Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tre potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.79 KB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tre
Cây tre gắn bó thân thiết với người Việt từ bao đời, bao thế hệ, cây tre được
chế tác thành nhiều vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt, nông cụ sản xuất. Tre
được trồng để giữ đất, chống xóa mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc. Hiện nay,
thân tre làm nguyên liệu giấy, sản xuất chiếu trúc và làm hàng thủ công mỹ
nghệ… măng tre được chế biến thành rất nhiều món ăn và bài thuốc, chế
biến đồ hộp, là thực phẩm “sạch” với nhiều công dụng. Măng tre có tác dụng
tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm được độ béo phì, ăn thường
xuyên còn có tác dụng giảm huyết áp cao rất công hiệu
(www.mangtre.blogspot.com). Măng tre ngoài tác dụng để ăn tươi còn dùng
để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng sợi…
được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành
phần dinh dưỡng. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cứ mỗi 100g măng có
chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin), 0,1g
lipid, 5,7g glucid, 22mg Ca, 56mg Photpho, 0,1g Fe, 0,08mg caroten, 0,08
mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 0,6mg vitamin B3, 1,0mg vitamin C.
Ngoài ra, trong măng còn chứa khá nhiều Mg và rất giàu chất xơ. Với hàm
lượng chất béo, chất đường rất thấp và giàu chất xơ, măng là loại thực phẩm
có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa, phòng chống có hiệu
quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, bệnh táo bón, bệnh
ung thư đại tràng và ung thư vú. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, với
hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần,
măng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là
một trong những thực phẩm chống ung thư.

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre măng Điềm Trúc
Tre Điềm trúc Dendrocalamus latiflorus (nhiều nơi gọi thành "Điền
trúc"). . Loài này phân bố tại Myanma và Nam Trung Quốc. Điềm trúc mọc
cụm, yêu cầu nhiều ánh sáng mặt trời. Đường kích thân gần gốc đến 20cm,
đặc biệt lá có màu lục sẫm, kích thước lớn (chiều dài đến 40cm, chiều rộng


từ 7 đến 10cm. Măng to và có chất lượng cao, rất được ưa chuộng trên thị
trường Trung Quốc, Đài Loan. Việt Nam nhập giống này từ Trung quốc, đặc
điểm thân cây khá to, bản lá rộng, màu lá xanh đẹp, có thẻ nhân giống bằng
hom. Năng suất mang tre Điền Trúc cao, đạt 30-35 tấn/ha, chất lượng măng
khá tốt, ăn giòn ngọt. Giống khi nhập về dạng thân gốc 1 năm tuổi.
1.1. Vùng và đất trồng
Nhìn chung, tre măng Điềm Trúc thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm,
có lượng mưa lớn và có lượng ánh sáng dồi dào. Những vùng chịu ảnh
hưởng của gió Lào cần hết sức chú ý trong việc chọn thời vụ trồng, tránh
những ngày có gió khô nóng và cần có biện pháp tưới nước giữ ẩm cho cây
trồng. Đối với vùng núi cao cần phải tham khảo kỹ để lựa chọn loài tre măng
có khả năng phân bố ở độ cao lớn (>500m) như loài Mao Trúc.
Tre măng điềm Trúc là loài cây ưa sáng hoàn toàn vì vậy không được
trồng dưới tán các cây khác, khi trồng rừng tập trung nếu cần trồng hỗn giao
với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm
bảo độ chiếu sáng cho tre.
Các loài tre lấy măng đều thích hợp với các loại đất tầng dày, tơi xốp
nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước. Tốt nhất là các loại đất phù sa ven
sông suối, đất trên nương rẫy còn tính chất đất rừng. Không được trồng tre
điềm Trúc ở đất bị ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá tầng
mỏng và đất cát khô rời rạc.
Trường hợp nơi đồi trọc đất nghèo xấu, nhiều sỏi đá cần áp dụng các biện
pháp cải tạo đất như đào hố to rộng, bón nhiều phân hữu cơ, che tủ đất bằng
rơm rạ, tưới nước, trồng xen cây cố định đạm…
1.2. Thời vụ trồng
Tại các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu vụ mưa tháng 5 – tháng 9
1.3. Mật độ, cách trồng
- Hố đào: Kích thước hố đào là 60 x 60 x 50cm, đào hố trước khi
trồng 20 -30 ngày, nên để lớp đất mặt riêng để trộn với phân chuồng.
- Mật độ

Vì trồng để lấy măng nên số lượng cây tre ở mỗi bụi được khống chế nên
có 2 khoảng cách trồng phù hợp là 5m x 4m (500 – 550 cây/ha) hoặc 5m x
5m (400 – 450 cây/ha) tùy vào điều kiện trồng xen cây ngắn ngày như bắp
đậu trong những năm đầu. Triển khai trồng dặm sau 1,5 – 2 tháng và nên
hoàn tất trước khi kết thúc mùa mưa
Trong những năm đầu khi tre chưa giao tán, cần xen một vụ đậu và một
vụ bắp hàng năm để tăng thu nhập, giảm cỏ dại, giữ ẩm và có xác bả thực
vật để tủ gốc
- Cách trồng
Mỗi hố bón lót 15 kg phân chuồng hoai, lân Văn Điển 0,2 kg, phân KCl
0,1 kg/hố, trộn đều với đất mặt khi trồng
Ở đất thoát nước tốt, đặt mặt bầu cây thấp hơn mặt đất ngoài 10cm, lấp
đất trộn phân vào quanh bầu cây, nén chặt, ở thời điểm này hố trồng chưa
nên đắp cao thành mui rùa, tủ gốc bằng rơm rác có phủ một lớp đất mỏng.
Sau trồng nên tưới nước đẫm 2 -3 lần.
1.4. Tưới nước
Trong 1 -2 năm đầu, cây tre non cần đất ẩm để phát triển bộ rể, lượng
nước cho mỗi lần tưới không nhiều, nhưng cần nhiều đợt tưới kế hợp với tủ
gốc bằng rơm rác dày 20 – 30cm, trồng tre vào cuối mùa mưa, vùng nhiều
gió cây tre non dễ chết nên cần quan sát độ ẩm đất để tưới vào tủ gốc nhiều
hơn. Giai đoạn khai thác, cần tưới nhiều nước vào giai đoạn tre ra măng.
1.5. Làm cỏ, bón phân
Xới xáo làm cỏ xung quanh gốc tre tối thiểu 3 tháng 1 lần kết hợp với tủ
rơm rạ quanh gốc, có thể tăng cường trong mùa mưa. Việc làm này vừa tạo
cho đất tơi xốp thuận lợi cho măng mọc, vừa giữ ẩm cho đất…; đặc biệt vào
vụ hè hoặc vùng có gió khô nóng tủ gốc cho cây được coi là biện pháp rất
quan trọng.
Dùng kéo cắt tỉa hết các cành lá trên thân cây từ mặt đất đến khoảng 1m
chiều cao khi bui tre có từ hơn 3 cây mẹ
Để tre đãm bảo sinh trưởng và ra măng nên bón từ 2 lần mỗi năm, bón

trước khi cây ra măng vào đầu mùa mưa và sau khi thu hoạch đợt đầu ở mỗi
năm, với những vườn xử lý để ra trong mùa khô cần bón thêm 1 lần ở thời
điểm xử lý. Lượng bón gồm 15 kg phân hữu cơ mỗi bụi/khóm/năm bổ sung
mỗi đợt 0,25 kg Urê + 0,1 kg Lân Văn Điển + 0,15 kg KCl kết hợp xáo nhẹ
cách gốc 50 - 60cm và tưới nước. Lượng bón qua mỗi năm tăng dần từ 25 -
40% đến năm thứ 5 tùy vào dinh dưỡng của đất và khả năng sinh trưởng và
cho măng của tre
1.6. Phòng trừ sâu bệnh
Vườn tre mới trồng không được thả gia súc hay gia cầm sẽ làm gia tăng
tỷ lệ chết cây con
Sâu hại trên tre không nhiều, thường dùng một số loại thuốc như Basudin,
Padan phun trên thân hoặc tưới gốc khi phát hiện sâu hại hay vào cuối mùa
mưa . Riêng Sâu voi: thường đẻ trứng vào 9 – 12 giờ trưa và 15 giờ đến tối
vì vậy trong thời gian này ta nên tìm bắt và tiêu diệt đạt hiệu quả cao nhất.
Khi ấu trùng chuyển hóa thành sâu nên dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng
500 lần để phun thuốc trừ sâu.
Vào đầu mùa mưa nên rải vôi quanh gốc để phòng trừ nấm hại, hạn chế
đọng nước hay quá ẩm ướt quanh gốc. Khi nấm bệnh tấn công gây thối
măng, ta nên cào rác quanh gốc măng cho thông thoáng và phun một số loại
thuốc như Dithan M45, Macozeb, hay Ridomil.

2. Thu hoạch và bảo quản
Nhiều giống tre thường thu hoạch vào năm thứ 2 sau trồng, đường kính
thân cây cũng lớn dần qua các đợt mọc lên và thay thế. Măng của các loài
tre chuyên cho măng thường có chất lượng cao khi còn nằm trong đất, khi đã
nhô lên cao khỏi mặt đất bị ánh sáng chiếu vào thường chất lượng của măng
giảm. Vì vậy nếu sử dụng măng tươi cần khai thác măng vừa thấy lộ lên mặt
đất, cách đơn giản chống ánh sáng chiếu vào măng là phủ lớp rơm rạ dày
khoảng 20-30 cm trên mặt đất quanh bụi tre.
Dùng thuổng bới đất ra thâý củ măng sẽ dùng dao cắt. Vị trí cắt ở chỗ

thắt của củ măng cách gốc tre mẹ khoảng 3-4 cm, chú ý cắt thẳng theo chiều
vuông góc với bề mặt măng. Sau khi cắt măng xong lấp ngay đất lại.
Măng tre thu hoạch về được bóc sách và luột để sử dụng. Để tiêu thu tươi,
bà con đem xếp khoảng 2 lớp măng trong chum ( vại) rồi dùng nilon đen phủ
kín miệng chum. Sau đó đem xếp chum vại vào trong chỗ bóng râm, hoặc
chỗ ẩm, làm như vậy có thể bảo quản măng tre tối thiểu được 20 ngày để
tiêu thụ.
Trong trường hợp khai thác măng để chế biến măng khô theo cách của
Trung Quốc thì đợi măng mọc cao khỏi mặt đất khoảng 0,6 – 0,8 m mới thu
hái, nên trùm bao tải để tránh nắng. Thời gian thu hái măng thích hợp nhất là
vào buổi sáng sớm khi chưa có ánh sáng mặt trời chiếu hoặc vào những ngày
mưa. Măng mang về cắt khoanh dài khoảng 3 – 6 cm (dùng móng tay bấm
nếu chỗ nào già thì vứt bỏ). Cho các khoanh măng vào nồi luộc gần 2 giờ
(không nên luột quá chín), vớt ra để cho ráo nước, rồi cho vào túi nilon ủ kín
trong 15 ngày cho lên men. Tãi măng đã ủ kỹ ra nong nia để phơi ở nắng nhẹ
cho đến khô.
Các loài tre chuyên lấy măng thường có thời vụ ra măng vào mùa mưa
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 (có loài đến tận tháng 11), rộ nhất là các
tháng 6, 7, 8. Vì vậy trong vụ măng cần khai thác măng đúng thời gian, vì
măng sinh trưởng rất nhanh, thường thì trong vụ rộ cách 2-3 ngày một lần,
còn đầu và cuối vụ 5-7 ngày một lần.
Ở điều kiện vườn tre ít măng hoặc không xử lý vào mùa khô, sau mỗi 2
năm, chọn khoảng 2- 3 củ măng to mập, không bị sâu bệnh mọc lên ở các
hướng vào khoảng tháng 8, 9 để lại nuôi dưỡng làm cây thay thế cây mẹ sau
này.

- Điều tiết cây mẹ: Tuỳ theo mục đích trồng mà số lượng cây mẹ trong một
bụi tre cần phải điều tiết cho phù hợp. Trường hợp mục tiêu là kinh doanh
măng thì hàng năm phải loại bỏ cây mẹ già tuổi 3 trở lên chỉ để lại khoảng 5-
6 cây bánh tẻ có các lứa tuổi 1 và 2 trong một bụi tre. Cách loại bỏ cây mẹ

già là phải đào đất trơ hết củ gốc của cây mẹ rồi chặt bỏ tận củ gốc cây mẹ
đó, xong lấp đất lèn chặt như cũ.
Trường hợp mục tiêu trồng rừng để lấy thân cây tre làm nguyên liệu hoặc
vào năm mắt giá thì số lượng cây để lại nuôi trong mỗi bụi sẽ phải lớn hơn.

3. Xử lý tre măng ra nghịch mùa
Trong điều kiện không đầu tư chăm sóc, tre rất ít ra măng trong mùa khô,
ngoài ra một số giống tre như Mạnh Tông cũng khó xử lý
Muốn cho tre Điền Trúc đẻ măng (từ năm thứ 4) trong mùa khô thì để
vườn khô tự nhiên trong khoảng 01 tháng, sau đó xáo nhẹ để 10- 15 thì tưới,
kết hợp với bón phân và tủ gốc càng dày càng tốt. Phải tưới tràn thật đẫm +
tưới vòi bổ sung cho ướt hết bổi. Cứ 10 ngày tưới 1 lần, sau ba lần tưới thì
măng bắt đầu mọc và khai thác dần.
Chú ý: Muốn có măng vào mùa khô thì vụ chính (vụ măng trước đó vào
mùa mưa) không được khai thác kiệt làm yếu cây. Phải để lại những cây
măng chính mọc thẳng từ dưới đất sâu, mỗi bụi nên định hình để 5-6 gốc tre
mẹ. Năng suất măng mùa khô tuy không bằng mùa mưa, nhưng bù lại bán
được giá cao nên thu nhập cao hơn mùa mưa.

4. Một số lưu ý trong việc trồng tre măng
Nhiều nhà vườn do không am hiểu về kỹ thuật, lại chạy theo lợi nhuận
nên khả năng sinh trưởng và năng suất măng ở một số vườn tre có chiều
hướng giảm đi. Tình trạng này là do một số nguyên nhân :
- Kế hoạch chọn măng để lại trên bụi (măng để lại làm cây bố mẹ) không
hợp lý
- Cuối mùa mưa, nếu còn nhiều măng nanh (măng mọc từ măng đã sắn trước
đây) thì người dân lại tiếp tục thu hoạch, nếu ít măng nanh thì để lại nhưng
không chăm sóc.Do vậy, trong vòng 2 -3 năm sẽ không có măng lớn (có
đường kính 15 -20cm), và dẫn đến tình trạng không có cây tre lớn (măng to).
- Thu hoạch những mụt măng nằm phía ngoài nên làm cho bụi tre không

phát triển theo chiều rộng mà có chiều hướng gom về phía tâm bụi tre.
- Trồng tre khai thác măng trái vụ đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật
thâm canh
- Để giúp cho người trồng tre có thể kéo dài thời kỳ khai thác măng (thời kỳ
kinh doanh) 10 - 20 năm người trồng tre cần để tre đến năm thứ 3 mới bắt
đầu cho thu hoạch. Trong thu hoạch đầu vụ thuận, người chủ vườn cần chọn
trước 3 - 4 mục măng to có các măng phát triển đều, măng phải mọc từ dưới
mặt đất lên rồi dùng nước sơn đánh dấu, không cho khai thác. Còn lại tiến
hành cho thu hoạch.
- Tre hút dinh dưỡng rất mạnh, vì thế cần đầu tư phân hữu cơ và vô cơ, trong
đó lượng phân hữu cơ từ phân chuồng rơm rạ, lá mía… càng nhiều năng suất
càng cao
Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!

×