Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN HẠNH PHÚC 45 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.52 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khánh Hợp,ngày tháng năm 2021
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Tên biện pháp : Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ
4-5 tuổi thơng qua trị chơi dân gian
I. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” vì thế chăm sóc giáo dục trẻ em ngay
từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ khoẻ
mạnh, thể chất tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham
gia tìm hiểu, khám phá mơi trường xung quanh bởi hệ thần kinh, cơ xương của
trẻ đang dần hình thành, bộ máy hơ hấp đang dần hồn thiện.
Vận động tinh thể hiện ở khả năng vận động ở các cơ nhỏ và chủ yếu là sự
phối hợp giữa tay và mắt. Vận động tinh giúp cho việc điều khiển và kiểm sốt
bàn tay cũng như ngón tay ngày càng tiến bộ. Qua đó, một số kỹ năng cơ bản
như: Cầm bút vẽ, viết, cầm kéo cắt giấy, cầm các đồ dùng phục vụ cho cuộc
sống ngày càng khéo léo hơn. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi, việc rèn luyện vận động tinh cho trẻ là tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ
bước vào các cấp học sau
Khi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi, qua quá trình tiếp xúc với các cháu
hàng ngày tôi nhận thấy việc điều khiển các ngón tay,bàn tay trong các hoạt
động của đa số trẻ chưa thật sự linh hoạt. Đa số trẻ còn có thói quen chơi tự
do,chưa có kỹ năng hợp tác khi tham gia vào các trò chơi dân gian. Vấn đề rèn
luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tại trường mầm non chưa được chú ý, chưa
thể hiện được tầm quan trọng của các kỹ năng vận động tinh đối với sự phát
triển của trẻ.
Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao khả năng vận động tinh cho
trẻ. Qua tìm tịi, học hỏi tơi thấy việc sử dụng trò chơi dân gian để rèn luyện các
kỹ năng vận động tinh cho trẻ là một trong những phương tiện quan trọng phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của trẻ. Rèn luyện kỹ năng vận động


tinh cho trẻ để củng cố,tăng cường,sức khỏe,rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn
tay thông qua các trò chơi dân gian ,giúp trẻ nhanh nhẹn hoạt bát,khéo léo trong
1


mọi hoạt động. Tuy nhiên,hiện nay vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho
trẻ thơng qua trị chơi dân gian tại trường mầm non chưa được chú trọng.Trò
chơi dân gian chưa được lồng ghép nhiều vào trong các hoạt động ở trường, thời
gian chơi còn hạn chế nên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn
luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi thơng qua trị chơi
dân gian tại trường mầm non Khánh Hợp” với mục đích nhằm nâng cao khả
năng vận động tinh cho trẻ tại lớp mình.
a. Thực trạng
*Thuận lợi
- Được nhà trường phân cơng chủ nhiệm lớp 4 tuổi. (Tổng số 31:14 nam, 17 nữ)
- Trường, lớp rộng rãi thống mát, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động
- Giáo viên trẻ,có trình độ đạt chuẩn, bản thân ln học hỏi, tìm tịi để đưa ra các
biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả nhất
- Việc rèn luyện các kỹ năng vận động tinh cho trẻ trong chương trình này được
tích hơp trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- Đa số trẻ ngoan, có nề nếp, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động
* Khó khăn
- Nguồn tài liệu về các trị chơi dân gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng vận
động tinh của trẻ chưa phong phú.
- Giáo viên chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc tổ chức rèn luyện
kỹ năng vận động tinh thơng qua trị chơi dân gian
- Trẻ còn nhút nhát,chưa mạnh dạn ,tự tin khi tham gia vào hoạt động
- Đa số trẻ cịn có thói quen chơi tự do,chưa có kỹ năng hợp tác khi tham gia vào
các trò chơi dân gian
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với

việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ
b. Nguyên nhân
- Nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng vận động tinh,nếu không được rèn luyện trẻ sẽ
gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động vui chơi và học tập. Đặc biệt là khi trẻ
bước vào các lớp lớn hơn
- Vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tại trường mầm non chưa được
chú ý, chưa thể hiện được tầm quan trọng của các kỹ năng vận động tinh đối với
sự phát triển của trẻ. Vì vậy,rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ thơng qua
trị chơi dân gian đóng vai trị vô cùng quan trọng
c. Yêu cầu cần giải quyết
2


- Rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ để củng cố,tăng cường,sức khỏe,rèn
luyện sự khéo léo của đôi bàn tay thơng qua các trị chơi dân gian ,giúp trẻ
nhanh nhẹn hoạt bát,khéo léo trong mọi hoạt động
- Giáo dục trẻ có tính trung thực,tính tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể,sự khéo
léo,sự tự tin khi tham gia vào các trò chơi dân gian ( Bỏ)
II. Đối tượng,địa điểm,thời gian thực hiện
- Trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Khánh Hợp. Thời gian thực hiện biện pháp từ
tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2020
III. Nội dung, cách thức thực hiện
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu,nắm bắt kỹ năng vận động tinh của trẻ tại lớp
- Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát trên 31 trẻ tại lớp, căn cứ vào khả
năng của trẻ để lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp nhằm rèn luyện kỹ
năng vận động tinh cho trẻ.
Đối với trẻ 4 - 5 tuổi thì một số kỹ năng sau là khá quan trọng:
- Kỹ năng cuộn- xoay tròn cổ tay
- Kỹ năng gập- mở các ngón tay
- Kỹ năng phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay,phối hợp tay-mắt ( Bỏ)

Bảng khảo sát các kỹ năng vận động tinh của trẻ đầu năm học
Các kỹ năng vận động

Khả năng thực hiện được các kỹ
năng của trẻ
Số lượng
Tỷ lệ %
11/31 trẻ
34%
13/31 trẻ
40,3%
10/31 trẻ
31%

Kỹ năng cuộn-xoay tròn cổ tay
Kỹ năng gập-mở ngón tay
Kỹ năng phối hợp được cử động bàn
tay,ngón tay,phối hợp tay mắt
- Sau khi tiến hành khảo sát tôi thấy đa số trẻ lớp tôi chưa linh hoạt khi sử dụng
các kỹ năng trên như: kỹ năng cuộn-xoay trịn cổ tay; Kỹ năng gập- mở các
ngón tay; Kỹ năng phối hợp được cử động bàn tay,ngón tay,phối hợp tay-mắt.
Chính vì thế, khi tham gia vào các trị chơi dân gian và các hoạt động về các
ngón tay, có rất ít trẻ biết cách chơi và chơi một cách sáng tạo với các nguyên
vật liệu cô đưa ra. Đa số trẻ chỉ biết lựa chọn các nguyên liệu và đồ dùng chơi
một cách ngẫu nhiên hoặc bắt chước theo bạn mà chưa có sự định hướng trước
về q trình chơi như thế nào. Do vậy, vai trò của giáo viên là rất quan trọng

3



trong việc giúp cho trẻ phát triển và rèn luyện các kỹ năng vận động tinh thơng
qua các trị chơi dân gian.
2. Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với mục
đích rèn luyện KNVĐT cho trẻ
Việc lựa chọn trị chơi dân gian có nội dung phù hợp với mục đích rèn
KNVĐT cho trẻ sẽ kích thích được hứng thú của trẻ khi tham gia vào trò chơi,
giúp cho giáo viên chủ động hơn trong q trình thực hiện mục đích, nhiệm vụ
rèn luyện KNVĐT cho trẻ.
- Để việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ thơng qua trị chơi dân gian
đạt hiệu quả , tơi đã lựa chọn các nhóm trị chơi dân gian theo các kỹ năng sau:
Kỹ năng vận động tinh

Tên trị chơi dân gian

+ Nhóm các trị chơi rèn luyện kỹ năng - Ném vòng cổ chai, Tập tầm vơng, Bỏ
cuộn-xoay trịn cổ tay
giẻ, Lộn cầu vồng, Thả diều

+ Nhóm trị chơi rèn luyện kỹ năng
gập- mở các ngón tay

-Xin lửa,Ném cịn, Ném vịng cổ chai,
Cướp cờ, Meo đuổi chuột, Ô ăn quan,
Cắp cua bỏ giỏ, Nu na nu nống, Oản tù

+ Những trị chơi rèn luyện kỹ năng “Chi chi chành chành”, “Tập tầm
phối hợp được cử động bàn tay, ngón vơng”,Lộn cầu vồng,Nu na nu nống,
tay,phối hợp tay-mắt
Ếch dưới ao, Vuốt hột nổ,“Cắp cua”,
“kéo co”,Oẳn tù tì, Ơ ăn quan,.. .Làm

sản phẩm từ các loại lá cây,Chồng nụ
chồng hoa, nhảy bao bố.....
- Sau khi lựa chọn, phân nhóm các trị chơi dân gian để rèn luyện kỹ năng vận
động tinh cho trẻ thì tơi sưu tầm những nguyên vật liệu, phế phẩm để làm những
bộ đồ chơi phù hợp với từng trị chơi của trẻ
- Tơi sưu tầm được những nguyên vật liệu như sau: những chiếc vịng đã bị
hỏng, những viên sỏi,hột, hạt.. bìa cát tông, hộp giấy các loại, các loại cúc áo
các mầu, những que tre........
+ Với những nguyên liệu từ hột, hạt: Tôi sơn màu để tạo nhiều màu sắc sặc sỡ
phục vụ cho trị chơi : cắp cua bỏ giỏ, Ơ ăn quan, Tập tầm vơng, cắp cua bỏ giỏ,
ném vịng cổ chai...”
4


+ Với những nguyên liệu là các que tre: Tôi cũng sơn màu và sáng tạo thành bộ
đồ dùng cho trị chơi “ Làm que chong chóng”, Làm cần câu ếch…..
Trong q trình rèn luyện KNVĐT cho trẻ thơng qua các trò chơi dân gian, việc
sử dụng những bài đồng dao, bài hát, câu chuyện chính là một biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ khi tham gia vận động. Những lời đồng dao, bài hát ln tạo
khơng khí sơi động, nhộn nhịp và hấp dẫn hơn trong mỗi trò chơi, đồng thời
giúp trẻ thực hiện những kỹ năng vận động cơ bản cũng như phối hợp vận động
một cách nhịp nhàng. Những câu chuyện có nội dung hấp dẫn sẽ tăng thêm ở trẻ
lòng ham muốn được tham gia chơi và được thể hiện mình trước các bạn, khiến
trẻ chú ý hơn đến việc hoàn thành tốt các động tác vận động của mình. Từ đó trẻ
thực hiện vận động một cách tích cực, hứng thú và hồn tồn tự nguyện, phối
hợp các động tác của nhiệm vụ vận động một cách chính xác hơn, phản xạ cũng
trở nên linh hoạt.
3. Biện pháp 3: Tổ chức các TCDG cho trẻ thông qua các hoạt động trong
ngày để rèn luyện phát triển KNVĐT
Việc tổ chức các TCDG cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày nhằm

giúp cho trẻ có nhiều kỹ năng vận động tinh tốt hơn. Thông qua các hoạt động
trong ngày mà giáo viên có thể nắm bắt một cách chính xác nhất khả năng chơi
của từng trẻ để từ đó có biện pháp phù hợp với trẻ giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng
vận động tinh thông qua trò chơi dân gian.
+ Đối với hoạt động học: Tôi kết hợp vào bài học và lựa chọn các TCDG phù
hợp với đề tài và tên bài dạy. Tùy vào từng chủ điểm vào từng tiết học,tơi chọn
các trị chơi từ dễ đến khó . Với những chủ điểm đầu tiên như “Trường mầm
non”, “Bản thân” thì tơi chọn những trò chơi đơn giản trẻ dễ thuộc dễ nhớ . Đến
các chủ điểm sau tôi sẽ lựa chọn các trị chơi khó hơn.
Chủ điểm
Trường mầm non
Bản thân
Ngành nghề
Gia đình
Động vật

Trị chơi dân gian
Lộn cầu vồng, tập tầm vơng, Chồng nụ
chồng hoa, Ô ăn quan
Nu na nu nống,Chồng nụ chồng hoa,
Chi chi chành chành, Cắp cua bỏ giỏ,
Tập tầm vông, Oẳn tù tì
Dệt vải, kéo cưa lừa xẻ, Làm con trâu
bằng lá cây, Rồng rắn lên mây
Dung dăng dung dẻ, Kéo co, Rồng rắn
lên mây,Bịt mắt bắt dê
Cáo và thỏ, Mèo và chim sẻ, Ếch dưới
5



Thực vật
Tết và mùa xuân
Nước-hiện tượng tự nhiên
Quê hương-Đất nước-Bác Hồ

ao, Chim bay cò bay, Cá sấu lên bờ,
cắp cua bỏ giỏ
Chồng nụ chồng hoa, Kéo lá cọ
Ném còn, chồng nụ chồng hoa, nhảy
bao bố,đi cà kheo
Thả diều
Ném còn, Ném vịng cổ chai, Thả diều

Sau khi tơi tổ chức những trị chơi đó cho trẻ,trẻ vừa được chơi vừa được
rèn luyện các kỹ năng vận động tinh như : Cuộn-xoay trịn cổ tay, gập- mở ngón
tay,sự phối hợp giữa các ngón tay,bàn tay,phối hợp tay-mắt
Ví dụ: Hoạt động học : LVPTTC : Đề tài “Chạy nhanh 10m” tôi sẽ chọn trò chơi
vận động “Cướp cờ” . Trò chơi này đòi hỏi sự phối hợp cả tay,chân và mắt để
nhanh chóng cướp cờ giành phần thắng về đội của mình. Đồng thời củng cố kỹ
năng chạy cho trẻ
Hoạt động học : LVPTTC:Đề tài: “Ném trúng đích nằm ngang” tơi sẽ chọn
TCVD “ Ném vòng cổ chai”. Trò chơi này trẻ vừa được chơi,vừa được củng cố
lại kỹ năng ném, đặc biệt vừa được rèn luyện kỹ năng vận động tinh
Ngoài ra tơi cịn sử dụng trị chơi dân gian khi vào đầu tiết học để gây hứng
thú cho trẻ hoặc sử dụng vào cuối tiết học nhằm củng cố lại bài học cho trẻ
VD: Chủ điểm “bản thân”. LVPTNT: Toán : Tách gộp số lượng trong phạm vi 3
Sau khi kết thúc tiết học tơi cho trẻ chơi trị chơi “Tập tầm vông” để củng cố cho
trẻ kỹ năng tách gộp đồng thời rèn kỹ năng cuộn-xoay tròn cổ tay và kỹ năng
gập-mở các ngón tay
Chủ điểm “động vật”. LVPTNT: Chủ đề nhánh: “Những con vật sống

dưới nước” .Tôi sẽ sử dụng trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ” để gây hứng thú cho trẻ.
Thơng qua trị chơi này trẻ vừa được chơi, vừa được rèn luyện kỹ năng gập-mở
các ngón tay,phối hợp giữa các ngón tay,bàn tay,phối hợp tay-mắt và đặc biệt trẻ
biết con cua là động vật sống dưới nước sau đó tơi sẽ dẫn dắt trẻ vào bài học
Tổ chức trò chơi dân gian còn phụ thuộc vào chỗ chơi vì vậy tơi lựa chọn
hình thức tổ chức khác nhau. Những nơi nào có diện tích rộng thì tơi lựa chọn
những trò chơi cho nhiều trẻ tham gia theo các nhóm lớn hoặc cả lớp, cịn nếu
những nơi có diện tích hẹp như trong lớp học thì tổ chức phân chia lớp thành các
nhóm nhỏ có số lượng khác nhau để chơi.
6


+ Đối với hoạt động ngồi trời: Tơi tận dụng khoảng khơng gian thống mát của
sân trường để tổ chức các TCDG cho trẻ. Vì có khoảng sân rộng nên tơi lựa
chọn những trị chơi vận động nhằm tăng cưởng sức khỏe và rèn luyện các yếu
tố thể lực cho trẻ như: Bịt mắt bắt dê, kéo co, Mèo đuổi chuột,rồng rắn lên
mây...hoặc tôi tổ chức cho trẻ làm chong chóng bằng lá dứa, làm con trâu bằng
lá cây xồi, tơi tận dụng những sản phẩm đó để giới thiệu vào tiết học sau
Ví dụ: Khi tơi tổ chức cho trẻ làm con trâu bằng lá cây thì tơi sẽ sử dụng sản
phẩm đó để giới thiệu cho trẻ vào chủ đề ngành nghề: Thơng qua trị chơi này
trẻ vừa được chơi,vừa được tạo ra sản phẩm, và đặc biệt là tôi không chỉ củng cố
thêm kỹ năng xé cho trẻ mà tơi cịn rèn luyện kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
Và khi tôi đưa sản phẩm này giới thiệu vào bài học thì trẻ sẽ rất hứng thú, đồng
thời trẻ biết được con trâu là người bạn không thể thiếu của người nông dân
+ Đối với hoạt động góc: Khi tổ chức hoạt động góc, tơi đã chuẩn bị nhiều đồ
dùng, đồ chơi tự tạo sự hứng thú để trẻ tích cực tham gia vào góc chơi trẻ đã
chọn. Tơi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ trong khoảng khơng gian hẹp như
trị chơi “ Kéo cưa lừa xẻ, Ô ăn quan, Nu na nu nống, Chi chi chành chành”…..
Bên cạnh đó tơi chú ý lồng ghép những trị chơi mà trong đó trẻ em tự tay làm
nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như :xếp thuyền bằng giấy, xếp

lá dứa thành chong chóng vừa kích thích sự sáng tạo của trẻ vừa giúp rèn luyện
sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ, củng cố và phát triển các kỹ năng vận động tinh
cho trẻ.
+ Đối với hoạt động chiều,tôi tổ chức cho trẻ những trị chơi nhẹ nhàng
phù hợp với khơng gian trong lớp học như : “Chi chi chành chành”, “Chồng nụ
chồng hoa” , “Kéo cưa lừa xẻ” hoặc tôi sẽ ôn lại cho trẻ những trò chơi tôi cảm
thấy kỹ năng vận động tinh của trẻ còn yếu như trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ, Ném
vòng cổ chai, Cáo và thỏ, Ếch dưới ao, Chim bay cò bay….
Sau khi áp dụng tổ chức các TCDG cho trẻ thông qua các hoạt động trong
ngày để phát triển KNVĐT cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh
nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh và rất sáng tạo.
.4.Biện pháp 4:Tuyên truyền,phối hợp với phụ huynh để rèn luyện kỹ năng
vận động tinh cho trẻ
Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tại trường thơng qua
trị chơi dân gian, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng
phối hợp rèn kỹ năng cho trẻ khi ở nhà .
7


Sau khi tôi khảo sát các kỹ năng vận động tinh của trẻ,tôi nhận thấy các kỹ
năng vận động tinh của trẻ chưa thật sự linh hoạt vì thế vào buổi họp phụ huynh
đầu năm tôi trao đổi lại với phụ huynh đưa ra giải pháp phù hợp để rèn luyện
những kỹ năng vận động tinh cho trẻ là thông qua trò chơi dân gian.
Tuyên truyền các bậc phụ huynh thay vì cho trẻ xem ti vi hoặc chơi những
trị chơi trên điện thoại thì nên chơi cùng trẻ các trò chơi dân gian đơn giản khi ở
nhà như trò chơi: Tập tầm vông, Chi chi chành chành, Nu na nu nống….và
không nên làm thay trẻ những việc đơn giản như: Xúc cơm, mặc quần áo, đi
giày dép…nên tạo thói quen và tính tự lập cho trẻ và thơng qua đó giúp trẻ nâng
cao khả năng vận động của bản thân
Kêu gọi phụ huynh góp nhặt những nguyên vật liệu phế phẩm ủng hộ cho lớp

để sáng tạo ra các bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho con em mình
IV.HIỆU QUẢ
Sau khi áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ
thơng qua trị chơi dân gian”, được sự quan tâm đầu tư của nhà trường về mọi
điều kiện, đồng thời có sự đóng góp của phụ huynh trong việc sưu tầm vật liệu
tự nhiên như : hạt gấc,sỏi,chai lọ,sơn màu…để làm đồ dùng đồ chơi, cùng sự
giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân đã đem
lại kết quả như sau :
1..Mức độ phù hợp với trẻ và thực tiễn nhà trường
- Cho toàn bộ trẻ tham gia vận động,toàn diện và đều đặn,phù hợp với lứa
tuổi,sức khỏe của trẻ. Qua đó,đánh giá khả năng vận động tinh của trẻ để phân
nhóm trẻ và sắp xếp mức độ vận động phù hợp với trẻ khi tổ chức trị chơi dân
gian
- Những trị chơi dân gian có nội dung lành mạnh ,hấp dẫn,phù hợp với mục
đích rèn luyện kỹ năng vận động tinh một cách đúng đắn,khoa học
- Trị chơi dân gian rất phù hợp với mơi trường sống và điều kiện sinh hoạt của
trẻ tại trường mầm non. Những vật dùng để chơi dễ tìm,dễ kiếm hay do chính
tay trẻ làm ra
- Nhà trường cung cấp,bổ sung đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ở mơi
trường trong và ngồi lớp học
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học và giáo dục
- Giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức rèn luyện kỹ năng
vận động tinh cho trẻ thơng qua các trị chơi dân gian. Bên cạnh đó luôn chú
trọng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
8


- Trò chơi dân gian đã được chú trọng và chiếm lĩnh một cách hiệu quả trong
hoạt động học tập,vui chơi của trẻ ở trường mầm non. Khi chơi trò chơi dân gian
,trẻ thấy thoải mái tự tin,khơng địi hỏi những kỹ năng phức tạp,các hành động

minh họa linh hoạt,số lượng trẻ tham gia không bị hạn chế. Đặc biệt ,trò chơi
dân gian thường gắn với các bài ca dao,đồng dao,vì vậy bên cạnh việc rèn luyện
kỹ năng vận động tinh thì trẻ cịn được rèn luyện kỹ năng đọc theo nhịp điệu,vần
điệu,đọc diễn cảm và cũng rèn cho những trẻ nhút nhát,tự kỷ hòa đồng hơn với
các bạn trong lớp
3. Kết quả cụ thể
3.1. Đối với trẻ
- Khi tham gia vào các trò chơi dân gian để rèn luyện kỹ năng phát triển vận
động tinh trẻ hứng thú,nhanh nhẹn,tích cực,hoạt bát,khéo léo ,tự tin và thể hiện
sự đoàn kết hơn
- Kỹ năng cuộn, xoay tròn cổ tay; Kỹ năng gập, mở các ngón tay. Kỹ năng phối
hợp được cử động bàn tay,ngón tay,sự phối hợp giữa tay và mắt của trẻ đã trở
nên linh hoạt hơn.
Kết quả khảo sát trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp
Các kỹ năng vận động Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện
tinh
pháp
pháp
Kỹ năng cuộn-xoay
16/31 trẻ ( 50%)
26/31 trẻ ( 81%)
trịn cổ tay
Kỹ năng gập-mở ngón
18/31 trẻ ( 56%)
27/31 trẻ ( 84%)
tay
Kỹ năng phối hợp được
15/31 trẻ ( 47%)
24/31 trẻ ( 75%)
cử động bàn tay,ngón

tay,phối hợp tay mắt
3.2. Đối với giáo viên
- Giáo viên linh hoạt hơn trong việc tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động tinh
cho trẻ thơng qua trị chơi dân gian
- Hiểu sâu hơn,chắc hơn về các cử động bàn tay,ngón tay của trẻ thơng qua các
hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn
- Nắm vững phương pháp khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ nhằm rèn luyện
kỹ năng phát triển vận động tinh để đạt hiệu quả cao hơn
- Tiếp tục tìm tòi,áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng
vận động tinh cho trẻ thông qua trò chơi dân gian tại trường mầm non
9


- Giáo viên và trẻ tự sáng tạo ,thiết kế ra nhiều đồ dùng để sử dụng trong một số
trò chơi dân gian: Ơ ăn quan, ném vịng cổ chai, Cắp cua bỏ giỏ…
- Biết cách lồng ghép,tích hợp nội dung vận động vào các trị chơi dân gian góp
phần làm cho các hoạt động trở nên sinh động ,đạt kết quả tốt hơn
3.3. Đối với phụ huynh
- Tích cực trao đổi phối hợp cùng cô trong vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động
tinh cho trẻ. Tạo tính tự lập cho trẻ khi đến lớp cũng như khi ở nhà
- Hạn chế cho trẻ xem ti vi,điện thoại. Dành thời gian để lắng nghe trẻ, chơi
cùng trẻ một số trò chơi dân gian đơn giản khi ở nhà Tù
- Phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ các nguyên vật liệu, phế phẩm để phục vụ cho
các hoạt động của con em mình.
V. Minh Chứng.
Từ những biện phát........mà tơi đã áp dụng. Những kết quả trên khẳng định
rất rõ hiệu quả mà biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi thơng qua trị chơi dân gian mà tôi đã áp dụng tại lớp nhỡ C trường
mầm non Khánh Hợp. Những hình ảnh trẻ hoạt động, trẻ chơi……
( Cháu chụp ít hình ảnh trả hoạt động của VĐ tinh vào đây nhé)

là những minh chứng rất cụ thể khi tôi áp dụng biện pháp này. Xin cảm ơn các
đồng chí đã lắng nghe.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

10


11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×