Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề bài kiểm tra số 1 môn Luật Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.53 KB, 7 trang )

BÀI KIỂM TRA SỐ 1
MƠN: LUẬT TÀI CHÍNH
Đề bài:
1. Đánh thuế vào thu nhập, tài sản không phân biệt nguồn gốc (hợp pháp hay
phạm pháp) là quan điểm thực tế nhưng phi lý. Ý kiến của anh chị?
2. Tóm tắt lại quan điểm về cư trú và thường trú của đối tượng nộp thuế
Bài làm
Câu 1:
Cá nhân em cho rằng quan điểm thuế chỉ thu đối với tài sản, thu nhập hợp
pháp đã khơng cịn tối ưu đối với hiện tại. Không thể phủ nhận quan điểm thuế chỉ
thu vào tài sản, thu nhập hợp pháp đã từng khá phổ biến trong quan điểm lập pháp
của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng
việc thu thuế đối với những thu nhập, tài sản bất minh. Ở Hà Lan, tất cả các thu
nhập có được từ những hoạt động trộm cắp, bn bán ma túy, lừa đảo, hối lộ đều
phải kê khai đánh thuế. Tại Thụy Điển, thuế được thu đối với toàn bộ thu nhập mà
doanh nghiệp có được khơng phân biệt nguồn gốc. Ngay ở Việt Nam, trong pháp
luật thuế thực định, việc thu thuế cũng khơng căn cứ vào tính hợp pháp của tài sản,
thu nhập. Các luật thuế cũng không đặt vấn đề trả lại số thuế đã thu từ những hoạt
động, thu nhập mà sau khi đã kê khai nộp thuế thì bị phát hiện là có nguồn gốc từ
sự vi phạm pháp luật.
Đối với các tài sản bất minh, khơng rõ nguồn gốc thì có thể dựa trên các cơ sở
sau để thu thuế:
- Thứ nhất, thuế được thu dựa vào khả năng nộp thuế chứ không phải dựa vào
tính hợp pháp của hành vi, thu nhập, tài sản. Khả năng nộp thuế được hiểu là người
nộp thuế có khả năng trang trải số tiền thuế cho Nhà nước. ví dụ như trường hợp
1


một cá nhân trúng giải lô tô, việc này làm gia tăng tài sản của cá nhân đó và là một
tình trạng kinh tế để là cơ sở phát sinh nghĩa vụ thuế của cá nhân trúng giải lô tô.
Như vậy, để thiết lập các quy định thuế, tình trạng kinh tế của người nộp thuế mới


là mối quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn việc có thu thuế hay không. Các
thẩm phán Hoa Kỳ lập luận rằng, một đồng tiền dù có nguồn gốc như thế nào thì
khi được sử dụng vẫn có sức mua như nhau. Với ý nghĩa đó, sẽ là khơng cơng
bằng trong lĩnh vực thuế nếu thu nhập từ một hoạt động hợp pháp lại bị đánh thuế
trong khi lại mặc định rằng những người đang trục lợi mạnh mẽ từ hoạt động
không hợp pháp lại được miễn thuế. Chính khi hệ thống thuế được thiết kế trên cơ
sở khả năng nộp thuế thì mới xác lập và bảo đảm được tính đạo lý của thuế. Thực
tế có quan điểm cho rằng chỉ thu thuế đối với tài sản, thu nhập hợp pháp thì thuế
mới có tính đạo lý, theo đó, Nhà nước khơng thể “hợp pháp hóa” tài sản có từ
nguồn gốc bất hợp pháp, Nhà nước chẳng khác nào hợp pháp hóa cho một hành vi
phạm pháp, quan điểm này chưa chính xác vì việc thu thuế khơng đồng nghĩa với
sự thừa nhận của Nhà nước về tính hợp pháp của hành vi, thu nhập, tài sản. Bởi
lẽ, về mặt logic, nộp thuế không phải là một bằng chứng để chứng minh tính hợp
pháp của hành vi. Thuế phát sinh trên cơ sở hành vi của người nộp thuế, nên không
thể đánh đồng hệ quả với nguyên nhân của hành vi được. Một án lệ ở Pháp đã cho
thấy, khi một thầy lang lập luận rằng hành vi khám bệnh của mình phải được Chính
quyền thừa nhận vì hàng năm ơng ta vẫn nộp thuế đầy đủ thì Tịa án đã bác bỏ với
lập luận chính rằng: Mục đích của việc nộp thuế khơng phải là để chứng minh tính
hợp pháp của hành vi mà là để đóng góp cho Nhà nước trên cơ sở năng lực tài
chính của người nộp thuế.
- Thứ hai, việc nộp thuế là nghĩa vụ của người nộp thuế đối với nhà nước. Căn
cứ làm phát sinh nghĩa vụ tài chính này là dựa trên mối quan hệ mang tính chính
trị giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong xã hôi, tức là một nghĩa vụ đóng
góp tài chính cho Nhà nước, chứ khơng phải là một nghĩa vụ được phát sinh trên
2


cơ sở chuyển giao tài sản theo quan niệm của pháp luật dân sự. Mặt khác, luật thuế
là một ngành luật mang tính thực tế và chỉ quan tâm tới những vấn đề nó có liên
quan mà khơng chịu ảnh hưởng của loại luật khác như luật dân sự, luật thương

mại và khơng tính đến ý định của người đóng thuế. Vì vậy, cSăn cứ phát sinh nghĩa
vụ thuế ở đây cũng không phụ thuộc vào quy định của những ngành luật khác.
Những người theo quan điểm thuế phải đánh trên thu nhập, tài sản hợp pháp
thường dựa trên một logic của việc chuyển dịch tài sản từ người nộp thuế sang
Nhà nước phải bảo đảm đúng những căn cứ pháp lý của Bộ luật dân sự để tạo nên
tính hợp pháp của hành vi chuyển dịch sở hữu. Theo đó, người chủ sở hữu tài sản
mới là người có quyền chuyển quyền sở hữu, cũng tức là những ai khơng có đủ cơ
sở cho quyền sở hữu hợp pháp tài sản đều không thể thực hiện việc chuyển dịch
sở hữu tài sản, thu nhập cho Nhà nước dưới mọi hình thức, kể cả thuế. Tuy nhiên,
trong lý thuyết thuế hiện nay, người ta quan niệm pháp luật thuế có tính độc lập,
để có thể xử lý các vấn đề theo một cách thức đặc thù, mà không cần phải tuân
theo các quy định của luật dân sự, luật thương mại để xác định tính chất pháp lý
của một hoạt động chịu thuế. Sở dĩ Luật Thuế không phải chịu sự quy chiếu về
Luật Dân sự, Thương mại là vì, xét về logic, quan hệ thuế giữa Nhà nước và người
nộp thuế, mặc dù về hình thức rất giống với một sự chuyển dịch, phân phối tài sản,
là quan hệ thu nộp không dựa trên sự thỏa thuận, không dựa trên ý định của người
nộp thuế. Vì vậy, khơng thể coi nghĩa vụ đóng thuế tương đương với việc định
đoạt tài sản, chuyển giao quyền sở hữu như trong Luật Dân sự để áp dụng nguyên
tắc của ngành luật này vào việc quyết định có thu hay khơng thu thuế theo tính
chất, theo nguồn gốc của tài sản, thu nhập.
- Thứ ba, việc thu thuế vào các tài sản bất minh cần dựa trên cơ sở tính hiệu quả
của việc áp dụng pháp luật. Thật vậy, dễ dàng tìm kiếm dấu vết của việc không kê
khai thuế hơn là dấu vết của tham nhũng. Việc xác minh một tài sản, thu nhập là
bất hợp pháp không phải là một công việc dễ dàng. Ngay Luật Phòng, chống tham
3


nhũng 2018, Điều 49 cũng chỉ giới hạn việc kết quả xác minh là tính trung thực,
rõ ràng trong kê khai hoặc trong giải trình, tức là chỉ xác định những yếu tố thuộc
về chủ quan của người kê khai, chứ cũng khơng thể kết luận về tính hợp pháp hay

khơng hợp pháp của tài sản. Do đó, hệ quả là biện pháp chế tài theo Điều 93 là tài
sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho cho chủ sở hữu hoặc tịch thu chỉ có
thể thực hiện được khi cơ quan có thẩm quyền chứng minh được đó là tài sản, thu
nhập có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. Về mặt thực tiễn, trong suốt thời gian
chờ một kết luận về nguồn gốc của tài sản, thu nhập thì những tài sản, thu nhập đó
khơng hề phải chịu bất kỳ sự điều chỉnh nào của pháp luật về phịng chống, tham
nhũng. Đó là lý do, theo kinh nghiệm các nước, trong thời gian này việc thu thuế
nên được thực hiện để tránh thất thoát số tài sản bất minh và sau khi chứng minh
được số tài sản này là do hành vi tham nhũng mà có thì nó sẽ bị tịch thu.
Câu 2: Quan điểm về cư trú và thường trú của đối tượng nộp thuế.
Trước hết, Đối tượng nộp thuế là người trực tiếp có nghĩa vụ mang tiền nộp
trực tiếp trên cơ quan thuế.
1. Khái niệm cư trú:
Là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công
dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu
của cơng dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ
theo quy định của pháp luật.
- Khái niệm thường trú: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006
sửa đổi, bổ sung năm 2013, thường trú được hiểu như sau: “Nơi thường trú là nơi
công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất
định và đã đăng ký thường trú”. Như vậy, nơi thường trú của đối tượng nộp thuế
là nơi người nộp thuế sinh sống thường xun, ổn định, khơng có thời hạn tại một

4


chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú, thường là địa chỉ nơi đăng ký sổ hộ
khẩu.
Mục đích của việc xác định một cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam
nhằm giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý một cách rõ ràng hơn, giúp cho

việc tính thuế thu nhập cá nhân chính xác và hiệu quả. Căn cứ theo khoản 1 và
khoản 2 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế thu
nhập cá nhân như sau:
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
- Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt
Nam.
-Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là
một ngày cư trú.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá
nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường
xuyên, ổn định khơng có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường
trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ
thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm
quyền thuộc Bộ Công an cấp.

5


b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời
hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
- Cá nhân chưa hoặc khơng có nơi ở thường xun theo hướng dẫn tại điểm b.1,
khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ

183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả
trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà
trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người
sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại
khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế
mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó
là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác
được căn cứ vào “giấy chứng nhận cư trú”. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc
vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam khơng có quy định cấp giấy
chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời
gian cư trú.
2. Kỳ tính thuế của cá nhân cư trú
2.1. Kỳ tính thuế theo năm: Được áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu
nhập từ tiền lương, tiền công.
- Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở
lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
- Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày
nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ
183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ
ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm
dương lịch.
6


2.2. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: Được áp dụng đối với thu nhập
từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất
động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng
quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng.

2.3. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm: áp dụng đối với thu nhập
từ chuyển nhượng chứng khoán.
3. Cách xác định thu nhập chịu thuế đối với cá nhân cư trú
Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam,
khơng phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định
với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với
các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế
thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần
đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt
Nam (được tính đủ theo tháng) khơng phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự
để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế
trùng giữa hai quốc gia.
4. Thuế suất thuế Thu nhập cá nhân nếu là cá nhân cư trú
Thuế suất 10% toàn phần hoặc theo biểu lũy tiến từng phần

7



×