Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Không đề Nguyễn Bính tài liệu hoàn chỉnh và miễn phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.54 KB, 3 trang )

Trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
thơ “Khơng đề” - Nguyễn Bính.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám là
một bộ phận quan trọng trong nền văn học nước nhà. Thời kì này xuất
hiện nhiều trào lưu văn học khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là Thơ mới.
Thơ mới đã mở ra cả một thời đại thi ca và xuất hiện nhiều tác phẩm
xuất sắc. Một trong số đó phải kể đến bài thơ “Khơng đề” của nhà thơ
Nguyễn Bính. Làm nên thành cơng của tác phẩm ấy, ta không thể không
kể đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
“Hôm nay dưới bến xi đị
Thương nhau qua cửa tị vị nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào
Thơ mới. Khi nhắc đến cái tên Nguyễn Bính, người ta nghĩ ngay đến
“nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam” bởi những tác phẩm thành
công nhất của ông chủ yếu viết về đề tài này. Giai đoạn những năm 1936
- 1940 là thời kỳ sáng tác của Nguyễn Bính thăng hoa nhất. Một trong số
đó phải kể đến thi phẩm “Khơng đề”. Bài thơ ra đời năm 1938 in trong
tập “Hương cố nhân” (1941) và được nhà phê bình văn học Nguyễn
Hưng Quốc đánh giá là “một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh
nhất
của
Nguyễn
Bính”.
“Khơng đề” nghĩa là khơng có nhan đề. Vỏn vẹn hai từ “không đề”
đơn giản, tác giả buộc người đọc phải tự đào sâu, khám phá tác phẩm để
hiểu được những tinh hoa ẩn sau tựa đề ấy. Vẫn cách nói chân thành, trữ
tình, vẫn sắc thái cảm xúc dung dị, đằm thắm, nhà thơ đã khắc hoạ nên
bức tranh về buổi tiễn biệt đầy cảm xúc giữa đôi người “thương nhau”.
Với sự vận động của mạch cảm xúc, đi từ khung cảnh của cuộc chia tay


đến nỗi buồn thương khắc khoải, dạt dào mà kín đáo trong cảm xúc nhân
vật trữ tình cùng những dự cảm, lo âu, thảng thốt của cô gái trong lúc
tiễn biệt chàng trai, nhà thơ đã ngầm xác nhận một sự thật: Họ thương
nhau, yêu nhau và đó là cuộc chia tay thật xót xa, bi đát! Trước sự ra đi
của chàng trai, nhà thơ gợi nên một dự cảm dù chỉ mơ hồ rằng: chuyến
đi ấy đầy bất trắc, nó có thể là một chuyến đi khơng có ngày trở lại.
Mở đầu bài thơ là khung của cảnh buổi chia ly được vẽ nên qua


trạng từ chỉ thời gian “hôm nay” kết hợp cùng từ chỉ địa điểm “dưới
bến” và sự vận động qua cụm từ “xi đị”. Khung cảnh thiên nhiên, sự
vật êm đềm, n ả đóng vai trị như một lời giới thiệu, dẫn dắt hết sức
khéo léo để làm nổi bật lên cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình
trong
những
câu
thơ
sau:
“Thương nhau qua cửa tị vị nhìn nhau
Anh đi đấy? Anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”
Dẫu là “thương nhau”, vậy tại sao đó khơng phải một cuộc tiễn đưa đầy
bịn rịn, tay nắm chặt tay không nỡ rời tại nơi bến đò mà chỉ là “qua cửa
tò vị nhìn nhau”? Nguyễn Bính nói họ “thương nhau” nhưng chắc
“thương” ở đây chỉ là cái “thương thầm” e ấp, chẳng dám thổ lộ lịng
mình nên cuộc tiễn đưa mới khơng có lấy một lời từ biệt, cũng chẳng có
một cái vẫy tay, chỉ hiển hiện hai đơi mắt nhìn nhau dạt dào cảm xúc.
Cái nhìn thương mến, sầu muộn của cô gái cứ dõi mãi theo chàng trai,
chất chứa sự khắc khoải của nỗi buồn chia xa cùng câu hỏi đầy thảng
thốt, ngậm ngùi: “anh đi đấy? Anh về đâu?” Câu hỏi cất lên, tan lỗng

vào khoảng khơng, khơng có lời giải đáp, chỉ để lại nỗi buồn: buồn đọng
lại nơi đôi mắt, buồn vương vấn cả tâm hồn, buồn giăng mắc khắp
không gian. Người con gái thẫn thờ, ngẩn ngơ dõi mãi theo hình bóng
chàng trai lồng trong bóng nâu của cánh buồm rẽ nước xa dần, xa dần
rồi mất hút. Câu thơ lục bát cuối cũng từng được nhà thơ Trần Mạnh
Hảo ưu ái dành cho danh hiệu “câu thơ hay nhất để đại diện cho thơ tiền
chiến” và câu thơ này có thể xem là hồn vía của cả bài thơ. Như vậy, đặc
sắc nội dung của bài thơ chính là lời cảm thơng, tiếc nuối trước cuộc
chia tay đơi người “tình trong như đã mặt ngồi cịn e”.
Bên cạnh những nét đặc sắc về giá trị nội dung, đoạn thơ cũng nổi
bật lên sự độc đáo trong nhiều nét nghệ thuật. Trước tiên, ta có thể thấy
bài thơ là sự kết hợp hài hòa, tự nhiên phương thức trữ tình tình cùng lối
thơ lục bát truyền thống. Nguyễn Bính vốn là nhà thơ của những bài thơ
trường thiên đã nổi danh từ thời tiền chiến nên lần trở lại với thể thơ lục
bát tứ tuyệt này đã đánh dấu một sự lạ hoá cho bài thơ và cả nhà thơ.
Bên cạnh đó, cách ngắt nhịp linh hoạt cũng góp phần tăng tính biểu cảm
cho bài thơ, phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả. Tiêu biểu là trong
câu bát cuối bài, câu thơ được ngắt nhịp 3/3/2 đã góp phần thể hiện nhịp


đập của tâm trạng cô gái, là nỗi chơi vơi, chấp chới trong cái nhìn về
hình bóng xa xăm, sự trập trùng của nhiều cung bậc cảm xúc, hay cũng
chính là nhịp suy tư của tác giả. Bài thơ cũng có hệ thống ngơn từ rất
gần gũi, quen thuộc, là thi liệu xuất hiện nhiều trong ca dao như hình
ảnh “bến”, “đò”, “cánh buồm”,... Với lối viết đơn giản, chân thành, nhà
thơ không sử dụng quá nhiều biện pháp nghệ thuật, đọc cả tác phẩm ta
cũng chỉ thấy sự xuất hiện của hai câu hỏi tu từ và dấu ba chấm kết thúc
bài thơ là nổi bật hơn cả. Trong đó, có thể nói đắt giá nhất của bài thơ
chính là nằm ở dấu ba chấm thay thế cho chữ “nâu” vắng mặt ở câu thơ
cuối. Sự vắng mặt ấy nói được nhiều điều hơn hẳn các sự có mặt khác.

Không chỉ vậy, bài thơ vừa phảng phất âm hưởng của Đường thi, lại
mang khơng khí của thể loại thơ tiền chiến và có cả hơi thở của ca dao.
Cái hay, cái độc đáo, riêng biệt của bài thơ chính là ở chỗ đó. Tất cả đã
làm bừng sáng nên nét nghệ thuật của cả bài thơ, “làm rung động triệu
trái
tim
trong
hàng
triệu
năm
dài”.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Phải chăng thời gian là phép thử
xác đáng nhất cho một tác phẩm văn học có giá trị, một tâm hồn tinh tế
cùng một phong cách nghệ thuật độc đáo. Với sự kết tinh về cả mặt nội
dung và hình thức, “Khơng đề” đã hội tụ những nét đặc sắc về cả nội
dung và nghệ thuật, khẳng định được sức sống mãnh liệt của tác phẩm
trong lòng đọc giả.



×