Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để đa số cá rô đồng là cái docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.7 KB, 3 trang )

Để đa số cá rô đồng là cái

Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL.
Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các Trung tâm giống
cung cấp bằng phương pháp cho sinh sản nhân tạo.
Nhưng với phương pháp sinh sản bình thường thì tỷ lệ cá
đực và cá cái thường tương đương nhau (mỗi loại 50%).
Nuôi cá rô đồng với mục đích lấy thịt mà trong đàn cá
giống có nhiều cá đực thì không kinh tế do cá đực đầu to,
mình dẹt và dài, tỷ lệ thịt thấp, bán thường mất giá. Trong
cùng điều kiện nuôi thâm canh thì sau 5-6 tháng nuôi cá
cái thường đạt trọng lượng từ 120 - 150 g/con, còn cá đực
chỉ đạt trọng lượng 60-70 g/con. Vì vậy người nuôi cá rô
đồng thương phẩm thường thích đàn cá giống có tỷ lệ cá
cái cao.
Cũng tương tự trường hợp sản xuất cá rô phi toàn đực,
cách đơn giản và mau cho kết quả là dùng hormon trong
thức ăn hoặc pha vào nước để tắm cho cá. Tuy nhiên, giá
hormon sinh dục cái khá cao, ảnh hưởng đến giá thành
con giống. Mặt khác, các loại hormon steroid hoặc
hormon tổng hợp nhân tạo cùng tính năng là những chất
người tiêu dùng lo ngại.
Trong quá trình "cái hóa" cá rô, những cá cái được nuôi
thịt không tiếp xúc với hormon trong suốt quá trình sống
cho đến khi thu hoạch. Cách làm như sau: Trước hết, phải
tạo những "cá đực đặc biệt" (tiếng Anh gọi là neomale;
neo là "mới", male là "con đực"). Cá đực đặc biệt là
những cá mang bộ nhiễm sắc thể cái (XX), chúng trở
thành đực nhờ được xử lý khi còn non bằng hormon sinh
dục đực methyltestosteron (MT).
Về lý thuyết, trong đàn cá toàn đực sau khi được xử lý


bằng MT sẽ có khoảng một nửa là những cá đực đặc biệt,
một nửa là cá đực bình thường. Cá đực bình thường mang
các nhiễm sắc thể sinh dục XY và có đàn con F2 của nó
gồm nửa đực và nửa cái. Cá đực đặc biệt có các nhiễm sắc
thể sinh dục XX và có đàn con F2 gồm hầu như toàn cái.
Chính đàn con F2 gồm toàn cái ấy được ương thành cá
giống để nuôi thịt.
Làm thế nào để phân biệt cá đực bình thường XY với cá
đực đặc biệt XX? Phải kiểm tra chúng (từng cá thể) qua tỷ
lệ đực cái của đàn con F2. Như đã nói ở trên, đàn con F2
của cá đực đặc biệt hầu như gồm toàn cái. Nuôi và kiểm
tra đàn con là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức
nhất: phải nuôi từng đàn con riêng rẽ cho đến thời điểm
kiểm tra được theo tuyến sinh dục, đồng thời phải giữ lại
từng con cá bố của mỗi đàn con để sử dụng tiếp, tuyệt đối
không được để lẫn lộn cá cái, đực đã cho các đàn con F2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những cá đực đặc biệt cho
thế hệ con với tỷ lệ cá cái từ 82 đến 95% trong khi ở điều
kiện sản xuất bình thường tỷ lệ cá cái chỉ khoảng 40%.
Cơ sở nghiên cứu hiện lưu giữ hàng trăm cá đực đặc biệt
thuộc thế hệ thứ hai. Quy trình sạch sản xuất cá rô đồng
thịt toàn cái có thể đưa vào thực tiễn.
Tỷ lệ cái chưa đạt được 100% có thể là do sự hình thành
tuyến sinh dục của cá rô, ngoài các nhiễm sắc thể sinh dục
còn có ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, trong đó có
nhiệt độ ương

×