Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SD biến thể PP DH theo góc lập CTHH theo QTHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.32 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Trường THCS Tân Tiến xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
ST

Ngày,

Nơi

Chức

Trình độ

Tỉ lệ

T

tháng,

cơng tác

danh

chun

đóng

1


năm sinh
1985

THCS

1983

Tân Tiến
THCS

2

Họ và tên

Lê Thị Mai Ngọc
Nguyễn Văn Sơn

mơn
Giáo viên
Đại

góp
60%

học
Đại

40%

Giáo viên


Tân Tiến
học
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Sử dụng biến thể phương pháp dạy
học theo góc giúp học sinh lớp 8 rèn luyện kĩ năng lập cơng thức hố học theo quy
tắc hóa trị tại trường thcs tt”
Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngành giáo dục & đào tạo – mơn hóa học
3. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu: 6/9/2022


2

4. Mô tả bản chất sáng kiến
4.1.Đối tượng đề nghị công nhận là sáng kiến (loại sáng kiến): giải
pháp tác nghiệp Sử dụng biến thể phương pháp dạy học theo góc giúp học sinh lớp
8 rèn luyện kĩ năng lập cơng thức hố học theo quy tắc hóa trị tại trường thcs tt”
4.2.Mơ tả tính mới của sáng kiến
Phương pháp dạy học theo góc là một trong những phương pháp dạy học tích
cực mà người GV nào cũng biết. Phương pháp dạy học theo góc địi hỏi khơng gian
lớp học rộng với số lượng học sinh vừa phải; học sinh di chuyển mất nhiều thời gian
và cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập. Giáo viên phải có kinh nghiệm trong
việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá được kết quả
học tập của học sinh. Do đó việc áp dụng phương pháp dạy này vào thực tế dạy học
còn nhiều hạn chế.
Nhận thấy điều đó, chúng tơi đã nghiên cứu và tìm ra một phương án khả thi để
tận dụng, phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa hạn chế, khuyết điểm của phương
pháp dạy học theo góc nhằm dễ dàng áp dụng phương pháp này vào dạy học.
Chúng tôi gọi là “biến thể” của phương pháp dạy học theo góc. Việc sử dụng biến

thể phương pháp dạy học theo góc vào dạy học hóa học 8 cụ thể là phần rèn luyện
kĩ năng lập cơng thức hóa học theo quy tắc hóa trị được áp dụng lần đầu tại Trường
Trung học cơ sở Tân Tiến, trước đó chưa từng có ai sử dụng phương pháp này.
4.3. Mơ tả các bước thực hiện sáng kiến
+ Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng và nội dung sáng kiến
Một trong những kỹ năng mang tính hệ thống đối với mơn hóa đó là kỹ năng lập
cơng thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị. Đây là nhóm kỹ năng mang tính
quyết định giúp tạo thiện cảm cho học sinh đối với bộ mơn hóa. Đồng thời là cơ sở
đề các em hình thành các kỹ năng tiếp theo như: Viết công thức đúng các hợp chất
axit, bazơ, muối; kỹ năng viết PTHH trong tính chất các hợp chất vơ cơ đầu HKI
mơn hóa 9; … Do đó giáo viên cần có phương pháp mang tính nhanh chóng và dễ
hiểu giúp học sinh hình thành loại kỹ năng này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy dạng bài tập này trong sách giáo khoa ít được
luyện tập và thời gian hạn chế nên trên lớp giáo viên ít đưa ra phương pháp mà chủ


3

yếu giải bài cụ thể. Ở đây chúng tôi xin đưa ra phương pháp “Sử dụng biến thể của
phương pháp dạy học theo góc giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lập cơng thức hố
học khi biết hóa trị”.
Với mục đích là sưu tầm, lựa chọn và sử dụng phương pháp hiệu quả trong dạy
học Hóa học 8, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức mới trong
mơn Hóa học 8 tối ưu hóa thời gian hoạt động của học sinh. Giúp học sinh hình
thành, củng cố phương pháp giải bài tập. Kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề
tài, nghĩa là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng phương pháp sử dụng biến thể của
phương pháp dạy học theo góc mà chuyên đề đã đề xuất.
+ Bước 2: Tìm hiểu phương pháp dạy học theo góc
Với phương pháp này, học sinh sẽ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhằm
thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại một vị trí cụ thể trong phạm vi của lớp học, từ

đó đa dạng được phong cách học tập. Học sinh sẽ được lựa chọn phong cách học
cũng như các hoạt động như: Khám phá, thực hành… Từ đó, học sinh có thể tăng
cường khả năng sáng tạo, có cơ hội để phát triển bản thân cũng như đọc hiểu được
các đề xuất của giáo viên.


4

Cách tiến hành phương pháp dạy học theo góc
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
- Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh học theo góc
- Sắp xếp không gian lớp học
- Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
- Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
- Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc địi hỏi khơng gian lớp
học rộng với số lượng học sinh vừa phải. Hoc sinh di chuyển mất nhiều thời gian và
cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập. Không phải bài học hay nội dung nào
cũng áp dụng được phương pháp học theo góc. Ngồi ra cịn địi hỏi giáo viên phải
có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động học tập cũng như
đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
Do đó, để tận dụng, phát huy ưu thế của phương pháp này và khắc phục hạn chế
trên, chúng tôi đã chọn một biến thể phương pháp dạy học theo góc vào dạy học hóa
học 8 tại Trường Trung học cơ sở Tân Tiến.
+ Bước 3: Xây dựng biến thể phương pháp dạy học theo phương pháp góc
Về cơ bản các bước hoạt động trong biến thể phương pháp dạy học theo góc được
thực hiện giống như phương pháp dạy học theo góc, tuy nhiên chúng tơi khơng cho
học sinh di chuyển mà sử dụng 1 trụ xoay hình chóp cụt cho từng nhóm, số mặt phụ

thuộc vào số nhiệm vụ của từng bài. Trên mỗi mặt thiết kế nhiệm vụ của mỗi góc
học tập. Q trình thực hiện biến thể phương pháp dạy học theo góc gồm hai hoạt
động chính:
o Hoạt động 1- Chuẩn bị:
Chuẩn bị nội dung và các hoạt động mà học sinh cần thực hiện trong tiết học. Xác
định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc.
Thiết kế hình chóp cụt với số mặt tương ứng với số hoạt động. In các phiếu theo nội
dung và dán mặt của trụ xoay.


5

Hình 1 – dụng cụ học tập biến thể phuong pháp dạy học theo góc 3 hoặc 5 góc

o Hoạt động 2 - Thực hiện
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học
- Chia lớp thành các nhóm ngồi tại chỗ.
- Phát cho các nhóm các bộ dụng cụ học tập gồm trục xoay và đồ dùng học tập.
Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)
Học sinh hoạt động thực hiện nhiệm vụ trên từng mặt và ghi ý kiến của mình lên đó.
Nhóm hoặc cá nhân thực hiện sau đánh giá và ghi ý kiến của mình. Sau đó nhóm
trưởng hướng dẫn cả nhóm tổng kết đi đến thống nhất đáp án hay kết quả về nhiệm
vụ được giao.
Điểm khác biệt của biến thể nằm ở phần khắc phục tốt nhược điểm của phương
pháp dạy học theo góc:
+ Học sinh khơng cần di chuyển theo góc mà thực hiện nhiệm vụ ngay trên bàn học
của của nhóm nên khơng cần khơng gian rộng.
+ Mỗi nhóm hay cá nhân không làm cùng một nhiệm vụ, mà mỗi học sinh sẽ làm

một nhiệm vụ tương tự nhau về nội dung, hình thức và độ khó, dễ của nhiệm vụ đó.
+ Sang hoạt động thảo luận nhóm, mọi người trong nhóm hồn tồn có thể nhận ra
bạn mình làm nhiệm vụ đó đúng hay sai, hồn thành tới mức độ nào, vì nhiệm vụ
của mọi người là tương đồng.
Biến thể này phù hợp với kiểu bàn ghế hai chỗ ngồi, giúp tiết kiệm thời gian và
không gian làm việc mà vẫn đạt hiệu quả trong việc rèn kĩ năng nghiên cứu, giải bài


6

tập, hợp tác nhóm của học sinh. Nó có tác dụng làm cho tất cả mọi học sinh đều
tham gia làm việc, đều có trách nhiệm chung về kết quả làm việc với cả nhóm.
Biến thể này đặc biệt áp dụng tốt trong các bài tập dạng áp dụng kiến thức đã học,
củng cố bài học, giúp học sinh hiểu bài, làm bài ngay trên lớp.
Giáo án minh họa
Bài 11 - Bài Luyện tập 2
Trang 40 - 41 sách giáo khoa Hóa học 8
Bài được thiết kế theo 4 góc;
1./ Ổn định ( 1 phút)
2./ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra lồng ghép khi hoạt động ( 1 phút)
3./ Bài mới:
Hoạt động 1: ( 3 phút) giáo viên thông báo nội dung, cách thức hoạt động.
Hoạt động 2: ( 1 phút) Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
Hoạt động 3: ( 33 phút) nhận dụng cụ (trục xoay) và thực hiện nhiệm vụ
Góc 1: Cơng thức hóa học: ( 8 phút)
Nội dung
Chất được biểu

HS 1


HS 2

HS 3

HS 4

Nội dung
HS 1
Nêu ý nghĩa các CTHH sau
-

HS 2

HS 3

HS 4

-

-

-

N2

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

diễn bằng …….
Công thức tồng
qt

của

đơn

chất:
Cơng thức tồng
qt

của

hợp

chất:

Ba Ý nghĩa của
CTHH

Góc 2: Ý nghĩa của CTHH ( 8 phút)

P2O5

Cu(NO3)2

Góc 3: Hóa trị ( 8 phút)


7
Nội dung
Hóa trị là gì
Viết cơng thức hóa

HS 1

HS 2

HS 3

HS 4

trị cho hợp chất

Axa Byb
Tính hóa trị của F
trong


hợp

chất

Al 3 F3b ?
Tính hóa trị của Fe
trong

hợp

chất

Fe2a ? ( SO4 )3II
Góc 4: vận dụng ( 8 phút)
Nội dung
HS 1
HS 2
HS 3
Lập cơng thức và tính phân tử khối của chất tạo bởi
Bari Ba

HS 4

Và clo Cl
Nhơm Al và
oxi
Đồng (II) và
I


nhóm nitrat NO3

Hoạt động 4: ( 5 phút) tổng kết
Mỗi nhóm trưởng tổng kết báo cáo một hoạt động.
Nhóm khác góp ý.
Các thành viên ghi chép nội dung bài học
Hoạt động 5: ( 1 phút) giáo viện nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm
4./ Củng cố dặn dị: Giáo viên tổng kết dặn dò làm bài tập và chuẩn bị tiết sau
Tóm lại, với kiểu biến thể phương pháp dạy học theo góc, mỗi học sinh trong nhóm
làm hết cả 4 nội dung đồng thời được đánh giá kết quả của các bạn. Sau các hoạt
động lại được nhóm trưởng thảo luận tổng kết. Học sinh hiểu bài rõ hơn, kĩ năng
giải bài tập và hợp tác nhóm được rèn luyện, củng cố. Khi hiểu bài thì học sinh sẽ
chú ý vào bài học, về nhà làm bài tập dễ dàng hơn nhiều.
Hoạt động này giúp học sinh củng cố kiến thức về đơn chất, hợp chất, hiểu rõ và
phân biệt được hai khái niệm này.
Tương tự như vậy, biến thể này có thể áp dụng được trong rất nhiều bài khác thuộc
sách giáo khoa Hóa học 8.


8

Việc giao nhiệm vụ tương đồng nhau chứ khơng hồn toàn giống nhau làm cho học
sinh phát huy được tư duy độc lập, tránh dựa dẫm vào những bạn làm cùng nhiệm
vụ với mình, khi được giao nhiệm vụ vừa sức, học sinh sẽ tập làm và hoàn thành
được nhiệm vụ khi đó các em sẽ rất vui, có hứng thú học tiếp, chú ý vào bài học, tự
tin hơn.
4.4 . Khả năng áp dụng của sáng kiến
Việc sử dụng biến thể phương pháp dạy học theo góc vào rèn luyện kĩ năng lập
cơng thức hóa học theo hóa trị tại trường THCS Tân Tiến đã giúp Hs khơng cịn
cảm thấy nặng nề và sợ hãi mỗi khi đến làm bài tập, giúp học sinh viết đúng cơng

thức hố học, cách làm ngắn gọn, dể nhớ. Đặc biệt là đã phát huy tính tích cực, chủ
động, tự học của từng cá nhân học sinh, gây hứng thú, ham thích học tập mơn hố
học. Từ đó kết quả học tập của các em thay đổi rõ rệt so với lơp skhoong được áp
dụng đề tài.
Biến thể của phương pháp dạy học theo góc này có thể áp dụng cho nhiều bài học,
nội dung kiến thức của mơn Hóa học 8, 9 và nhiều môn học khác như Sinh học, Vật
lý, Công nghệ... Tuy nhiên, người giáo viên phải chú ý lựa chọn phần kiến thức phù
hợp để áp dụng thì mới đạt hiệu quả cao nhất.
5. Những thông tin cần được bảo mật: không.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Người giáo viên luôn phải cố gắng trong q trình tự học, tự đào tạo, có ý chí cố
gắng để thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay.
- Biết tìm tịi, khám phá và ứng dụng giảng dạy những phương pháp dạy học mới
nhất nhằm phát triển năng lực người học.
- Trước khi đến lớp giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, phải chuyên tâm,
tâm huyết nghiên cứu cẩn thận, tìm tịi, sáng tạo để tạo ra những bài giảng với
những phương pháp dạy học tích cực, hấp dẫn, sinh động gây hứng thú cho học
sinh. Đồng thời, điều đó cũng giúp kiến thức của giáo viên sẽ luôn được củng cố và
nâng cao.


9

- Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp giáo
viên, phải luôn tạo ra một giờ học thật thoải, mái nhẹ nhàng, không gượng ép học
sinh.
- Nắm bắt được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó xây
dựng các phương pháp phát triển những yếu tố tích cực và khắc phục những yếu tố
tiêu cực phù hợp với năng lực học sinh.
- Cơ sở vật chất đầy đủ, phịng học rộng rãi.

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả:
Chúng tôi đã nghiên cứu, đưa ra phương án thực hiện và áp dụng đề tài ở HS khối 8
trường THCS Tân Tiến bắt đầu từ 6/9/2022. Cụ thể là nghiên cứu trên hai nhóm
học sinh:
+ Nhóm nghiên cứu gồm lớp 8a1, 8a3.
+ Nhóm đối chứng gồm lớp 8a2, 8a4.
Kết quả áp dụng của đề tài được chúng tôi đánh giá dựa trên hai nội dung: thái
độ học tập và kết quả các bài kiểm tra trong học kì I năm học 2022 -2023 của HS.
o Về thái độ:
- Sau khi áp dụng sáng kiến, học sinh có thể hình thành tốt kỹ năng lập cơng thức
hóa học giúp các em mất dần đi cảm giác sợ mơn hóa, từ đó giúp tinh thần học tập
ngày càng tốt lên. Học sinh lớp 8A1, 8A3 hào hứng hơn khi được học tiết hóa có áp
dụng đề tài.
- Giúp học sinh viết đúng cơng thức hố học, cách làm ngắn gọn, dể nhớ.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự học của từng cá nhân học sinh. gây hứng thú,
ham thích học tập mơn hố học.
- Rèn luyện những phẩm chất, thái độ cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác, tinh thần
trách nhiệm và hợp tác.
o Về điểm số: Cơ sở để đánh giá là điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra
giữa kì hay các bài khảo sát nhanh cho thấy điều này.
Sau đây là bảng so sánh điểm số của các lớp qua các bài kiểm tra:


10

Hình 3 – Bảng thồng kê điểm các bài đánh giá

Hình 4 – Biểu đồ phân tích chất lượng qua các bài đánh giá


Qua bảng so sánh điểm số cho thấy, tỷ lệ điểm số ở bài khảo sát đầu năm là tương
đương, điều này đồng nghĩa với chất lượng hai nhóm đối chứng khơng có sự chênh
lệch nhiều. Sau áp dụng tỷ lệ có thay đổi và biến động dần theo hướng tăng chất
lượng ở hai bài kiểm tra. Mẫu tạo hình ngày cáng hồn thiện qua các bài.
8.

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo

ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử:
+ Đánh giá của cô Đỗ Thị Yến: Sử dụng biến thể phương pháp dạy học theo góc
giúp trong việc rèn luyện kĩ năng lập cơng thức hố học theo quy tắc hóa trị giúp


11

tiết dạy đạt được mục tiêu bài học nhanh hơn hiệu quả hơn. Học sinh hứng thú hơn
do quá trình xây dựng cơng thức nhanh chóng và đúng hơn.

+ Đánh giá của cô Nguyễn Thị Xuân: Sử dụng biến thể phương pháp dạy học theo
góc giúp trong việc rèn luyện kĩ năng lập cơng thức hố học theo quy tắc hóa trị
giúp học sinh chủ động hơn do có thể đánh giá và góp ý trực tiếp trong q trình
làm bài tập.

9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu:
STT

Họ và tên


Năm

Nơi cơng tác

sinh
1
2

Đỗ Thị Yến
Nguyễn Thị Xn

1979

Trường THCS

1984

Tân Tiến
Trường THCS

Chức Trình độ

Nội dung

danh

chuyên

hỗ trợ


GV

môn
ĐHSP

công việc
Áp dụng

ĐHSP

sáng kiến
Áp dụng

GV

Tân Tiến

sáng kiến

10. Đề nghị cấp trên đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của
sáng kiến
Nếu giải phấp trên được công nhận là sáng kiến. Chúng tôi tiếp tục đề nghị cấp có
thẩm quyền:
 Xét cơng nhận hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện
Đồng Phú
 Xét công nhận hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật./.


Tác giả 1

Tác giả 2


12

Lê Thị Mai Ngọc
Điện thoại: 0979625998

Nguyễn Văn Sơn
- Điện thoại: 0908322179

Email:

Email:


.


13
Phụ lục I
MẪU BÁO CÁO GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CƠNG VIỆC
THAM GIA TẠO RA SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Giải trình nội dung cơng việc tham gia tạo ra sáng kiến
(Kèm theo Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến nộp ngày 14 tháng 02 năm 2023)
Kính gửi: Trường trung học cơ sở Tân Tiến.
Chúng tôi ghi tên dưới đây cùng xác nhận là đồng tác giả của sáng kiến: “Lồng
ghép, giáo dục kiến thức phòng chống covid.19 cho học sinh lớp 6 thông qua loạt
bài vi rút, vi khuẩn - mơn KHTN 6” và báo cáo giải trình cụ thể nội dung công việc
tham gia tạo ra sáng kiến như sau:
1. Đồng tác giả thứ nhất:
- Họ và tên: Lê Thị Mai Ngọc
- Giới tính:  Nam

 Nữ

- Điện thoại liên hệ: 0942903206

Email:

- Nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến:
+ Xây dựng nội dung, ý tưởng sáng kiến, định hướng và xác lập phương pháp
thực hiện nội dung sáng kiến.
+ Chịu trách nhiệm về nội dung, kiến thức và kỹ năng giảng dạy.
+ Xây dựng kế hoạch phương pháp và giáo án cho các tiết dạy. Triển khai áp
dụng phương pháp vào tiết dạy.
+ Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội của học sinh. Phân tích kết quả thơng qua
thái độ học tập, điểm số và chất lượng bài tập sau tiết học để đưa ra các điều chỉnh
phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.
+ Đánh giá tiến trình áp dụng, thay đổi kế hoạch phù hợp với chất lượng và
phản ứng của học sinh.



14

2. Đồng tác giả thứ hai:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Sơn
- Giới tính:  Nam

 Nữ

- Điện thoại liên hệ: 0908322179 Email:
- Nội dung công việc tham gia tạo ra sáng kiến:
+ Đóng góp ý kiến xây dựng nội dung và kế hoạch thực hiện.
+ Áp dụng giải pháp vào quá trình giảng dạy.
+ Đánh giá chất lượng phương pháp lồng ghép thông qua chấm điểm các mẫu
vật tạo hình trong tiết học.
+ Kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội của học sinh. Phân tích kết quả thông qua
thái độ học tập, điểm số và chất lượng bài tập sau tiết học để đưa ra các điều chỉnh
phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.
+ Đánh giá tiến trình áp dụng, thay đổi kế hoạch phù hợp với chất lượng và
phản ứng của học sinh.
+ Góp ý sửa đổi phương pháp cho phù hợp với thực tế.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo này là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Tân Tiến, ngày 14 tháng 02 năm 2023
ĐỒNG TÁC GIẢ
(Cùng ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Mai Ngọc Nguyễn Văn Sơn




×