Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ (P3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.85 KB, 2 trang )

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ (P3)
III - ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG SINH THỰC CỦA CÂY CHÈ
Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè cho hoa quả lần thứ nhất. Từ 3
đến 5 năm cây chè được hoàn chỉnh về đặc tính phát dục. Trên mỗi
nách lá chè thường có một mầm dinh dưỡng ở giữa và 2 hoặc nhiều
mầm sinh thực ở hai bên. Hoa chè được hình thành từ các mầm sinh
thực. Hoa chè lưỡng tính, đài hoa có 5 - 7 cánh. Trong một hoa có rất
nhiều nhị đực, từ 200 - 400. Noãn sào thường có 3 - 4 ô. Trong điều kiện
tự nhiên ở Vĩnh Phú, mầm hoa chè được hình thành và phân hóa sau
thánh 6. Hoa nở rộ vào thánh 11 - 12. Phương thức thụ phấn chủ yếu là
khác hoa, tự thụ phấn chỉ 2 - 3%. Trong một ngày, hoa thường nở từ 5 -
9 giờ sáng. Nhị đực thường chín trước nhị cái 2 ngày. Hạt phấn hoa chè
sống khá lâu: Sau 5 ngày kể từ khi hoa nở rộ, hạt phấn vẫn còn khả
năng nảy mầm tới 70%. Khả năng thụ tinh tốt nhất của hạt phấn là sau
khi hoa nở 2 ngày. Khả năng ra nụ, ra hoa của chè rất lớn nhưng tỷ lệ
kết quả thường thấp hơn 12%. Sau khi thụ tinh quả chè được hình
thành, thời gian phát dục của quả khoảng 9 đến 10 tháng. Quả chè
thuộc loại quả nang. Mỗi quả thường có 2 - 3 hạt. Hình dạng bên ngoài
của quả phụ thuộc vào số lượng hạt trong quả. Quả có 3 hạt thì có hình
3 góc, quả có 4 hạt thì có hình 4 góc Trọng lượng hạt, tỷ lệ hạt/quả
thay đổi tùy theo giống. Theo kết quả nghiên cứu của Bakhơtatze thì
trọng lượng 1000 hạt chè thay đổi như sau: Giống chè Nhật Bản: 1.100g
Giống chè Trung Quốc: 1.250g Giống lai Trung An: 1.400g Gíông chè
Ấn Độ (Manipua): 1.700g Trọng lượng 1.000 hạt chè Trung du Việt
Nam thường vào khoảng 2.000g. Hạt chè không có nội nhũ. Lá mầm của
hạt chè rất phát triển chiếm 3,4 trọng lượng của hạt. Phần lớn các chất
dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho hạt nảy mầm đều dự trữ trong lá mầm.
Thành phần hóa học của hạt chè, theo phân tích của Khupera và
Bakhơtatze (1948) như sau: dầu 22,9%, anbumin 8,5%, Xapônin 9,1%,
tinh bột 32,5%, gluxit khác 19,9%, xenlulo 3,8%, muối khoáng 3,3%.
Hàm lượng dầu thay đổi tùy theo giống, ví dụ giống Ấn Độ: 43 - 45%,


Trung Quốc: 30 - 35%, Nhật Bản: 24 - 26%, Gruzia: 36%. Sau khi hạt
nảy mầm, lá mầm của hạt chè có khả năng hình thành diệp lục tố và
tiến hành quang hợp. Theo V.V.Kutubitje (1974) thì hạt chè có hiện
tượng đa phôi. Hiện tượng này xuất hiện với tỷ lệ thấp ở trong chè,
chiếm 0,19% số lượng hạt. Trong tương lai, hiện tượng đó có thể ứng
dụng vào công tác chọn giống và nghiên cứu tế bào học của chúng.

×