Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có hiệu quả ở trường mẫu giáo hướng dương xã trà dơn huyện nam trà my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 16 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có hiệu quả ở
trường Mẫu giáo Hướng Dương xã trà Dơn huyện Nam Trà My.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến.
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có
hiệu quả ở trường mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Mô tả sáng kiến:
+ Các bước thực hiện giải pháp, cách thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi
Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo ngay từ cuối tháng 8, tôi
đã thống nhất trong Ban Giám hiệu, ban chấp hành Cơng đồn, tổ trưởng tổ
chun mơn các tổ về kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi trong năm học và triển khai
kế hoạch đó trong hội nghị cán bộ công nhân viên chức, ngay từ tháng 9 đầu năm
học. Yêu cầu các đồng chí tổ trưởng chun mơn, các đồng chí giáo viên bám sát
vào kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân sao
cho sát thực với lớp của mình và có hiệu quả cao. Sau đó tơi phối kết hợp với các
đồng chí trong Ban Giám hiệu trực tiếp duyệt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cả
năm học của các tổ và cá nhân. Đưa kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi vào kế hoạch
học bồi dưỡng thường xuyên.
Biện pháp 2: Để làm được đồ dùng, đồ chơi thì phải có ngun vật liệu,
tơi chỉ đạo giáo viên cần tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm nguyên vật liệu ở
mọi lúc, mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: lá cây khô,
cây tươi, rơm, sỏi và một số nguyên vật liệu là phế thải đảm bảo an toàn vệ sinh
cho trẻ như: Hộp sữa, xốp, lên vụn, vải vụn, gỗ, giấy gói kẹo, bóng để làm đồ



2

dùng, đồ chơi cho trẻ. Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường là rất cần thiết.
- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của nhà
trường, kế hoạch của tổ, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi tự
tạo và môi trường trang trí lớp học để phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.
- Phụ huynh hỗ trợ về nguyên vật liệu cho mỗi lớp vào cuối tuần, giáo viên
các lớp có trách nhiệm nhận, thu gom và bảo quản nguyên vật liệu đảm bảo.
Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi được làm
từ nguyên vật liệu phế thải đó có an tồn đối với trẻ khơng? Tơi đã giải tỏa những
băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số hoạt động có sử dụng đồ
dùng, đồ chơi tự tạo và cho họ xem các đồ dùng, đồ chơi mà các cô đã tự làm để
phụ huynh được tận mắt nhìn thấy trẻ học tập và vui chơi rất an tồn và có hiệu
quả. Tạo niềm tin tưởng tuyệt đối với phụ huynh.
Biện pháp 3: Lựa chọn đồ chơi cần làm
Sau khi lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi tôi lựa chọn nội dung, chủ đề tổ
chức hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng
những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa phương để phát huy khả năng
sáng tạo của giáo viên trong việc làm đồ chơi, đồ dùng dạy học cho phù hợp với
nội dung đã lựa chọn. Đồ chơi phải có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn
hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm
sinh lý độ tuổi trẻ.
Khi thực hiện làm đồ chơi cần lưu ý như: Lựa chọn nguyên vật liệu an
toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi, làm đồ dùng,
đồ chơi bằng những nguyên vật liệu bắt mắt, dễ tìm dễ kiếm để thu hút sự tò
hứng thú của trẻ.
*Một số đồ dùng đồ chơi của trường được làm trong năm học 2021-2012
Bản thân ln cùng với đồng chí phụ trách chun mơn nghiên cứu, tìm tịi
suy nghĩ tìm ra những mẫu mới trong việc làm đồ dùng đồ chơi để làm mẫu

hướng dẫn cho giáo viên.
* Những đồ dùng đồ chơi được làm từ những viên đá cuội.


3

- Nguyên vật liệu: Đá, màu nước.
- Cách làm:Chọn các viên đá cuội phù hợp, cọ rửa sạch, phơi khô sơn màu
trắng, sau đó vẽ lên các viên đá những hình ảnh ngộ nghĩnh như con vật, cây cối,
những câu chuyện cổ tích hay những chữ cái dùng để trang trí và học các hoạt
động ngồi trời trẻ rất thích.
(Hình 1)
* Đồ chơi: Bảng trị chơi “ơ cửa bí mật”
- Nguyên vật liệu: Gỗ, các miếng sốp màu, đề can màu các loại.
- Cách làm: Dùng các thanh gỗ bào nhẵn và đóng thành một tấm bảng, phía
trên bảng đóng một đường rãnh ngang có độ dốc khoảng 5-10 0 để khi thả viên bi
sẽ lăn từ từ rồi rơi xuống các rãnh dọc bất kì. Từ đường rãnh phía trên nối thông
với các đường rãnh dọc gắn với các hộp ở phía dưới. Nền trong bảng có thể dán
hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh hoặc các loại hoa khác nhau để đồ dùng sinh
động, hấp dẫn.
Dán số vào mặt trước cửa các hộp phía dưới
- Cách sử dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho trẻ ơn luyện trong các giờ
làm quen với toán, làm quen với chữ viết, khám phá khoa học.
Ví dụ: Cho trẻ lăn viên bi vào trong đường rãnh phía trên, viên bi rơi vào ơ
cửa nào, trẻ mở ơ cửa đó và lấy đồ vật, chữ cái, chữ số ra, gọi tên.
Với đồ dùng này cơ giáo có thể sáng tạo sử dụng trong nhiều hoạt động và
nhiều chủ đề. Sử dụng trong hoạt động học và chơi mọi nơi, mọi lúc và di chuyển
đồ dùng trong lớp ra sân chơi ngoài trời đều rất thuân tiện.
* Đồ chơi 2: Bé yêu các nhạc cụ.
- Nguyên vật liệu: Tận dụng những vỏ hộp kem hay những hộp bánh to,

nhỏ các loại chất liệu bằng tôn, sắt, hộp đựng chè.
- Cách làm: Dùng những chiếc hình trịn, hình vng, chủ nhật có sẵn làm
nên những chiếc trống tròn, trống cơm, các mặt của trống trang trí những hình
ảnh nghộ nghĩnh, những võ họp kêm thì làm những chiếc sắc xơ.
Những chiếc vợt muỗi hỏng làm thành chiếc đàn, đạo cụ như cánh ong,
cánh bướm làm bằng giấy ni lơng cũ, giấy bóng kính, những cây trúc kết hợp với


4

dây cước tạo thành cây đàn tơ rưng, chỉ đạo cho giáo viên từ những nguyên vật
liệu trang trí thành một sân khấu ngộ nghĩnh cho trẻ biểu diễn trong tiết tổng hợp.
Với các đồ dùng và cách làm đơn giản này cơ giáo chúng ta có thể hướng dẫn cho
trẻ 5-6 tuổi cùng cơ, trẻ cắt dán trang trí những hình ảnh trẻ thích lên mặt trống,
sắc xơ, đàn theo ý thích của trẻ vì đây là các dụng cụ để trẻ chơi nên khi để trẻ tạo
ra trẻ sẽ thích thú hơn và từ đó hoạt động học và vui chơi của trẻ đối các dụng cụ
này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Các đồ dùng âm nhạc này khơng chỉ dùng cho trẻ chơi các trị chơi âm
nhạc, dùng trang trí trong góc âm nhạc của lớp mà cơ giáo chúng ta cịn có thể sử
dụng cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết các loại nhạc cụ, dán chữ số, chữ cái để
trẻ chơi các trò chơi nhận biết chữ số, nhận biết và phát âm chữ cái, dán tên các
dụng cụ lên các đồ chơi này để tạo mơi trường chữ viết cho trẻ.
(Hình 2)
* Đồ chơi : Các con vật và đồ chơi đáng yêu được làm từ những lá cây.
Với cách làm và những đồ dùng này cơ giáo có thể cho trẻ làm trong các
hoạt động học tạo hình và làm mọi nơi, mọi lúc.
- Vật liệu cần chuẩn bị:
+ Các loại lá cây, keo dán, kéo,giấy xốp màu.
- Làm được rất nhiều con vật ngỗ nghĩnh như Thỏ, Trâu, con sâu, chim ..Ví
dụ:

Làm con thỏ: - Sử dụng lá trịn màu xanh, cắt hình trịn để làm đầu chú thỏ;
chiếc lá dài màu xanh cắt thành 2 tai, lá dài màu vàng cắt thành 2 tai nhỏ, gắn lên
tai màu xanh để được màu sắt đẹp.
- Một chiếc lá dài màu xanh làm thân
- gắn các bộ phận lên giấy theo thứ tự tai- đầu- thân, thêm mắt, miệng, râu
sẽ được một chú thỏ ngộ nghĩnh.Hay từ những lá mít, lá dơng,.... làm được con
trâu, convoi, chó, gà..
Từ nhựng ngọn sắn làm được dây cườm trang trí, lá chuối làm đồng hồ,
chong chóng,.. cộng rơm làm búp bê xinh rất dễ làm và thu hút trẻ.
Làm con bướm bướm


5

- Nguyên liệu; 1 tấm phim xquang cũ hình chủ nhật, keo dán, hạt đậu đen,
bút lông, lỏi giấy vệ sinh.
- Thực hiện:
+ Vẽ phần cách bướm trên tấm phim cũ theo ý thích,( to nhỏ)
+ Dán phần cách bướm lên lỏi giấy vệ sinh.
+ Dán 2 hạt đậu dính sát vào nhau trên phần dưới của lỏi giấy.
+ Dán râu của bươm bướm lên phần trên của lõi giấy ta được một con
bươm bướm, muốn con bươm bướm có màu sắt như thế nào thì sơn màu đó lên
cánh bướm, tuỳ ý thích.
Cứ tiếp tục làm như vậy bé được một đàn Bươm Bướm to nhỏ do cách cắt
hình dáng của các chiếc cánh. Màu sắc của từng con Bươm bướm do bé chọn
màu từ các phim đã nhuộn màu sẵn
Một số hình ảnh con vật làm bằng lá: (Hình 3)
* Đồ chơi : Đồ chơi phát triển vận động:
Nguyên liệu: Những chiếc lốp xe củ
- Cách làm: Dùng những chiếc lốp xe cũ, màu giáo viên có thể

ghép lại thành những con sâu, trang trí đầu, thêm sinh động. Cũng có thể những
chiếc lốp xe cũ này làm thành xích đu, lị xo nhún rất đep và trẻ rất thích chơi với
những đồ chơi này.......
Biện pháp 4 Tổ chức hội thi: Đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề.
Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời” bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên như tre, gỗ và phế liệu như lốp xe cũ, ống nhựa, canh đâu ăn,... cho
toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu,
học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi,
đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng
kiến hay khi làm đồ dùng đồ chơi. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để rút kinh
nghiệm cho bản thân, vận dụng và phát huy kỹ năng, khả năng làm đồ dùng đồ
chơi của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn.
Theo kế hoạch vào đầu năm học 2011- 2012 tôi tham mưu với lãnh đạo
nhà trường tổ chức hội thi “ Làm đồ dùng, đồ chơi tự làm” Nhằm phát động


6

phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. Mục đích nâng cao chất
lượng dạy và học có hiệu quả.
Trong năm học 2020- 2011 nhà trường đã tổ chức được hội thi và mang lại
hiệu quả cao.
- Hình thức tổ chức thi, nhà trường chuẩn bị 5 lá thăm thuộc 5 chủ đề: Gia
đình, động vật, thực vật, phương tiện giao thơng, những nghề bé biết. Tồn
trường chia làm 5 đội ở 5 thôn. Ngày 01/12/2021 các đội bốc thăm chủ đề dự thi.
Đến 7 giờ, ngày 27/1 /2022 các đội lên trưng bày ở vị trí theo quy định của Ban
giám khảo và dự thi tại trường chính, giáo viên thuyết minh về sản phẩm của
mình theo yêu cầu như nguyên liệu, chất liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả
sử dụng, giá thành của sản phẩm đó.
Nhà trường tổng kết, đánh giá, động viên khen thưởng cho các thơn,

những giáo viên có đồ dùng đồ chơi đoạt giải cao, góp ý những thơn giáo viên
chưa đoạt giải cao để rút kinh nghiệm cho các đợt thi khác.
6. Trang trí lớp học trong nhà trường.
Như đã nói ở trên Ban giám hiệu nhà trường xem tiêu chí trang trí lớp của
các cơ giáo ở tại lớp học của mình là rất quan trọng vì chỉ khi lớp học sạch đẹp,
gọn gàng và được thay đổi thường xuyên theo chủ đề mới tạo được cho trẻ sự
hứng thú và lôi cuốn trẻ đi học chuyên cần, hứng thú trong học tập.
Ví dụ: Với chủ đề bé học là “Trường lớp mẫu giáo của bé” giáo viên trang
trí các góc xung quanh lớp tất cả những hình ảnh sự vật có nội dung liên quan
đến trường lớp mẫu giáo, hay là chủ đề “Tết và mùa xuân” thì giáo viên lại thay
vào đó những hình ảnh có liên quan đến ngày tết, nhằm tôn vinh những vẻ đẹp
truyền thống của ngày Tết với câu đối đỏ, bánh chưng xanh. Cây hoa mai kết hợp
đính câu chúc mừng năm mới gợi cho trẻ khắc ghi sâu hơn về những hình ảnh về
phong tục, tập quán của quê hương mình. Trong lớp môi trường học tập thân
thiện đã được quan tâm thực hiện, các biện pháp tích cực đã thực sự đem lại một
môi trường thân thiện ở lớp học, đã gây hứng thú và phát huy tính tích cực trong
học tập ở các cháu rất cao.


7

Bên cạnh đó tơi cịn chỉ đạo giáo viên cần quan tâm đến mơi trường trong
và ngồi lớp học, trang trí phù hợp, sáng tạo theo từng chủ đề bằng những
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu an toàn dễ tìm kiếm. Để mơi trường lớp
học phong phú, sáng tạo giúp trẻ hoạt động tốt thì địi hỏi cơ giáo phải có sự quan
sát tinh tế, chịu khó nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những chất liệu phù hợp trang
trí những mảng tường bằng hình ảnh về q hương, đất nước hay những hình ảnh
bé chơi trị chơi dân gian để tạo môi trường học tập xung quanh lớp của trẻ, nhằm
tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý
thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện được nhiều điều mới lạ, hấp dẫn

trong cuộc sống, các kiến thức kỷ năng của trẻ được cũng cố và bổ sung.
Tôi và các tổ trưởng chuyên môn luôn nhắc nhỡ các tổ viên trong tổ với
những đồ dùng, đồ chơi các cô giáo đã làm và nhà trường cấp về cần có sự bố trí
hợp lý, gọn gàng và đẹp mắt, phù hợp với các góc và vừa tầm với trẻ để lớp học
ln đẹp và thống.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý
giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có hiệu quả”. đã được áp dụng tại đơn vị trường
đã mang lại những kết quả cao. Với sáng kiến này tơi tin tưởng rằng có thể áp
dụng đối với các đơn vị trường bạn.
+ Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp:
- Điều kiện cơ sở vật chất phải đảm bảo đủ và cần thiết để phục vụ cho các
hoạt động hằng ngày của trẻ.
- Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục trẻ theo từng độ tuổi.
- Giáo viên mạnh dạn, tích cực trong việc tổ chức các hoạt động dạy học,
mà ở đó sử dụng và làm các đồ chơi bằng các nguyên vật liệu tự nhiên.
- Sự kết hợp đồng bộ giữa giáo viên và phụ huynh trong việc tìm kiếm
ngun vật liệu
- Ln lấy trẻ làm trung tâm để trẻ phát huy tính tích cực của mình.
- Giáo viên phải ln nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi từ sách vở, internet, để


8

học cách làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có.
+ Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Sau 8 tháng thực hiện đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Bản thân tôi biết cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu
thiên nhiên, kỹ năng cũng như khả năng làm đồ dùng đồ chơi tốt hơn, các sản
phẩm do tôi nghĩ và làm ra ngày càng phong phú, sáng tạo.
- Giáo viên trong trường đã hưởng ứng cao với phong trào làm đồ dùng đồ

chơi do chuyên môn phát động, số lượng đồ dùng đồ chơi trong toàn trường tăng
lên rõ rệt.
- Các lớp trang trí lớp phong phú, nổi bật các chủ đề, đồ dùng đồ chơi đảm
bảo độ an tồn, hấp dẫn trẻ. Những đồ dùng này kích thích trí tưởng tượng và sự
sáng tạo của trẻ, trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn đồ chơi trong lớp hơn.
Từ việc làm và sử dụng đồ dùng,đồ chơi hiệu quả nên năng lực chuyên
môn của giáo viên khi thực hiện các hoạt động trong nhà trường cũng tăng lên
khá rõ rệt. Các cô giáo tự tin trong khi thực hiện hoạt động học, trẻ tham gia hoạt
động hứng thú và sản phẩm trẻ tạo ta cũng hiệu quả cao hơn.
- Từ việc trong mỗi lớp học có nhiều đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp học
sạch đẹp và thống mát nên học sinh cũng ham thích đến trường hơn từ đó tỷ lệ
chuyên cần trên trẻ ở các lớp cũng tăng lên rõ rệt.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và cuối năm học của nhà trường
được minh chứng cụ thể như sau:
Thứ

Thời gian

Số

tự

khảo sát

tiết

Tốt

Khá


Xếp loại
Đạt

đạt

khảo
01
02

Đầu năm học
Cuối năm
học

Không

sát
42

6 tiết

19 tiết

17 tiết

0

42

tỷ lệ 14%
15 tiết


tỷ lệ 45%
21 tiết

tỷ lệ 41%
6 tiết

0

tỷ lệ 36%

tỷ lệ 50%

tỷ lệ 40%


9

Với kết quả cuối cùng là chất lượng giáo viên và học sinh vào cuối năm
học được tăng lên khá rõ rệt và nhà trường xem đó là một thành công, nhưng hiện
nay nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn do cấp trên
giao và phấn đấu đưa chuyên môn của giáo viên và chất lượng giáo dục 5 lĩnh
vực của học sinh ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu giáo dục của bậc học nhằm
đạt 100% tỷ lệ trẻ 5 tuổi được phổ cập đúng độ tuổi.
2. Những thông tin cần được bảo mật: Không
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng dùng thử:
TT
1
2
3


Họ và tên

Nơi công tác

Nơi áp dụng

Nguyễn Thị Minh Lư

Trường MG Hướng

sáng kiến
Lớp MG thôn 1

Hồ Thị Thắng

Dương
Trường MG Hướng

ông Hà
Lớp MG Lớn Xã

Nguyễn Thị Hương

Dương
Trường MG Hướng Lớp MG Nhỡ xã
Dương

4


Nguyễn Thị Thúy Ngân

5

Nguyễn Thị Tý

Lớp Mg Bé xã
Trường MG Hướng Lớp MG thôn 3
Dương

6

Hồ Thị Thanh Thảo

Trường MG Hướng Lớp MG thôn 2
Dương

7

Trần Thị Kim Hiệp

Lê Thị Tường Quyên

Zơ Râm Hướng

Hồ Thị Lý

ông Deo

Trường MG Hướng Lớp MG thôn 2

Dương

10

1ông Ngọc

Trường MG Hướng Lớp MG thơn 2
Dương

9

ơng Hành

Trường MG Hướng Lớp MG thơn
Dương

8

ơng Bình

ơng Phụng

Trường MG Hướng Lớp MG thôn 2
Dương

ông Xúp

Ghi chú



10

11

Đinh Thị Duyên

Trường MG Hướng Lớp MG thôn 3
Dương

4. Hồ sơ kèm theo
Hình ảnh 1

ơng Tuấn


11


12

Hình ảnh 2


13

Hình ảnh 3


14



15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu 3

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Nam Trà My
Kính đề nghị quý lãnh đạo xem xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm như
sau:
1.Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kiều
2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện
nam Trà My
3. Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ
chơi có hiệu quả tại trường Mẫu giáo Hướng Dương huyện Nam Trà My.
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/2021
6. Hồ sơ đính kèm:
+ 3 tập báo cáo sáng kiến
+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến.
+ Biên bản Hội đồng sáng kiến trường Mẫu giáo Hướng Dương
+ Quyết định công nhận sáng kiến của trường Mẫu giáo Hướng Dương.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trà Dơn, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Người nộp đơn



16

Nguyễn Thị Kiều



×