ XUÂN Lộc
TP. HCM, THÁNG 09 NÃM 2021
ĩl
If
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dần
của Cô Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Lộc. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Neu có gì sai
phạm, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Lê Phạm Thu Thảo
1
LỜI CẢM ƠN
Đe hồn thành khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm
ơn Truờng Đại học Nguyền Tất Thành, Quý Thầy, Cô trong Khoa Du lịch và
Việt Nam học đà truyền đạt những kiến thức bổ ích về ngành nghề du lịch đến
cách ứng xử và giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Xin cảm ơn ba mẹ đã ln động viên, khuyến khích trong suốt thời gian
qua. Ba mẹ luôn tạo nhùng điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập và nghiên
cứu.
Người đặc biệt tơi muốn gửi đến lời cảm ơn chân thành đó chính là Cơ
Thạc sĩ Nguyền Thị Xn Lộc, Cơ đã tận tâm trực tiếp chỉ dẫn và đưa ra những
gợi ý cho bài khóa luận của tơi hồn thành đúng thời diêm.
Trong q trình làm khóa luận, rất khó tránh khỏi những sai sót, rất mong
Q Thầy, Cơ chỉ bảo. Đồng thời do trinh độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiền cịn hạn chế rất nhiều nên khóa luận khơng thể nào hồn thiện được
một cách tốt nhất. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cơ.
Kính chúc Q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
công việc và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Phạm Thu Thảo
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN
Tp.HCM, ngày ... tháng ... năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Tp.HCM, ngày ... tháng ... năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
4
MỤC TIÊU
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN..................................................... 3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN........................................................ 4
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................9
DANH MỤC BIẾU ĐÒ.................................................................................................... 9
KÝ HIỆU CÁC CỤM TÙ VIẾT TẮT......................................................................... 9
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 10
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................ 10
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................ 11
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 14
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 15
6. Đóng góp đề tài.......................................................................................................... 16
7. Cấu trúc đề tài........................................................................................................... 16
NỘI DUNG......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN.................................................. 1
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................. 1
1.1.1. Cở sở lý luận về du lịch.................................................................................. 1
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh................................................................... 2
1.1.3. Cơ sở lý luận về tín ngưỡng.......................................................................... 3
1.1.4. Cơ sở lý luận về văn hóa................................................................................ 4
1.1.4.1. Khái niệm du lịch văn hóa...................................................................4
1.1.4.2. Khái niệm văn hóa.............................................................................. 4
1.1.4.3. Vai trị văn hóa trong du lịch.............................................................. 5
1.1.5. Một số lý luận về di tích lịch sử văn hóa...................................................... 7
1.1.5.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa....................................................... 7
1.1.5.2. Vai trị di tích lịch sử văn hóa trong du lịch..................................... 8
1.1.6. Một số lý luận về lề hội................................................................................. 9
1.1.6.1. Khái niệm lề hội................................................................................... 9
5
1.1.6.2. Phân loại lề hội...................................................................................... 9
1.1.6.3. Vai trò của lễ hội trong du lịch..........................................................12
1.2. Vai trị của di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực.............................. 13
1.2.1. Khái quát tỉnh Kiên Giang............................................................................ 13
1.2.2.. Vai trị tính ngưỡng của Anh hùng dân tộc Nguyền Trung Trực trong đời
sông tinh thân của người dân Kiên Giang.............................................................. 13
1.2.3. Nét độc đáo của di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực.................... 14
Tiểu kết chương 1............................................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: DI TÍCH LỊCH sử VĂN HĨA NGUYỄN TRUNG TRỤC GÓP
PHÀN PHÁT TRIẾN DU LỊCH, TỈNH KIÊN GIANG....................................... 17
2.1. Tổng quan di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực............................... 17
2.1.1. Vị trí địa lý di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung Trực.................. 17
2.1.2. Lịch sử hình thành di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trục......17
2.1.3. Các cơng trình kiến trúc tại di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung
Trực.....................................................................
.„...20
2.2 Cuộc địi và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.......... 22
2.2.1. Thân thế..........................................................................................................22
2.2.2. Sự nghiệp........................................................................................................ 23
2.2.3 Một số hoạt động chống Pháp cùa Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực..
...........’............ '...... ................................................. ........... .'...... ............................ .’.25
2.2.3.1. Trận trên Vàm Nhật Tảo.................................................................... 25
2.2.3.2. Trận tập kích đồn Rạch Giá............................................................. 27
2.2.3.3. Lập căn cứ kháng chiến ở Phú Quốc.............................................. 28
2.2.3.4. Sự hy sinh oanh liệt.............................................................................30
2.3. Di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực góp phần phát triển du lịch tỉnh
Kiên Giang........................................................................................................................31
2.3.1. Đóng góp về văn hóa.................................................................................... 31
2.3.2. Đóng góp về lịch sử.....................................................................................36
2.3.3. Đóng góp về kinh tế.....................................................................................36
2.3.4. Đóng góp xã hội............................................................................................36
2.4. Một số giá trị của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...............37
2.4.1. Giá trị đời sống tâm linh............................................................................. 37
2.4.2. Giá trị kết nối sức mạnh cộng đồng........................................................... 37
2.4.3. Giá trị giáo dục truyền thống văn hóa........................................................ 38
6
2.5. Đóng góp từ lễ hội Anh hùng dân tộc góp phần phát triển kinh tế, xã hội 39
Tiểu kết chương 2............................................................................................................ 39
CHƯƠNG 3: DI TÍCH LỊCH sử VÀN HĨA NGUYỄN TRỤC TRựC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, TỈNH KIÊN GIANG THỤC TRẠNG - GIẢI PHÁP
............................................................................................................................................. 41
3.1. Thực trạng khai thác di tích Nguyễn Trung Trực trong hoạt động du lịch
41
3.1.1. Khách du lịch................................................................................................. 41
3.1.2. Bảo tồn và tôn tạo di tích Nguyễn Trung Trực......................................... 46
3.1.3. Cơng tác quản lý di tích Nguyễn Trung Trực............................................ 48
3.1.4. Nguồn nhân lực............................................................................................. 51
3.1.5. Quảng bá, xúc tiến du lịch............................................................................53
3.2. Giải pháp trong hoạt động du lịch tại di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung
Trực .................................................................................................................................. 54
3.2.1. Bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung Trực.................. 54
3.2.2. Cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung Trực............... 55
3.2.3. Nâng cao nguồn nhân lực........................................................................... 56
3.2.4. Quảng bá, xúc tiến du lịch............................................................................ 56
3.2.5. Sự tham gia cộng đồng địa phương............................................................. 57
3.3. Định hướng phát triển du lịch.............................................................................58
3.3.1. Định hướng chung của du lịch Việt Nam................................................... 58
3.3.2. Định hướng phát triển du lịch Đong Bằng Sông Cửu Long.................... 60
3.3.3. Định hướng du lịch của tỉnh Kiên Giang................................................... 63
3.3.4. Định hướng phát triến di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực....... 65
Tiểu kết chưong 3............................................................................................................66
KẾT LUẬN.......................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 16
PHỤ LỤC..........................................................................................................................20
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát.......................................................................................... 20
Phụ lục 2: Hình ảnh, bảng thống kê........................................................................ 26
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về Di tích Nguyễn Trung Trực................................. 28
Phụ lục 4: Một số hình ảnh lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực........ 32
7
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về phịng khám thuốc nam tại di tích Nguyền Trung
Trực............................................ .............................................................. .................. 36
8
DANH MỤC BANG
Bảng 3.1. Bảng số liệu thống kê khách du lịch đến tinh Kiên Giang....................... 41
Bảng 3.2. Độ tuổi của khách du lịch đến di tích........................................................... 43
Bảng 3.3. Phương tiện du khách biết đến di tích........................................................... 53
DANH MỤC BIẾU ĐỒ
Biếu đồ 3. 1. Khách du lịch đến Kiên Giang qua các năm.......................................... 42
Biếu đồ 3.2. Độ tuổi của du khách................................................................................. 44
Biếu đo 3 3. Du khách đến di tích Nguyễn Trung Trực............................................... 46
Biếu đồ 3.4. Du khách thích nhất ở di tích Nguyễn Trung Trực.................................47
Biếu đo 3. 5. Mức độ hài lịng của du khách về các tiêu chí của di tích.................... 50
Biếu đồ 3.6. Mức độ hài lịng của du khách về nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ du
lịch tại di tích..................................................................................................................... 52
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIÉT TÁT
CHỮ VIẾT TẤT
STT
Ý NGHĨA
1
UBND
ủy Ban Nhân dân
2
BCH.TW
Ban chấp hành, Trung ương
3
VHỌD
Văn hóa quyết định
4
NXB
Nhà xuất bản
AHDT
Anh hùng dân tộc Nguyền Trung
5
Trực
9
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tín ngưỡng thờ cúng to tiên của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa và trên
thực tế, chưa bao giờ bị đứt nối ke cả trong thời kỳ đất nước bị các cường quốc xâm
lưọc và xảy ra chiến tranh. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về
cội nguồn của gia đình và dân tộc. Thờ cúng tổ tiên là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện
tại và tương lai. Vì vậy, sức sống của tín ngưỡng này là vơ tận
Xuất phát từ đạo lý đó, người dân Việt Nam khơng chỉ thờ cúng to tiên,
dịng họ, các vị phúc thần mà còn thờ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, chủ
quyền của dân tộc. Hệ thống thờ cúng tố tiên và những người có cơng với địa phương,
với đất nước phản ánh quan hệ gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, giữa gia đình với
đất nước. Suốt hàng ngàn năm lịch sử, thờ cúng những vị danh tướng có nhiều đóng
góp trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước đà phổ biến ở khắp đất nước, như: thờ
cúng Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Văn Duyệt, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa
Huân, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, v.v...
Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc được thực hiện dưới nhiều hình thức
như lập miếu thờ, lập đền thờ, lập bia ghi công đức, xây dựng mộ phần. Việc xây
miếu hay đền thờ có hai mục đích chính: trước tiên là để những người đã khuất có
nơi yên nghỉ lâu dài, sau nữa để cư dân quanh vùng có chồ đến viếng anh linh, nhớ
đến công ơn của các vị, đồng thời đe người dân gửi gắm ước nguyện, cầu xin một
cuộc sống an lành, đáp ứng nhu cầu tín ngường dân gian cùa nhân dân.
Hiện nay, ở Nam Bộ có rất nhiều đền thờ dạng này. Đối với Anh hùng dân
tộc Nguyền Trung Trực, người dân Nam Bộ đã lập đền thờ ở nhiều nơi để thờ phụng
ông, nhất là những nơi ông đã sống và chiến đấu tiêu biếu là đền thờ ông tại tỉnh Kiên
Giang. Được công nhận là một trong những di tích lịch sử văn hóa.
Di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung Trực với kiến trúc khang trang và
bề thế như ngày hơm nay chính là sự kết tinh truyền thong uống nước nhớ nguồn, lòng
10
yêu nước và tự hào dân tộc. Di tích được Bộ Văn hóa Thế thao và Du lịch cơng nhận
là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kiên Giang giàu truyền
thong yêu nước và tấm lòng mến khách, với những danh làm thắng cảnh đẹp. Qua bài
khóa luận này tơi muốn tìm hiểu và nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung
Trực góp phần phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tơi chọn đề tài “77//Í hiểu di tích lịch sử
văn hóa Nguyễn Trung Trực góp phần phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang ” làm đê
tài khóa luận tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nói đến di tích lịch sử văn hóa Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trên
nghiên cứu thì khơng có nhiều tài liệu, nghiên cửu về vấn đề này chủ yếu là báo chí,
tạp chí, sách, hội thảo và một số ít là đề tài nghiêm cứu khoa học nói về thân thế và
sự nghiệp của ơng.
Cơng trình Tìm hiếu Kiên Giang của Ban nghiên cứu lịch sứ Đáng tỉnh Kiên
Giang do Dương Tấn Phát chủ biên (1986/ Đây là nguồn tài liệu có giá trị về nghiên
cứu tìm hiểu lịch sử hình thành và phát trien trên tất cả các lĩnh vực. tài liệu có trình
bày một phần về cuộc khỡi nghía Anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang và
sự thờ cúng của Ông tại Kiên Giang.
Hội thảo khoa học Nguyền Trung Trực do bảo tàng tinh Kiên Giang tô chức
(1986). Tham dự hội thảo có các nhà nghiên cứu, nhà sử học, khoa học và nhừng
người quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyền Trung Trực.
Trong cuộc tham luận, những người tham dự có những ý kiến khác nhau về một số
vấn đề như: tiểu sử, quê hương, hoạt động của ông. Đây là nguồn tài liệu hiểu sâu
hơn về Anh hùng Nguyền Trung Trực và cuộc kháng chiến của ông ở miền Tây Nam
Bộ.
Nguyễn Trung Trực — Anh hùng khảng chiến chong Pháp (1991), Nxb Thành
Phố Hồ Chí Minh, tác giả Giang Minh Đốn. Và Đất nước 400 Nguyền Trung Trực
Anh hùng khảng chiến chổng Pháp,(Ì996), Nxb Thành Phố Ho Chí Minh. Ơng viết
trong q trình đi suy tạp tài liệu và đi tìm hiếu đình, đền, các di tích lịch sử thờ phụng
11
của Cụ Nguyền trên địa bàn Rạch Giá, cùng những câu chuyện ghi chép từ các kỳ
lão. Trong hai tài liệu tác giả trình bày về tiểu sử và chiến công của Cụ Nguyễn.
Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giả trị di sản văn hóa lễ hội Anh hùng
dân tộc Nguyền Trung Trực (2019), tỉnh Kiên Giang tổ chức. Hội thảo thu hút các
nhà nghiên cứu, lịch sử, khoa học. Tham luận về việc xác định mục tiêu bảo ton và
phát huy di sản văn hóa Nguyễn Trung Trực. Hội thảo góp phần làm phong phú thêm
nguồn tài liệu tham khảo.
ơ lĩnh vực nghiên cứu về thân the và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc
Nguyễn Trung Trực có thể kể đến nhừng tác phẩm cùa Lê Quang Khai, bút danh Vinh
Xuyên, ông là một nhà giáo ở Kiên Giang. Đó là:
Nguyễn Trung Trực (thản thế và sự nghiệp), Nxb Mũi Cà Mau, 2000. Và
Nguyễn Trung Trực - Cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn Nghệ, 2008. Cả hai tài liệu
này có nội dung nghiên cứu giống nha. Tác giả đà giới thiệu tiểu sử, gia đình và sự
nghiệp cũng như một số truyền thuyết được người dân truyền miệng về ông Nguyễn
Trung Trực khá đầy đủ. Đây là nguồn tài liệu rất có giá trị về nghiên cứu Anh hùng
Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực (diễn ca), Nxb Mũi Cà Mau, 2000. Trong đó tác giả miêu
tả lại toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, những địa danh, những nhân vật lịch sử có liên
quan đến Nguyên Trung Trực. Đây là cuốn sách mà tác giả Vinh Tuyên viết lịch sử
thông qua thơ ca, bằng cách này lịch sử đước tái hiện dễ đọc, dề nhớ, dễ thuộc nhưng
vẫn đúng với lịch sử.
Tác phẩm tái hiện lại hai cuộc chiến thắng tiêu biểu là đốt tàu giặc trên Vàm
Nhật Tảo và Chiếm đồn Rạch Giá, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu khởi nghĩa của
Nguyền Trung Trực.
Trong Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam (2000), chủ biên Đinh Xuân
Lam và Trương Hữu Quỳnh, Nxb Giáo Dục. Từ điển giới thiệu về các nhân vật lịch
sử Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vựa chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế. Tiêu biểu
được nhắc đến đó là Anh hùng Nguyễn Trung Trực. Tài liệu giới thiệu về thân thế và
sự nghiệp của ông.
12
Đối với đề tài nghiên cứu về Anh hùng dân tộc Nguyền Trung Trực, có thể
thấy được một số hình ảnh của cuộc khỡi nghĩa và thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực qua
các cơng trình nghiên cứu chủ yếu như:
Lịch sừ 80 năm chống Pháp (2003), Trần Huy Liệu, Nxb Khoa học Xã Hội,
Hà Nội. Tác giả nghiên cứu lịch sử đấu tranh quá trinh chống Pháp của nhân dân Việt
Nam từ năm 1858 cho đến khi Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập, dựa vào tài
liệu có thể tìm hiểu được bối cảnh lịch sử đất nước cùa thế kỷ XIX, trong đó có cuộc
khởi nghĩa chống xâm lược của ông Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực người Anh hùng bất tử đất Nam Bộ. Ban biên tập: Mai
Lan, Bùi Công Ba, Bình Nguyên. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyền Hữu Phúc - Sở
Văn hóa, Thế thao và Du lịch Kiên Giang (2009). Cuốn sách "Nguyễn Trung Trực Người anh hùng bất tử đất Nam bộ" bằng lối ke chuyện giản dị mà hào hùng, ngôn
từ rành mạch, tự nhiên, trong sáng, khơng tơ vẽ đà dần dắt người đọc tìm về với cội
nguồn lịch sử. Câu từ uyển chuyển, thấm đượm cảm xúc, lúc hào hùng, gấp gáp,
mạnh mẽ làm tốt lên khung cảnh khí thế của đất nước ở giai đoạn đầu chống
Pháp. Cuốn sách tập trung miêu tả tâm trạng, khí phách của anh hùng Nguyền Trung
trực làm nổi bật lên hình tượng chủ nghía anh hùng dân tộc và khí thế chống giặc
ngoại xâm của nhân dân ta. Nội dung của cuốn sách không chỉ ca ngợi những chiến
công hiên hách cùa anh hùng Nguyền Trung Trực mà cái quý hơn cả là nói lên cái
tinh túy nhất trong toàn bộ đời sống của vị anh hùng này, đó là đạo lý làm người Việt
Nam trong giờ phút nước sơi lửa bỏng của tồn dân tộc.
Huyền thoại Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, chịu trách nhiệm xuât
bản: Sở Văn hóa và The thao Kiên Giang (2018), chủ biên Nguyễn Diệp Mai. Nhân
Lễ hội Truyền thống kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh của Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn
Trung Trực và để giúp người đọc biết thêm phần nào về cuộc đời và công trạng của
Nguyễn Trung Trực. Ọua cuốn sách này người đọc sẽ cảm nhận được tinh cảm của
người dân Nam Bộ dành cho Nguyền Trung Trực thật to lớn và sâu sắc; xuất phát từ
lòng ngưỡng mộ chân thành đối với một con người lich sử, đã tạo nên lịch sử, khắng
định được tinh thần yêu nước, the hiện khí phách anh hùng, tài năng quân sự hơn
người. Cuộc đời của Nguyền Trung Trực chỉ 30 năm; Thời gian khơng dài, nhưng có
thể nói còn nhiều khoảng trống lịch sử cho đến nay chưa được lấp đầy. Chẳng những
13
vậy mà cịn có những ngộ nhận, suy diền sai lệch chưa được xem xét cho thỏa đáng,
khoa học. Huyền thoại Nguyễn Trung Trực đã có sức lan tỏa mạnh, sâu rộng, bền bỉ
theo thời gian. Di sản văn hóa ấy cần được trân trọng giữ gìn và phát huy, góp phần
giáo dục tinh thần u nước và lịng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên nghiên cứu về thân thế và cuộc đời sự
nghiệp của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Chưa có cơng trình nào nghiên
cứu vê “Tìm hiểu dì tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực góp phần phát triển
du lịch tỉnh Kiên Giang”
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM vụ NGHIÊN cứu
3.1. Mục tiêu
Tìm hiểu về hoạt động cũng như thực trạng của di tích lịch sử văn hóa Anh
hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đong thời nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp
nhằm tác động đến ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống; đưa di tích địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho ngành
du lịch; góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người dân Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề về khái niệm du lịch;
khái niệm văn hóa; khái niệm tín ngưỡng; khái niệm di tích lịch sử văn hóa, khái niệm
lễ hội.
Nghiên cứu phân tích đe phát triển du lịch văn hóa, lí giải làm rõ nội dung về
thực trạng di tích lịch sử văn hóa Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong phát
triển du lịch tỉnh Kiên Giang.
Đe ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả di tích lịch sử văn hóa Anh
hùng dân tộc Nguyền Trung Trực phát triển du lịch.
4. ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN cứu
4.1. Đối tượng
Di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực góp phần phát triển du lịch tỉnh
Kiên Giang
4.2. Phạm vi
Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa Nguyền Trung Trực góp phần phát triển du lịch
tỉnh Kiên Giang.
14
4.3. Khơng gian và thời gian
Khơng gian: Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực tại Thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Thời gian: Từ năm 1988 - 2020
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN củu
5.7. Phương pháp thu thập, phân tích và tong hợp so liệu
Tác giả đã tiến hành thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài
du lịch và di tích lịch sử văn hóa thơng qua tài liệu đã được cơng bố như các cơng
trình luận văn, luận án, tạp chí, sách, mạng internet, tài liệu do các hãng lữ hành du
lịch, báo cáo của Sở du lịch tỉnh Kiên Giang qua các năm.
5.2. Phương pháp xã hội học
Ket hợp với việc nghiên cứu thông qua các bieu đo, bản dữ liệu liên quan,
phương pháp khảo sát được coi là phương pháp chủ đạo. Thiết kế mẫu phiếu khảo sát
có 20 - 30 chỉ tiêu. Khảo sát khách du lịch từ 300 - 400 mẫu. Phạm vi khảo sát: các
khách hàng đã và đang du lịch tại di tích Nguyễn Trung Trực tỉnh Kiên Gang. Thơng
qua phương pháp này có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu của di tích. Từ
đó tác giả đưa ra nhửng giải pháp nhằm khẳc phục những hạn chế và giúp đi tích hoạt
động du lịch hiểu quả hơn. Góp phần phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang.
5.3. Phương pháp lịch sử
Thông qua các nguồn tư liệu đe nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều
kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
của các sự kiện, hiện tượng, đong thời đặt quá trinh phát triến đó trong mối quan hệ
tác động qua lại với các nhân to liên quan khác trong suốt q trình vận động của
chúng, từ đó có the dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy
ra.
5.4. Phương pháp logic
Phương pháp nghiên cứu tong quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các
yếu tố ngầu nhiên, không cơ bản đe làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận
động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong
các yếu tố tất nhiên lẫn ngầu nhiên phức tạp ấy.
15
6. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
6.1. về mặt khoa học
Nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa và lề hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực góp phần phát họa lên bức tranh tổng thể về lề hội văn hóa truyền thống tiêu
biểu trong bổi cảnh phát triển kinh tế - xã hội về du lịch tỉnh Kiên Giang.
6.2. về thực tiễn
Đe tài góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh di tích lịch sử văn hóa và lề hội
Anh hùng dân tộc Nguyền Trung Trực. Đồng thời đe các cơ quan chính quyền đại
phương quan tâm chú trọng phát triển du lịch văn hóa, lễ hội hơn nữa. Đe tài còn đưa
ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn và giừ gìn khai thác giá trị văn hóa
tâm linh, di tích lịch sử đe góp phần phát triển du lịch.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài các phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa
luận có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiền.
Chương 2: Di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung Trực góp phần phát triến
du lịch, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3 : Di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trực Trực trong hoạt động du lịch,
tỉnh kiên giang thực trạng - giải pháp.
16
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cở sở lý luận về du lịch
Du lịch ngày nay trở thành một ngành kinh tế đang phát triển ở Việt Nam và
trên trên thế giới. Đã có nhiều ý kiến và nhận định về du lịch.
Giáo sư Bemeker một chuyên gia hàng đầu về du lịch nhận định “Đới với du
lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì bấy nhiêu định nghĩa”.
Thuật ngữ “du lịch” ngày càng thơng dụng. Nó bất nguồn từ tiếng Pháp “Tour”
nghía là đi vịng quanh, cuộc đạo chơi. Cịn “Touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch
gắn liền với viêc dạo chơi, giải trí hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động
của con người [22;tr.l 1].
Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì du lịch được hiểu như sau: “Du có
nghĩa là đi chơi, Lịch có nghĩa là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như vậy du lịch được
hiểu là đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức” [38;tr.25].
Hiệp hội quốc tế các to chức du lịch IUOTU (International of Union Official
Travel Oganization) năm 1925 tại Hà Lan. Khái niệm du lịch luôn được bàn với các
quan điếm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là sự đi lại cùa từng cá nhân hoặc
nhóm người rời khỏi nơi cư trú của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng
xung quanh để vui chơi, giải trí, chừa bệnh [22;tr.l 1].
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 1994. Đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch là tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển
tạm thời của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên cùa họ nhằm mục đích giải
trí, nghỉ ngơi, văn hóa , dưỡng sức, và những lí do khơng đế kiếm song” [22;tr. 12].
Theo Luật du lịch (2017) đưa ra khái niệm . “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đen chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian
không quả 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tỉm hiếu, khám phả tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Từ những quan điểm trên, khái niệm về du lịch có thể hiểu là :
1
Du lịch là một hoạt động của con người, là sự di chuyến ra khỏi nơi cư trú của
mình trong thời gian rảnh rồi của cá nhân hay tập thể nhằm mục đích thỏa mãn nhu
cầu giải trí, tham quan, phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh,
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Thời gian khơng q
một năm. Khơng nhằm mục đích kiếm tiền.
1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh
Khái niệm Du lịch tâm linh đen nay vần còn nhiều ý kiến khác nhau không chỉ
ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Theo IGI Global, 2017, (Tổ chức Du lịch Global Code of Ethics for Tourism).
Du lịch tâm linh là một trong những loại hình du lịch văn hố đang phát triến vì hiện
nay con người đang có nhu cầu phát triển tinh thần và khám phá ra những cái mới
của các nền văn hoá khác.
Du lịch tâm linh được UNWTO (Tồ chức Du lịch Thế giới viết tắt là UNWTO
- World Tourism Organization), 2017. Đánh giá là phân khúc phát triến nhanh nhất,
mặc dù không dề xác định phân khúc. Trên thực tế, du lịch tâm linh dựa trên nhiều
động cơ khác nhau, từ du lịch tôn giáo truyền thống đến liệu pháp y học thay thế đến
đắm chìm vào tự nhiên.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có the hiếu:
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm
cơ sở và làm mục tiêu nhằm thỏa màn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống
tinh thần. Du lịch tâm linh tập trung khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong
quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi
vật the gan với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới quan, những
giá trị về đức tin, tơn giáo, tín ngưỡng .Vì vậy, du lịch tâm linh mang lại những cảm
xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi du lịch.
Ngoài những mục đích du lịch thuần túy như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,...
du lịch tâm linh cịn vì mục đích thỏa màn nhu cầu tâm linh của con người. Mục đích
của các hoạt động tâm linh như hành hương, thực hành các nghi thức tơn giáo tín
ngưỡng ở các cơ sở thờ tự là nhằm giúp con người loại bỏ những tạp niệm, giữ tâm
thanh tịnh và tìm kiếm sự an lạc trong tinh thần. Ngoài ra, việc viếng thăm các cơ sở
thờ tự còn giúp khách du lịch tăng thêm nhận thức và đức tin đối với thần linh.
2
Từ đó, con người tin rằng, họ sè nhận được sự che chở, bảo trợ của các đấng
siêu nhiên và đạt được những ước nguyện về nhu cầu tâm linh cũng như nhu cầu
trong đời song thế tục. Điều này có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của con
người, giúp họ dễ dàng lấy lại sự thăng bằng và cảm nhận được sự bình an trong cuộc
sống.
1.1.3. Cơ sở lý luận về tín ngưỡng
Tín ngưỡng là phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người, đồng
thời cịn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của
con người từ xưa cho đến nay. Tín ngường nhận được nhiều sự quan tâm cùa các nhà
nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như: văn hóa dân gian; tơn giáo học;
nhân học,...ơ mồi chuyên ngành có cách tiếp cận riêng. Cho nên có nhiều khái niệm
về tín ngưỡng.
Theo Từ dien Hán - Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích:
"Lịng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giảo hoặc một chủ nghĩa” [01 ;tr.282J.
Trong quyến Từ dien Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghía là:
"Tin tưởng vào một tơn giáo: Tự do tín ngưỡng” [43;tr. 1209].
Trong Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm đà xếp tín
ngưỡng thuộc về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và đong thời nhấn mạnh rằng:
"Khi đời song và trình độ hiếu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những
thần thảnh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm
hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thảnh đường-tỉn ngưỡng trờ thành tôn giáo, ơ xã hội
Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín
ngưỡng dân gian chưa chuyển biển hồn tồn được thành tơn giảo theo đúng nghĩa
của nó mới có những mầm móng của những tơn giảo như the đó là đạo Ơng Bà, đạo
Mau. Phải đợi khi các tơn giảo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giảo du nhập
vào và đen thời điếm giao lưu với phương Tây, các tôn giảo dân tộc (như Đạo Cao
Đài, Đạo Hỏa Hảo) mới xuất hiện ” [35;tr.233].
Quan những quan điểm khác nhau về tín ngưỡng ở trên, chúng ta có the hiểu
tín ngưỡng như sau:
Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thế mang tính độc đáo và biểu
hiện khá rõ về đời sống vật chất, tinh thần của con người, đặc biệt là trong hoàn cảnh
3
của văn hóa và con người Việt Nam. Tín ngưỡng cịn đóng góp vào việc hình thành
nên các giá trị truyền thống của văn hố và tính cách dân tộc, kết nối cả cộng đồng
lại với nhau.
Tín ngưỡng là niềm tin thể hiện bằng những hành động cụ thể của con người
đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc cá
nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu mong sự
che chở, giúp đỡ.
1.1.4. Cơ sở lý luận về văn hóa
1.1.4.1. Khái niệm du lịch vãn hóa
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch văn hóa là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc vãn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng động nhằm bảo tồn
và phát huy các giả trị văn hóa truyền thống ”.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụ những sản
phàm văn hóa của nhân loại, của một quốc gia, một vùng hay dân tộc.
Hoạt động du lịch văn hóa diễn ra chủ yếu trong mơi trường nhân văn và tập trung khai
thác tài nguyên du lịch nhân văn.
Du lịch văn hóa tức là nội dung văn hóa do du lịch - hiện tượng xã hội độc
đáo này được thể hiện ra văn hóa do du khách và người làm cơng tác du lịch tích lũy
và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về
lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm.
Địa điểm đến thăm của du khách có the là các di tích văn hóa - lịch sử, bảo tàng, lề
hội địa phương, liên hoan nghệ thuật, thê thao, ...
ỉ. 1.4.2. Khải niệm văn hóa
Khi cịn bé chúng ta được nghe lời ru của mẹ cùa bà, lời dạy bảo của cha, tiếng
rao của những người bán hàng rong,... những sự kiện đó, hình ảnh đó, âm thanh đó
đều thuộc về văn hóa. Cái ăn, cái mặc, ở, phương tiện đi lại đều thuộc về văn hóa.
Văn hóa đã ni ta khơn lớn thành người. Chúng ta hay nghe về văn hóa ấm thực,
văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn
hóa chính trị, văn hóa sa Ọuỳnh, văn hóa óc Eo. Từ văn hóa có rất nhiều khái niệm:
4
Văn hoa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiếu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con nguời.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là nhũng nét xâm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị quyền
lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (1989) thì văn hóa là một cách biểu thị chung của hai
khái niệm văn trị giáo hóa [38;tr 15].
Theo Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên) khái
niệm văn hóa được hiểu như sau: “ Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có
từ thuở bình minh của xã hội lồi người” [3 8;tr. 17].
Khái niệm văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm “ Văn hóa là một hệ thong
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sảng tạo và tích lũy trong quả
trình hoạt động thực tiễn và sự tương tác giữa con người trong môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội ” .
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra khái niệm về văn hóa: “ Văn hóa được đề cập
đen như một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của
một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó dựng ngoài văn học và nghệ thuật
cả cách song, phương thức chung sổng, hệ thong giả trị, truyền thong và đức tin”.
Chủ tịch Ho Chí Minh cũng rất quan tâm đến văn hóa, Người đưa ra khái niệm
Vỉ lẽ sinh tồn cũng như mục đích cùa cuộc sống lồi người mới sáng tạo và phát
triến ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tơn giáo, vãn hóa, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở, các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sảng tạo và phát minh đỏ tức là vãn hóa”.
Từ những nhận định về văn hóa ở trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa như sau:
Văn hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra và mang đấu ấn con người.
Được con người tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn giữa con người với tự
nhiên, xã hội. Văn hóa được sáng tạo vì lợi ích cho con người, văn hóa được con
người giữ gìn, phục vụ đời sống tinh thần và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
1.1.4.3. Vai trị vãn hóa trong du lịch
Du lịch và văn hóa tuy hai khái niệm khác nhau, nhưng nhìn từ một khía cạnh
du lịch và văn hóa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Một trong những đông
5
cơ thúc đẩy con người đi du lịch là để tìm kiếm những điều mới mẻ, học hỏi, trao đồi
kiến thức hiểu biết cho bản thân.
Du lịch từ khi mới hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa. Văn hóa
các vùng miền, các khu vực, các nước trên thế giới đều không giống nhau, từ những
sự khác nhau đó văn hóa ln khơi gợi cảm giác tò mò, khám phá. Như vậy du lịch
được xem là hành vi thõa mãn văn hóa và hình thành nên loại hình du lịch “du lịch
văn hóa”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005):
lịch văn hóa là hình thức du lịch
dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng động nhằm báo tồn và
phát huy các giả trị văn hóa truyền thong”. Trong q trình phát triến, hoạt động du
lịch văn hóa đà trở thành một thành tố mới trong phạm trù văn hóa, vừa mang tính
dân tộc vừa mang tầm quốc tế và vai trị của văn hóa trong du lịch cụ the như:
Văn hóa tạo phong thái trong bản sắc du lịch, giúp phân biệt được các sản
phẩm du lịch của doanh nghiệp du lịch, các vùng, miền và các quốc gia.
Văn hóa là yếu tố quan trọng giúp thúc đấy các sản phẩm du lịch phát triển
bền vừng.
Văn hóa là cơng cụ xây dựng khối gắn kết cộng đồng làm du lịch, cộng đồng
dân cư địa phương một cách hiệu quả, góp phần xây dựng con người cùa quốc gia,
dân tộc.
Văn hóa khuyến khích tinh thần sáng tạo khả năng cống hiến của nhân lực vào
sự phát triển ngành du lịch, góp phần on định nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho mọi thành viên trong xã hội.
Văn hóa tạo mơi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, giúp người làm
du lịch tự tin, hiểu được giá trị cùa bản thân đối với việc làm du lịch.
Văn hóa là thành tố quan trọng đe xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch
uy tính và được khách hàng tin dùng.
Văn hóa là công cụ quản lý hoạt động du lịch một cách hiện đại.
Văn hóa định hướng cho hoạt động du lịch, thể hiện bản bản sắc văn hóa dân
tộc, văn hóa bản địa, góp phần xây dựng văn hóa tiên tiến, phát triển du lịch bền vừng.
Tóm lại, du lịch hiện nay đang có những tác động rất lớn đến nhưng thành tựu
văn hóa song khơng thể khẳng định lại sự gắn kết chặt chè giữa du lịch và văn hóa.
6
Du lịch hình thành từ những giá trị của văn hóa và chính những thành tựu đó đã thúc
đày cho du lịch phát triển.
1.1.5. Một so lý luận về di tích lịch sử văn hóa
1.1.5.1. Khải niệm di tích lịch sử văn hóa
Theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001 đưa ra khái niệm: “ Di tích lịch sử - văn
hoả là cơng trình xảy dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
cơng trình, địa diêm đó có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học".
Như vậy, di tích tích lịch sử văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa vật the.
Từ khái niệm trên, di tích lịch sử văn hóa được hiếu là:
Di tích lịch sử văn hóa là một khơng gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó
chứa dựng những giá trị lịch sử do tập the hoặc cá nhân con người tạo ra trong lịch
sử đe lại đến ngày hơm nay.
Di tích lịch sử văn hóa chưa đựng nhiều nội dung khác nhau. Mồi di tích là
một giá trị văn hóa riêng biệt, cần phân biệt được di tích đê đúng với nội dung, tên
gọi và khai thác, sử dụng một cách hiệu quả.
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý báo của địa phương, mồi dân tộc, mồi đất
nước và của cả nhân loại, ớ đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt
đẹp, những tinh hoa, giá trị nghệ thuật nhân loại của quốc gia.
Theo Luật Di sản Văn hóa năm 2001, di tích lịch sử văn hóa phải có một trong
những tiêu chí sau đây:
Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của
quốc gia hoặc của địa phương.
Cơng trình xây dựng, địa diem gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia
hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tồng thể kiến trúc đơ thị
và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến
trúc, nghệ thuật.
Di tích lịch sừ văn hóa được phân loại như sau:
7