Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi (nghiên cứu ở các trường mầm non tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.55 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ HỒNG VÂN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN THEO TRANH
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
(Nghiên cứu ở các trƣờng mầm non
tại quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ HỒNG VÂN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN THEO TRANH
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
(Nghiên cứu ở các trƣờng mầm non
tại quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng)

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

ĐÀ NẴNG – 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kì một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngơ Thị Hồng Vân




iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ............................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
8. Cấu trúc của đề tài ..............................................................................................5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ
THỂ HIỆN CẢM XÚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN THEO
TRANH CHO TRẺ 5 -6 TUỔI .....................................................................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ...............................6
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ................9
1.1.3.Nghiên cứu về giáo dục cho trẻ mầm non thông qua hoạt động kể chuyện
theo tranh .......................................................................................................................14
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ...............................................................................18
1.2.1. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ......................................................18
1.2.2. Giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ......................................23
1.2.3. Hoạt động kể chuyện theo tranh .................................................................24
1.2.4. Giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc thông qua hoạt động kể
chuyện theo tranh...........................................................................................................24
1.3. Lý luận về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ....................24
1.3.1. Đặc điểm phát triển xúc cảm – tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi ........................24
1.3.2. Biểu hiện kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ..........27


v
1.3.3. Con đường hình thành kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6
tuổi .................................................................................................................................27
1.3.4. Vai trò của kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc đối với sự phát triển của
trẻ 5 – 6 tuổi ...................................................................................................................28

1.4. Lý luận về hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ...............................29
1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động kể chuyện theo tranh đối với sự phát triển của trẻ 5
– 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................................................29
1.4.2. Mục tiêu của hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non ........................................................................................................................30
1.4.3. Nội dung của hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non ........................................................................................................................31
1.4.4. Nguyên tắc, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động kể chuyện theo
tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ....................................................................33
1.4.5. Quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non ............................................................................................................34
1.4.6. Mối liên hệ giữa hoạt động kể chuyện theo tranh và kỹ năng nhận biết &
thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi. ...............................................................................35
1.5. Lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi .....35
1.5.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ....35
1.5.2. Nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi......36
1.5.3. Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5 – 6 tuổi ...........................................................................................................37
1.5.4. Điều kiện giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6
tuổi .................................................................................................................................41
1.5.5. Đội ngũ giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi .....43
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi.....44
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................................................................................45
1.6.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................45
1.6.2. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................45
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................46
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ
HIỆN CẢM XÚC CHO TRẺ 5 -6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TẠI
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................47

2.1. Tổng quan về khách thể nghiên cứu .......................................................................47
2.2. Tổ chức điều tra thực trạng.....................................................................................48


vi
2.2.1. Mục đích điều tra ........................................................................................48
2.2.2. Nội dung điều tra ........................................................................................48
2.2.3. Phương pháp điều tra ..................................................................................48
2.2.4. Công cụ và tiêu chí đánh giá .......................................................................49
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích kết quả.....................................................51
2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ..........................................52
2.3.1. Thực trạng nhận thức của GVMN về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi......................................................................................52
2.3.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho
trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ..........53
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho
trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại quận Liên Chiểu – Đà Nẵng. ................................56
2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.....58
2.3.5. Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc ở
trường mầm non tại quận Liên Chiểu – Đà Nẵng. ........................................................62
2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết
và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng ..................................................................................................................64
2.3.7. Mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................................................................................67
2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ...................................................................68
2.4.1. Các nội dung giáo dục của hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6

tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ..........................68
2.4.2. Thực trạng khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện theo
tranh nhằm giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ...........73
2.5. Thực trạng kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ......................................................74
2.5.1. Thực trạng mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ..........................74
2.5.2. Mức độ các biểu hiện kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ..........................76
2.5.3. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng theo giới tính ..............................................80


vii
2.5.4. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng theo trường ................................................80
2.5.5. Thực trạng gọi tên cảm xúc qua hình ảnh của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ..........................................................81
Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................83
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN
BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
THEO TRANH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TẠI
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................85
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................................................................................85
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi..............85
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện ............................................................85
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..........................................86
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ............................................86
3.2. Nội dung biện pháp thực nghiệm ...........................................................................86

3.2.1. Biện pháp 1: Khơi gợi sự hứng thú và nhu cầu khám phá cảm xúc của trẻ 5
– 6 tuổi qua hoạt động kể chuyện theo tranh .................................................................86
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường kỷ luật tích cực và có sự tôn trọng cảm
xúc của bản thân & người khác .....................................................................................87
3.2.3. Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc của bản thân cho trẻ 5 –
6 tuổi thông qua hoạt động nghe đọc sách tranh liên quan đến cảm xúc và nguyên nhân
dẫn đến cảm xúc của nhân vật .......................................................................................88
3.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng thể hiện cảm xúc bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi thơng qua hoạt động nghe đọc và đóng vai theo tình huống trong sách tranh .......89
3.2.5. Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc người khác và thể hiện
sự đồng cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động nghe đọc và đóng vai tương tác
với nhân vật trong sách tranh ........................................................................................89
3.2.6. Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua việc gọi tên cảm xúc và đóng vai bắt chước sử dụng lời nói, hành động
của nhân vật trong sách tranh ........................................................................................90
3.2.7. Biện pháp 7: Giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc bản thân cho
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua vẽ nhật ký cảm xúc..................................................................91
3.2.8. Biện pháp 8: Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc của người khác và thể
hiện sự đồng cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua các tình huống cụ thể trong quá trình
diễn ra hoạt động kể chuyện theo tranh .........................................................................91


viii
3.2.9. Biện pháp 9: Đánh giá kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6
tuổi qua đàm thoại về Nhật ký cảm xúc ........................................................................92
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................93
3.4. Tổ chức thực nghiệm biện pháp .............................................................................94
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................94
3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm...............................................................................95
3.4.3. Khách thể và phạm vi thực nghiệm ............................................................95

3.4.4. Tiến trình thực nghiệm ...............................................................................95
3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................98
3.5.1. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm.............................................................99
3.5.2. Mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi thuộc
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm ...........................................101
3.5.3. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi thuộc nhóm thực
nghiệm trước và sau thực nghiệm ...............................................................................102
3.5.4. Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi thuộc nhóm đối
chứng trước và sau thực nghiệm .................................................................................104
3.6. Đánh giá chung .....................................................................................................106
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................110
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

Chữ viết tắt
ĐC
GD
GDMN
GVMN
GD&ĐT
MN
KN
KNXH
NB&THCX
NBCXBT
NBCXNK
KSCXBT
THCXBT
TN
THSĐC
TSNN
TSLN
SEL


Mô tả nghĩa
Đối chứng
Giáo dục
Giáo dục mầm non
Giáo viên mầm non
Giáo dục và Đào tạo
Mầm non
Kỹ năng
Kỹ năng xã hội
Nhận biết và thể hiện cảm xúc
Nhận biết cảm xúc bản thân
Nhận biết cảm xúc người khác
Kiểm soát cảm xúc bản thân
Thể hiện cảm xúc bản thân
Thực nghiệm
Thể hiện sự đồng cảm
Trị số nhỏ nhất
Trị số lớn nhất
Social Emotion Learning


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.


Một số chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội cho trẻ
em trong độ tuổi mầm non

1.2.

Các nội dung giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện
theo tranh

Trang
10
32

2.1.

Sự phân bố khách thể khảo sát theo trường, giới tính

48

2.2.

Nội dung, cách thức và tiêu chí đánh giá kỹ năng nhận biết và thể
hiện cảm xúc của trẻ 5 - 6 tuổi

50

2.3.

Bảng phân bố các mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
của trẻ từ 5-6 tuổi


52

2.4.

Nhận thức của GVMN về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi

53

2.5

Thực trạng mục tiêu giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng

54

2.6.

Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu,

56

thành phố Đà Nẵng
2.7.

2.8.

2.9.

2.10.
2.11.
2.12.

Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện
cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng
nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi
Mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và
thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi
Các nội dung giáo dục của hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường mầm non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Thực trạng khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện
theo tranh nhằm giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
cho trẻ 5 – 6 tuổi

59

62

64
67
69

73



xi
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.13.

Mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở
các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

2.14.

So sánh kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi
ở các trường mầm non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng theo

Trang
75

80

giới tính
2.15.

So sánh kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở
các trường mầm non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng theo

81


trường
2.16.

Thực trạng số cảm xúc trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tại
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng gọi tên được

81

2.17.

Thực trạng trạng thái cảm xúc trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm
non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng gọi tên được

82

3.1.

Sự phân bố khách thể thực nghiệm

95

3.2.

Sự tham gia của khách thể nhóm thực nghiệm trong q trình thực
nghiệm

98

3.3.


Sự phân bố khách thể nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

98

3.4

Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 - 6 tuổi thuộc
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

99

3.5.

Mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi
thuộc nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

101

3.6.

Mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi
thuộc nhóm đối chứng sau thực nghiệm

101

3.7.

Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi thuộc
nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm


103

3.8.

Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi thuộc
nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

104


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
Trang
hình
1.1
Cơ chế tác động của câu chuyện đến trẻ
18
1.2
Bánh xe cảm xúc
22
Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể
3.1
hiện cảm xúc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
94
theo tranh


xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3

Tên biểu đồ
Kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường mầm non tại quận Liên Chiểu - Đà Nẵng
Mức độ nhận biết cảm xúc bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
Mức độ thể hiện cảm xúc bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
Mức độ nhận biết cảm xúc bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
Mức độ thể hiện cảm xúc bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
Mức độ kiểm soát cảm xúc bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
Các kỹ năng thành phần kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
thuộc nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Mức độ kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi
thuộc nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm

Các thành phần kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 –
6 tuổi thuộc nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Trang
76
76
77
78
78
79
100
102
103


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, những cơ hội phát triển về
GD và đời sống xã hội của con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng cũng có những
thay đổi đáng kể. Nhưng các cơng cụ trí tuệ nhân tạo dù ưu việt cỡ nào chúng vẫn
không thể thay thế được các phẩm chất của con người về trí tuệ cảm xúc, sự đồng cảm,
sự trọn vẹn trong hiện tại – những năng lực được cho là quyết định đến sự thành công
và hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Chính vì thế, năng lực cảm xúc của con
người nói chung, kỹ năng NB&THCX của trẻ mầm non nói riêng là phạm vi ngồi khả
năng của trí tuệ nhân tạo, nó chỉ được hình thành và phát triển từ quá trình học hỏi,
chiêm nghiệm và rèn luyện của mỗi cá nhân.
NB&THCX là một trong những KN quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ
mẫu giáo, việc nhận ra các tín hiệu cảm xúc chứa đựng trong những hành vi, lời nói,
thay đổi sinh lý (nét mặt, chuyển động cơ thể,…) của mình cũng như của người khác

là nền tảng cho việc lựa chọn những phản ứng phù hợp hay nền tảng cho năng lực cảm
xúc - xã hội của trẻ. KN NB&THCX ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp, chất lượng
mối quan hệ với người khác cũng như với chính mình hay chất lượng cuộc sống nói
chung của mỗi con người. Trẻ em, trong những tháng năm đầu đời đã xuất hiện những
biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh. NB&THCX tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong những giai đoạn tiếp theo của trẻ.
Georgia Chronaki và cộng sự đã nhận định rằng: “Khả năng NB&THCX của trẻ
đã xuất hiện từ những tháng năm đầu đời, khả năng nhận biết cảm xúc qua giọng nói
hồn thiện muộn hơn so với nhận biết cảm xúc qua những biểu hiện trên khuôn mặt,
trẻ nhận biết cảm xúc bằng cách nhìn những thay đổi sinh lý trên khn mặt đạt đến
mức độ hồn thiện khi trẻ 11 tuổi, trong khi đó khả năng nhận biết cảm xúc qua việc
nghe những giọng nói tiếp tục phát triển và hồn thiện muộn hơn”. Như vậy, trẻ có thể
phát triển KN NB&THCX bằng cả việc nghe những thay đổi qua giọng nói và nhìn
những thay đổi trên khn mặt. Việc phát triển KN NB&THCX cho trẻ mẫu giáo có
thể sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp cả những hình ảnh và âm thanh thông qua những câu
chuyện phù hợp với lứa tuổi, và hoạt động KCTT là một trong những hoạt động được
xem là phương tiện giúp trẻ khám phá thế giới nói chung và thế giới cảm xúc nói riêng
với những câu chuyện kể kết hợp cùng những tranh ảnh nhiều màu sắc.
Theo Chương trình GDMN hiện hành (Thơng tư số 51/2020/TT-BGDĐT và
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình Giáo dục mầm non kèm theo
Thơng tư số 17/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành) nêu rõ: “Mục
tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang
tính nền tảng, những KN sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối


2
đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho
việc học tập suốt đời”. Tuy nhiên trên tiễn GDMN hiện nay ưu tiên phát trí tuệ, chuẩn

bị cho trẻ vào lớp 1 trên cơ sở GD nhận thức về nội dung làm quen với toán, làm quen
với chữ cái mà chưa thực sự chú trọng đến phát triển đồng đều các lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực phát triển tình cảm – KN xã hội.
GD KN NB&THCX là một trong những nội dung GD nằm trong lĩnh vực phát
triển tình cảm – KN xã hội, nhằm hướng đến sự phát triển tồn diện cả về thể chất,
tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. Hiện nay, qua tìm hiểu tình hình thực
tiễn, cho thấy việc GD nâng cao KN NB&THCX cho trẻ mẫu giáo đã bước đầu có
được sự quan tâm của phụ huynh và giáo viên. Tuy nhiên qua nghiên cứu tài liệu, chưa
thấy có nhiều những đề tài nghiên cứu đề xuất cũng như kiểm chứng tính hiệu quả của
những biện pháp GD KN NB&THCX cho trẻ mẫu giáo.
Chính từ những cơ sở trên, đề tài được lựa chọn nghiên cứu là: GIÁO DỤC KỸ
NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ
CHUYỆN THEO TRANH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI (Nghiên cứu ở các trƣờng mầm
non tại quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng) nhằm đánh giá thực trạng GD KN
NB&THCX ở trường mầm non, đánh giá mức độ KN NB&THCX của trẻ, để đề xuất và
kiểm chứng biện pháp GD KN NB&THCX cho trẻ thông qua hoạt động KCTT ở trường
mầm non, cho trẻ 5 – 6 tuổi, từ đó góp phần phát triển năng lực cảm xúc xã hội ở trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cở sở lý luận về GD KN NB&THCX và đánh giá thực trạng
GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MN tại quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất và thực nghiệm chương trình GD KN
NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT nhằm nâng cao hiệu quả của
việc GD hình thành, phát triển KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MN
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về KN NB&THCX, lý luận về GD KN NB&THCX
cho trẻ 5-6 tuổi
- Đánh giá thực trạng GD KN NB&THCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm
non quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
- Đánh giá thực trạng KN NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non

quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Thiết kế và tổ chức thực nghiệm chương trình GD KN NB&THCX của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động KCTT ở các trường mầm non quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng
4. Giả thuyết khoa học
- KN NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MN tại quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng còn hạn chế, chủ yếu ở mức độ thấp.


3
- Hoạt động GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MN tại quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng còn những bất cập.
- Biện pháp GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT ở
các trường MN tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng thể hiện tính hiệu quả và khả
thi sau thực nghiệm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: biện pháp GD KN NB&THCX thông qua hoạt động KCTT
cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Khách thể nghiên cứu: Q trình GD KN NB&THCX thơng qua hoạt động
KCTT cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Đối tượng khảo sát: trẻ 5 – 6 tuổi và GVMN ở các trường MN tại quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng NB&THCX của
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT ở 3 trường MN công lập (107 trẻ 5 – 6 tuổi,
31 GVMN) trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng với 5 biểu hiện:
NBCXBT, THCXBT, NBCXNK, THSĐC, KSCXBT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1. Phân tích - tổng hợp lý thuyết:
a. Mục đích

Phân tích - tổng hợp lý thuyết: dùng để tìm hiểu xây dựng khái niệm cảm xúc,
KN NB&THCX, GD KNNB&THCX, hoạt động KCTT, các phương pháp GD KN
NB&THCX
b. Nội dung:
+ Sơ lược lịch sử nghiên cứu GD KNNB&THCX và hoạt động KCTT.
+ Xác định quan điểm phương pháp luận nghiên cứu KNNB&THCX và hoạt
động KCTT.
+ Xác định các khái niệm của đề tài nghiên cứu KNNB&THCX và hoạt động
KCTT.
6.1.2. Phân loại và hệ thống hoá lý thuyết:
a. Mục đích: dùng để hệ thống hóa các tri thức về cảm xúc, KNNB&THCX, GD
KNNB&THCX, hoạt động KCTT.
b. Nội dung
+ Sơ lược lịch sử nghiên cứu GD KNNB&THCX và hoạt động KCTT.
+ Các biện pháp GD KNNB&THCX đã được sử dụng và kết quả thực hiện.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp chuyên gia
a. Mục đích: Tham khảo ý kiến chuyên gia về chương trình thực nghiệm hình
thành KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT


4
b. Nội dung
+ Mục tiêu GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT
+ Nội dung GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT
+ Phương pháp GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động
KCTT
+ Hình thức GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT
6.2.2. Phương pháp quan sát
a. Mục đích: Quan sát biểu hiện kỹ năng NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các

trường MN tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
b. Nội dung:
+ Biểu hiện KN NBCXBT
+ Biểu hiện KN THCXBT
+ Biểu hiện KN NBCXNK
+ Biểu hiện KN THSĐC
+ Biểu hiện KN KSCXBT
6.2.3. Phương pháp điều tra giáo dục bằng hệ thống câu hỏi và bài tập
a. Mục đích: Đánh giá mức độ KN NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
MN quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng
b. Nội dung:
+ Đánh giá mức độ KN NBCXBT của trẻ 5 – 6 tuổi
+ Đánh giá mức độ KN THCXBT phù hợp với hoàn cảnh của trẻ 5 – 6 tuổi
+ Đánh giá mức độ KN NBCXNK của trẻ 5 – 6 tuổi
+ Đánh giá mức độ KN THSĐC với người khác của trẻ 5 – 6 tuổi
+ Đánh giá mức độ KN KSCXBT của trẻ 5 – 6 tuổi
6.2.4. Phương điều tra bằng bảng hỏi Anket
a. Mục đích: Đánh giá thực trạng GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường MN trên địa bàn quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng.
b. Nội dung:
+ Khảo sát nhận thức của GVMN về GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
+ Khảo sát mức độ tổ chức thực hiện và mức độ khả thi của các biện pháp GD
KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
+ Khảo sát mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD
KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi
+ Khảo sát thực trạng GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động
KCTT của GVMN
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm khoa học
a. Mục đích: Hình thành và phát triển KN NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi thông
qua tổ chức hoạt động KCTT



5
b. Nội dung
+ Hình thành và phát triển KN NBCXBT thơng qua hoạt động KCTT
+ Hình thành và phát triển KN THCXBT thơng qua hoạt động KCTT
+ Hình thành và phát triển KN NBCXNK thơng qua hoạt động KCTT
+ Hình thành và phát triển KN THSĐC thông qua hoạt động KCTT
+ Hình thành và phát triển KN KSCXBT thơng qua hoạt động KCTT
6.3. Phương pháp hỗ trợ
Đề tài xử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với phần mềm
SPSS 18.0 để xử lý số liệu thu thập được và mơ tả, phân tích kết quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Đóng góp mới về lý luận
- Đề tài đã chỉ ra những xu hướng nghiên cứu về năng lực cảm xúc nói chung,
KN NB&THCX của trẻ MN nói riêng.
- Đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về năng lực cảm xúc, KN
NB&THCX của trẻ MN, GD KN NB&THCX cho trẻ MN
- Đề tài góp phần làm phong phú lý luận về các biện pháp GD KN NB&THCX
cho trẻ MN
7.2. Đóng góp mới về thực tiễn
- Đề tài chỉ ra được thực trạng GD KN NB&THCX cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường MN trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
- Đề tài chỉ ra được thực trạng mức độ KN NB&THCX của trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường MN trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Đề tài kiểm chứng hiệu quả của biện pháp hình thành KN NB&THCX cho trẻ 5
– 6 tuổi thông qua hoạt động KCTT.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Thực nghiệm biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm
xúc thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non
tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN
CẢM XÚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN THEO TRANH
CHO TRẺ 5 -6 TUỔI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu về GD cảm xúc nói chung bắt nguồn từ phong trào “GD tình
cảm” ở Mỹ vào những năm 1960, qua chương trình GD cảm xúc thơng qua q trình
tự hiểu mình tại một trường tư thục ở San Francisco, cũng như qua công trình nghiên
cứu của tác giả Walter Mischel về đánh giá năng lực chế ngự cảm xúc của trẻ em trong
một nhà trẻ ở Đại học Stanford.
Trong những năm gần đây, có nhiều tác giả cơng bố kết quả nghiên cứu trên các
tạp chí quốc tế về GD học, tâm lý học những cơng trình nghiên cứu về cảm xúc, GD
cảm xúc cho trẻ em, cũng như hoạt động KCTT cho trẻ em trong độ tuổi mầm non.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các tác giả quan tâm nghiên cứu, tiếp cận từ những
góc độ khác nhau. Trong phạm vi này, đề tài tìm hiểu những nghiên cứu về ba nội
dung: KN NB&THCX, GD kỹ năng NB&THCX và GD cho trẻ MN thông qua hoạt
động KCTT.
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
Các nghiên cứu về năng lực cảm xúc nói chung, KN NB&THCX của trẻ mầm
non được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu thể hiện qua những

báo cáo trên các tạp chí dưới nhiều góc độ tiếp cận: đánh giá thực trạng; vai trò của
năng lực cảm xúc đối với hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống; yếu tố ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển năng lực cảm xúc của trẻ mầm non
Năm 2014, Georgia Chronaki và cộng sự đã báo cáo về nghiên cứu so sánh xu
hướng xử lý và nhận dạng cảm xúc trên khn mặt và giọng nói ở trẻ em từ 4 đến 11
tuổi và người lớn. Những người tham gia đã xem, nghe các khn mặt và giọng nói
(tức giận, vui vẻ và buồn bã) ở ba mức cường độ (50%, 75% và 100%). Kết quả cho
thấy khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ được cải thiện theo độ tuổi; trẻ mẫu giáo kém
chính xác hơn các nhóm khác. Khả năng nhận dạng cảm xúc trên khuôn mặt đạt đến
cấp độ trưởng thành khi 11 tuổi, trong khi khả năng nhận biết cảm xúc bằng giọng nói
tiếp tục phát triển vào cuối thời thơ ấu. Sự nhận biết nỗi buồn bị trì hỗn trong q
trình phát triển so với tức giận và hạnh phúc. Ngoài ra, nhận biết cảm xúc qua giọng
nói hồn thiện muộn hơn so với nhận biết cảm xúc trên khuôn mặt. [47].
Susanne A. Denham và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu theo chiều dọc
trên 322 trẻ mầm non để xem xét nguồn gốc tự điều chỉnh của kiến thức cảm xúc và
những đóng góp của kiến thức cảm xúc đối với việc điều chỉnh sớm ở trường theo độ
tuổi, giới tính và mức độ rủi ro. Kiến thức và các KN về cảm xúc được nhận thấy là
tiến bộ hơn ở trẻ có độ tuổi lớn hơn, những trẻ không gặp rủi ro về kinh tế và ở những
trẻ có mức độ tự điều chỉnh cao hơn [63]. Cũng một nghiên cứu của Denham và cộng


7
sự vào năm 2012, hành vi xã hội - tình cảm của 352 trẻ 3 và 4 tuổi đã được quan sát
bằng cách sử dụng Bảng kiểm các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy kiến thức về
cảm xúc của trẻ em góp phần vào hành vi được điều chỉnh về mặt cảm xúc - xã hội sau
này [64].
Trong nghiên cứu của Susanne A. Denham và cộng sự được công bố năm 2012,
chỉ ra rằng mối quan hệ chất lượng cao giữa người chăm sóc và trẻ kết hợp các phản
ứng tích cực và sự hài lịng về cảm xúc có tương quan thuận với việc điều chỉnh cảm
xúc của trẻ. Năng lực cảm xúc của trẻ nhỏ - điều chỉnh sự thể hiện cảm xúc và trải

nghiệm khi cần thiết, cũng như hiểu biết về cảm xúc của mình và của người khác là
yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong xã hội và học tập. Cả cha mẹ và giáo
viên đều được coi là những người xã hội hóa cảm xúc quan trọng, mang đến cho trẻ
những trải nghiệm thúc đẩy hoặc ngăn cản sự phát triển năng lực cảm xúc[65] .
Năm 2011, Bridgeland và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mang tên Mảnh ghép
còn thiếu, và kết quả khảo sát cho thấy các giáo viên ở Hoa Kỳ hoàn toàn đồng ý rằng
GD năng lực cảm xúc và xã hội là phần còn thiếu để thúc đẩy kết quả học tập. Qua
việc phân tích và tổng hợp 213 chương trình GD, Durlak và cộng sự (2011), cũng chỉ
ra qua việc tác động của các chương trình GD cảm xúc và xã hội đến kết quả học tập
của học sinh, cụ thể là kết quả học tập của học sinh được tham gia các chương trình
GD năng lực cảm xúc và xã hội tăng 11% so với nhóm học sinh khơng tham gia. Các
chương trình GD năng lực cảm xúc và xã hội cũng làm giảm sự hung hăng và đau khổ
về tình cảm ở học sinh, tăng các hành vi giúp đỡ trong trường học, cải thiện thái độ
tích cực đối với bản thân và với những người khác [41], [45], [46].
Pamela M. Cole và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 116 trẻ mẫu giáo, nhằm đánh
giá khả năng của trẻ trong việc tạo ra các chiến lược điều chỉnh cơn giận và nỗi buồn
bằng lời nói. Mối quan hệ giữa hiểu biết về chiến lược và khả năng tự điều chỉnh thực
tế cũng đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy trẻ 4 tuổi nhận ra và tạo ra các chiến lược
để giải tỏa cơn giận tốt hơn trẻ 3 tuổi nhưng trẻ 3 và 4 tuổi nhận ra và tạo ra các chiến
lược tương tự đối với nỗi buồn [56].
Năm 2008, trong một nghiên cứu trên 141 trẻ em 3 tuổi, Leerkes và cộng sự
(2008) đã kiểm tra mức độ về cả sự hiểu biết cảm xúc và khả năng kiểm soát cảm xúc
- được đánh giá từ các băng video về việc trẻ em hoàn thành một số nhiệm vụ - đã dự
đốn về cả thành cơng trong học tập và các vấn đề xã hội. Kết quả chứng minh rằng sự
hiểu biết cảm xúc ở mức độ tốt hơn có liên quan đáng kể đến kết quả học tập cao hơn
và khả năng kiểm soát cảm xúc mức độ tốt hơn có liên quan đáng kể đến ít vấn đề xã
hội hơn [51].
Blair và Razza (2007) thực hiện nghiên cứu trên 141 trẻ em từ 3 đến 5 để xem
xét vai trò của sự tự điều chỉnh đối với khả năng học tập của trẻ trong các gia đình có
thu nhập thấp, kết quả đã chứng minh mối tương quan thuận giữa hầu hết các biện



8
pháp về sự tự điều chỉnh của trẻ em trong các gia đình thu nhập thấp với các khả năng
tốn học và đọc viết ở trường mẫu giáo [44].
Megan M. Clelland và cộng sự (2006) đã nghiên cứu trên 538 trẻ em từ lớp mẫu
giáo đến lớp sáu, và kiểm tra xem trẻ em có các KN liên quan đến học tập kém trong
suốt trường tiểu học về đọc và toán như thế nào. Nghiên cứu chứng minh rằng trẻ em
kém năng lực cảm xúc xã hội và khả năng tự điều chỉnh sẽ gặp khó khăn hơn ở giai
đoạn chuyển trường, và chúng có nhiều nguy cơ mắc thành tích học tập thấp, các vấn
đề về cảm xúc và hành vi, bị bạn bè từ chối và bỏ học [53].
Susanne A. Denham và cộng sự (2003), đã thực hiện nghiên cứu theo chiều dọc
trên 143 trẻ em từ 3 – 4 tuổi đến khi những trẻ em đó 5 – 6 tuổi để chứng minh mối liên
hệ giữa năng lực cảm xúc và năng lực xã hội sau này. Các kiểu biểu đạt cảm xúc, điều
chỉnh cảm xúc và kiến thức về cảm xúc của trẻ đã được đánh giá. Kết quả cho thấy rằng
sự tương tác của biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc ở lứa tuổi 3 và 4 đã dự đoán đáng
kể năng lực xã hội được đo lường khi trẻ em ở độ tuổi 5 – 6. Như vậy, những năng lực
cảm xúc của trẻ 3 – 4 tuổi ảnh hưởng đến năng lực xã hội khi trẻ ở độ tuổi 5 – 6 [61].
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Jones và cộng sự (2002) đã khảo sát 463 trẻ
mẫu giáo trên khắp Hoa Kỳ. Ơng kết luận rằng, trẻ em có biểu hiện thiếu hụt về năng
lực cảm xúc – xã hội có thể có hoặc khơng mắc các rối loạn tâm thần kèm theo. Trong
đó, nhiều trẻ em hiện khơng đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn, nhưng có biểu
hiện thiếu hụt nghiêm trọng về năng lực cảm xúc – xã hội so với các bạn cùng tuổi
[50]. Nhiều yếu tố có thể góp phần làm cho năng lực cảm xúc xã hội bị hạn chế, bao
gồm thiếu thốn hoặc chấn thương sớm, sự chăm sóc khơng phù hợp và sự khác biệt về
văn hóa trong biểu hiện cảm xúc xã hội [56].
Rimm-Kaufman và cộng sự (2000) đã thực hiện một khảo sát trên 3595 GVMN
về mức độ phổ biến và các loại vấn đề mà trẻ em gặp phải khi vào mẫu giáo, kết quả
cho thấy nhiều giáo viên tin rằng khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi là thành
phần quan trọng nhất của sự sẵn sàng đi học [60].

Năm 1997, Pamela W. Garner và cộng sự đã nghiên cứu trên 45 trẻ mẫu giáo
sống trong gia đình có thu nhập thấp, các nhà nghiên cứu đã quay video khi các bà mẹ
và trẻ xem một cuốn sách tranh không lời được thiết kế để khơi gợi những câu chuyện
về cảm xúc nhằm xem xét mối liên hệ giữa cuộc trò chuyện của các bà mẹ có thu nhập
thấp về cảm xúc và sự hiểu biết của con họ về cảm xúc. Ba hành vi ngơn ngữ tình cảm
của bà mẹ và trẻ em được mã hóa từ băng video: nhận xét khơng tỉ mỉ về cảm xúc; giải
thích về nguyên nhân và hậu quả của cảm xúc; các lời nói liên quan đến sự đồng cảm.
Các câu hỏi của trẻ em về cảm xúc cũng được mã hóa. Trong một cuộc phỏng vấn
riêng, các trẻ mẫu giáo được thực hiện các nhiệm vụ đánh giá kiến thức về biểu hiện
cảm xúc, kiến thức về tình huống cảm xúc và khả năng nhập vai theo cảm xúc. Kết
quả cho thấy kiến thức về tình huống cảm xúc được dự đốn một cách tích cực bởi
những câu nói liên quan đến sự đồng cảm của các bà mẹ. Những giải thích của các bà


9
mẹ về nguyên nhân và hậu quả của cảm xúc có liên quan đến khả năng nhận vai theo
cảm xúc [57].
Ở Việt Nam, đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu đến năng lực cảm xúc,
GD cảm xúc trong bối cảnh học đường. Có một số nghiên cứu được cơng bố trên các
tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học tâm lý - GD với hướng nghiên cứu chủ yếu đánh giá
thực trạng và nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực cảm xúc.
Năm 2018, tác giả tác giả Vũ Thị Thủy trong báo cáo “Thực trạng KN giao tiếp
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non khu
vực miền núi phía Bắc Việt Nam” có kết luận: trẻ 5 tuổi đã có thể nhận ra được sắc
thái biểu cảm trong lời nói của bạn chơi khi vui, buồn, tức giận, sợ hãi. Nhưng KN này
còn yếu [29].
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc
Bên cạnh hướng nghiên cứu vai trò của năng lực cảm xúc nói chung, KN
NB&THCX nói riêng đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh
hưởng đến đến sự hình thành và phát triển năng lực cảm xúc cho trẻ mầm non, các nhà

nghiên cứu cịn quan tâm xây dựng cơng cụ đánh giá và chương trình GD năng lực
cảm xúc cho trẻ em cũng như đề xuất những biện pháp GD năng lực cảm xúc.
Theo tác giả Nelson thì khoa học thần kinh làm nền tảng lý thuyết cho các
chương trình GD năng lực cảm xúc và xã hội ở trẻ nhỏ khi mà 90% não bộ phát triển
trong 3 năm đầu đời. Sự phát triển của não bộ là một chức năng của sự tương tác sinh
học và trải nghiệm, do đó trải nghiệm cảm xúc và xã hội của trẻ đóng vai trị quan
trọng trong sự phát triển cấu trúc của não bộ. Được hỗ trợ và hướng dẫn thơng qua sự
gắn bó an tồn với người chăm sóc, những trải nghiệm cảm xúc và xã hội này thông
tin và hình thành sự phát triển của não bộ và là trọng tâm chi phối hành vi, năng lực
học tập và sức khỏe. Tác giả này cũng cho rằng lớp học là mơi trường xã hội và tình
cảm quan trọng đối với trẻ em và mối quan hệ gắn bó an toàn trong những năm đầu
đời thúc đẩy sự phát triển xã hội và tình cảm tối ưu [54].
EMT - Emotion Matching Task (Izard và cộng sự, 2003) là thang đo cảm xúc
được thiết kế cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. EMT cung cấp các bức ảnh có màu sắc rực
rỡ về những đứa trẻ đa dạng về sắc tộc có biểu hiện trên khn mặt như hạnh phúc,
buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên và trung tính. Năm 2010, tác giả Judith K.
Morgan và cộng sự đã đánh giá khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc và kết quả
hành vi của 59 trẻ em từ 3 đến 6 tuổi để kiểm tra độ tin cậy và tính hiệu lực của thang
đo cảm xúc EMT. EMT bao gồm bốn phần đo lường: tiếp thu kiến thức cảm xúc, biểu
đạt hiểu biết cảm xúc, kiến thức tình huống cảm xúc và sự phù hợp biểu hiện cảm xúc.
So với những công cụ đánh giá cảm xúc của trẻ em được sử dụng rộng rãi như KEI và
AKT (Bảng kiểm cảm xúc Kusche (KEI) và Bảng kiểm kiến thức tình cảm của
Denham (AKT, 1986)) thì thang đo EMT có mối tương quan tương tự với khả năng
ngôn từ và độ tuổi [42].


10
Học tập về cảm xúc và xã hội (SEL) là mơ hình tiếp cận GD tích cực được đơng
đảo các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và phát triển. Theo tổ chức hợp tác học
thuật về học tập cảm xúc và xã hội (CASEL), học tập về cảm xúc và xã hội là chương

trình được xây dựng liên quan đến quá trình mà người học tiếp thu và áp dụng hiệu
quả kiến thức, thái độ và KN cần thiết để hiểu và quản lý cảm xúc, thiết lập và đạt
được các mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, thiết
lập và duy trì các mối quan hệ tích cực và đưa ra quyết định có trách nhiệm (CASEL,
2013). SEL tác động đến sự phát triển các năng lực cảm xúc và xã hội của trẻ thơng
qua 5 nhóm năng lực nhận thức, tình cảm và hành vi có tác động qua lại với nhau gồm
có: tự nhận thức, tự quản lý bản thân, nhận thức xã hội, các KN về mối quan hệ, ra
quyết định có trách nhiệm [43], [39].
Có nhiều chương trình GD năng lực cảm xúc – xã hội cho trẻ em trong độ tuổi
mầm non được xây dựng và phát triển. Năm 2018, Pam Gershon và cộng sự đã tổng
hợp một số chương trình với nội dung GD trọng tâm, hình thức tổ chức và phương
pháp [55], cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Một số chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội cho trẻ em
trong độ tuổi mầm non
Tên chƣơng
trình

Nội dung trọng tâm

Nhóm đối
tƣợng

Hình thức
Cấu trúc
tổ chức
chƣơng trình

Tập trung vào việc nâng
cao kiến thức về cảm
Tổ chức hoạt

xúc; KN nhận ra, phản
động cho cả
ứng với cảm xúc của
lớp học;
Gồm 33 bài
Trẻ 3 – 5
bản thân và người khác
Đào tạo giáo học hàng tuần
tuổi
trong giao tiếp; KN đối
viên trong
phó với những tình
chương trình
huống khó khăn; KN tự
giảng dạy.
kiểm sốt bản thân
Preschool
Trí tuệ cảm xúc (nhận
Trẻ em
Tổ chức
Học tập về
RULER
biết, hiểu, dán nhãn,
3–5
hoạt động
cảm xúc - xã
thể hiện và điều chỉnh
tuổi và
cho toàn
hội được lồng

(được phát
cảm xúc) và từ vựng
người
trường;
ghép trong
triển bởi Trung
về cảm xúc
sống
Tổ chức
các hoạt động
tâm Trí tuệ cảm
cùng trẻ
hoạt động
hằng ngày ở
xúc Yale)
cho cả lớp
trường mầm
học;
non
Đào tạo giáo
viên về
những KN
cảm xúc
Incredible
Nhận thức về cảm
Trẻ ở độ Tổ chức hoạt Chương trình
(được phát triển xúc; Sự đồng cảm và tuổi mầm động cho cả
gồm 60 bài
bởi Tiến sĩ
những KN liên quan

non đến
lớp học;
học, mỗi bài
Carolyn ebster- đến tình bạn; Quản lý hết lớp 2 Đào tạo giáo học 45 phút
Stratton)
cơn giận; Giải quyết
viên;
với 1-3
các vấn đề xã hội; Các
Hướng dẫn
lần/tuần
quy tắc và cách thích
cha mẹ
ứng trong trường học

Preschool
PATHS
(được phát triển
bởi Prevention
Research Center
– Pennsylvania
State University)

Phƣơng
pháp
Làm mẫu qua
những câu
chuyện; Huấn
luyện cảm xúc;
Sử dụng con

rối; Chơi đóng
vai; Trị chơi;
Thảo luận
Đo tâm
trạng;
Khoảnh khắc
meta;
Chương trình
từ ngữ cảm
xúc; Chơi
đóng vai;
Hoạt động
sáng tạo
nghệ thuật;
Sách truyện.
Video; Sử
dụng con rối;
Trò chơi;
Hoạt động
tương tác.


×