Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ sinh học nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư vú (mcf 7) của cao chiết cây ngải trắng (curcuma aromatica salisb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 84 trang )

Luận văn thạc sỹ Sinh học

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bùi Văn Thiện

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƢ VÚ
(MCF-7) CỦA CAO CHIẾT CÂY NGẢI TRẮNG (Curcuma
aromatica Salisb)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


Luận văn thạc sỹ Sinh học

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO



VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bùi Văn Thiện

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƢ VÚ
(MCF-7) CỦA CAO CHIẾT CÂY NGẢI TRẮNG (Curcuma
aromatica Salisb)

Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm

Mã số

: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Bùi Đình Thạch

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


Luận văn thạc sỹ Sinh học
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu khả năng ức
chế tế bào ung thư vú (MCF-7) của cao chiết cây ngải trắng (Curcuma
aromatica Salisb)” là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Bùi Đình
Thạch. Các kết quả nghiên cứu, số liệu, thông tin trong luận văn đƣợc thu
thập, xử lý và xây dựng một cách trung thực, khơng sao chép, đạo văn.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về những thơng tin, số liệu, dữ liệu
và nội dung luận văn của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021.
Ngƣời cam đoan

Bùi Văn Thiện


Luận văn thạc sỹ Sinh học
ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Đình Thạch,
ngƣời đã tận tình giúp đỡ, động viên, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh học nhiệt đới, các
thầy cô giảng viên Học Viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, thuận lợi cũng nhƣ chỉ
dẫn tận tình giúp tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè và các anh chị phụ trách
thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam luôn bên cạnh và động viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập
và làm việc.
Và cuối cùng, tơi xin dành những tình cảm trân trọng và thân thƣơng

nhất đến bố, mẹ, anh, chị, vợ và các thành viên trong gia đình đã ln bên
cạnh động viên giúp và giúp tơi vƣợt qua những khó khăn trong học tập,
nghiên cứu và làm việc.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020.
Học viên

Bùi Văn Thiện


Luận văn thạc sỹ Sinh học
iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FACS

: Fluorescence-activated cell sorting

DMSO

: Dimethyl sulfoxit

DPPH

: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazy

EtOH

: Ethanol

FACS


: Fluorescence-activated cell sorting

FBS

: Fetal Bovine Serum

HPLC

: High Performance Liquid Chromatography

Max

: Giá trị cao nhất

Min

: Giá trị thấp nhất

OD

: Optical Density

Pen/Strep

: Penicillin/Streptomycin

PI

: Propidium iodide


SE

: Sai số chuẩn

TB

: Trung bình

TLK

: Trọng lƣợng khơ


Luận văn thạc sỹ Sinh học
iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần hố học chính (>5%) trong Curcuma aromatica (Anoop,
2015)............................................................................................................................... 10
Bảng 2.2: Mồi xuôi và mồi ngược được sử dụng trong phản ứng Real time PCR ........ 30
Bảng 3.1: Hàm lượng nước của củ Ngải trắng ............................................................. 32
Bảng 3.2: Hàm lượng tro khoáng của củ Ngải trắng .................................................... 33
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ ly trích lên hàm lượng hoạt chất được ly trích từ
củ Ngải trắng.................................................................................................................. 34
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian ly trích lên hàm lượng curcumol được ly trích
từ củ Ngải trắng ............................................................................................................. 36
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của dung mơi ly trích lên hàm lượng curcumol và phenolic
được ly trích từ củ Ngải trắng ........................................................................................ 37
Bảng 3.6: Hiệu suất thu hồi cao chiết và hàm lượng phenolic tổng số trong cao

chiết củ Ngải trắng ......................................................................................................... 39
Bảng 3.7: Hàm lượng curcumol tổng số trong cao chiết củ Ngải trắng ....................... 40
Bảng 3.8: Hoạt tính nhặt gốc tự do DPPH của cao chiết từ củ Ngải trắng và
ascorbic acid .................................................................................................................. 42


Luận văn thạc sỹ Sinh học
v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Củ và phần trên mặt đất Curcuma aromatica (Sikta và cs., 2018) ................ 8
Hình 1.2: Cấu trúc và nguồn tự nhiên của curcumol (Wei, 2019) ................................ 12
Hình 3.1: Kết quả HPLC mẫu cao chiết củ Ngải trắng ................................................ 40
Hình 3.2: Ảnh hưởng của cao chiết Ngải trắng và curcumol lên sự tăng sinh của tế
bào MCF-7 bằng phương pháp WST-1 sau 24h, 48h và 72h. ....................................... 44
Hình 3.3: H nh ảnh tế ào

-7 nhuộm Ho chst 33342 ưới tác động củ c o

chiết gải trắng. ............................................................................................................. 46
Hình 3.4: Ảnh hưởng của cao chiết Ngải trắng lên apoptosis của tế bào MCF-7
bằng cytometry flow ....................................................................................................... 47
Hình 3.5: Tỉ lệ tế bào MCF-7 đi vào quá tr nh poptosis s u khi xử lý với cao chiết
Ngải trắng 24h, 48h và 72h. a, b, c: khác biệt có ý nghĩ thống kê, p < 0,05.). ........... 48
Hình 3.6: Ảnh hưởng của cao chiết Ngải trắng lên sự biểu hiện Bcl-2 trong tế bào
MCF-7. a, b, c: Khác biệt có ý nghĩ thống kê với p < 0,05 ......................................... 49
Hình 3.7: Ảnh hưởng của cao chiết Ngải trắng lên sự biểu hiện Bax trong tế bào
MCF-7. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p > 0,05 ................................. 50



Luận văn thạc sỹ Sinh học
1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 8
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY NGẢI TRẮNG ............................................................ 8

1.1.1.

Phân loại thực vật ..................................................................................... 8

1.1.2.

Đặc điểm thực vật học .............................................................................. 9

1.1.3.

Thành phần hố học ................................................................................. 9


1.1.4.

Tác dụng dƣợc lí của cây Ngải trắng...................................................... 13

1.2

. SƠ LƢỢC VỀ UNG THƢ VÚ ....................................................................... 16

1.2.1.

Dịch tễ học .............................................................................................. 16

1.2.2.

Yếu tố nguy cơ gây ung thƣ vú .............................................................. 17

1.2.3.

Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú ..................................................... 18

CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 20
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 20
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................. 20
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 20
2.3.1.

Hồn thiện quy trình ly trích thu nhận cao chiết từ củ cây Ngải trắng .. 20



Luận văn thạc sỹ Sinh học
2

2.3.2.

Xác định hàm lƣợng hoạt chất trong cao chiết: phenolic, curcumol ...... 24

2.3.3.

Xác định hoạt tính kháng oxy hố của cao chiết .................................... 25

2.3.4.

Xác định hoạt tính apoptosis của cao chiết trên mơ hình tế bào ung

thƣ vú

................................................................................................................ 26

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 32
3.1. HỒN THIỆN QUY TRÌNH LY TRÍCH THU NHẬN CAO CHIẾT TỪ CỦ
CÂY NGẢI TRẮNG.................................................................................................. 32
3.1.1. Xác định hàm lƣợng nƣớc ............................................................................ 32
3.1.2. Xác định hàm lƣợng khoáng ........................................................................ 33
3.1.3. Khảo sát nhiệt độ ly trích ............................................................................. 34
3.1.4. Khảo sát thời gian ly trích ............................................................................ 35
3.1.5 Khảo sát dung mơi ly trích ............................................................................ 37
3.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG HOẠT CHẤT TRONG CAO CHIẾT................... 38
3.2.1. Xác định hàm lƣợng Phenolic của cao chiết ................................................ 38
3.2.2. Xác định hàm lƣợng Curcumol của cao chiết .............................................. 40

3.3. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA CAO CHIẾT NGẢI
TRẮNG ...................................................................................................................... 41
3.4. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH APOPTOSIS CỦA CAO CHIẾT NGẢI TRẮNG
TRÊN MƠ HÌNH TẾ BÀO UNG THƢ VÚ.............................................................. 44
3.4.1. Kiểm tra độc tính tế bào ............................................................................... 44
3.4.2. Đánh giá sự phân mảnh của tế bào............................................................... 45
3.4.3. Xác định khả năng ức chế tế bào ung thu vú (MCF-7) thông qua biểu
hiện gen bax và bcl-2 ............................................................................................. 48
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 52
4.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52


Luận văn thạc sỹ Sinh học
3

4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 53
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 69


Luận văn thạc sỹ Sinh học
4

TÓM TẮT
Xu hƣớng chung của y học ngày nay là đi sâu vào nghiên cứu phát hiện
và sàng lọc các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao từ cây cỏ hoặc
động vật. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực vật là nguồn chứa
hoạt chất tự nhiên vô cùng phong phú cho việc tìm và xác định loại thuốc mới
để điều trị bệnh. Nhiều sản phẩm từ tự nhiên đã đƣợc sử dụng rộng rãi cho
bệnh ung thƣ.

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Việt Nam có
nguồn tài nguyên cây thuốc khá phong phú và đa dạng. Nổi bật trong số đó là
cây Ngải trắng với thành phần hoạt chất chính là những nhóm chất có khả
năng kháng tế bào ung thƣ cao: flavonoid, curcuminoid, polysaccharide và
anthraquinone.
Với mục tiêu: Xác định điều kiện ly trích thu nhận cao chiết chứa hàm
lƣợng hoạt chất cao từ cây Ngải trắng trên cơ sở khảo sát đơn yếu tố dung
mơi ly trích, nồng độ dung mơi ly trích, nhiệt độ ly trích và tỉ lệ mẫu : dung
mơi (g/ml) sử dụng. Đồng thời, xác định hoạt tính kháng tế bào ung thƣ vú
MCF-7 in vitro của cao chiết này dựa trên sự thay đổi mật độ tế bào và sự
biểu hiện gen ở cấp độ phiên mã của tế bào MCF-7 sau quá trình cảm ứng cao
chiết.
Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc quy trình ly trích thu cao chiết, cũng nhƣ
hàm lƣợng hoạt chất của cao chiết. Hoạt tính kháng oxy hóa thơng qua khả năng
nhặt gốc tự do DPPH của cao chiết cũng đã đƣợc khảo sát, giá trị IC50 nằm trong
khoảng 49,52 ~ 54,92 µg/ml, cao gấp 10 lần so với chứng dƣơng là Vitamin C.
Cao chiết Ngải trắng 100 µg/ml đã cho thấy có sự tác động đến mật độ tế bào
MCF-7 trong quá trình ni cấy in vitro ở các mốc thời gian thử nghiệm 24h - 48h
và 72h, điều tƣơng tự chỉ xảy ra ở 72h với cao chiết Ngải trắng 50 µg/ml.


Luận văn thạc sỹ Sinh học
5

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ung thƣ đã trở thành một trong ba nhân tố chính đe dọa
nghiêm trọng đối với sức khỏe con ngƣời. Ung thƣ đang là nguyên nhân tử
vong hàng đầu ở Trung Quốc và nhiều nƣớc khác. Trong năm 2012 khoảng
14,1 triệu trƣờng hợp ung thƣ xảy ra trên toàn cầu Tổ chức Sức khỏe Thế
giới, 2014 . Nó gây ra khoảng 8,2 triệu ca tử vong hay 14,6

trƣờng hợp tử vong, ƣớc tính m i năm s có khoảng 40

của tất cả các

các trƣờng hợp ung

thƣ mới đƣợc phát hiện. Ở tr em, bệnh bạch cầu và u não cấp tính là phổ biến
nhất, năm 2012 có khoảng 165.000 tr em dƣới 15 tuổi đƣợc chẩn đoán mắc
bệnh ung thƣ. Nguy cơ ung thƣ tăng đáng kể với độ tuổi và nhiều loại ung thƣ
thƣờng xảy ra ở các nƣớc đang phát triển. Các chi phí để điều trị ung thƣ đã
đƣợc ƣớc tính khoảng 1,16 triệu USD m i năm kể từ năm 2010 ghi nhận của
Tổ chức Ung thƣ Thế giới, 2014 . Việc điều trị ung thƣ trong y học hiện đại
bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, ... Hạn chế lớn nhất
của các phƣơng pháp hiện đại trong điều trị ung thƣ s đƣa đến phá vỡ hoặc
suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể [1], mà cuối cùng có thể ảnh hƣởng
đến các tế bào bình thƣờng ở bệnh nhân ung thƣ .Vì vậy, các ứng dụng các
sản phẩm tự nhiên đã trở thành một định hƣớng trong nghiên cứu những năm
gần đây để điều trị bệnh ung thƣ.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc chống ung thƣ có nguồn
gốc tự nhiên khơng chỉ có tác dụng kháng ung thƣ, mà c n đóng một vai trị
trong việc điều tiết hệ thống miễn dịch. Nhiều hoạt chất có nguồn gốc tự
nhiên có khả năng kháng ung thƣ đã đƣợc ghi nhận: vinca alkaloid,
vinblastine và vincristine đƣợc phân tách từ cây Catharanthus roseus G. Don.
Apocynaceae có hoạt tính kháng ung thƣ vú, ung thƣ phổ [2]; paclitaxel từ
vỏ cây thông đỏ, Taxus brevifolia Nutt Taxaceae kháng ung thƣ vú, ung thƣ
phổi [3]; Camptothecin từ cây Camptotheca acuminate Decne Nyssaceae


Luận văn thạc sỹ Sinh học
6


kháng ung thƣ phổi, ung thƣ buồng [4] ; Homoharringtonine đƣợc phân tách
từ

cây Cephalotaxus

harringtonia var. drupacea

Sieb



Zucc.

(Cephalotaxaceae) kháng bệnh bạch cầu d ng tủy và bệnh bạch cầu tủy mãn
tính [5][6]; Elliptinium có nguồn gốc từ cây Bleekeria vitensis A.C. Sm kháng
ung thƣ vú Cragg và Newman, 2005 [5]. Tuy nhiên, việc xác định và nghiên
cứu các hoạt chất từ các nguồn tự nhiên khác nhau nhằm khai thác tìm năng
hiện có, tăng tính hiệu quả, an toàn vẫn đang là định hƣớng đƣợc các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm.
Một trong những nguồn dƣợc liệu đƣợc chú

gần đây cho vai tr h

trợ điều trị ung thƣ là cây Ngải trắng Wild tumeric , cây c n có tên khác:
nghệ rừng, ngải dại, ngải mọi, nghệ sùi, nghệ trắng, nghệ thơm – Curcuma
aromatic, thuộc họ gừng Zingiberaceae, đƣợc phân bố ở nƣớc ta. Cho đến
nay, đã có nhiều ghi nhận về hoạt tính từ cây Ngải trắng, nhƣ: khả năng chống
mu i [7][8]; kháng nấm [9]; kháng khuẩn [10] [11] [12]; kháng oxy hóa
[13][14]; kháng viêm và làm lành vết thƣơng [15][16]; chống sơ cứng động

mạch [17 ; chống ho [18]; giảm lipid máu [19]; kháng tiểu đƣờng [14]; bảo vệ
gan từ khối u [20]; ức chế ung thƣ gan nguyên phát [21]; ức chế tế bào ung
thƣ Caco -2) [22], ở tế bào 26-L5 [23]; ức chế hình thành khối u mạch máu
[24]; ức chế khả năng phân chia của mô gan [25]; cải thiện xơ hóa thận
[26],…. Ngải trắng đƣợc biết đến nhƣ một loại thuốc bổ, thuốc tống hơi,
thuốc giải độc rắn cắn và chất làm se. Nó đƣợc sử dụng cho những vết thâm
tím, bắp, bong gân. Chiết xuất dung dịch nƣớc của củ Ngải trắng đƣợc sử
dụng để trị chứng khó tiêu, thấp khớp và bệnh lỵ. Ngồi củ, lá cũng đƣợc
dùng để chữa lành vết thƣơng, xƣơng bị gãy và ngăn ngừa nhiễm giun sán
[27][10].
Trong các hợp chất đƣợc tìm thấy trong Curcuma aromatica, curcumol
là một hợp chất thuộc nhóm sesquiterpenoid, đã đƣợc phân lập từ nhiều lồi


Luận văn thạc sỹ Sinh học
7

thực vật thuộc họ Zingiberaceae [28]. Tƣơng tự nhƣ curcumin, curcumol cũng
thể hiện nhiều tác dụng dƣợc lí có lợi trong các nghiên cứu lâm sàng, bao
gồm kháng viêm [28], chống thấp khớp [29], chống động kinh và bảo vệ gan
[28]. Hơn nữa, tác dụng ức chế tăng sinh tốt trong các mơ hình ni cấy tế
bào ung thƣ khác nhau của curcumol đã đƣợc báo cáo [30][31][32][33].
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho định hƣớng phát triển và ứng dụng loài
dƣợc liệu này tại nƣớc ta, đề tài “Nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thƣ
vú (MCF-7) của cao chiết cây Ngải Trắng (Curcuma aromatica Salisb)” đƣợc
đề xuất thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc khả năng ức chế tế bào ung thƣ vú MCF-7) của cao
chiết ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb).
Nội dung nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nội dung của nghiên cứu này bao gồm:
- Xây dựng đƣợc quy trình ly trích cao chiết cây ngải trắng.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh hóa của cao chiết cây ngải trắng.
- Đánh giá đƣợc khả năng ức chế tế bào ung thƣ vú của cao chiết cây ngải
trắng.
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung và làm rõ thêm những hiểu
biết về đặc điểm sinh học, tiềm năng ứng dụng của loài dƣợc liệu ngải trắng ở
nƣớc ta.


Luận văn thạc sỹ Sinh học
8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY NGẢI TRẮNG
1.1.1. Phân loại thực vật
Phân loại thực vật theo Sikta 2018 [34]
Giới:
Ngành:
Lớp:
Phân lớp:
Bộ:
Họ:
Chi:
Lồi:

Plantae

Magnoliophyta
Liliopsida
Zingiberidae
Zingiberales
Zingiberaceae
Curcuma
Curcuma aromatica

Hình 1.1: Củ và phần trên mặt đất Curcuma aromatica (Sikta và cs., 2018)[34]


Luận văn thạc sỹ Sinh học
9

1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Đặc điểm thực vật học (Nguyễn Quốc Bình, 2015) [35]
Ngải trắng (Curcuma aromatica Salib.), cây cịn có tên khác: nghệ rừng,
ngải dại, ngải mọi, nghệ sùi, nghệ trắng, nghệ thơm….
Đặc điểm hình thái:
Cây cao 1-1,2 m. Phiến lá hình bầu dục dài cỡ 30-60 x 10-15 cm. Cụm
hoa xuất hiện trƣớc lá, cỡ 18-20 x 5-7 cm, mọc riêng và ngay cạnh gốc thân
có lá. Các lá bắc hữu thụ dạng trái xoan hẹp, cỡ 4,5-5 x 2-2,5 cm, màu xanh;
những lá bắc bất thụ ở phía trên của cụm hoa. Ống đài dài 7-9 mm; phần trên
chia thành 3 răng tù. Phần dƣới tràng dạng phễu, dài 2,5-2,8 cm; các thùy cỡ
1-1,2 x 0,8-1 cm, màu đỏ, thùy giữa rộng gấp 2 lần thùy bên, đầu dạng mũ.
Cánh môi gần nhƣ tr n, cỡ 1,5-1,6 x 1,3-1,4 cm, màu trắng ngà, gân giữa màu
vàng, đầu cánh môi chia 3 thùy không rõ. Chỉ nhị dài 6-7 mm; bao phấn dài
3-4 mm, mào ngắn; cựa dạng dùi nhọn, dài bằng bao phấn. Nhị lép cỡ 13-14 x
7-8 mm, đầu tù. Bầu hình cầu, có lơng trắng dài.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6. Cây mọc dƣới tán cây thƣa

hay thành đám rộng nơi sáng ven đƣờng, ven suối.
Phân bố: Trồng và mọc hoang dại nhiều nơi ở Việt Nam, Theo khảo sát
cây Ngải trắng đƣợc phân bố thƣa ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
nhƣ: An giang, Đồng Tháp, … .

Bộ phận sử dụng và cơng dụng: Thân rễ có vị cay, đắng, tính mát, làm
thuốc trị tê thấp, làm lành vết thƣơng; giã nhỏ tẩm rƣợu chữa ho gà.
1.1.3. Thành phần hoá học
Nhiều thành phần hoạt chất khác nhau trong củ Ngải trắng đã đƣợc xác
định: alkaloid, flavonoid, tannin và terpenoid. Ngải trắng thu thập tại Đơng
Bắc Ấn Độ, thành phần chính trong tinh dầu lá là camphor, ar-turmerone,


Luận văn thạc sỹ Sinh học
10

curzerenone, 1,8-cineole và α-turmerone, tinh dầu củ Ngải trắng thành phần
chính là camphor, curzerenone, α-turmerone, ar-turmerone và 1,8-cineole
[36]. Ngoài các hợp chất nhƣ curzerenone, isoborneol và camphene đƣợc tìm
thấy trong củ, các thành phần khác nhƣ limonene trong tinh dầu lá,
caryophyllene oxide, patchouli alcohol và elsholtzia ketone trong tinh dầu
cuống lá cũng đƣợc báo cáo [37]. Ngoài ra, cao chiết củ Ngải trắng đã xác
định đƣợc các thành phần curdione, neocurdione, curcumol, tetramethyl
pyrazine, 1,2-hexadecanediol, zederone, p-cymene 2-oxabicyclo (3.2.1)
octane 1,4-dimethyl-8-methylene, p-cymen-8-ol, bicyclo(2.2.1) heptane-1acetyl-7-methylene, α-pinene and L-carveol [38][39][40].
Bảng 1.1: Thành phần hố học chính (>5%) trong Curcuma aromatica
(Anoop, 2015 [41]
STT

1


Khu vực
phân bố
Đơng Bắc
Ấn Độ

Bộ phận

Thành phần chính (>5%)

Camphor 32,3
Củ

, curzerenone 11

, α-turmerone

(6,7%), ar-turmerone (6,3%) và 1,8-cineole (5,5%)
8,9-Dehydro-9-formyl-cycloisolongifolene (2,7–
36,8%), germacrone (4,3–16,5%), ar-turmerone

2

Trung
Quốc

Củ

(2,5–17,7%), turmerone (2,6–18,4%), ermanthin
(0,8–13,3


, β-sesquiphellandrene (0,3–11,3%) và
ar-curcumene (0,3–10,5%)

3

Assam, Ấn
Độ

Camphor (25,6%), curzerenone (10,9%),
Củ

germacrone (10,6%), 1,8-cineole (9,3%), isoborneol
(8,2%) và camphene (7,4%)

4
5

Kerala, Ấn
Độ
Ngọc Lâm,
Trung

Camphor (18,8%), camphene (10,2%), 1,8-cineole
Củ

Củ tƣơi

10,1


, borneol 8,2

, and β-elemene (7,5%)

Curdione (50,6%) and germacrone (9,5%)


Luận văn thạc sỹ Sinh học
11

Quốc

Curcumol (35,8%), 1,8-cineole (12,2%), ar6

Nhật Bản

Củ khô

turmerone (7%), linalool (6,4%), humulene oxide
(6,1%) và caryophyllene oxide (5,9%)

7

8

Kerala,
Ấn Độ

Ratnapura,
Sri Lanka


Xanthorrhizol (26,3%), ar-curcumene (19,5%) và
Củ

di-epi-α-cedrene (16,5%)
Camphor 32,3

Củ

, curzerenone 11

, α-turmerone

(6,7%), ar-turmerone (6,3%) và 1,8-cineole (5,5%)
1H-3a,7-methanoazulene (30%), curcumene
(25,7%) và xanthorrhizol (13,7%),

9

Thái Lan

Củ

Xanthorrhizol (35,1%), 1H-3a,7-methanoazulene
(21,8%) và curcumene (13,8%)
β-Elemene (6,3%), germacrone (5,6%), and
arzingiberone (5,3%), germacrone (9,1%),
curcumenol (8,5%), isocurcumenol (7,5%) và
arzingiberone (5,1%)


Hebei,

10

Trung

Củ khô

Curcumenol (8,9%), isocurcumenol (8,7%),

Quốc

germacrone (6,7%), 1-methoxy-4-(1-propenyl)benzene (5,7%) và curzerenone (5,3%)

11

Assam, Ấn
Độ

1,8-Cineole (20%), camphor (18%) germacrone


(11,8%), camphene (9,4%), limonene (8,6%) và
isoborneol (6,4%)
p-Cymene (25,2%), 1,8-cineole 24

12

Gorakhpur,
Ấn Độ




, α-terpineol

(8,1%) và 2-oxabicyclo (3,2,1) octane-1-,4dimethyl-8-methylene (8,1%)

13

14

Đông Bắc,
Ấn Độ
Kushtia,
Bangladesh

Camphor (28,5%), curzerenone (6,2%) và 1,8Lá

cineole (6,1%)
Camphor (26,3%), borneol (16,5%),



vinyldimethylcarbinol (12,2%), caryophyllene oxide


Luận văn thạc sỹ Sinh học
12

(6,3%), cubenol (5,6%) và cucumber alcohol (5,2%)


15

Assam, Ấn
Độ

Camphor (16,8%), 1,8-cineole (8,8%),
Cuống lá

caryophyllene oxide (8,7%), patchouli alcohol
(8,4%), isoborneol (6,8%) và elsholtzia ketone (6%)

Nhóm hợp chất chính đƣợc quan tâm trong đề tài này là curcumol.
Curcumol
- Công thức phân tử: C15H24O2
- Khối lƣợng phân tử: 236,35 g/mol.
- Tên khoa học: (1S,2S,5S,8R,9S)-2-methyl-6-methylidene-9-propan-2yl-11-oxatricyclo[6.2.1.01,5]undecan-8-ol.

Hình 1.2: Cấu trúc và nguồn tự nhiên của curcumol (Wei, 2019)[42]

Curcumol, thuộc nhóm Sesquiterpenoid, đã đƣợc phân lập từ
nhiều loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae. Họ này đƣợc tìm thấy hầu
hết tại Đơng Nam Á, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Peru và Tây Ấn.


Luận văn thạc sỹ Sinh học
13

Tác dụng dƣợc lí
Curcumol cho hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ phổi, vú, dạ dày, vịm

họng và ung thƣ biểu mơ gan ở ngƣời bằng cách bắt giữ chu kì tế bào ở giai
đoạn G2/M và G0/G1 [31][43][44][20][45].
Curcumol đƣợc thu nhận từ củ C.aeruginosae cho khả năng kháng oxi
hoá và kháng viêm [46]. C.aromatica, nguồn tự nhiên rất giàu curcumol, biểu
hiện hoạt tính kháng ung thƣ và kháng khuẩn [38]. Rễ khô của C.Zedoary,
đƣợc làm giàu curcumol, đƣợc ghi nhận là có tác dụng kháng ung thƣ và
kháng viêm hiệu quả [29][47][48][49]. Bên cạnh đó, curcumol cũng đƣợc
phân lập từ rễ của Astragali radix, C.rhizoma và Fructus gardenia đƣợc sử
dụng làm chất kháng ung thƣ [50][51]. Cơ chế hoạt động của curcumol trong
hiệu quá kháng ung thƣ liên quan đến quá trình apoptosis của tế bào.
Curcumol đƣợc nghiên cứu in vivo trên mô hình chuột mang khối u,
đƣợc tạo ra bằng cách tiêm dƣới da JEG-3. Chuột thí nghiệm đƣợc cho uống
curcumol liều 200 mg/kg trong 10 ngày. Kết quả cho thấy các khối u giảm
đáng kể về kích thƣớc và trọng lƣợng. Ngồi ra, chuột đƣợc điều trị bằng
curcumol sống sót lâu hơn nhóm đối chứng uống DMSO [48]. Trong một
nghiên cứu khác, hoạt tính kháng khối u của curcumol trên mơ hình chuột gây
khối u bằng cách tiêm dƣới da các tế bào NPC 5-8F. Curcumol liều 15 g/kg
cho uống 2 lần/ngày trong 35 ngày cho hoạt tính ức chế sự tăng trƣởng khối u
[52]. Điều trị kết hợp celecoxid và curcumol đã ức chế sự di căn của khối u
trên mơ hình chuột đƣợc tiêm tế bào A549 chỉ trong 6 ngày thử nghiệm.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết sủ dụng curcumol riêng l hay kết hợp với
celecoxid không gây độc cho gan và không làm thay đổi trọng lƣợng cơ thể
[53].
1.1.4. Tác dụng dƣợc lí của cây Ngải trắng
Kháng oxi hoá


Luận văn thạc sỹ Sinh học
14


Cao chiết củ Ngải trắng đƣợc báo cáo có hoạt tính kháng oxy hố hiệu
quả. Các sesquiterpenoid trong tinh dầu Ngải trắng có hoạt tính kháng viêm,
kháng virus, kháng oxi hoá [49]. Theo Tsai (2011) đã báo cáo khả năng bắt
các gốc tự do của cao chiết ethanol và nƣớc Ngải trắng, cao chiết toluene
Ngải trắng cũng cho hoạt tính kháng oxi hố hiệu quả ở cả 2 mức độ in vitro
và in vivo [54]. Cao chiết ethanol Ngải trắng thu thập từ Ấn Độ đƣợc báo cáo
có hàm lƣợng polyphenol cao và khả năng bắt gốc tự do hiệu quả [55]. Cao
chiết ethyl acetate và dichloromethane cũng đƣợc báo cáo hoạt tính kháng oxi
hố cao [56].
Ức chế tế bào ung thƣ
Curdione phân lập từ C.aromatica là một trong những thành phần chính
đóng vai tr quan trọng trong hoạt động ức chế CYP3A4 [22]. Curcumin
đƣợc chiết xuất từ C.aromatica có khả năng cảm ứng các tế bào SMMC-7721
đi vào quá trình apoptosis bằng cách điều hoà biểu hiện gen bax và bcl-2 [57].
Ngoài ra, một sesquiterpene từ củ C.aromatica là β-elemene đƣợc báo cáo có
khả năng ức chế tăng sinh và cảm ứng các tế bào HepG2 đi vào apotosis bằng
cách điều hoà biểu hiện gen Fas/FasL [58]. Germacrone trong cao chiết
C.aromatica có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào u thần kinh đệm ở
ngƣời thơng qua điều hồ biểu hiện protein liên quan đến quá trình apotosis
và bắt giữ chu kì tế bào trong pha G1 [59]. Zhao và cộng sự cũng đã báo cáo,
dầu ly trích từ C.aromatica có khả năng chống xơ hoá hiệu quả, đặc biệt là
trong giai đoạn sớm của xơ hố thận [26]. Ngồi ra, hợp chất này còn làm
giảm nồng độ lipid, acetoacetate, glucose, phosphorylcholine/choline,
trimethylamine oxid và tăng nồng độ pyruvate và glycine trong huyết thanh
chuột. Do đó, dầu ly trích từ C.aromatica có khả năng giảm xơ hoá thận bằng
cách ức chế các con đƣờng trao đổi chất nhƣ chuyển hoá lipid, glycosis và
methylamine.


Luận văn thạc sỹ Sinh học

15

Kháng khuẩn
Cao chiết nƣớc từ củ C.aromatica thể hiện khả năng kháng khuẩn tốt
hơn cao chiết ete dầu hoả, methanol và ethanol, trên các chủng Bacillus
subtilis, Staphylococcus aureus, S. epidermis, Escherichia coli, S. flexineria
và Psuedomonas aeruginosa [10]. Báo cáo của Al-Reza (2010) cho biết, cao
chiết hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol và ete dầu hoả của
C.aromatica có hoạt tính kháng khuẩn tốt trên các chủng S.aureus, Listeria
monocytogenes, B.subtilis, P.aeruginosa, Salmonella typhimurium và E.coli,
do đó C.aromatica có thể đƣợc sử dụng làm chất bảo quản tự nhiên trong thực
phẩm [13]. Ngoài ra, các nghiên cứu in vitro trên thành phần dầu của
C.aromatica cho khả năng chống viêm da nhờ khả năng chống lại ba loại nấm
phổ biến là Epidermophyton floccosum, Microsporum gypseum và
Trichophyton rubrum [60]. Cao chiết củ C.aromatica đƣợc báo cáo có hiệu
quả chống nhiễm trùng đƣờng tiết niệu do P.aeruginosa S. aureus kháng
Methicillin (MRSA), Enterococcus faecalis kháng Vancomycin và E.coli gây
ra [27]. Dầu C.aromatica có khả năng kháng S.aureus, B.Sublitis và E.coli,
P.aeruginosa, Shigella sonnei và S.dysenteriae [11][61]. Tinh dầu
C.aromatica có khả năng kháng nấm Colletotrichum falcatum, Aspergillus
terreus, A.niger, Fusarium moniliforme và Curvularia palliscens [40]. Cao
chiết hexane từ củ cho khả năng kháng khuẩn S.aureus, Streptococcus sp.,
Enterococcus faecalis [10]. Cao chiết ethyl acetate của củ C.aromatica kháng
nấm Rhizopus stolonifer, Botrytis cinerea và Colletotrichum coccodes [62].
Cao chiết Hexane, dichloromethane và ethyl acetate củ cho khả năng kháng S.
aureus, P.aeruginosa và E.coli [56].
Tác dụng khác
Cao chiết ethanol C.aromatica đã đƣợc báo cáo có khả năng chống kí
sinh trùng giun đũa ở ngƣời [62], kháng viêm trên mơ hình chuột gây phù



Luận văn thạc sỹ Sinh học
16

chân bằng carrageenan [16], ngoài ra cịn có tác dụng chống ho trên mơ hình
chuột gây ho bằng sulfur dioxide [18]. Cao chiết toluene từ C.aromatica cịn
có hiệu quả trong điều trị đái tháo đƣờng trên cả 2 mức độ thử nghiệm in vitro
và in vivo [14]. Cao chiết củ C.aromatica thể hiện khả năng chống nọc độc do
rắn cắn, ức chế xơ vữa động mạch thông qua con đƣờng giảm lipid trong
huyết tƣơng trên mơ hình chuột gây tăng lipid máu bằng Triton X-100 [19].
1.2.

SƠ LƢỢC VỀ UNG THƢ VÚ
Ung thƣ vú là tình trạng tế bào ung thƣ khởi phát tại vú. Các tế bào ung

thƣ ác tính tập hợp thành khối u ác tính, chúng sinh sơi rất nhanh và di căn
sang các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thƣ vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới.
Tuy nhiên, trong một số ít trƣờng hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh
này.Theo cơ quan ghi nhận ung thƣ toàn cầu Globocan năm 2012, có 1,67
triệu trƣờng hợp mới mắc ung thƣ vú đƣợc chẩn đoán chiếm 25% tổng số các
loại ung thƣ, trong đó có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nƣớc cơng nghiệp hóa
Bắc Mỹ, châu Âu [64]. Tại Việt Nam, theo cơ quan ghi nhận ung thƣ toàn cầu
Globocan năm 2012, tỉ lệ mắc bệnh là 23/100000 phụ nữ [65].
1.2.1. Dịch tễ học
Ung thƣ vú là loại ung thƣ có t lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây
tử vong thứ hai sau ung thƣ phổi ở phụ nữ trên toàn cầu. T lệ mắc bệnh thay
đổi giữa các vùng miền trên thế giới với t lệ mắc cao nhất ở Bắc Mỹ, Tây
Âu, Bắc Âu, Australia/New Zealand trên 80/100.000 dân , trong khi đó Châu
Á, Sub- Saharan Africa là nơi có t lệ mắc thấp nhất dƣới 40/100.000 dân
[66].

Tại Việt Nam,

i

iệu (2011) báo cáo ghi nhận ung thƣ ở Hà Nội giai

đoạn 2005-2008 với t lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi là 40,3/100.000 dân,
đứng đầu trong các loại ung thƣ ở nữ [67].


Luận văn thạc sỹ Sinh học
17

1.2.2. Yếu tố nguy cơ gây ung thƣ vú
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thƣ vú, tuy nhiên cũng có tới
khoảng 50

trƣờng hợp phụ nữ mắc ung thƣ vú mà khơng có yếu tố nguy cơ

nào. Tuổi và nữ giới là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Ngồi ra, cịn có
các yếu tố nguy cơ khác nhƣ tiền sử gia đình, di truyền, lối sống, mơi trƣờng
sống…
Tiền sử gia đình
Nguy cơ mắc ung thƣ vú s tăng lên 1,5 lần nếu bạn có mẹ hoặc chị hay
em gái mắc ung thƣ vú, nguy cơ s càng tăng cao nếu ngƣời mắc bệnh càng
tr và số lƣợng ngƣời mắc trong gia đình càng đơng.
Di truyền
Đột biến gen nhạy cảm ung thƣ vú BRCA1 và BRCA2 tăng nguy cơ ung
thƣ vú rất rõ, gặp ở 5 – 10


trƣờng hợp mắc ung thƣ vú. Trƣờng hợp ngƣời

phụ nữ nghi ngờ hay đã biết có đột biến gen này s đƣợc tƣ vấn di truyền và
các biện pháp tầm sốt, phịng ngừa ung thƣ vú.
Nội tiết tố nữ
Tăng tiếp xúc với estrogen nội sinh (có kinh sớm, mãn kinh muộn,
khơng sinh con hay sinh con đầu lòng trễ sau 30 tuổi, phụ nữ mãn kinh béo
phì hay sử dụng nội tiết tố thay thế sau mãn kinh tăng nguy cơ ung thƣ vú.
Bệnh lành tính tuyến vú
Nếu có tăng sản khơng điển hình tiểu thùy hay ống tuyến vú (ADH,
ALH làm tăng nguy cơ mắc ung thƣ vú lên 4 – 5 lần.
Yếu tố lối sống, chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống giàu chất béo, tình trạng thừa cân hay béo phì, ít vận
động thế lực cũng là yếu tối nguy cơ của ung thƣ vú.Uống rƣợu và hút thuốc
lá đã đƣợc chứng minh làm tăng nguy cơ ung thƣ vú
Béo phì ở phụ nữ sau mãn kinh


Luận văn thạc sỹ Sinh học
18

Rất nhiều bệnh nhân phát hiện mắc ung thƣ vú khi gặp phải tình trạng
béo phì ở độ tuổi sau mãn kinh.
Yếu tố mơi trƣờng tác động
Tiếp xúc với phóng xạ ion hóa trƣớc 30 tuổi. Có thể gặp các trƣờng hợp:
xạ trị thành ngực để điều trị bệnh vd: lymphoma Hodgkin , ngƣời có bệnh lý
phải chụp X-quang nhiều lần…
1.2.3. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú
Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ vú hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa
trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị bằng nội tiết…

Phẫu thuật
Phẫu thuật là phƣơng pháp phổ biến cho hầu hết các trƣờng hợp. Phẫu
thuật đƣợc thực hiện theo giai đoạn bệnh và mong muốn của bệnh nhân nhƣ
cắt bỏ toàn bộ tuyến vú hay phẫu thuật bảo tồn nhƣ cắt rộng quanh bƣớu,
ngƣời bệnh cịn giữ đƣợc vú.Ngồi ra cịn có phẫu thuật tạo hình tuyến vú sau
khi cắt bỏ tồn bộ mơ vú hay kĩ thuật sinh thiết hạch lính gác giảm tỉ lệ nạo
hạch nách cũng giúp giảm biến chứng do nạo hạch nách trên bệnh nhân ung
thƣ vú.
Hóa trị
Hóa trị là biện pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thƣ. Hóa trị
có thể sử dụng trƣớc hay sau phẫu thuật nhằm mục đích h trợ điều trị. Hóa
trị giúp làm thu nhỏ bƣớu hay có trƣờng hợp sạch bƣớu trên đại thể, tạo thuận
lợi cho phẫu thuật sau đó.Hóa trị h trợ sau phẫu thuật thƣờng cho các trƣờng
hợp bệnh nhân tr tuổi, bƣớu lớn, di căn hạch, bản chất sinh học loại tiên
lƣợng kém.
Xạ trị
Xạ trị là phƣơng pháp điều trị tại ch , sử dụng tia có năng lƣợng cao
nhằm tiêu diệt, hạn chế sự phát triển của khối u. Xạ trị thƣờng dùng h trợ


×