Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật xử lý măng cụt ra hoa theo ý muốn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.86 KB, 6 trang )

Kỹ thuật xử lý măng cụt ra hoa theo ý muốn
Bằng trái cà có hoa dưới đít,
Bằng trái quít dưới đít có hoa?
Đó là câu đố vui về trái măng cụt ở xứ miệt vườn Bến Tre mà người dân
nơi đây thường hay đố nhau sau những ngày làm việc mệt nhọc. Măng
cụt được trồng chủ yếu ở Nam bộ, trong đó đồng bằng sông Cửu Long
hiện có hơn 5.000 ha, sản lượng khoảng 4.500 tấn, trong đó có 1/3 diện
tích đang cho trái. Bến Tre hiện có gần 4.500 ha, là tỉnh đã công bố
chính thức chọn măng cụt là cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển theo
hướng thâm canh.
Măng cụt là loại cây đặc sản, đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường trái
cây cao cấp. Giá măng cụt lúc nào cũng cao. Đám cưới mà có mâm măng
cụt là thuộc loại sang. Măng cụt được gọi là “nữ hoàng” của cây ăn trái là
vậy. Chủ cơ sở cây giống DUY HIỀN, cũng là người trồng để nhân giống tại
xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre, nói về vườn cây của mình, cũng có
bao thăng trầm.

Để có trái măng cụt đến tay người tiêu dùng nhà vườn phải bỏ ra không ít
công sức
Trồng măng cụt
Đối với cây măng cụt, việc chuẩn bị đất cũng giống như các loại cây ăn trái
khác, nhưng khoảng cách trồng phải từ 7 – 10 m, vì tàn lá lớn và cây sống
lâu năm. Nếu trồng xen với dừa, thì nên trồng khoảng giữa 4 cây dừa là tốt
nhất.
Khi trồng nên cắt bớt lá, nên trồng vào đầu mùa mưa. Có thể trồng xen với
chuối, dừa để che mát. Muốn trồng thuần măng cụt, lúc đầu khi cây còn nhỏ
nên xen những cây ngắn ngày để có thu nhập.
Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, nên cần tưới và chăm sóc thường xuyên.
Cây bị ngập nước dễ chết, cho nên cần thoát nước tốt vào mùa mưa.
Cây măng cụt rất ưa phân chuồng. Bón đạm để giúp cây tăng trưởng nhanh.
Kinh nghiệm của những nhà vườn chuyên canh: Trong năm đầu có thể bón


từ 50 gam đến 100 gam phân SA/cây hoặc 20-40 gam urê/cây vào một tháng
sau khi trồng và từ 50-100 gam SA, hoặc 20-40 gam urê vào sáu tháng sau.
Từ năm thứ hai sau khi trồng nên tăng dần lượng phân theo giai đoạn tăng
trưởng. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500 gam phân NPK 20-20-15 một cây
vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn sẽ cho nhiều trái.
Cây trưởng thành có thể bón từ 2 kg NPK/năm. Những người có kinh
nghiệm có thể bón 1,5 kg DAP/gốc vào cuối mùa mưa, kết hợp bồi sình rải
lá và cỏ mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Lúc đầu cắt bỏ cành yếu, nhưng cây cao từ 8 đến 10m thì cắt ngọn để giảm
chiều cao, tạo tán ngang giúp cây cho trái nhiều.
Bệnh của cây măng cụt thường là sâu ăn lá, rệp dính hoặc nhện đỏ, bọ xích
làm cây kiệt sức, bệnh đóm rong, chảy nhựa vàng. Các loại bệnh này đều có
thuốc trị, chỉ cần nhà vườn lưu ý sẽ khỏi.
Thu hoạch trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi, vì có thể bảo quản được từ 7-
10 ngày.
Hiện tại theo dự án của Bến Tre diện tích măng cụt của tỉnh đã lên tới 4.500
ha, trong đó 200 ha đang trong thời kỳ cho trái năng suất cao.
Hạn chế của trái măng cụt là trái bị sượng. Cách tốt nhất là thu hoạch trước
mùa mưa. Đặc tính của măng cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc
cho măng cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và
đồng loạt.
Xử lý cho trái nghịch vụ
Để cho mùa sau ra trái sớm và chất lượng, sau thu hoạch mùa trước cần làm
mấy việc sau: Thứ nhất, bón 3 kg phân đầu trâu AT1 + 30 kg phân ủ hoai +
50 gam RICHO-MS/cây có tán 6-8 mét, tưới nước đều. Thứ hai là tỉa bỏ
cành vượt, cành cấp một vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu
cành trên toàn bộ tán lá. Làm hai việc này càng nhanh càng tốt.
Hai tuần sau, dùng MS-THIORÊ hoặc FOOD-MS1 phun sương ướt đều tán
cây. Sau hai đến ba lần phun, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú
được 01 tuần, dùng FOOD-MS1 phun hai lần, 10 ngày một lần nữa, giúp đọt

lá phát triển mạnh chuẩn bị ra hoa.
Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn
là ra hoa. Khi đọt non được 05 tuần tuổi, bón 02 kg phân đầu trâu AT2 + 02
kg HUMICH/cây. Muốn có hiệu quả nhanh, thì dùng 100 gam MS hòa nước
xịt đều trên cây. Một tuần sau dùng FOOD-MS2 hoặc F-PO phun sương cho
ướt đều hai mặt lá cây hai lần, cách nhau 07 ngày/lần. Làm vào đầu tháng 10
âm lịch để thu hoạch đầu tháng 04 năm sau.
Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Thứ nhất, khi đọt non 09 tuần
thì siết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp.
Khoảng 2-4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5-7 ngày
sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khất gốc (khoanh vỏ). Cách
làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9-10
tuần tuổi, khoảng ngày 15 tháng 10 (âm lịch), tiến hành khất gốc xung quanh
thân. Chỉ khất phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khất cách
mặt đất khoảng 1 mét.
Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng
loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa C.A.T + FOOD-MS2 phun
sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại
và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến hoa nở khoảng 30-
45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun hai lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR
cách nhau 10 ngày một lần.
Nuôi trái cũng là vấn đề quan trọng. Khi trái đậu hai tuần, bón 02 kg phân
đầu trâu AT3 + 02 kg HUMICH/cây, chia làm hai lần. Muốn cho cung cấp
nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400 gam MS hòa với 04 lít nước xịt cho
một cây. Đồng thời, dùng HCR phun hai lần, 07 ngày/lần. Sau đó dùng
thuốc dưỡng trái + FOOD-MS4 phun 3-4 lần, 10 ngày một lần giúp cho trái
to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái.

×