Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY MĂC CA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.53 KB, 33 trang )

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY MĂC CA
I. Giới thiệu chung
Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và
M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm gần
giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng
được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, cao su
Mắc ca nguyên sản ở bang Queensland nước úc , người châu Âu đầu tiên di
cư đến úc gọi cây này là Giẻ Queensland, về sau được nhập về trồng ở Ha-
oai tạo ra hàng xuất khẩu quy mô lớn, trên thương trường sản phẩm này đã
được mang tên mới là quả khô Ha-oai.

Để nông dân dễ tiếp thu, chúng tôi đề nghị đặt tên cho loài cây này là cây
Mắc-ca, cách gọi này bám sát tên khoa học, do đó ít gây khó khăn cho giao
dịch quốc tế, lại gần với cách gọi tên cây ở miền núi phía bắc nước ta.


Ha-oai trồng bằng cây ghép với các dòng đã tuyển chọn, cây cho quả ở tuổi
3, bắt đầu sai quả ở tuổi 10, đến tuổi 12 sản lượng quả lại tăng gấp đôi so với
tuổi 10. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ cây có
thể đến 100 năm. Nếu trồng bằng hạt thì tuổi 5 hoặc 6 mới cho quả và năng
suất sẽ thấp hơn. Trồng thử bằng cây hạt ở Ba Vì (Hà Tây) đã cho quả sớm
hơn một chút, khoảng 4 đến 5 tuổi. Quả hình trái đào, hoặc tròn như hòn bi,
khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một
hạt, hiếm khi có 2-3 hạt. Nếu quả chỉ chứa 1 hạt thì hạt tròn như hạt nhãn.
Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt sở, đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng
lượng tươi khoảng 8-9 gram.
Thành phần hữu ích là nhân hạt mầu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3
trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965,
thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Mắc-ca như sau:
Chất béo 78,2%
Các hợp chất đường 10%


Các hợp chất đạm(protein) 9,2%
Hàm lượng nước 1,5-2,5 % (nhân đã được làm khô theo yêu cầu bảo quản
lâu dài)
Kali 0,37%
Phôt-pho 0,17%
Ma-nhê 0,12%
Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt Mắc-ca còn chứa Can-xi 360mgr, Lưu
huỳnh 66 mgr, Sắt dễ tiêu 18 mgr, Kẽm 14 mgr, đồng 3,3 mgr, và một số
loại Vitamin như Vitamin pp 16 mg, Vitamin B1 2,2 mg, Vitamin B2 2,2
mg; các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm: trong nhân Măc-ca còn chứa
một lượng Vitamin E rất lớn: 6,4 - 18 g/kg nhân.
Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%, hạt
điều 47%, hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 78%
trong nhân Mắc-ca rõ ràng là cao hơn hẳn. Điều đặc biệt là hàm lượng acid
béo không no trong dầu Măc-ca lên tới 84% chỉ đứng sau dầu Sở (97%) đây
là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ
colesteron trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi
trong mỹ phẩm.
Nhân Măc-ca không những béo ngậy, với 9% protein 10% hợp chất đường,
nhân Mắc-ca còn có vị ngọt và rất bùi và thoang thoảng mùi thơm của bơ
sữa bò rất hấp dẫn.
Nhân Mắc-ca ròn mà không cứng như hạt điều hay nhân lạc, dùng ăn sống,
luộc rang hoặc xào nấu với đồ mặn đều rất ngon, độn vào kem cốc, kẹo Sô
cô-la, bánh ga-tô và nhiều loại đồ ngọt khác đều làm cho các đồ ăn này tăng
hẳn giá trị. Chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể dùng nhân Măc-ca để thổi
xôi, nấu chè, làm nhân bánh dẻo, bánh nướng và rất nhiều món ăn cổ truyền
dân tộc khác của Việt Nam, tạo thêm sức hấp dẫn cho các món văn hoá ẩm
thúc truyền thống của ta. Trên thế giới, Mắc ca đã được đưa lên bàn ăn của
các gia đình giầu có hoặc yến tiệc sang trọng.
Ngoài nhân là sản phẩm chính, vỏ quả Măc-ca chứa 14% ta-nin, 8-10%

protein, sau khi chiết xuất ta-nin bằng nước nóng, vỏ quả thường được
nghiền làm thức ăn gia súc. Vỏ hạt có ít giá trị hơn, tại các xưởng chế biến
thường dùng vỏ hạt làm nhiên liệu, hoặc nghiền làm vật liệu hữu cơ độn bầu
ươm cây, độn đất chậu cảnh.
Do hương vị nhân và giá cả Măc-ca rất hấp dẫn nên hàng chục nước đã đua
nhau phát triển Măc-ca trong mấy chục năm qua, nhưng người ta dự báo
rằng còn lâu cung mới đuổi kịp cầu, giá cả Mắc-ca trên thị trường thế giới
vẫn không ngừng tăng và là hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế
giới hiện nay.
Năm 1960, giá thu mua hạt Măc-ca ở Ha-oai là 0,395 USD/kg
Năm 1980 - 1,540 USD/kg
Năm 1986 - 1,860 USD/kg
Tại Australia giá thu mua hạt Mắc-ca năm 1985 là 1,9 AUD/kg, năm 1996 là
3,0 AUD/kg (tỷ giá thời kỳ đó là 1 AUD= 0,6-0,7 USD)
Trọng lượng nhân bằng 1/3 trọng lượng hạt, phải nhân 3 để có trị số quy đổi
thành giá mỗi kg nhân. Đến năm 2000 giá mua bán nhân Mắc-ca trên thị
trường thế giới đã lên tới 12 – 15 USD/Kg. Giá bán lẻ trên thị trường nội địa
Trung Quốc năm 2000 là 200 – 220 tệ/kg tương đương 24 – 27 USD/kg
Theo thống kê năm 1997, tổng diện tích cây Mắc-ca trên toàn thế giới đạt
46.000 Ha, sản lượng nhân đạt 61.000 tấn, phân bố chủ yếu tại 7 nước sau
đây:
Australia 9.020 Ha sản lượng 26.000 tấn
Mỹ 8.215 Ha sản lượng 24.500 tấn
Bra-xin 6.300 Ha 1.000 tấn
Kê-nia 6.050 Ha 4.400 tấn
Côt sta-rica 6.000 Ha 3.100 tấn
Nam Phi 4.500 Ha 3.920 tấn
Gua tê mala 3.200 Ha 2.300 tấn
Đứng đầu diện tích và sản lượng vẫn là úc và Mỹ, 5 nước sau sản lượng
chưa cao do mới trồng hoặc khí hậu không thích hợp. Một số nước khác

cũng đã bắt đầu trồng thử như Mê-xi cô, Vênêduyê-la, Dimbabuê , Tanzania ,
Eti-ô-pia , Mali , Niu-zêlan.
Tại Trung Quốc, cây Mắc ca đã có mặt ở vườn thực vật Đài loan từ đầu thế
kỷ 20, nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong khoảng 20 năm gần đây.
Trung Quốc đã nhập hàng chục dòng vô tính cao sản về khảo nghiệm và
nhân bằng phương pháp ghép truyền thống, đến nay đã trồng được hơn 2000
Ha, chủ yếu tại phía nam giáp với Việt nam, Lào và Miến điện và có triển
vọng đạt sản lượng 1.500 đến 2.500 tấn trong vài năm tới.
Cùng với úc, Ha-oai (Mỹ) đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nhưng mới
chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tới quần đảo này, còn dư một phần
chuyển về bán tại thị trường nội địa Mỹ. Nhân Mắc-ca của úc trước đây chủ
yếu được xuất vào thị trường Mỹ và Canada, nay Châu Âu và châu á đang
trở thành thị trường tiêu thụ lớn hơn, giá cả quốc tế vài năm gần đây giao
động trong khoảng 12 – 15 USD/Kg nhân. Các dự báo thị trường đều cho
rằng giá nhân Mắc ca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Giả định rằng cây Mắc-ca sẽ được gây trồng mạnh ở Việt Nam với mức đầu
tư thấp hơn nhiều so với cà phê, thậm chí bằng hoặc hơi thấp hơn vải thiều,
khoảng 15- 20 triệu đồng / Ha đầu tư ban đầu và 1,5 đến 2 triệu đồng để
chăm bón cho các năm về sau, thì với khí hậu miền bắc Việt Nam, từ 10 tuổi
trở đi chí ít cũng thu hoạch được 3 tấn hạt (1 tấn nhân)/ha. Đến lúc đó giá
thu mua Mắc ca cho người trồng nếu chỉ ở mức 5 USD/Kg nhân, thì trên
một Ha người nông dân nghèo vẫn có thể thu nhập 5.000
USD/Ha/năm.( tương đương 75 triệu đồng).
Vì vậy, cây Măc-ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng cho xoá đói giảm
nghèo. Nhưng nỗi kinh hoàng sau trận suy sụp giá cà phê đòi hỏi phải có
phân tích kỹ lưỡng và dự báo nghiêm túc trước khi hạ quyết tâm cho lựa
chọn này.
Sau đây là những điều đã có thể thấy rõ:
1- Khi Việt nam gia nhập thị trường Cà phê thế giới thì diện tích và sản
lượng cà phê đã ở số triệu, cân bằng cung cầu về cơ bản đã được xác lập.

Việt Nam bước vào cuộc đua quá muộn và trong thời gian cực ngắn khoảng
15 năm đã tạo nên đột phá lớn, đưa diện tích tăng thêm 0,5 triệu Ha, và trở
thành quốc gia có năng suất sinh học và năng suất đồng ruộng đứng đầu thế
giới. Sự đột phá này đã phá vỡ cân bằng cung cầu của thế giới, giá cà phê
suy sụp, không riêng Việt nam mà tất cả các nước có xuất khẩu cà phê đều
chịu thiệt thòi. Tuy nhiên nếu gan lì chờ đợi, thì không phải là Việt Nam mà
là các nước có giá lao động cao hơn, năng suất thấp hơn sẽ phải giảm diện
tích và Việt Nam vẫn có thể không thua trong cuộc đua này.
Tình hình đặt ra với cây Mắc-ca hoàn toàn khác hẳn. Diện tích và sản lượng
Măc-ca hiện nay mới ở mức vạn, tính hấp dẫn và đặc điểm sử dụng nhân
Măc-ca cho phép nâng diện tích và sản lượng lên gấp bội cây cà phê hay gấp
hàng trăm lần diện tích và sản lượng Mắc-ca hiện nay mới đủ làm bão hoà
thị trường.
Tuy chậm chân mất vài chục năm nhưng về cơ bản vẫn có thể coi như Việt
Nam bước vào cuộc đua từ điểm xuất phát, sẽ không phải là kẻ đến sau gây
đảo lộn thị trường như trường hợp cây cà phê, mà sẽ là tham gia từ đầu quá
trình hình thành cung cầu. Như sẽ phân tích ở phần sau, biên độ sinh thái cây
Măc-ca khá rộng, có thể trồng làm cây mẫu ở vườn thực vật nhiều nơi trên
thế giới, nhưng yêu cầu chế độ khí hậu cho phân hoá chồi hoa, ngậm nụ thụ
phấn và giai đoạn tích luỹ dầu trong hạt để đạt năng suất cao lại tương đối
đặc biệt, hay nói cách khác là để cây sống thì có thể trồng ở nhiều nơi,
nhưng để cây có quả hạt thì lại rất ít nơi trồng được. Việt Nam có nhiều tiểu
vùng khí hậu với diện tích lớn đáp ứng được yêu cầu này mà các nước khác
trong cuộc đua không có.
Nếu quyết tâm khai thác được thành tựu chọn giống và kinh nghiệm kỹ thuật
của úc, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác thì ưu thế về tài nguyên khí hậu
và con người sẽ cho phép Việt Nam tạo được bước đột phá thứ hai sau cây
cà phê và Việt Nam có thể trở thành quốc gia hàng đầu về năng suất và có
thể cả về diện tích Mắc-ca trên thế giới trong tương lai khoảng mấy chục
năm tới

Nếu sớm thực hiện được điều này chúng ta sẽ làm nản lòng các đối thủ cạnh
tranh và thời gian chờ đợi nước khác giảm diện tích sản lượng như trường
hợp cà phê sẽ không xẩy ra.
2- Nhu cầu về nhân Măc-ca trên thị trường thế giới sẽ lớn hơn cà phê rất
nhiều. Cách dùng cà phê khá nghèo nàn, chủ yếu là làm đồ uống, một phần
nhỏ pha vào rượu và kẹo bánh; nhưng ngay cả với người nghiện cà phê thì
nhu cầu hàng ngày cũng không thể quá nhiều. Trong khi đó thì đối tượng sử
dụng Mắc ca lại rất rộng lớn bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền
thống ẩm thực, sức khỏe….
Với nhân Mắc-ca, tình hình hoàn toàn không giống Cà phê, thậm chí cũng
không giống với Ca cao. Các đặc điểm ròn, bùi, thơm, ngậy hấp dẫn mọi lứa
tuổi. Cách ăn và chế biến rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong sà lát, sào,
nấu, làm nhân bánh, kem, mứt… cho phép Mắc-ca vượt qua mọi ranh giới
sắc tộc,tôn giáo, truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới. Vì
là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi người lớn hơn Cà phê, Ca
cao rất nhiều. Hàm lượng acid béo không no rất cao, Mắc-ca sẽ là sự lựa
chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm dung môi trong ngành sản
xuất mỹ phẩm - 1 ngành sản xuất đang phát triển với tốc độ rất cao do lợi
nhuận siêu ngạch. Vì những lý do trên, người viết không ngần ngại đưa ra
dự báo rằng nhu cầu nhân Mắc-ca trên thị trường thế giới sẽ không thấp hơn
10 lần so với Cà phê.
3- Việt Nam (chủ yếu là phía bắc và tuyến giáp ranh giữa đông và tây
Trường Sơn) có thể là có nhiều ưu thế trong việc tìm nơi trồng thích hợp và
đạt sản lượng cao cho cây Mắc-ca.
Mỹ, úc và nhiều nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây Mắc-ca.
Sau đây là những tổng kết và so sánh chủ yếu.
Nguyên sản Mắc-ca là vùng á nhiệt đới ẩm tại duyên hải phía đông
Queensland . Loài Mắc-ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia) phân bố từ
25-28 0 vĩ tuyến nam, loài mắc-ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) phân bố xa
hơn xuống phía nam tới vùng bắc Niu-Sao-wên 28-29 0 vĩ tuyến nam.

Khi dẫn giống sang Hawaii 20-21 0 vĩ tuyến bắc thì sản lượng nhân của
giống Mắc-ca vỏ láng (M. integrifolia) đã cao hơn ở vùng nguyên sản
khoảng 1/3.
Xét về tính chống chịu, nghiên cứu của các nước đã ghi nhận Mắc-ca có thể
chịu lạnh tới - 4 0 C đối với cây con và - 6 0 C đối với cây trưởng thành và
có thể chịu nóng tới trên 38-40 0 C. Vì vậy từ xích đạo đến vĩ tuyến 34 0 nếu
chế độ mưa ẩm tốt, cây Mắc-ca đều có thể mọc nhưng không hẳn là nơi nào
cũng sinh trưởng tốt và cho sản lượng cao.
Thí dụ giòng Keauhou mang mã số 246 do Hawai tuyển chọn dưới 10 0 C
hoàn toàn ngừng sinh trưởng, kích thước và sinh khối tăng mạnh nhất ở
nhiệt độ 15-30 0 C, trên 30 0 C lá non mất màu xanh, khô đọt, gốc đâm cành
thành chùm. Hầu hết các giống Mắc-ca đều ngừng quang hợp ở 38 0 C.
Ra hoa kết quả là vấn đề then chốt quyết định sản lượng, các nước đã tập
trung nghiên cứu rất nhiều.
Trước hết là sự hình thành chồi hoa, ở bắc bán cầu sự phân hoá để hình
thành chồi hoa diễn ra trong tháng 10 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu
tháng 4. Thí nghiệm trong khí hậu nhân tạo cho thấy chồi hoa có thể hình
thành trong các chế độ nhiệt 12, 15, 18, 21 0 C. Tốt nhất là 18 0 C , nhiệt độ
ban đêm tháng 10 tháng 11 thấp hơn 12 và cao hơn 21 0 C đều không thể
hình thành chồi hoa. Vì lẽ đêm không đủ lạnh, các vùng lãnh thổ trong đới
xích đạo từ 8-10 0 C nam vĩ đến 8-10 0 C bắc vĩ chỉ có thể chọn vùng núi có
cao trình 600-1000m để trồng Mắc-ca. Sau khi chồi hoa được hình thành,
cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa
nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu đựng sương
giá ngắn hạn 0-2 0 C trong 5-7 ngày, Đợt rét hiếm có vào trước tết âm lịch
mùa xuân năm 1999 ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc đã cho thấy rõ tại
Quảng Tây nhiệt độ tối thấp –5 0 C kéo dài 6 – 7 ngày chưa gây tổn thất rõ
ràng với nụ hoa nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột.
Kinh nghiệm hơn 20 năm trồng Mắc-ca ở miền nam Trung quốc đã cho nhận
xét là càng áp sát biên giới phía nam thì sản lượng càng cao. Nếu trồng Mắc-

ca ở bắc Việt Nam thì triển vọng có thể khá hơn nam Trung Quốc.
Mùa hoa nở và sau hoa nở (tháng 3,4) gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm
trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi bông đuôi sóc có từ 100-300 hoa,
nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể
hoàn toàn không đậu quả.
Theo qui luật chung về khí tượng khí hậu học toàn cầu thì từ vĩ độ 8-10 0
đến 25-30 0 là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mưa mùa, đây là vùng phân bố
của rừng nhiệt đới mưa mùa (rừng khộp) rồi đến thảo nguyên nhiệt đới và sa
mạc. Toàn bộ địa đới này đều có mùa xuân và đầu hè rất khô và nóng. Lý do
trên làm cho tất cả các vùng lãnh thổ trên vành đai này không phù hợp với
các loại cây có nhu cầu sinh thái gần giống như cây Trà Mi, cây Sở, cây Vải
thiều, và 1 số giống Nhãn
Các nhà tự nhiên học Trung Quốc thường hay nói tới một đặc ân của tạo hoá
là lẽ ra các khối không khí lạnh cực địa phải di chuyển theo hướng tây nam
rồi rẽ ngang sang hướng tây và do đó từ lưu vực Trường Giang xuống phía
nam phải là vùng sa mạc hoặc sa van nhiệt đới; nhưng nhờ vùng cao nguyên
Pamia, Hy-ma-lay-a nối tiếp cao nguyên Vân nam Quý châu kéo dài xuống
dải Trường sơn mà không khí lạnh cực địa bị cưỡng bức chuyển hướng đông
nam và đem lại mùa đông đủ lạnh và ẩm ướt cho đông nam Trung Quốc và
Bắc Việt Nam. Từ đèo Hải vân đến các vùng phía bắc Việt Nam cũng được
hưởng đặc ân này (điều khác duy nhất là sau khi vào vịnh Bắc bộ, do không
bị núi cao làm lệch hướng, các khối không khí này lại chuyển hướng Tây
nam theo quy luật chung của hành tinh và tạo nên gió mùa đông bắc ở Việt
nam). Vì thế đã làm cho cây Vải , cây Sở có thể ra hoa kết quả tốt ở bắc Việt
Nam, còn đối với Mắc-ca thì do mùa đông ít lạnh hơn, mùa xuân (các tháng
3,4) đủ ẩm ướt, sẽ có thể ra hoa và đậu quả khá hơn nam Trung Quốc.
Tại bắc bán cầu , quả Mắc ca chín vào tháng 9 tới giữa tháng 11; 3 tháng
trước đó là giai đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu
ẩm và nóng nhưng không quá 38 độ C. Khí hậu bắc Việt nam về cơ bản đáp
ứng được yêu cầu này, trong khi đó thì miền nam Trung quốc không được

như vậy (lưu vực Trường giang từ tháng 7 đến trung tuần tháng 8 thường
gặp những kỳ nóng dài ngày từ 39 đến 41 độ C và vì vậy cũng không phù
hợp với yêu cầu sinh thái của Mác-ca).
Bão biển cấp 7-8 trở lên gây rụng quả nghiêm trọng, ở bán đảo Lôi Châu và
đảo Hải Nam dù Mác-ca sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt nhưng với tần suất
bão 1-2 lần mỗi năm đã làm nhiều người phải từ bỏ ý định gây trồng.
Gió mùa tây nam khô nóng (ta quen gọi là gió Lào) nếu gặp đất trồng khô
hạn cũng gây rụng quả rất nhiều.
Tổng hợp những phân tích trên có thể nhận thấy: tại Bắc bộ, trừ Ninh Bình
và phần phía đông quốc lộ 1 có thể hay có bão, phần còn lại bao gồm toàn
bộ đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc với cao trình dưới 1000m đều
có thế hội tụ đủ các điều kiện khí hậu phù hợp yêu cầu đạt năng suất cao của
cây Mắc-ca:
ít bão, ít gió lào, tháng 10 mát mẻ, tháng 4-5 ẩm ướt, tháng 7-8-9-10 nóng
ẩm mà không quá gay gắt-đó là những yếu tố khí hậu cần thiết đảm bảo cho
Mắc-ca đạt năng suất cao.
Về đất đai:
Mắc-ca ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, thời han úng ngập không quá 10 ngày,
đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì
đỡ phải bón nhiều phân. Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá
vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặc thoái hoá nghiêm trọng…
Như vậy Bắc bộ có triển vọng sẽ có diện tích rất rộng lớn để trồng cây Mắc-
ca.
Ngoài ra, miền núi Thanh Hoá, Nghệ An tần suất bão không cao nếu mất 1
vụ mà trúng 2 vụ thì vẫn có thể gây trồng Mắc-ca.
Vùng núi cao giáp ranh giữa Tây và Đông Trường Sơn, nơi được đón mưa
Tây Trường Sơn rất sớm đồng thời lại được hưởng mưa muộn của Đông
Trường Sơn như Khe Xanh, An Khê, vùng giáp ranh giữa Bảo Lộc và Tánh
Linh cũng có thể là vùng phù hợp với phát triển của cây Mắc-ca.
Tất cả những phân tích trên cho phép đi đến dự báo là miền núi phía bắc

Việt Nam vừa có thể có nhiều đất trồng được cây Mắc-ca, vừa có thể tạo nên
những đỉnh cao về năng suất, chúng ta có thể tính đến chuyện phát triển
Mắc-ca thành một ngành sản xuất hàng hoá có quy mô tương đối lớn, diện
tích có triển vọng phát triển cây Mắc- ca có thể đạt tới cả triệu Ha.
Để có căn cứ lựa chọn, xin dịch vài thông tin tham khảo trích dẫn từ tài liệu
“Hưỡng dẫn trồng Macadamia” của úc xuất bản năm 1995 (Growing
Macadamias in Australia, NSW Agriculture Publishing House).
Tài liệu này cho biết đầu tư trồng Mắc-ca năm đầu 10.000 đô la úc/ Ha
tương đương 80 triệu VNĐ (không bao gồm giá mua đất hoặc thuê đất).
Tiếp đó mỗi năm phải chi phí 2.000 đô úc – tương đương 16 triệu VNĐ cho
việc chăm sóc. Nếu làm tốt thì năm thú 12, sản lượng có thể đạt 4,5 tấn
hạt/Ha, với giá năm 1994 2,80 đô úc/kg (hạt chứa 33% nhân, độ ẩm 10%).
Như vậy thu hoạch trên mỗi Ha là : 4.500 Kg x 2,80 đô = 12,600 đô úc
(Tương đương 110 triệu đồng Việt nam / Ha).
Mức đầu tư ở úc là tương đối cao vì : giá lao động rất cao và toàn dùng máy
móc, nhiều nơi ở vùng nguyên sản tại úc lượng mưa không cao và phân bố
không đều, chi phí cho bơm tưới cũng rất cao. Nhưng ở ta thì khác, có thể
phần lớn dùng thủ công và có thể chọn nhiều vùng không cần bơm tưới hoặc
chỉ bơm tưới 1 lần vào đầu mùa hoa và 1 lần vào mùa quả non. Vì vậy có thể
mức đầu tư cho trồng Mắc-ca ở ta sẽ ít hơn nhiều so với ở úc. Tác giả ước
tính chỉ ngang đầu tư cho trồng Vải thiều thì Mắc-ca cũng có thể đảm bảo
thu hoạch khá, nhưng sau khi có thu hoạch, đầu tư phân bón nên đạt mức
tiên tiến thế giới để duy trì sản lượng cao và ổn định.
Sau đây là phác thảo mức đầu tư để gây trồng và chăm sóc cho 1 Ha Mắc –
ca cao sản:
Mật độ: 307 cây/Ha (5 m x 6.5 m để tiến tới hình thành ruộng bậc thang).
Cây giống: 307 cây x 20.000 VNĐ = 3.140.000VNĐ (đơn giá nhập sẽ không
ít hơn 2 USD một cây ghép), sau này tự sản xuất có triển vọng sẽ thấp hơn
20.000VNĐ/cây.
Đào hố: 307 cây x 10.000 VNĐ = 3,07 triệu VNĐ (kích thước hố 1 m x 1 m

x 1 m ).
Phân bón: 307 x 6000 VNĐ = 1.842.000 VNĐ (gồm 3000VNĐ cho phân
chuồng và phân khoáng, 3000 VNĐ cho 50 dm 3 than bùn đã chế biến).
Công trồng: 307 x 2000 VNĐ = 0.614 triệu (bao gồm lấp hố đúng yêu cầu
kỹ thuật).
Chăm sóc: 5 năm x 2.000.000 VNĐ = 10.000.000 VNĐ (bao gồm làm sạch
cỏ và từng bước hình thành ruộng bậc thang).
Cộng: Tổng đầu tư cho 1 Ha là 18.666.000 VNĐ/Ha.
Trồng Mắc-ca với cây ghép hoặc nhân hom sẽ cho quả vào tuổi 3 có thu
nhập từ tuổi 5, cao sản từ tuổi 10 – 12 trở đi.
Sau này sẽ không thể chi phí ít hơn 2.000.000 VNĐ hàng năm cho làm cỏ,
bón thúc, tưới nước, thu nhặt và hong phơi hạt. Giai đoạn này có thể lấy thu
bù chi.
Theo nhận xét của cán bộ nghiên cứu thuộc hai đơn vị nghiên cứu chủ lực về
cây Mắc ca ở nam Trung Quốc, ngoài đòi hỏi cao về làm đất và bón phân
như các loài cây lấy quả đang được trồng đại trà như cam, quýt, nhãn, vải
cây Mắc ca ít đòi hỏi chăm sóc quản lý khắt khe. Sâu bệnh hại ít nghiêm
trọng, trừ việc phải thu lượm hạt kịp thời để tránh tổn thất do chuột, sóc ăn.
Hầu hết cây lấy quả đều có đòi hỏi cao về tạo tán. Phần lớn các loài có hoa
tự đầu cành chỉ cành nào phát lộc vào vụ hè thu mới phân hoá được chồi hoa.
Việc triệt phá lộc đông và xuân phải thực hiện triệt để kịp thời mới hy vọng
ra hoa kết quả nhiều. Phần lớn nông dân ta còn chưa đủ kinh nghiệm về kỹ
thuật này.
Hoa tự Mắc ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi
hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non và do đó cũng ít phụ thuộc vào kỹ
thuật tạo tán. Do đó việc tạo tán chỉ cần tập trung vào mục tiêu tối ưu hoá
hiệu quả quang hợp điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động khuyến
lâm.
Trồng Mắc ca sẽ có nhiều lợi thế cho nông dân ở khâu sau thu hoạch.
Cách thu hoạch chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất bằng máy

hoặc bằng tay. Sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có
vấn đề chất lượng như trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả
quả chín và xanh.
Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại
vườn.
Khâu thu hoạch có mấy khó khăn chính như sau:
• Phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc.
• Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng.
• Mùa thu lượm trùng với mùa thu hoạch nông nghiệp nên thiếu nhân công.
Hiện nay đã có nhiều chất điều hoà sinh trưởng có thể sử dụng cho quả chín
rụng tập trung hơn, giảm bớt công vào rừng thu nhặt hàng ngày.
Vấn đề lớn nhất sau thu hoạch là làm khô.
Quả mới rụng hàm lượng nước có thể cao tới 30% phải nhanh chóng tách
quả và hong khô hạt trong bóng râm cho đến khi hàm lượng nước rút xuống
10%. Với thuận lợi là mùa thu hoạch gặp mùa khô hanh đầu đông ở miền
bắc nước ta nên yêu cầu này dễ thực hiện. Với độ ẩm 10% hạt có thể bảo
quản tới vài ba tháng. Các chủ trang trại ở úc và Mỹ thường bán sản phẩm
với tiêu chuẩn độ ẩm này.
Trong thưong mại Quốc tế tiêu chuẩn độ ẩm là 1,5% với độ ẩm này có thể
bảo quản hạt trong nhiều năm. Để làm khô tới độ ẩm này thường phải dùng
lò sấy gần giống lò sấy thuốc lá; nhiệt độ sấy ban đầu là 32 0 C, sau bốn năm
ngày nâng dần nhiệt độ lên 52 0 C theo độ khô của hạt.
Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn
hơn so với trồng nhãn, vải, đào, mận hay hạt giẻ , nguy cơ bị lái thương bắt
chẹt cũng nhỏ hơn.
Năng suất hạt Mắc ca phổ biến ở úc, Hawaii , Trung Quốc là 3,0 - 4,5 tấn/ha.
Giá bán nhân, (1/3 trọng lượng hạt khô) là 12 nghìn đến 15 nghìn USD/tấn.
Nếu tạm tính với năng suất 3 tấn hạt với giá 12 nghìn USD/ tấn nhân thì chí
ít người nông dân cũng thu được từ 5 nghìn – 10 nghìn USD/ ha/năm ( 40 –
80% so với giá xuất khẩu).

Với mức đầu tư gần 20 triệu VND/ha, trong đó gần một nửa là sức lao động
bản thân thì thu nhập từ một vụ thu hoạch đã vượt xa mức đâù tư.
Cây Mắc ca xứng đáng được lựa chọn làm cây xoá đói giảm nghèo.
Mắc-ca vốn là cây đại thụ thường xanh, cao 15- 20 m, tán rộng và rậm, tuổi
thọ ngoài trăm năm. Đây là cây góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ đất đai. Nếu
tạo tán theo yêu cầu lấy quả vẫn khó làm cho cây thấp hơn 10 m và tán lá
còn có thể rộng và rậm hơn.
Mắc ca hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững đối với vùng miền núi.
Lá cây Mắc-ca xanh đậm và bóng, có loài có viền răng cưa, hoa cực kỳ
nhiều, hàng trăm hoa cỡ 1-2 cm mỗi bông, loài hạt nhẵn hoa mầu trắng sữa,
loài hạt nhám hoa mầu hồng phai, mùa hoa kéo dài gần 2 tháng, hương thơm
ngào ngạt, nên có thể kết hợp nuôi ong. Mắc-ca cũng thể trồng ở công viên,
lâm viên, tạo phong cảnh đô thị và trang điểm cho rừng núi nước ta tươi đẹp
hơn.
III. Phân loại và giới thiệu các dòng vô tính đã được gây trồng
1- Phân loại :
Chi Macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại úc, 6 loài tại Tân
Cri-đo-nia, 1 loài tại Ma-đa-gas-ca, 1 loài tại đảo Xi-ri-bô.
Trong 18 loài trên chỉ có 2 loài đã được gây trồng trên quy mô thương mại
là:
- Macadamia integrifolia - Mắc ca vỏ hạt láng hay mắc-ca lá nguyên.
- Macadamia tetraphylla- Mắc ca vỏ hạt nhám hay mắc-ca mép lá răng cưa.
Các loài mắc-ca còn lại có nhân nhỏ, vị đắng, ít nhiều chứa độc tố nên chưa
được gây trồng nhiều.
Nếu gộp các loài đã được gây trồng, có triển vọng hoặc có giá trị làm cây
cảnh thì có thể kể tới 5 loài sau đây :
1.1. Macadamia integrifolia Maiden - Betche. Tạm dịch là mắc-ca vỏ
láng hoặc mắc-ca lá nhẵn.
Phân bố tự nhiên tại vùng rừng mưa phía đông đường phân thủy giữa nội địa

úc với bờ biển đông úc, chủ yếu là trên lãnh thổ bang Quensland và một
phần bang Newsouth wales trong khoảng 25 - 28 o vĩ độ nam. Vùng phân bố
tập trung nhất là dãy núi Mepherson mà một bên là sông Nunaibah và bên
kia là sông Mary ở phía bắc trên giải rộng 24km, dài 442km.
Loài này cao tới 18m, tán rộng 15m, vỏ cành nhạt màu hơn loài M.ternifolia
(mắc-ca 3 lá), lá non màu xanh nhạt, lá hình trứng ngược hoặc thuôn ngược.
Lá dài 10,2 - 30,5cm, rộng 2,5 - 7,6cm, có cuống lá ngắn, không có hoặc gần
như không có răng cưa, đuôi lá tròn, 3 lá hoặc 4 lá mọc xoáy ốc, nhưng ở
cây con hoặc cành non có thể gặp 1 đôi lá mọc đối.
Hoa tự thường mọc ra từ cành già, thường là mọc từ mắt lá sớm thành thục
nhất ở đoạn cuối cành (phía ngọn), Hoa tự thường dài 10,2 - 30,5cm; mỗi
hoa tự có từ 100 - 300 bông hoa (Hoa màu trắng).
Quả chín rộ vào tháng 3 đến tháng 6 ở úc (mùa thu đông nam bán cầu) và từ
tháng 7 đến tháng 11 ở Hawaii. Nhưng ở California quả chín từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau. Tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu quả
chín từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9. Ngoài ra, ở cây cao tuổi ngoài mùa
hoa tập trung vẫn có thể thấy hoa nở rải rác suốt năm. Vì vậy có thể coi loài
này là "hoa quả liên tục".
Quả hình tròn, vỏ quả không có lông nhung, màu xanh bóng. Vỏ hạt nhẵn,
đường kính hạt khoảng 1,3 - 3,2cm, nhân màu trắng sữa, có hương thơm,
chất lượng rất cao.
Hiện nay các giòng vô tính được gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại
chủ yếu được tuyển chọn từ loài này.
1. 2- Macadamia tetraphylla L.A.S Johnoson, có thể gọi là mắc-ca 4 lá,
mắc-ca hạt nhám hoặc mắc-ca lá răng cưa, mắc-ca lá gai.
Nguyên sản tại vùng rừng mưa nhiệt đới phía đông đường phân thuỷ của
châu úc trong khoảng 28 - 29 o vĩ tuyến nam, chủ yếu là trên dải đất dài
120km từ bờ nam sông Coomera và sông Nerang thuộc Quensland đến bờ
bắc sông Richmont thuộc New south Wales.
Cây cao khoảng 15m nhưng tán xoè rộng tới 18m, vỏ cành nhỏ xẫm màu

hơn mắc-ca vỏ láng, nhưng hơi nhạt màu hơn mắc-ca 3 lá (M.ternifolia). Lá
non màu đỏ hoặc màu hồng phai, đôi khi có màu xanh nõn chuối. Lá hình
thuôn ngược dài 10,2 - 15,8cm, rộng 2,5 - 7,6cm, gần như không có cuống lá,
mép lá có răng cưa nhọn như gai, đuôi lá nhọn, 4 lá mọc cách xoáy ốc, đôi
khi có 3 lá hoặc 5 lá mọc xoáy. Cây mầm cũng có 2 lá mọc đối.
Hoa tự mọc ra từ cành già, nhỏ và cũng mọc ở mắt sớm thành thục phía cuối
đoạn cành.
Hoa tự dài 15,2 - 20,3cm, có từ 100 - 300 bông hoa. Hoa màu hồng phai rất
tươi màu, nhưng cũng có cây cá biệt có hoa màu trắng sữa.
Mùa quả chín rộ ở úc từ tháng 3 đến tháng 6, tại Hawaii từ tháng 7 đến tháng
10, tại California từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tại Quảng Châu và Bán
đảo Lôi Châu từ trung tuần tháng 8 đến cuối tháng 9. Loài này mỗi năm chỉ
ra quả 1 lần.
Quả hình bầu dục, vỏ quả màu xanh xám, có phủ lớp lông nhung dày. Hạt có
vỏ nhám, đường kính hạt từ 1,2 đến 3,8cm, nhân có màu thẫm hơn mắc-ca
vỏ nhẵn, chất lượng cũng có khác nhau giữa các giòng.
Loài này cũng có giá trị gây trồng cao, chịu rét khá hơn loài vỏ láng, nếu
dùng làm gốc ghép thì nhịp độ tăng trưởng cây khá tốt và đều, khả năng
chống chịu nấm độc hại rễ phytophthora cũng khá hơn.
Do chất lượng nhân có thể rất khác nhau, chỉ nên gây trồng những giống đã
được tuyển chọn tốt.
1.3- Macadamia ternifolia F.Mueller - Măc-ca 3 lá

×