Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.76 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NHẬT TRUNG

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT
TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NHẬT TRUNG

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT
TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

Chuyên ngành: Giáo dục học ( GD Tiểu học )
Mã số: 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Đậu Thị Hòa

ĐÀ NẴNG - 2023







v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................6
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................6
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................7
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................11
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT TRÁCH
NHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1.. 12
2.1. Phẩm chất và yêu cầu cần đạt về phẩm chất của học sinh ......................12
2.1.1. Khái niệm phẩm chất ..............................................................................12
2.1.2. Các phẩm chất cần đạt của học sinh .......................................................14
2.1.3. Phẩm chất trách nhiệm của học sinh tiểu học ........................................18
2.2. Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh lớp 1 ............................22

2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 ................................................22
2.2.2. Đặc điểm nhận thức, tình cảm của học sinh lớp 1..................................26
2.2.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển phẩm chất trách
nhiệm cho học sinh lớp 1..................................................................................29
2.3. Chƣơng trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 – năm 2018 .......................30
2.3.1. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 1 ......................................................................................................30


vi

2.3.2. Khái quát nội dung cơ bản của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 .............31
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phát triển phẩm chất trách
nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ..........................31
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................34
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT
TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI LỚP 1 ...............................................................................................................35
3.1. Điều tra khảo sát thực trạng giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học
sinh trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ...................................................35
3.1.1. Mục đích điều tra khảo sát .....................................................................35
3.1.2. Đối tượng và phương pháp điều tra........................................................35
3.1.3. Nội dung khảo sát điều tra ......................................................................35
3.2. Phân tích, đánh giá kết quả điều tra khảo sát ...........................................36
3.2.1. Kết quả đối với giáo viên .......................................................................36
3.2.2. Kết quả đối với học sinh .........................................................................41
3.2.3. Nhận xét đánh giá về kết quả thực trạng ................................................43
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................45
CHƢƠNG 4. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT
TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ

HỘI LỚP 1 ...............................................................................................................46
4.1. Nguyên tắc phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy
học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 .............................................................................46
4.1.1. Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội lớp 1 phải đảm bảo tính giáo dục tồn diện .....................................46
4.1.2. Phát triển phẩm chất trách nhiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp
1 phải phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung của bài học ...........................46
4.1.3. Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên và Xã
hội lớp 1 cần đảm bảo phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực của HS................... 47
4.1.4. Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội lớp 1 phải đảm bảo tính vừa sức và đặc điểm tâm lý của học sinh .48


vii

4.1.5. Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên
và Xã hội lớp 1 cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ
huynh ................................................................................................................49
4.2. Thang đánh giá phẩm chất trách nhiệm của học sinh trong dạy học Tự
nhiên và xã hội lớp 1 ...........................................................................................49
4.3. Quy trình phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học
Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ....................................................................................51
4.3.1. Xác định yêu cầu cần đạt và nội dung của bài học ................................52
4.3.2. Xác định nội dung giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong
bài học ..............................................................................................................53
4.3.3. Lựa chọn biện pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh.......53
4.3.4. Tổ chức hoạt động học tập để tích hợp giáo dục phẩm chất trách nhiệm
cho học sinh ......................................................................................................54
4.3.5. Đánh giá phẩm chất trách nhiệm của học sinh .......................................54
4.4. Các biện pháp phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy

học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 .............................................................................55
4.4.1. Xây dựng các câu hỏi, bài tập cho học sinh thực hiện trong bài dạy trên
lớp nhằm phát triển phẩm chất trách nhiệm của học sinh ................................55
4.4.2. Xây dựng các bài tập thực hành cho học sinh thực hiện để phát triển
phẩm chất trách nhiệm .....................................................................................61
4.4.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh khám phá môi trường xung
quanh ................................................................................................................66
4.4.4. Tổ chức hoạt động học tập gắn với lao động để tích hợp phát triển phẩm
chất trách nhiệm ...............................................................................................73
Kết luận chƣơng 4 ...................................................................................................78
CHƢƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................80
5.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................80
5.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm ...................................................80
5.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ......................................................80
5.2.2. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................80
5.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................81
5.4. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................81


viii

5.4.1. Kết quả thực nghiệm về phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ở 2 bài thực nghiệm .................81
5.4.2. Nhận xét, đánh giá về kết quả thực nghiệm ...........................................88
Tiểu kết chƣơng 5 ....................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC ............................................................................................................. PL1
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... PL4
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... PL5

PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................ PL16
PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................ PL18


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GS
GV
NQ
HS
NXB
SGK
TW
TNXH
TS
HĐTN
PC
NL
TN
ĐC
GD-ĐT
ĐHSP
THPT

Nội dung
Giáo sư
Giáo viên
Nghị quyết

Học sinh
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa
Trung ương
Tự nhiên và xã hội
Tiến sĩ
Hoạt động trải nghiệm
Phẩm chất
Năng lực
Thực nghiệm
Đối chứng
Giáo dục và đào tạo
Đại học sư phạm
Trung học phổ thông


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
bảng biểu
Bảng 2.1. Các biểu hiện về phẩm chất của học sinh tiểu học
16
Bảng 2.2. Nội dung cơ bản của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
31
Tiêu chí đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS lớp 1 trong dạy
Bảng 2.3.
50

học TNXH
Mức độ cần thiết phải phát triển phẩm chất trách nhiệm cho HS
Bảng 3.1.
36
lớp 1
Các biện pháp GV vận dụng phát triển phẩm chất trách nhiệm
Bảng 3.2.
37
cho HS trong dạy học TNXH lớp 1
Các phẩm chất trách nhiệm mà GV chú trọng giáo dục cho HS
Bảng 3.3.
38
trong dạy học TNXH lớp 1
Các phương pháp và công cụ chủ yếu GV thường sử dụng để đánh
Bảng 3.4.
39
giá phẩm chất trách nhiệm của HS trong dạy học TNXH lớp 1
Bảng 3.5. Mức độ yêu thích môn TNXH của HS lớp 1
41
Bảng 3.6. Mức độ tự giác thực hiện các công việc hàng ngày của HS lớp 1
42
Bảng 3.7. Thái độ của HS lớp 1 đối với một số hành động của bạn bè
42
Bảng 3.8. Mức độ thể hiện cua HS lớp 1 khi làm sai hoặc mắc lỗi
43
Bảng 5.1. Đối tượng thực nghiệm đề tài
80
Tiêu chí đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS đối với việc
Bảng 5.2.
82

giữ gìn, bảo quản các đồ dùng trong nhà và nhà cửa
Kết quả đánh giá mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm ở bài TN 1
Bảng 5.3.
83
của HS lớp TN và ĐC trường Số 2 Hòa Sơn
Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm
Bảng 5.5.
84
của HS lớp TN và ĐC ở 2 trường trong bài TN 1
Tiêu chí đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS đối với việc
Bảng 5.6.
85
trồng và bảo vệ cây cối xung quanh
Kết quả đánh giá mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm ở bài TN 2
Bảng 5.7.
86
của HS lớp TN và ĐC trường Số 2 Hòa Sơn
Kết quả đánh giá mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm ở bài TN 2
Bảng 5.8.
87
của HS lớp TN và ĐC trường Số 2 Hòa Liên
Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm
Bảng 5.9.
87
của HS lớp TN và ĐC ở 2 trường trong bài TN 2


xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu
hình ảnh
Hình 2.1.
Hình 4.1.
Hình 5.1.
Hình 5.2.

Tên hình ảnh
Các phẩm chất chủ yếu cần phát triển cho HS
Quy trình phát triển phẩm chất trách nhiệm cho HS trong dạy
học môn TNXH lớp 1
Biểu đồ so sánh mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm của HS
lớp TN và ĐC trong bài thực nghiệm 1
Biểu đồ tổng hợp so sánh mức độ đạt phẩm chất trách nhiệm
của HS lớp TN và ĐC ở 2 trường trong bài thực nghiệm 2

Trang
14
52
84
88


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị quyết
số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết mang tính định hướng
chiến lược cho sự thay đổi của hệ thống giáo dục Việt Nam “hình thành phẩm chất,
năng lực công dân”, “chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”
cho học sinh, “góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền
giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ
và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh[3].”
Thực hiện Nghị quyết đổi mới toàn diện nền giáo dục phổ thông của Đảng và
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Chương trình Giáo dục phổ
thơng Tổng thể vào tháng 12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây
dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS); tạo môi
trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở
thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để
hồn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người
cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu
cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước
trong thời đại toàn cầu hố và cách mạng cơng nghiệp mới. Chương trình giáo dục
phổ thơng hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm[6].
HS lớp 1 là học sinh đầu cấp học phổ thông, các em đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển các phẩm chất và nhân cách của con người, nên việc hình thành
phẩm chất, nhân cách thông qua các môn học và hoạt động giáo dục có vai trị đặc
biệt quan trọng và cần thiết.


2

Môn Tự nhiên và xã hội (TNXH) trong trường tiểu học là mơn học có nhiều
thuận lợi đối với việc hình thành, phát triển các phẩm chất cho HS, vì nội dung của
môn học gắn liền với thế giới thực tiễn xung quanh: gia đình, nhà trường, xã hội;

các sự vật và hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra ở xung quanh HS. Chương
trình mơn TNXH qn triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất
và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương
pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình tổng thể.
Chương trình mơn TNXH giúp HS nhận biết và hiểu thế giới xung quanh bằng các
tri giác cụ thể, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực
cho HS [6]. Tuy nhiên hiện nay, các giáo viên (GV), các bộ môn chưa nhận thức
đúng đắn về trách nhiệm giáo dục phẩm chất cho HS thông qua môn học, chủ yếu
chú trọng giáo dục về nhận thức kiến thức, vì vậy việc tìm và vận dụng các biện
pháp tích cực để phát triển phẩm chất cho HS, đặc biệt là HS lớp 1 có những hạn
chế và chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Sự gia tăng những
biểu hiện sa sút về phẩm chất trong một số bộ phận HS với những biểu hiện đáng
chú ý như: chưa hiểu ý nghĩa, biểu hiện và những hành vi của những phẩm chất,
chưa thể hiện được khả năng của bản thân, chưa thể hiện tình yêu thương con người
(những người trong gia định, bạn bè, thầy cơ, làng xóm, thiên nhiên,…); một bộ
phận HS có thái độ tiêu cực với cuộc sống, lúng túng khi xử lý những tình huống
phát sinh…cho thấy việc giáo dục phẩm chất cho các em, đặc biệt những năm học
đầu đời chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lí do trên đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân
đối với việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền giáo dục và trọng trách đối
với giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học bộ môn, tôi chọn vấn đề “Phát
triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn các bài học phù hợp và vận dụng một số các biện pháp tích cực, tích
hợp vừa dạy học nội dung, vừa giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất trách


3


nhiệm cho HS trong dạy học môn TNXH lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học và giáo dục của môn học, thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành, phát triển phẩm
chất trách nhiệm cho HS trong dạy học môn TNXH lớp 1.
- Khảo sát điều tra thực trạng việc phát triển phẩm chất trách nhiệm trong dạy
học tiểu học nói chung và dạy học mơn TNXH lớp 1 nói riêng ở một số trường tiểu
học trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Xác định quy trình và các biện pháp phù hợp để giáo dục phát triển phẩm
chất trách nhiệm cho HS trong dạy học môn TNXH lớp 1 .
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của đề tài
nghiên cứu.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn được các nội dung học tập phù hợp và các biện pháp giáo dục
tích cực, thích hợp trong dạy học mơn TNXH lớp 1 thì sẽ phát triển được phẩm chất
trách nhiệm cho HS.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình dạy học mơn TNXH lớp 1 để phát triển phẩm chất trách nhiệm cho
HS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Lựa chọn một số bài học có nội dung phù hợp
và lựa chọn một số biện pháp dạy học, giáo dục tích cực để vừa dạy kiến thức, kỹ
năng vừa hình thành, phát triển phẩm chất trách nhiệm cho HS trong dạy học môn
TNXH.
- Phạm vi khảo sát, điều tra và thực nghiệm: tại một số trường tiểu học trên địa
bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 – 2/2023.



4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu liên quan đến nội dung đề tài từ các nguồn: các
văn bản của Bộ GD&ĐT, sách, báo, luận án, luận văn, Internet,... để xây dựng cơ sở
lí luận của đề tài.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư
liệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liên
quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích.
6.2. Phƣơng pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng việc tổ chức các hoạt
động dạy học môn TNXH ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp điều tra bằng sử dụng mẫu phiếu hỏi ý kiến và phỏng vấn trực
tiếp giáo viên giảng dạy môn TNXH lớp 1.
6.3. Phƣơng pháp quan sát
- Để đánh giá chính xác, khách quan hơn về việc tổ chức hoạt động dạy học
môn TNXH lớp 1, chúng tôi thiết kế các phiếu quan sát giờ dạy và tiến hành dự giờ
thăm lớp.
- Quan sát một số hoạt động học tập của HS để thu thập những thơng tin định
tính của q trình tổ chức trong dạy học mơn TNXH ở tiểu học.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng trên đối tượng là HS lớp 1 ở một
số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng nhằm đánh
giá tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.
6.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học, phần mềm Excel để xử lí các số liệu

thu thập được sau khi đã điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận
cần thiết về thực trạng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.


5

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nội
dung của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lí luận của phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh
trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 1
Chương 3. Cơ sở thực tiễn của phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh
trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 1
Chương 4. Các biện pháp hình thành, phát triển phẩm chất trách nhiệm cho
học sinh trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Chương 5. Thực nghiệm sư phạm


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về hoạt động dạy học phát triển phẩm chất cho người học là vấn
đề đã được nhiều cơng trình đề cập tới. Nghiên cứu về nhân cách đã được phân tích
với các mức độ, phạm vi, mục đích khác nhau và từ nhiều góc độ như: tâm lý học,
xã hội học, đạo đức học, luật học, v.v... Trên thế giới vào những năm 70 - 80 của
thế kỷ XX, nhiều trào lưu nghiên cứu về nhân cách trong tâm lý học đã được hình
thành và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia.
Từ thời cổ đại: Khổng Tử (551- 479 TCN) đã rất coi trọng việc giáo dục đạo

đức trong nhân cách con người. Đó là việc giáo dục lịng nhân ái và biết sống có
trên dưới, trung thực, thủy chung, có kỷ cương từ gia đình đến xã hội, nhằm giữ
trọn bổn phận của tôi đối với vua, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ, em đối
với anh, trò đối với thầy, bạn bè đối với nhau, vv… có được như vậy thì gia đình sẽ
được yên ấm, xã hội được bình an…
J.A. Comenxki (1952-1670), ơng tổ của nền giáo dục cận đại, đã đưa ra
phương pháp giáo dục đạo đức trong đó chú trọng đến hành vi là động cơ đạo đức.
Makarenco, đại diện cho nền giáo dục đương đại, đã nhấn mạnh đến vai trò của giáo
dục đạo đức và các biện pháp giáo dục đúng đắn như sự nêu gương, “giáo dục
trong tập thể và giáo dục bằng tập thể” trong các tác phẩm: bài ca sư phạm, các vấn
đề giáo dục người công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và khơng gia đình). Ơng
kết luận: “Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta nói tóm lại là giáo dục tập thể” [2].
Cơng trình nghiên cứu của những tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác –Lênin Các
Mác “Luận cương về Phơ bách”, trong Tuyển tập, tập II - NXB Sự thật (1972), tác
giả đề cập đến vấn đề "Giáo dục nhân cách là mục tiêu cơ bản của hệ thống giáo
dục quốc dân và đang là vẫn để quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội hiện đại,
chất lượng con người với các tiêu chí về phẩm chất và năng lực đang đi hỏi tồn xã
hội phải dốc sức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mơ hình
nhân cách có thể có những nhu cầu mới khác nhau, song quy luật về sự hình thành


7

và phát triển nhân cách con người vẫn phải là vấn đề cơ bản, cốt lõi của lí luận và
thực tiễn giáo dục"[10].
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Các Mác đã viết "Cá nhân là thực thể xã
hội". Cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó - ngay cả nếu nó khơng biểu hiện dưới
hình thức trực tiếp của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với người
khác, là biểu hiện của sự khẳng định và sinh hoạt xã hội” [9].
Cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể các nhà khoa học Liên Xô

cũ, nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin phát hành năm 1983 đề cập đến vấn đề
con người, nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội[21].
Tác giả Dr. Arnold Gesell trên trang sbo.nn.k12.va.us với bài “Đặc điểm phát
triển của học sinh tiểu học” đã quan sát và trình bày những hành vi cụ thể của trẻ từ
5 đến 11 tuổi trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội [51].
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
- Ở nước ta, những năm gần đây trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học eo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực, lấy HS làm trung tâm, nhiều cơng trình
nghiên cứu, nhiều bài viết về phát triển phẩm chất người học trong quá trình giảng
dạy ở trường phổ thơng nói chung và trong dạy học ở tiểu học nói riêng.
Năm 2007, tác giả Đào Thị Oanh trong cuốn “Vấn đề nhân cách trong tâm lý
học ngày nay” đã cho chúng ta cái nhìn cụ thể về các kiểu loại nhân cách, ảnh
hưởng của tâm lý đến nhân cách ở các lứa tuổi khác nhau. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra những định hướng nhằm giải quyết các xung đột trong sự phát triển khác
nhau của nhân cách [28].
Tác giả Phạm Minh Hạc (2015) trong cuốn “Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt
Nam với tâm lý học và giáo dục học”, đã trình bày về một số vấn đề lý luận, lịch sử
khoa học có giá trị, đồng thời có liên hệ với cơ sở thực tiễn qua một số cơng trình
điều tra nhằm bước đầu tìm hiểu các giá trị nhân loại, các giá trị dân tộc Việt Nam
trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như yêu cầu của thời đại công nghiệp,
hiện đại, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách đề xuất các phương án nhằm cố
gắng hoàn thiện thêm một bước định hướng hệ giá trị của người Việt Nam theo yêu
cầu của một xã hội công nghiệp hiện đại; chú ý nhiều đến việc hình thành, phát


8

triển, phát huy giá trị bản thân ở các bạn trẻ, qua đó mong được đóng góp vào mơn
đạo đức học, văn hóa học, góp phần chỉnh đốn, xây dựng, phát huy giá trị đạo đức
xã hội [13].

- Có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều đề tài khoa học và các bài viết đăng
trên các tạp chí về phát triển phẩm chất, nhân cách HS.
Tác giả Trần Minh Phượng (2015) với đề tài luận văn “Giáo dục nhân cách
cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ( Thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX- Lớp 10
THPT- Chương trình chuẩn)” đã nêu lên thực trạng và các giải pháp nhằm phát
triển nhân cách học sinh thông qua việc dạy học môn lịch sử [32].
Tác giả Nguyễn Thị Yến (2019), Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) ở trường trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội đã Tìm hiểu lí luận về việc giáo
dục lịng nhân ái trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Khảo sát, điều tra
thực tiễn việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường
THPT nói chung và trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 nói
riêng. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 12 THPT - Chương trình
chuẩn, để lựa chọn những nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 có
thể giáo dục lịng nhân ái cho người học. Đề xuất một số hình thức và biện pháp sư
phạm để giáo dục lòng nhân ái cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 1954) ở trường THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả của
những hình thức và biện pháp sư phạm đề ra, từ đó rút ra kết luận khoa học [43].
Tác giả Phạm Hồng Thanh (2019), với đề tài luận văn “Thiết kế quy trình tổ
chức các hình thức hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 4
ởtrƣờng tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” đã nghiên cứu cơ sở lý
luận về giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp, thực trạng về giáo dục phẩm
chất nhân ái cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thơng qua hoạt động ngồi giờ lên
lớp. Thiết kế quy trình và tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi
của quy trình tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục phẩm chất nhân ái cho học
sinh lớp 4 ở trường tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp [34].


9

Tác giả Lê Minh Nguyệt (2019) với bài “Thực trạng giáo dục phẩm chất nhân

cách cho học sinh ở một số trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng u
cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới” trên Tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt tháng
Tư/ 2019, tr.140-145) đã khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục phẩm chất nhân
cách cho học sinh ở một số trường THCS TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình
giáo dục phổ thơng mới, từ đó kết luận và đưa ra một số giải pháp khắc phục những
thực trạng nêu ra [26].
Tác giả Trần Thị Thanh Vân (2020), Quản lý giáo dục phẩm chất nhân ái cho
học sinh ở các trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng thơng qua dạy
học mơn Tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã
nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh ở các trường
tiểu học thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất,
khảo nghiệm biện pháp quản lý giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh ở các trường
tiểu học quận Lê Chân - Hải Phòng thông qua dạy học môn Tiếng Việt [42].
Tác giả Nguyễn Thái Phước (2020), với đề tài luận văn “Quản lý giáo dục
phẩm chất trung thực cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh hiện nay” Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã nghiên cứu lý luận của vấn đề quản lý giáo dục phẩm chất trung
thực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Điều tra thực trạng và đề
xuất các biện pháp quản lý giáo dục phẩm chất trung thực cho học sinh các trường
THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh trong bối cảnh hiện nay [31].
Tác giả Lê Vinh Nhựt (2020), với đề tài luận văn “Quản lý giáo dục phẩm
chất lòng yêu nước cho học sinh Trường Tiểu học Trương Vĩnh Ký, huyện Đak Đoa,
tỉnh Gia Lai theo chương trình giáo dục phổ thơng mới” cũng đã nghiên cứu cơ sở
lí luận về quản lý giáo dục phẩm chất lòng yêu nước cho học sinh tiểu học. Khảo
sát, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục
phẩm chất lòng yêu nước cho học sinh tại Trường Tiểu học Trương Vĩnh Ký, huyện
Đak Đoa, tỉnh Gia Lai theo chương trình giáo dục phổ thông mới [27].
Bài viết của của tác giả Phạm Minh Hạc (2020), trên trang hoitamlygiaoduc.org,
“Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực để thành người, làm người và ở



10

đời”, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của phẩm chất, yếu tố không thể thiếu trong sự
thành bại của con người. Trong đó, tác giả “hết sức coi trọng kết quả và hiệu quả
của nhân cách với bản thân con người, cũng như gia đình và cộng đồng, xã hội,
quốc gia – dân tộc, và cả loài người” [50].
- Bên cạnh đó trên các trang web, có nhiều bài viết về phẩm chất đạo đức con
người và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của HS:
Bài viết “Những phẩm chất của một con người là gì? Đăng trên trang web đã
phân biệt giữa phẩm chất và kỹ năng; tác giả đã nêu thống kê của WHO về 10 nhóm
kỹ năng cơ bản của con người trong các lĩnh vực và 35 phẩm chất mà chúng ta có
thể thấy ở một con người, điều này làm cho mỗi người trở nên độc đáo và khác biệt
hơn [52].
Bài viết “ Phẩm chất đạo đức là gì? Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ
bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đăng trên trang web
luatduonggia.vn. Tác giả bài viết đã nêu khái niệm phẩm chất đạo đức và phân tích
nội hàm của bốn phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo quan
điểm của Hồ Chí Minh là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người,
sống có nghĩa, có tình; Cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; Tinh thần quốc tế
trong sáng [54].
Bài viết “Phẩm chất đạo đức” đăng trên trang web: luatminhkhue.vn, nêu khái
niệm về phẩm chất đạo đức và phân tích 5 phẩm chất cơ bản trong Chương trình
Tổng thế giáo dục phổ thông Việt Nam 2018 [55].
Chuyên đề “Trách nhiệm và ý thức trách nhiệm” cho học sinh trong mối quan
hệ giáo dục, của tác giả Thạch Hoàng Tha, đã nêu một số khái niệm về trách nhiệm,
ý thức trách nhiệm; phân tích về thực trạng ý thức trách nhiệm của HS cấp THCS
trong thời đại hiện nay. Tác giả cũng đã phân tích tác động của mơi trường gia đình,
nhà trường, xã hội đến ý thức trách nhiệm của HS và những tác đông của HS đến
các môi trường nói trên [53].

Tất cả các nghiên cứu trên đều đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc phát
triển phẩm chất của mỗi người trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và xã
hội.


11

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, tác giả chưa thấy những nghiên cứu cụ
thể về phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh trong dạy học TNXH lớp 1.
Hướng nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở kế thừa về mặt lý luận của các phương
pháp nâng cao phẩm chất của học sinh để vận dụng cụ thể vào dạy học TNXH lớp 1
nhằm phát triển phẩm chất trách nhiệm, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học là
hướng nghiên cứu mới, không trùng lặp với các nghiên cứu trước.

Kết luận chƣơng 1
Dạy học môn TNXH là một cơ hội để phát triển phẩm chất cho HS. Trong đó,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS có điều kiện phát
huy phẩm chất của mình, giao tiếp cụ thể trong đời sống nhà trường, cũng như
ngoài xã hội với tư cách chủ thể hoạt động, qua đó phát triển năng lực tâm lý - xã
hội, năng lực thực hiện, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình.
Qua khảo cứu các nghiên cứu trong và ngồi nước, các cơng trình đều đã
khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc phát triển phẩm chất của mỗi người trong mối
quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Hướng nghiên cứu của tác giả dựa
trên cơ sở kế thừa về mặt lý luận của các phương pháp nâng cao phẩm chất của học
sinh để vận dụng cụ thể vào dạy học môn TNXH lớp 1. Hướng nghiên cứu nhằm
phát triển phẩm chất trách nhiệm, nâng cao hiệu quả dạy học là hướng nghiên cứu
mới, không trùng lặp với các nghiên cứu trước, đồng thời triển khai vận dụng lý

luận vào việc dạy học môn TNXH lớp 1 theo hướng phát triển phẩm chất trách
nhiệm.


12

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
2.1. Phẩm chất và yêu cầu cần đạt về phẩm chất của học sinh
2.1.1. Khái niệm phẩm chất
Theo từ điển tâm lý học Larousse, phẩm chất có thể được định nghĩa là
thuộc tính đặc trưng cho một chủ thể hoặc đối tượng. Đơi khi, nó chỉ ra cách tồn tại
của một nội dung trải nghiệm khó xác định, như khi nói về phẩm chất (chất lượng)
của âm thanh hoặc cảm giác. Theo từ điển Tiếng Việt, “phẩm chất” là cái làm nên
giá trị của một người hay một vật [30]. Như vậy, khái niệm chung nhất về phẩm
chất là chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Khái niệm về phẩm chất của con người, có thể hiểu một cách đơn giản nhất:
Phẩm là tư cách; Chất là tính cách. Vậy nghĩa của từ phẩm chất là chỉ tính chất bên
trong của con người, hay còn gọi là tư cách đạo đức (hoặc phẩm chất đạo đức) trong
con người. Phẩm chất thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác
cũng như đối với sự việc trong cuộc sống. Đồng thời nhân cách thể hiện trình độ
văn hóa, nhân tính và ngun tắc sống của con người.
Vậy có thể hiểu, phẩm chất của con người là những tính tốt thể hiện ở thái độ,
hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của
mỗi con người. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Các yếu tố chính cấu thành nên phẩm chất là: ý thức, tình cảm, tâm lý, tính
cách, khí chất, xu hướng và năng lực, cho nên phẩm chất là đặc trưng của từng cá
nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, ln có
nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường

chính đáng cho mình.
Khái niệm về phẩm chất thường gắn liền với khái niệm về đạo đức con người.
Đạo đức là một phạm trù được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu như: triết
học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, giá trị học… mỗi lĩnh vực


×