Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sáng kiến giúp học sinh học tốt môn ngữ văn 8 thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở trường ptdtbt thcs trà cang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.54 KB, 19 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN 8 THÔNG QUA HỆ
THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ
CANG
1. Mô tả tả bản chất của sáng kiến:
Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8 thông qua hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm ở trường PTDTBT THCS Trà Cang
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
1.1.

Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Ngữ văn là môn học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, có vai trị đặc

biệt quan trọng trong quá trình giáo dục, cũng như đối với đời sống và sự phát
triển tư duy của con người. Mặc dù vậy, có một thực tế là rất nhiều học sinh thế
hệ hiện nay khơng cịn u thích, và hứng thú học tập mơn Ngữ văn; cũng như
chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của môn học này. Thực trạng đáng suy
ngẫm trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản
xuất phát từ chính q trình dạy và học môn ngữ văn trong các nhà trường phổ
thông hiện nay: hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là đối với các bài học có nội
dung trọng tâm là truyền đạt kiến thức cho học sinh, dường như mới chỉ dừng ở
những “kênh chữ”, một số bài có cung cấp thêm hình ảnh. Nhiều giáo viên mới
chỉ tập trung bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa thực sự
chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ, làm cho tiết học thêm sinh động.
Những tiết học Ngữ văn do vậy trở nên kém sinh động, hấp dẫn, thậm chí có
phần nặng nề, khơng tạo được hứng thú, khơi dậy niềm say mê tìm hiểu, khám
phá ở các em. Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy


và học môn Ngữ văn trong các nhà trường hiện nay để nhằm vừa đảm bảo trang
bị kiến thức, vừa tạo được sự hấp dẫn, lơi cuốn các em tích cực tham gia học
tập, u thích mơn Ngữ văn là một u cầu bức thiết.


2

Trắc nghiệm là phương pháp kiểm tra nhanh các kiến thức, kỹ năng của
mọi người thông qua việc đánh giá bằng các câu hỏi đúng sai hoặc lựa chọn đáp
án A, B, C…. Trắc nghiệm là phương pháp kiểm tra giúp cho học sinh có được
phương pháp học tập hiệu quả hơn, mở rộng và hệ thống tri thức giúp các em
khắc phục tình trạng học bài nào biết bài ấy, “học trước quên sau”; đồng thời
biết liên kết các đơn vị kiến thức với nhau, cũng như vận dụng những tri thức đã
học từ trước vào những phần học sau. Nói cách khác, sử dụng các câu hỏi trắc
nghiệm trong học tập giúp học sinh có được phương pháp học chủ động, động
lập, sáng tạo và không ngừng phát triển tư duy.
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:
1.1.1.1 Vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy và học

Quá trình dạy và học trong nhà trường bao gồm hoạt động giảng dạy của
giáo viên và học tập của học sinh. Bản chất của hoạt động dạy - học là quá trình
truyền thụ tri thức, kỹ năng của giáo viên và lĩnh hội, làm chủ các kiến thức, kỹ
năng của người học thông qua bài dạy; những tri thức, kỹ năng đó được người
học tiếp cận, ghi nhớ, vận dụng trong mỗi bài học, cũng như trong thực tế đời
sống hàng ngày. Chính vì lẽ đó, ghi nhớ là một yêu cầu, thao tác hết sức quan
trọng trong quá trình học tập của học sinh. Việc tìm ra một phương pháp giúp
ghi nhớ, khắc sâu tri thức một cách hiệu quả, từ đó tạo cơ sở cho mở rộng, sáng
tạo tri thức có vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hoạt động dạy của
giáo viên cũng như hoạt động học tập của học sinh.
Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay, khối lượng kiến thức trong các môn

học ở hầu hết các cấp học đang trở nên “quá tải”, tạo ra áp lực không nhỏ đối
với cả hoạt động dạy học của giáo viên lẫn việc học tập của học sinh: thời gian
có hạn mà kiến thức phải học ngày càng nhiều; “sức học” của học sinh có hạn
mà nhiều mơn học đang trở nên “quá tải”… Điều này dẫn đến thực trạng nhiều
học sinh cảm thấy ngại học, lười học; giáo viên không có điều kiện khắc sâu, mở
rộng bài giảng vì phải tập trung “đối phó” với khối lượng bài dạy.


3

Để giải quyết vấn đề trên, việc áp dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
trong quá trình dạy và học đang cho thấy những hiệu quả tích cực. Phương pháp
dạy học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm không chỉ giúp giáo viên và học sinh
“đơn giản hóa” nội dung kiến thức của mơn học, từ đó giải quyết vấn đề “quá
tải” về mặt kiến thức; mà còn đem lại cho các em một cái nhìn tổng quát, đa
chiều về nội dung bài học, từ đó có khả năng ghi nhớ, cũng như xâu chuỗi các
kiến thức một cách hiệu quả hơn, đồng thời giúp cho việc học tập của các em
không trở thành nhàm chán.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm là một hình thức hệ thống hóa kiến thức
nhanh nhất, đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nó có vai trị như một cơng cụ tổ chức tư
duy nền tảng. Việc vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào q trình dạy học
giúp học sinh có được phương pháp học tập hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường
tính tích cực học tập ở các em. Do đó, việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm không chỉ giúp cho mỗi học sinh gia tăng tích cực trong học tập, mà còn
giúp huy động tối đa tiềm năng tư duy, suy luận ở các em. Thực tế cho thấy,
nhiều học sinh mặc dù khá chăm chỉ học tập, song kết quả đạt được vẫn không
cao: các em thường học bài nào biết bài đó, học trước quên sau, nhất là không
biết liên hệ các kiến thức với nhau, hay vận dụng những kiến thức đã học ở bài
trước vào những phần được học về sau. Mặt khác, rất nhiều em trong quá trình
đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp gặp phải khó khăn trong việc ghi chép, ghi

nhớ kiến thức đã đọc hoặc đã được thầy cô giảng dạy. Với việc sử dụng thành
thạo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong học tập, học sinh có được một cơng cụ
hiệu quả trong việc ghi nhớ, lưu giữ kiến thức một cách tích cực, chủ động sáng
tạo.
1.1.1.2. Thực trạng vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học
Ngữ văn hiện nay
Ngữ văn là một mơn học có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên,
có một thực tế là, ngày càng có nhiều học sinh khơng cịn u thích mơn học
này, thậm chí thờ ơ, lười học, dẫn đến ngại học mơn văn. Nhiều học sinh có tố


4

chất, năng khiếu mơn Ngữ văn cũng khơng có mong muốn được tham gia đội
tuyển học sinh giỏi văn ở trường; nhiều bậc phụ huynh cũng khơng khuyến
khích, động viên con em mình “tập trung”, “đầu tư lâu dài” cho môn Ngữ văn
trong định hướng học tập cũng như phát triển về lâu dài. Do đó, với khơng ít học
sinh, việc học tập môn Ngữ văn nhiều khi chỉ mang tính đối phó; các tiết học
mơn văn dường như đem đến những “áp lực”, nhàm . Thực tế trên đã dẫn đến
nhiều “hậu quả” rất đáng suy ngẫm: khơng khó để nhận ra những lỗi sai cơ bản
rất nhiều mắc phải trong quá trình tạo lập văn bản đơn giản như dùng từ, đặt
câu, lỗi chính tả, lơgic, bố cục;… nhiều em bị hổng kiến thức văn học, cũng như
hạn chế về năng lực tư duy ở mức đáng báo động, mà “minh chứng” là những
bài văn “cười ra nước mắt” đã khơng cịn là hiếm gặp hiện nay.
Thực trạng đáng suy ngẫm trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó
có những nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế, bất cập của người dạy, và cả
những nguyên nhân thuộc về chính bản thân người học. Về phía người dạy, có
thể thấy đa số giáo viên đều có tình u nghề, có ý thức về chun mơn; tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế: phương pháp giảng dạy chậm đổi mới,
chưa thực sự “phù hợp” với tất cả các đối tượng học sinh, nhất là với một bộ

phận học sinh có lực học kém, dẫn đến chất lượng, hiệu quả học tập chưa cao;
phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, áp dụng
phương pháp giảng dạy tích cực cịn nhiều thiếu thốn; một số giáo viên chưa
thực sự “tâm huyết”, chưa có ý thức tìm tịi đào sâu kiến thức, làm phong phú và
sinh động bài dạy; ngồi ra cịn phải kể đến những bất cập trong cơ cấu, phân
phối chương trình sách giáo khoa,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc
tiếp thu bài giảng của học sinh còn nhiều hạn chế.
Về phía học sinh, nhiều em cịn ngại học, lười suy nghĩ, không tập trung
nghe giảng, dẫn đến tâm thế thiếu tích cực, chủ động trong việc học tập mơn
ngữ văn. Nhiều em ngồi giờ học trên lớp, cịn phải phụ giúp gia đình trong việc
mưu sinh nên khơng có nhiều thời gian giành cho việc tự học. Bên cạnh đó, có
thể thấy trong bối cảnh những điều kiện đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh


5

thần ngày càng không ngừng được nâng cao như hiện nay, rất nhiều học sinh đã
bị lôi cuốn, sa đà và các loại hình giải trí khác nhau, dẫn tới sao nhãng việc học,
nhất là học thêm và tự học ở nhà.
Để khắc phục thực trạng bất cập nêu trên, thiết nghĩ cần một hệ giải pháp
tồn diện, có hiệu quả trong việc tạo chuyển biến theo hướng nâng cao chất
lượng giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên, cũng như thái độ tích cực của học
sinh trong việc học tập mơn Ngữ văn. Trong đó, việc đổi mới phương pháp
giảng dạy, cũng như vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại để
nhằm khơng chỉ trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh, mà cịn tạo ra
sức lơi cuốn, khơi gợi ở các em niềm u thích với mơn học đặc biệt quan trọng
này là một trong những trọng tâm cần được ưu tiên. Chính vì lẽ đó, việc vận
dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn – với những
hiệu quả bước đầu mà biện pháp này đem lại – đã và đang nhận được rất nhiều
sự quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc tìm hiểu, vận dụng hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm của nhiều giáo viên dường như mới chỉ đang dừng ở mức độ “tự
phát”, tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận cũng như “năng lực” cá nhân của mỗi
người. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về phương pháp này, từ đó
đi đến xây dựng “mơ thức ứng dụng” có tính chất phương pháp luận nhằm
hướng tới vận dụng phương pháp một cách bài bản, phổ biến và tối ưu thiết nghĩ
là hết sức cần thiết.
1.1.3. Một số biện pháp vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để nâng cao
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Kiểm tra - đánh giá là khâu khơng thể thiếu trong q trình dạy học. Hoạt
động này không chỉ nhằm ghi nhận kết quả đạt được của học sinh mà còn hướng
vào việc đề xuất những phương hướng đổi mới, cải thiện thực trạng, điều chỉnh
và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Như vậy có thể nói kiểm tra - đánh
giá là hoạt động có ý nghĩa hết sức to lớn đối với quá trình dạy học.
Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan


6

Nguyên tắc 1. Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí
luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần kiểm tra - đánh giá. Nguyên
tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu
hỏi trắc nghiệm khách quan khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của
học sinh trong nhà trường.
Nguyên tắc 2. Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp.
Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm
tra - đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự
chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học
sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.
Nguyên tắc 3. Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục

đích đánh đố tư duy học sinh. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến
thức của học sinh trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ
không nhằm đánh đố học sinh bằng những thủ thuật của từ ngữ. Hiện tượng này
thường xảy ra khi xây dựng các câu điền thế.
Nguyên tắc 4. Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn
ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều
mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ
nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các
câu trả lời.
Nguyên tắc 5. Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi
trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả
lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.
1.3. Các bước thực hiện
1.3.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ
Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm liên quan nội dung
kiến thức của bài cũ, sau đó yêu cầu học sinh trả lời bằng cách chọn phương án


7

đúng. Thông qua cách trả lời các câu hỏi, học sinh sẽ nhớ lại các nội dung đã
học, đồng thời khắc sâu kiến thức.
Ví dụ:
Khi dạy bài đến “ Nói giảm nói tránh” (Ngữ văn 8), để kiểm tra bài cũ, thay vì
đặt câu hỏi để học sinh trả lời bằng cách ghi nhớ máy móc, hoặc cho các em làm
bài tập nào đó rồi ghi điểm, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm “NĨI
Q”.
Câu 1: Nói quá là gì?
A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào
đó của một đối tượng được nói đến.

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống
nhau.
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện
tượng.
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.
Câu 2: Biện pháp nói q ít được dùng trong văn bản nào?
A. Văn bản tự sự.
B. Văn bản miêu tả.
C. Văn bản hành chính, khoa học.
D. Văn bản biểu cảm.
Câu 3: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn cây táo rào cây sung.
B. Ăn to nói lớn.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo.
Sau khi học sinh trả lời xong; các em khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
nếu cần thiết. Cuối cùng, giáo viên sẽ nhận xét và cho điểm.Với cách học này
học sinh không cần ghi nhớ máy móc mà vẫn nắm được bản chất của bài học
của mình.


8

1.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để hỗ trợ giảng dạy kiến thức
mới
Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hiệu
quả, yêu cầu giáo viên cần thực hiện việc chuẩn bị từ trước một cách kỹ lưỡng.
Từ nội dung bài học, giáo viên cần có hệ thống kiến thức và từ đó xây dựng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp. Khi lên lớp, giáo viên sử dụng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm đó để hướng dẫn học sinh khai thác từng nội dung của bài học

(mỗi nội dung được biểu đạt tương ứng với một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm).
Một số lưu ý khi giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào việc
hỗ trợ dạy học kiến thức mới:
- Giáo viên chỉ đóng vai trị là người gợi ý, dẫn dắt để học sinh chủ động
trong tiếp thu kiến thức. Do đó, tính tích cực và sáng tạo của các em sẽ được
phát huy tối đa, lớp học sẽ trở nên sôi nổi, sinh động hơn, các em cũng tỏ ra
thích thú, hào hứng với tiết học Ngữ văn hơn.
- Giáo viên có thể dùng những phương tiện sẵn có của lớp: bảng đen, ti vi,
bảng phụ, phấn màu, bút màu, giấy A4 hoặc A0.
- Giáo viên có thể dùng phấn màu vẽ trực tiếp lên bảng (nếu có khả năng
vẽ), hoặc có thể dùng máy; có thể vẽ trên giấy A4 hoặc A0 bằng bút màu.
Thơng qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đó học sinh có thể nắm được
tồn bộ kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ 1:
Với văn bản: “Lão Hạc” (Nam Cao), sau phần đọc và tìm hiểu chung,
giáo viên dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tuỳ thuộc vào nội dung, kiến thức
của bài học.
Để có kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh với bài học,
giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức:
Câu 1: Nhà văn Nam Cao mất năm 36 tuổi, trong trường hợp nào?
A. Bị bệnh
B. Bị địch bắt giam và tra tấn dã man


9

C. Bị địch phục kích và hi sinh.
D. Bị tai nạn giao thông.
Câu 2: Nhà văn Nam Cao là nhà văn nổi tiếng của trào lưu văn học nào?
A, Thơ mới.

B. Trào lưu văn học lãng mạn.
C. Trào lưu hiện thực phê phán.
D. Trào lưu tiêu cực.
Câu 3: Nhà văn Nam Cao là nhà văn chuyên viết về mảng đề tài nào?
A. Đề tài người nông dân.
B. Đề tài người tiểu tri thức tiểu tư sản nghèo.
C. Đề tài người dân thành thị nghèo.
D. Đề tài người nông dân và người tiểu tri thức tiểu tư sản nghèo.
Câu 4: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Truyện vừa
C. Truyện dài
D. Tiểu thuyết.
Sau khi tìm hiểu phần tìm hiểu văn bản giáo viên có thể kiểm tra kiến
thức tiếp nhận văn bản, đồng thời kiểm tra kiến thức các phân môn khác trong
môn ngữ văn của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?
A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người
B. Phẩm chất cao quý của người nông dân
C. Số phận đau thương của người nông dân
D. Tố cáo xã hội thực dân phong kiến
Câu 2: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa
chọn cái chết?
A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
B. Lão Hạc rất thương con.


10

C. Lão Hạc ăn phải bả chó.

D. Lão Hạc khơng muốn làm liên lụy đến mọi người.
Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?
A. Vì muốn làm giàu.
B. Phẫn chí vì nghèo khơng lấy được vợ.
C. Vì giận cha.
D. Vì nghèo túng quá.
Câu 4: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?
A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.
B. Vì ni con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.
C. Để lấy tiền gửi cho con.
D. Vì lão khơng muốn ni con chó nữa.
Câu 5: Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn
sau có tác dụng gì:
"Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai
hết...Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một
người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng
giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn..."
(Lão Hạc, Nam Cao)
A. Ngụ ý rằng cịn nhiều điều ơng giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
B. Làm dãn nhịp điệu câu văn.
C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lịng ơng giáo.
D. Thể hiện ý cịn nhiều thất vọng mà ơng giáo chưa nói hết.
Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Móm mém.
B. Vui vẻ.
C. Xót xa.
D. Ái ngại.



11

Câu 7: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng
ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép
cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém
của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8, Tập một)
A. Sự yếu đuối của lão Hạc
B. Sự già nua của lão Hạc
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
D. Sự cực khổ của lão Hạc
Câu 8: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp
người, may ra nó sung sướng hơn một chút ... kiếp người như kiếp tôi chẳng
hạn!” biểu hiện điều gì?
A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình
B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình
C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng
D. Sự hối hận của lão Hạc khi bán câu Vàng.
Câu 9: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô
ngần
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nơng dân vào hồn
cảnh khốn cùng
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm khơng rơi vào con đường tha hóa của
người nơng dân
D. Ca ngợi tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý, tính tự trọng của
người nơng dân. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông
dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
Câu 10: Đọc đoạn văn sau:



12

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì
ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...tồn những cớ để cho
ta tàn nhẫn; khơng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao
giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có
lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi
người ta khổ q thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính
tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy,
nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."
(Lão Hạc, Nam Cao)
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ơng giáo?
A. Có cái nhìn hẹp hịi đối với con người và cuộc sống nói chung.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con
người.
C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.
Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ơng giáo trong tác phẩm?
A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc
B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin
C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng
và người nơng dân nói chung
D. Là một người chồng nhu nhược
Ví dụ 2:
Khi học bài “Chiếc lá cuối cùng” (Ngữ văn 8), sau phần tìm hiểu văn bản
giáo viên có thể kiểm tra khả năng thông hiểu kiến thức của học sinh thông qua
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

A. Nhà văn.
B. Nhạc sĩ.
C. Hoạ sĩ.


13

D. Bác sĩ.
Câu 2: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay khơng rụng có ý nghĩa
như thế nào?
A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cơ sẽ khơng tiếp tục vẽ nữa.
B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cơ sẽ rất đau khổ.
C. Cơ khơng cịn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
Câu 3: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ
vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giơn-xi.
A. Giơn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
B. Giơn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
D. Giơn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.
Câu 4: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm
nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giơn-xi: "Có một cái
gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn cịn đó để cho em thấy rằng mình đã
tệ như thế nào"?
A. Giơn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo

lắng.
B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận
ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình.
C. Giơn-xi thấy chiếc lá khơng rụng và vì thế mà cơ vẫn có thể sống.
D. Cả A, B đều đúng.


14

Câu 6: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào
điều gì?
A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.
Câu 7: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện
trong câu văn "Nhưng, ơ kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?
A. Ngạc nhiên.
B. Nghi ngờ.
C. Lo lắng.
D. Sợ hãi.
Câu 8: Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc
loại từ nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
Câu 9: Đọc đoạn văn sau:
“Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một
tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xơi bí ẩn của mình. Khi

những dây ràng buộc cơ với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi
một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng chốn lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.”
(Chiếc lá cuối cùng)
Cụm từ "chuyến đi xa xơi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là
gì?
A. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.
B. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.
C. Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.


15

D. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.
Câu 10: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối
cùng?
A. Thơng qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của
Xiu và cụ Bơ – men dành cho cơ, tác giả muốn làm nổi bật tình u thương
giữa những người nghèo khổ với nhau.
B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của
Xiu và cụ Bơ – men dành cho cơ, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và
sự hy sinh quên mình của cụ Bơ – men
C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của
Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn
nguôi của Xiu dành cho Giôn – xi.
D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của
Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa
quyết định hồi sinh của Giôn – xi.
1.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để củng cố, hệ thống kiến thức
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến
thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ bằng thống thống câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó

giáo viên yêu cầu một vài em lên bảng trả lời ý kiến của mình những kiến thức
đã tiếp thu được và cho những học sinh khác nhận xét, rút kinh nghiệm. Thực
hiện trả lời hệ thống câu hỏi trắc nghiệm như vậy sẽ giúp cho giáo viên nắm
được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, và học sinh cũng nắm vững kiến
thức và nhớ lâu hơn.
Mỗi bài học được củng cố bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Việc làm
này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng,
dễ dàng.
Ví dụ 1:
Ở bài “Ơn Dịch thuốc lá” (Ngữ văn 8), sau khi dạy xong kiến thức lí
thuyết, giáo viên chia học sinh thành các nhóm, tái hiện lại nội dung bài học


16

thơng qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm; sau đó gọi các học sinh lên trình bày để
củng cố các học sinh khác được yêu cầu nhận xét, bổ sung. Bằng cách này, học
sinh có thể dễ dàng tổng hợp và củng cố những kiến thức về bài học.
Câu 1: Các nhà khoa học lên tiếng báo động về thuốc lá trên cơ sở nào?
A. Những thí nghiệm của một nhà bác học nổi tiếng
B. Hơn năm vạn cơng trình nghiên cứu trong mấy chục năm qua
C. Phỏng đoán của các bác sĩ uy tín
D. Thực tế lâm sàng của nhiều bệnh viện
Câu 2: Quan điểm nào đúng
A. Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe người hút, và những người xung
quanh
B. Hút thuốc chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người những người xung quanh.
C. Hút thuốc chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người hút.
D. Hút thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe người hút, và những người
xung quanh.

Câu 3: Các nước phát triển đã làm gì để chống thuốc lá?
A. Đóng cửa nhà máy thuốc lá
B. Cấm trồng cây thuốc lá
C. Đánh thuế người bán thuốc lá
D. Cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm quảng cáo thuốc lá.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Sau khi áp dụng phương pháp trên trong học kỳ II năm học 2020- 2021 với
hai lớp 8 do tôi giảng dạy tại trường PTDTBT THCS Trà Cang thì kết quả học
tập của học sinh được cải thiện rõ rệt so với học kỳ I như sau:
Học lực
Tổng
8
1

HK I
HKII

G
S

K
SL TL

Tb
SL TL

TL

L
3

8

3.7% 15 18.5% 59 72.8%
9.9% 30 37%
43 53,%

Y
SL TL
4
0

Kém
Tb trở lên
SL TL SL TL

4.9% 0
0%
0

0% 77
0% 81

95.1%
100%


17

* Trong năm học 2021 – 2022, tiến hành thực nghiệm đề tài trên lớp 8.2 và
đạt kết quả cuối năm mơn Ngữ văn như sau:


Lớ

Tổng

p

số

Giỏi

SL

Tỉ lệ
%

Khá

Dưới

Trung

trung

bình

Ghi chú

bình
Tỉ lệ

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL
%

8.1

43

1 2,3 %

8

18,4 % 31 72,1%

8.2

44

4 9,1 % 14 31,8, % 25

56,8%

3

7%

1

2,3%

Lớp không thực

nghiệm đề tài
Lớp thực
nghiệm đề tài

Từ kết quả thử nghiệm trên, tôi nhận thấy rằng:
Ban đầu chất lượng của hai lớp 8 trong cùng một năm học là tương
đương nhau, thậm chí lớp tơi tiến hành thực nghiệm có chất lượng thấp hơn.
Nhưng sau một quá trình áp dụng đề tài thì chất lượng học tập của lớp thực
nghiệm tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng lên
đáng kể.
Trong quá trình dạy học, tôi thấy rằng đối với lớp thực nghiệm, khả năng
nhớ bài của các em tương đối tốt. Trong khi lớp khơng áp dụng đề tài thì kiến
thức của các em cịn mơ hồ (lúc nhớ, lúc qn vì các em không hệ thống được
kiến thức đã học).
II. Những thông tin cần được bảo mât: (không).
III. Danh sách các thành viên tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu
TT Họ và tên

Nơi công tác

Nơi áp dụng sáng kiến

Ghi
chú

01 Trần Văn Thiên Trường PTDTBT
THCS Trà Cang
IV. Kết luận


Học sinh khối 8, Trường
PTDTBT THCS Trà Cang


18

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học nói chung, dạy học
mơn ngữ văn nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm hiện nay. Để nâng cao chất
lượng dạy học ngữ văn, người dạy cần có những sự điều chỉnh về mặt phương
pháp sao cho phù hợp với chương trình và mực tiêu giáo dục là mang đến cái
mới,cái sáng tạo, tích cực cho người học. Đồng thời người học cần có sự chủ
động, tích cực trong việc học tập biến quá trình học tập thành việc tự học của
chính bản thân mình, do đó người dạy cần có những phương pháp giúp cho học
sinh nắm vững tri thức được học và sáng tạo trên cơ sở những tri thức đó là
động lực của quá trình học tập.
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học góp phần hiệu quả
nhằm giải quyết những vấn đề trên. Đây là phương pháp mở được xây dựng trên
cơ sở thông tin hai chiều của cả người dạy và người học. Người học nắm bắt
được kiến thức mới thông qua những kiến thức đã được học, thông qua sự chuẩn
bị về bài học, thông qua những biểu tượng đặc trưng với vấn đề mà bài học đề
cập đến,… Đối với người dạy thì hướng dẫn, dẫn dụ sự tư duy của học sinh một
vấn đề mà đỉnh cao là hướng dẫn cho học sinh sự sáng tạo trong q trình học
tập qua đó đi sâu và bao quát được vấn đề mà học sinh được học.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp nâng cao tính tích cực chủ động của
học sinh trong việc tìm tịi, chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng các em được
học. Đồng thời góp phần hiệu quả trong việc giáo dục thẩm mỹ và sự sáng tạo
mỹ thuật ở mỗi học sinh.
* Một số kinh nghiệm từ việc vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào
quá trình dạy học Ngữ văn:
- Mỗi giáo viên và học sinh cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của

hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường
nên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tuyên truyền, giới thiệu cho giáo
viên về vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học; từ đó giáo viên nâng cao nhận thức và tuyên truyền, phổ
biến tới học sinh theo mơn học của mình.


19

- Để hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trở thành một cơng cụ gợi mở, kích
thích q trình tìm tịi kiến thức của học sinh một cách hiệu quả nhất, nhân tố
quyết định chính là vai trị của giáo viên trong việc dẫn dắt, gợi mở học sinh
phát hiện, tìm kiếm được “trung tâm” (trọng tâm bài học), từ đó từng bước khám
phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các
nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, chính xác nhất.
Điều đó giúp học sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học
sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tịi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách
có hiệu quả.
- Giáo viên cần phải có biện pháp khích lệ cũng như kiểm tra việc chuẩn
bị bài ở nhà của các em một cách hiệu quả, hạn chế trường hợp các em sao chép
nhau, hoặc nhờ người khác trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm về những nội dung đã được yêu cầu.
- Giáo viên cần phải cố gắng quản lí thật tốt khi cho các em thảo luận và
nhận xét và khuyến khích đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó. Hiện
nay, một số các giáo viên vẫn chưa làm được điều này.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi qua quá trình bước đầu sử dụng
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
8 ở trường PTDTBT THCS Trà Cang. Tôi rất mong muốn nhận được những ý
kiến góp ý, chia sẻ của Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp để vận dụng đề tài
này vào thực tiễn giảng dạy một cách thực sự hiệu quả hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và
các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này!
Cam đoan:
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao
chép của bất cứ ai. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.



×