Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Bài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Lao Động) Thực Trạng Căng Thẳng Tâm Lý Của Công Nhân Làm Việc Tại Giàn Khoan 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.85 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Chủ đề
THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN
LÀM VIỆC TẠI GIÀN KHOAN 05

Họ tên sinh viên: Ngô Thị Duyên
Lớp: Đ19NL3
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thoa

TP. HCM, tháng 10 năm 2021


Điểm số

Điểm chữ

Chữ kí CBCT 1

Chữ ki CBCT 2

Thang điểm:
-

Hình thức trình bày (tối đa 1.5 điểm): .........................................

-



Mở đầu; kết luận (tối đa 1.5 điểm): .............................................

-

Nội dung (tối đa 7.0 điểm): ........................................................

Tổng điểm: ................................................................................


MỤC LỤC

NỘI DUNG ..................................................................................................................... 1
I. Mở đầu ....................................................................................................................... 1
II. Nội dung .................................................................................................................... 2
2.1. Một số khái niệm về căng thẳng tâm lý của công nhân giàn khoan và phân loại
căng thẳng tâm lý........................................................................................................... 2
2.1.1. Một số khái niệm về căng thẳng tâm lý của công nhân giàn khoan ................. 2
2.1.2. Phân loại căng thẳng tâm lý ............................................................................ 4
2.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự căng thẳng tâm lý trong lao động ....... 5
2.2.1. Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng ..................................................... 5
2.2.2. Các biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao động ............. 6
2.3. Thực trạng căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo 8
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn
khoan Tam Đảo 05 ....................................................................................................... 12
2.5. Biện pháp làm hạn chế căng thẳng tâm lí của cơng nhân làm việc tại giàn khoan
Tam Đảo 05 .................................................................................................................. 13
III. Kết luận .................................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO



NỘI DUNG
I. Mở đầu
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, ở mỗi giai đoạn
phát triển, con người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp nảy
sinh trong cuộc sống, do đó con người đều có nguy cơ bị căng thẳng tâm lý. Nhiều
nhà nghiên cứu về căng thẳng tâm lý cho rằng xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì
nguy cơ bị căng thẳng tâm lý của con người ngày càng cao, đặc biệt trong xã hội mà
chúng ta đang sống ngày nay. Với sự phát triển của thời đại cơng nghiệp, bên cạnh việc
nó làm cho điều kiện sống của con người ngày càng tốt hơn thì mặt khác nó lại làm phát
sinh rất nhiều những hệ lụy tiêu cực, trở thành những tác nhân gây stress cho con người
nhiều hơn. Xã hội càng hiện đại, nhịp sống ngày càng khẩn trương, gấp gáp và đặt ra
yêu cầu cao hơn ở con người, như Alvin Toffler đã chỉ ra rằng những biến động
xã hội mạnh mẽ mau lẹ và liên tục là những tác nhân gây căng thẳng tâm lý thời hiện
đại, tác động tâm lý của sự biến động này gây ra tâm trạng mơ hồ và lo hãi có chiều
hướng gia tăng. Khi xã hội có nhiều thay đổi, con người phải trải nghiệm nhiều sức ép
nếu bản thân không kiềm chế được thay đổi hoặc bị thay đổi áp đặt từ bên ngoài, một khi
cá nhân cảm thấy mất khả năng kiềm chế và mất khả năng đốn trước được các sự kiện
thì sẽ gây ra căng thẳng và khi những sự thay đổi diễn ra với tốc độ quá nhanh cũng sẽ
làm cho con người cảm thấy bối rối vì nó vượt quá năng lực thích ứng của bản thân.
Nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội cịn rất nhiều khó
khăn và phức tạp nên con người luôn đứng trước nguy cơ căng thẳng tâm lý. Có thể nói,
trong giai đoạn chú trọng phát triển cơng nghiệp như hiện nay thì cơng nhân là một lực
lượng lao động rất quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát
triển. Tuy nhiên, căng thẳng tâm lý trong việc làm là vấn đề mà hầu hết mọi công nhân
đều vướng mắc không nhiều thì ít. Đời sống cơng nhân đang gặp rất nhiều khó khăn,
thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, những công nhân làm việc tại các giàn
khoan thì khó khăn lại dường như gấp đơi. Họ thường xuyên phải đối đầu với nắng gió
đại dương, thời tiết khắc nghiệt và nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Công nhân làm việc tại giàn
khoan được đánh giá là một trong những nghề nguy hiểm hàng đầu thế giới. Chính những

1


khó khăn nguy hiểm ấy lại càng làm cho cơng nhân làm việc tại giàn khoan có nguy cơ
căng thẳng tâm lý cao hơn, họ khơng chỉ có nguy cơ căng thẳng tâm lý trong công việc
mà cả những áp lực, thách thức, khó khăn do cuộc sống thời đại mang lại. Khi rơi vào
tình trạng căng thẳng tâm lý và khơng biết cách ứng phó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu
quả lao động của cơng nhân từ đó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Do đó, việc quan tâm
đến đời sống tinh thần của công nhân, đặc biệt là tình trạng căng thẳng tâm lý của công
nhân giàn khoan hiện nay là một việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp nói riêng và của
xã hội nói chung.
Trong những năm gần đây căng thẳng tâm lý là một vấn đề trở nên phổ biến trong
đời sống xã hội, hầu hết mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ căng thẳng tâm lý, căng
thẳng tâm lý có mặt trong mọi biến cố của cuộc sống, căng thẳng tâm lý xuất hiện ở mọi
nơi, mọi hoàn cảnh sống của con người. Chính vì vậy, trên tơi chọn đề tài “Thực
trạng căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo 05” để nghiên
cứu, tìm hiểu.
II.

Nội dung

2.1. Một số khái niệm về căng thẳng tâm lý của công nhân giàn khoan và phân
loại căng thẳng tâm lý
2.1.1. Một số khái niệm về căng thẳng tâm lý của cơng nhân giàn khoan
Có nhiều quan điểm khác nhau về căng thẳng tâm lý:
Theo Selye Hans: Căng thẳng tâm lý là nhịp sống ln ln có mặt ở bất kỳ thời
điểm nào trong sự tồn tại của chúng ta, một tác động bất kỳ đến một cơ quan nào đó đều
gây căng thẳng tâm lý. Căng thẳng tâm lý không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn
thương.
Theo Lazarus Richard S. và đồng nghiệp đã đưa ra một cách nhìn hồn tồn mới về

căng thẳng tâm lý: Căng thẳng tâm lý như một quá trình tương tác đặc biệt giữa con
người với mơi trường. Trong đó chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trường như là sự thử
thách, sự hẫng hụt hoặc như một đòi hỏi mà chủ thể khơng thể ứng phó được - chủ thể
đối mặt với nguy hiểm. Ông cho rằng căng thẳng tâm lý là một diễn tả chủ quan, từ trong
2


tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con ngƣời với sự việc. Vì thế, cùng một
sự việc mà người này cho là căng thẳng, mà người khác cho là bình thường.
Theo Tơ Như Kh: Căng thẳng tâm lý chính là những phản ứng khơng đặc hiệu
xảy ra một cách chung khắp do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế
mà con người chủ quản thấy là bất lợi hoặc rủi ro, mà do sự đánh giá chủ quan về tác
nhân đó.
Theo Phạm Minh Hạc, Lê Khanh và Trần Trọng Thủy: Căng thẳng tâm lý là những
xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt hay trong tình huống phải
chịu đựng nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định
hành động nhanh chóng và trọng yếu.
Tác giả Nguyễn Văn Nhậm, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sinh Phúc cho rằng: Khái
niệm căng thẳng tâm lý vừa để chỉ tác nhân cơng kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể
trrước các tác nhân đó.
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Căng thẳng là căng thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do
những tình huống, sự kiện, trải nghiệm khó có thể chịu đựng hoặc vượt qua như những
biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội.
Như vậy có rất nhiều những quan điểm và định nghĩa khác nhau về căng thẳng tâm
lý, chúng ta có thể hiểu căng thẳng tâm lý là trạng thái tâm lý của người lao động xuất
hiện dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động, tùy thuộc vào mức độ căng
thẳng mà nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả của người lao động.
Công nhân giàn khoan: Công nhân giàn khoan là một lực ượng lao động, những
người làm công ăn lương, thu nhập chủ yếu bằng tiền công, trực tiếp tham gia vào q
trình sản xuất cơng nghiệp hoặc có tính công nghiệp tại giàn khoan, tạo ra giá trị của cải

vật chất cho xã hội.
Hoạt động của CN giàn khoan là hoạt động lao động trong ngành công nghiệp, ở
môi trường lao động vô cùng khắc nghiệt. Đặc điểm này dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực đến công nhân giàn khoan và gây ra khó khăn cho việc cân bằng tâm lý. Những ảnh
3


hưởng từ cuộc sống, những mối quan hệ, công việc có thể gây ra sự mất cân bằng tâm lý
cho công nhân, nhưng do điều kiện kinh tế, điều kiện làm việc, thói quen sinh hoạt và
hiểu biết nên nhiều cơng nhân khơng có điều kiện hoặc khơng biết cách tạo ra sự cân
bằng về tâm lý cho mình.
Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan là một trạng thái không
thoải mái về sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi mà mỗi người công nhân gặp phải khi
phản ứng lại những kích thích hoặc tình huống trong hoạt động lao động trên giàn khoan
và trong cuộc sống nói chung, có thể ảnh hưởng tới thể chất hoặc tinh thần của người
cơng nhân đó
2.1.2. Phân loại căng thẳng tâm lý
Căn cứ vào mức độ căng thẳng, người ta phân chia trạng thái cẳng thẳng tâm lý ra
làm ba loại:
- Căng thẳng ở mức độ ơn hịa (mức độ cho phép): Đây là trạng thái tâm lý bình
thường nảy sinh khi người lao động bắt tay vào việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó của
hoạt động lao động, thể hiện ở sự huy động “sức” để làm việc như: Sự căng cơ bắp khi
chạy nhảy, sự tập trung quan sát khi điều khiển xe, căng mắt để đọc sách, lắng tai để
nghe cho rõ… Đây là trạng thái tâm lý tích cực, là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt
động lao động.
Trạng thái căng thẳng ôn hòa xuất hiện khi người lao động làm việc trong điều kiện
bình thường như: lao động có giờ nghỉ phù hợp, môi trường làm việc vệ sinh sạch sẽ, tốc
độ làm việc trung bình, cơng việc phù hợp với khả năng, khơng có yếu tố nguy hiểm,
máy móc thiết bị vận hành tốt … ở trạng thái này người lao động có khả năng làm việc
cao và ổn định, ít mắc lỗi, hiệu quả lao động tốt.

- Căng thẳng ở mức cực trị (trạng thái căng thẳng quá ngưỡng – stress): đây là trạng
thái tâm lý tiêu cực nảy sinh khi người lao động làm việc trong điều kiện có nhiều yếu tố
bất lợi như: Lao động liên tục khơng có giờ nghỉ giải lao, cơng việc q phức tạp, hệ
trọng, lao động có nhiều yếu tố rủi ro nguy hiểm… Trong trạng thái này người lao động
4


có khả năng làm việc thấp, khơng ổn định, hay mắc sai phạm, hiệu quả lao động thấp.
Stress là phản ứng tâm sinh lý của cơ thể trước những tình huống căng thẳng quá
ngưỡng.
- Trạng thái trầm uất, đình trệ: Là trạng thái tâm lý tiêu cực nảy sinh do sự tích tụ
những căng thẳng quá ngưỡng, hoặc người lao động găp những bất hạnh quá lớn trong
cuộc sống, thất bại trong việc đạt mục tiêu đã định, mất lòng tin vào cuộc sống. Ở trạng
thái này, người lao động dường như trở nên thờ ơ, không quan tâm đến công việc, mất
hứng thú với mọi thứ, kể cả những công việc mà trước kia họ rất đam mê, yêu thích, có
thái độ bất mãn, hay bỏ dỡ chừng cơng việc không rõ lý do, mặc cho “công việc đến đâu
cũng được”; có những biểu hiện bệnh lý: suy sụp tinh thần, rối loạn cảm xúc, sức khỏe
giảm sút nhanh, đôi khi nảy sinh những ý định tiêu cực như tự sát..
2.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự căng thẳng tâm lý trong lao động
2.2.1. Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng
Thông thường, người ta chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng quá
ngưỡng trong lao động:
Nhóm nguyên nhân sinh lý: Do lao động thể lực quá sức, điều kiện vệ sinh môi
trường không đám bảo (nồng độ bụi cao, làm việc trong hầm lị, cơng việc của người thợ
lặn phải chịu áp lực của nước, công việc của người lái tàu, lái xe, lái tàu thủy… dễ bị say
xe, say xăng, say nóng…)
Nhóm nguyên nhân tâm lí: Chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng, gây áp lực cho các q
trình tâm lí, như:
Căng thẳng trí óc xuất hiện khi phải thực hiện cơng việc phức tạp, hệ trọng, địi hỏi
trách nhiệm cao, chỉ cần sơ suất một chút cũng có thể bị kỷ luật hoặc dẫn đến hậu quả

nghiêm trọng.
Căng thẳng trong lĩnh vực cảm giác, tri giác: Các tín hiệu khơng rõ ràng, nhiều

5


thông tin nhiễu, tiếng ồn lớn không phân biệt được âm thanh quan trọng, màu sắc, ánh
sáng mờ ảo khó phát hiện ra đối tượng, khó tìm kiếm mục tiêu.
Căng thẳng chú ý: Do phải di chuyển chú ý quá nhanh từ đối tượng này sang đối
tượng khác, công việc yêu cầu phải tập trung chú ý cao độ.
Căng thẳng cảm xúc: điều kiện lao động chứa đựng nhiều yếu tố mâu thuẫn, khơng
khí lao động bi quan, chán nản, cơng việc kém hứng thú, cơng việc có nguy cơ rủi ro cao,
do mâu thuẫn động cơ.
Căng thẳng do công việc đơn điệu, buồn tẻ, hậu quả của sự mệt mỏi.
Căng thẳng do hoạt động trong điều kiện hạn chế giao tiếp, làm việc một mình
(trong một kíp bay, trên tàu vũ trụ, trong buồng máy…).
2.2.2. Các biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng trong lao động
Mức độ , tính chất căng thẳng tâm lí phụ thuộc rất nhiều vào những phẩm chất tâm
lý cá nhân của người lao động, vào ý thức và thái độ tích cực cũng như trách nhiệm của
người lao động. Do vậy, đối với những loại cơng việc có những yếu tố nguy hiểm, có
những yếu tố bất lợi, nguy cơ rủi ro cao cần có sự tuyển chọn trước về mặt tâm lí để phân
cơng cơng việc cho phù hợp như: Cơng việc của người lái máy bay, người lái tàu xe, nhà
du hành vũ trụ, công việc của những nhà thám hiểm…
Cần làm tốt công tác chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, giáo dục thái độ đúng đắn, tinh
thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Khi người lao động ý thức sâu sắc về
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với xã hội sẽ giúp người lao động
khắc phục được những trở ngại trong lao động.
Khi sự cố, tai nạn xảy ra, khi gặp những tình huống bất thường nếu người lao động
thiếu thông tin, thiếu kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp càng lúng túng khơng biết xử lí tình
huống gặp phải và như vậy họ càng lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn. Do vậy, cần học tập

nâng cao trình độ, tay nghề chuyên môn, đặc biệt là sự luyện tập trong điều điện hoàn

6


cảnh quen thuộc và cả hoàn cảnh mới để giúp người lao động có thêm kinh nghiệm và họ
sẽ khơng bất ngờ khi gặp sự cố .
Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng có thể phụ thuộc vào yếu tố điều kiện môi
trường lao động, do vậy việc cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường làm việc, khắc phục
những yếu tố bất lợi như tiếng ồn, độ bụi, chất độc hại, sự ô nhiễm nguồn nước… cũng là
một trong những biện pháp hạn chế bớt sự căng thẳng không đáng có trong lao động.
Nếu mọi vấn đề về cơng tác tổ chức, sắp xếp trật tự, nề nếp trong lao động mà đảm
bảo được sự rõ ràng, rành mạch, đầy đủ, tất cả mọi thứ được sắp xếp khoa học, chu đáo,
từng người lao động biết mình phải làm gì và làm vào lúc nào, trong hồn cảnh nào thì
trạng thái tiêu biểu của người lao động sẽ là tinh thần hăng say, nhiệt tình cơng tác, năng
lực làm việc cao, có lịng tin vững chắc. Cịn nếu cơng tác tổ chức kém, thiếu quy chế
chặt chẽ, công việc chồng chéo, làm việc khơng có giờ nghỉ, khơng có sự giải trí… sẽ dễ
gây tâm trạng bực bội, khơng thỏa mãn, sự thiếu tin tưởng vào người lãnh đạo, sẽ làm
nảy sinh sự khơng hài lịng với người lãnh đạo, với tập thể và với chính cơng việc của
mình.
Luyện tập, củng cố sức khỏe cho người lao động cũng là biện pháp góp phần hạ
thấp sự căng thẳng tâm lý. Người lao động có sứ khỏe tốt, được rèn luyện thể lực ở mức
độ cần thiết, họ sẽ có sức làm việc dẻo dai, bền bỉ. Căng thẳng tâm lý có thể xuất phát từ
nguyên nhân bệnh tật, đặc biệt khi người lao động cảm thấy sức khỏe giảm sút mà không
rõ nguyên nhân hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, khi ấy thường xuyên xuất hiện những
cảm xúc lo lắng thái quá, sự khủng hoảng tinh thần do vậy cần quan tâm tới việc khám
sức khỏe định kì cho người lao động, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp khắc phục kịp
thời, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người lao động.
Xây dựng khơng khí làm việc vui tươi, có sự quan hệ chặt chẽ, sự hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau trong công việc, nâng cao hứng thú nghề nghiệp, khơi gợi tình u, lịng tự hào

nghề nghiệp… Chăm lo đời sống tinh thần, bộ mặt văn hóa của lao động cũng là biện
pháp làm giảm căng thẳng tâm lí lao động.
7


2.3. Thực trạng căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo
Bảng 2.1: Hiểu biết về căng thẳng tâm lí của cơng nhân làm việc tại giàn khoan Tam
Đảo 05
Hiểu biết về căng thẳng tâm lý

Số người

%

Những căng thẳng đầu óc khi làm việc

31

29,80

Phản ứng của công nhân trước áp lực môi trường làm việc

48

46, 20

Làm việc quá tải, mệt mỏi

16


15,40

Không trả lời

9

8,60

Chung

104

100,0

Bảng 2.1 cho thấy: Có 46,20% cơng nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo 05 cho
rằng căng thẳng tâm lí là phản ứng của công nhân trước áp lực môi trường làm việc;
29,80% cơng nhân cho rằng căng thẳng tâm lí là những căng thẳng đầu óc khi làm việc;
15,40% cơng nhân cho rằng căng thẳng tâm lí là làm việc quá tải, mệt mỏi và 8,60%
không trả lời. Như vậy, hiểu biết của người công nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo
05 vẫn còn chưa đầy đủ về thuật ngữ căng thẳng tâm lí, nhưng nhìn chung họ đã hiểu
được bản chất của căng thẳng tâm lí là sự căng thẳng, quá tải, là những phản ứng trước
những áp lực của môi trường.
Bảng 2.2: Tần suất bị căng thẳng tâm lí của cơng nhân giàn khoan Tam Đảo 05
(1<=X<=3)
Tần suất Hiếm khi hoặc Thỉnh thoảng

Thường xuyên

căng


hầu như chưa

thẳng

Số người

(%)

Số người

(%)

Số người

(%)

tâm lí

3

2.9

65

62.5

36

34.6


̅

Độ

lệch

chuẩn

1.77 0.526

Bảng 2.2 cho thấy: Sự tự đánh giá tần xuất căng thẳng tâm lí của cơng nhân làm
việc tại giàn khoan Tam Đảo 05 ở mức độ thường có 36 người lựa chọn (chiếm 34,6%),
đây là một con số đáng được quan tâm vì nếu để tình trạng căng thẳng tâm lí xảy ra
thường xun ở cơng nhân thì nó sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến cuộc sống và công việc của
8


họ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và chất lượng sống chung của
xã hội. Tần suất căng thẳng tâm lí của cơng nhân giàn khoan tập trung nhiều nhất ở mức
độ thỉnh thoảng bị căng thẳng tâm lí cos 65 người (chiếm 62.5%). Nếu so sánh giữa tình
trạng bị căng thẳng tâm lí và hiếm khi hoặc hầu như chưa bị căng thẳng tâm lí thì có đến
97.10% cơng nhân thỉnh thoảng và thường xun bị căng thẳng tâm lí, chỉ có 2.9% cơng
nhân hiếm khi hoặc hầu như chưa bị căng thẳng tâm lí.
Căng thẳng tâm lý về mặt sinh lý của cơng nhân gian khoan Tam Đảo 05 hầu hết ở
mức độ vừa phải, chỉ có một biểu hiện cơng nhân cho rằng ở mức nhẹ khi bị căng thẳng
tâm lí. Trong đó biểu hiện Căng thẳng tâm lý về mặt sinh lý nặng nhất là mệt mỏi, uể oải,
sau đó là đến biểu hiện có vấn đề trong giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ… Biểu hiện căng
thẳng tâm lí về mặc sinh lý thứ ba là đau nhức, căng thẳng ở các bộ phận khác nhau trên
cơ thể. Do điều kiện làm việc của công nhân giàn khoan là theo ca kíp khiến cho nhịp
sinh học thay đổi thường xuyên, nơi ăn, nghỉ ngơi không thoải mái như khi sống ở nhà,

thời gian trực đêm muộn, quá giấc ngủ nên dẫn đến tình trạng mất ngủ, uể oải, mệt mỏi…
Đây là những biểu hiện nặng nhất, dễ nhận thấy nhất về mặt sinh lý của người công nhân
giàn khoan khi bị căng thẳng tâm lý.
Những biểu hiện căng thẳng tâm lí về mặt sinh lý mà công nhân giàn khoan bị nhẹ
hơn là nhức đầu, ăn không ngon và không muốn ăn hoặc ăn nhiều hơn mức bình thường,
mặt mày ủ rủ, chỉ có một biểu hiện căng thẳng tâm lí về mặt sinh lý ở mức nhẹ là xuất
hiện các bệnh về da. Khi làm việc trên giàn khoan, người cơng nhân sẽ trải nghiệm
những kích thích từ mơi trường lao động này vượt quá khả năng của bản thân, địi hỏi họ
phải có sự nổ lực, cố gắng để hồn thành cơng việc. Sự cố gắng của cơng nhân mà quá
mức thì dẫn đến cơ thể sẽ bị mệt mỏi, uể oải, làm cho các cơ khớp căng cứng và đau
nhức, đau đàu, chóng mặt. Đồng thời khi bị mệt mỏi vì bị căng thẳng tâm lý thì thường
kèm theo những rối loạn về ăn uống, ăn không ngon hoặc khơng muốn ăn. Cũng có người
dùng cách tập trung vào việc ăn uống nhiều hơn một cách đột ngột so với bình thường.
Như vậy, Cơng nhân làm việc tại giàn khoan Tam Đảo 05 có biểu hiện căng thẳng
tâm lí về mặt sinh lý ở mức độ vừa phải. Mặc dù mặt biểu hiện này chỉ ở mức vừa phải
9


nhưng nếu không được quan tâm nhận biết kịp thời và cải thiện thì nó sẽ ảnh hưởng
khơng tốt đến sức khỏe, đến cuộc sống cũng như công việc của công nhân và làm cho
mức độ căng thẳng tâm lý nặng thêm theo cơ chế tác động qua lại: căng thẳng tâm lý tạo
ra những thay đổi bất thường về sinh lý, đến lượt nó những thay đổi lại trở thành những
tác nhân làm mức độ căng thẳng tâm lý trầm trọng thêm.
Ngoài những biểu hiện căng thẳng tâm lý về sinh lý thì cơng nhân cũng gặp phải
những căng thẳng tâm lý về mặt tâm lý:
Biểu hiện căng thẳng tâm lí về cảm giác, tri giác của cơng nhân làm việc tại giàn
khoan Tam Đảo 05 đó là độ nhạy cảm của các giác quan bị giảm sút (nhìn, nghe không rõ
hoặc nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng mạnh) là biểu hiện căng thẳng tâm lí nặng nhất
về cảm giác, tri giác. Nguyên nhân của hiện tượng này là do môi trường làm việc khắc
nghiệt tại giàn khoan, người công nhân phải làm việc giữa biển khơi, trong điều kiện

nắng, gió và tiếng ồn. Khả năng khái quát nhìn nhận các vấn đề của họ kém hơn. Khi
giảm sút về khả năng khái quát, nhìn nhận vấn đề khiến người cơng nhân giàn khoan gặp
khó khăn trong việc tự phán đoán để đưa ra quyết định. Khi khả năng phán đốn của
cơng nhân giảm sút, họ sẽ rất khó khăn để đưa ra một quyết định nào đó.
Nhiều suy nghĩ lo âu và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, đầu óc thiếu sáng suốt
khơng thể tập trung vào công việc, ý nghĩ rời rạc và không liền mạch là những biểu hiện
căng thẳng tâm lí nhẹ hơn ở người công nhân giàn khoan Tam Đảo 05.
Biểu hiện căng thẳng tâm lí về mặt cảm xúc của công nhân làm việc tại giàn khoan
Tam Đảo 05, do đa số công nhân là nam, với sự mạnh mẽ của người đàn ơng thì việc dễ
xúc động là ít hoặc khơng có. Lo lắng về nhiều điều là biểu hiện căng thẳng tâm lí về mặt
cảm xúc nhiều nhất, sau đó đến cảm thấy khó chịu trong người; nơn nóng, sốt ruột, thiếu
kiên nhẫn; cảm thấy cơ đơn khơng ai có thể chia sẽ cảm xúc của mình và dễ bị lay động
tình cảm theo hướng tiêu cực. Điều kiện làm việc khắc nghiệt, xa nhà, xa người thân đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến mặt cảm xúc của người công nhân làm việc tại giàn khoan,
khiến họ trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân kích thích từ mơi trường bên ngồi, lo
lắng nhiều hơn, đồng thời nảy sinh những cảm xúc tiêu cực: lo lắng thường xuyên, đầu
10


óc không thể thanh thản, thoải mái, khó chịu trong người, không thấy vui vẻ mà chỉ thấy
chán nản, buồn bã.
Một số biểu hiện khác về mặt cảm xúc có ở người công nhân giàn khoan khi bị căng
thẳng tâm lí như cảm thấy dễ bị tổn thương; cảm xúc thay đổi đột ngột; dễ bị kích động
tuy bị nhẹ hơn nhưng nếu không nhận thức và điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh
hưởng xấu cho đời sống tình cảm, đời sống tâm lý của cơng nhân, cũng như mối quan hệ,
hoạt động thường ngày của họ.
Khi làm việc địi hỏi ở người cơng nhân giàn khoan phải có một kiến thức, yêu cầu
khả năng tập trung cao độ nếu không chú ý tập trung trong quá trình làm việc thì rất dễ
gây hậu quả nghiệm trọng cho bản thân chúng ta, có thể gây ra những thương tích
nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng có thể sẽ khơng có khả năng tiếp tục làm

việc tại giàn khoan do bị tàn tật. Với công việc này đã tạo áp lực cho cơng nhân giàn
khoan, nó địi hỏi họ phải tập trung cao độ vào cơng việc. Chính điều này đã tạo cho cơng
nhân giàn một trạng thái tâm lý căng thẳng chú ý.
Biểu hiện căng thẳng tâm lí về mặt hành vi của cơng nhân làm việc tại giàn khoan:
nặng nhất ở công nhân khi bị căng thẳng tâm lí là chậm chạp, kém linh hoạt hơn bình
thường, thứ hai là khơng thể hoặc khơng dám thư giãn, nghỉ ngơi vì việc gì đó chưa xong
hoặc là không làm kịp, thứ ba là không muốn làm các việc trước đây từng thích, thứ tư là
khả năng giao tiếp với người khác giảm sút. Điều kiện lao động của cơng nhân tại giàn
khoan thiếu tính ổn định, các phương pháp xây dựng và tổ chức sản xuất luôn thay đổi
theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức
sản xuất và địi hỏi người cơng nhân phải tăng cường tính động cơ, linh hoạt. Nếu họ
khơng nhanh chóng thích ứng với những thay đổi này thì sẽ dẫn đến tình trạng chậm
chạp, khơng cịn năng động, tích cực trong các hoạt động như trước. Một đặc điểm trong
lao động khác trong lao động của công nhân làm việc tại giàn khoan là sản xuất xây dựng
phải tiến hành theo đơn đặt hàng, cơng trình được đặt hàng có chi phí lớn, tính cá biệt
cao do điều kiện địa chất và địa hình đem lại, vì vậy địi hỏi người cơng nhân phải có
kinh nghiệm, tính tốn cẩn thận trong q trình thi cơng, phải chú ý tới yếu tố thời thời
11


gian. Điều này sẽ gây cho công nhân những căng thẳng tâm lí như khơng thể hoặc khơng
giám thư giãn, nghỉ ngơi vì việc gì đó chưa xong, khơng làm kịp, khơng muốn làm các
việc trước đây từng thích. Mặc khác, nhận thức của công nhân về nhiều vấn đề trong
cuộc sống, trong xã hội còn hạn chế, nên họ thường tự ti, mặc cảm, khó hịa nhập vào
cuộc sống xã hội hiện đại dẫn đến ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp giảm sút.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn
khoan Tam Đảo 05
Áp lực do chính bản thận tạo ra cho mình – đề ra yêu cầu cao cho bản thân. Khi
công nhân đặt ra yêu cầu cao cho bản thân và tự tạo áp lực cho mình thì họ sẽ ln phải
nỗ lực và cố gắng để đạt được cái họ đã đề ra, từ đó sẽ khiến họ dễ bị căng thẳng tâm lí.

do trình độ kiến thức hạn hẹp, thiếu hiểu biết.
Do ảnh hưởng từ môi trường làm việc, tiếng ồn, bụi bặm, ô nhiễm, khơng an
tồn,… Do cơng nhân làm việc và sinh hoạt tại giàn khoan nên ảnh hưởng từ môi trường
làm việc giữa biển khơi (nắng, gió, tiếng ồn,…) đến cuộc sống thường ngày làm cho họ
cảm thấy bị căng thẳng tâm lí là điều khó tránh khỏi.
Vấn đề tăng ca – tăng ca nhiều, làm việc về đêm, hình thức chuyển ca không hợp
lý, thay đổi ca liên tục.
Môi trường, điều kiện làm việc khơng thuận lợi – ồn ào, nóng bức, thiếu ánh sáng,
kém vệ sinh, ngột ngạt, căng thẳng, thiếu an tồn, độc hại và sự địi hỏi khắt khe của chất
lượng công việc, sản phẩm của công việc. Cơng việc địi hỏi mức độ trách nhiệm cao
cũng là yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lí của công nhân.
Công nhân giàn khoan luôn phải sống xa gia đình, khơng được gần gũi với bố mẹ,
người thân trong gia đình và bạn bè xung quanh, khi gặp khó khăn, họ sẽ khơng có người
thân bên cạnh động viên, giúp đỡ và điều này ảnh hưởng đến đời sống tình cảm, gây nên
những căng thẳng tâm lí ở họ.
Khi làm việc ở giữa biển khơi, sóng điện thoại gần như khơng có, việc liên lạc với
người nhà là hết sức khó khăn, sự che chở đối với những người thân lại càng khó khăn
hơn, điều này ảnh hưởng đến căng thẳng tâm lí của cơng nhân giàn khoan.
12


2.5. Biện pháp làm hạn chế căng thẳng tâm lí của công nhân làm việc tại giàn
khoan Tam Đảo 05
Đối mặt với những vấn đề gây ra căng thẳng tâm lí và tìm cách giải quyết để loại bỏ
hoặc làm suy yếu tác nhân gây căng thẳng tâm lí đó là tự trấn an, động viên bản thân
(bằng những câu nói hoặc ý nghĩ thầm kín để hướng dẫn những cố gắng của bản thân vào
việc ứng phó với tác nhân gây căng thẳng tâm lí); Tưởng tượng về những điều tốt đẹp,
suy nghĩ về những thời điểm lạc quan, vui vẻ hơn và hi vọng, mong đợi vào những điều
kì diệu sẽ tới; Thay đổi lối suy nghĩ, nhận thức ( suy nghĩ tích cực hơn, nhìn mặt tươi
sáng của vấn đề, thay đổi cách nhìn vấn đề theo quan điểm khác để cảm thấy dễ chịu

hơn); Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn của bản thân để hiểu rõ hơn về nó và cách
ứng phó với nó; Cố gắng suy nghĩ, chứng minh cho hành động, việc làm, cách ứng xử
của mình là hợp lý, có thể chấp nhận được để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Cải thiện điều kiện sinh hoạt, môi trường sống để tạo sự thoải mái hơn; tập trung
vào việc ,làm nhiều hơn, miệt mài hơn để khơng cịn thời gian rãn nghĩ tới chuyện buồn
(tăng ca, làm thêm, làm các công việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa…). Đây là cách giúp
cơng nhân ứng phó với những mệt mỏi, căng thẳng tại một thời điểm nhất định nào đó
nhằm giúp họ qn đi hoặc khơng q tập trung vào nó. Tuy nhiên, cách ứng phó này áp
dụng với những vấn đề phức tạp thì vẫn chưa thể giúp cơng nhân hồn tồn giải tỏa được
những căng thẳng tâm lí vì vó không giải quyết trực tiếp vào vấn đề mà chỉ phân tán cảm
xúc tiêu cực và những biểu hiện do căng thẳng tâm lí gây ra; Làm phong phú thêm kiến
thức của bản thâm (bằng cách tham gia một lớp học nào đó hoặc các buổi giáo dục,
truyền thơng, nói chuyện chuyên đề…) để bản thân cảm thấy tự tin hơn trong việc ứng
làm giảm căng thẳng tâm lí; Thực hiện các hoạt động có tác dụng thư giản như ngủ, nghỉ
ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng); Sắp xếp lại cuộc sống (lên kế hoạch theo thời gian, sắp xếp
công việc cho hợp lý…).
Làm những việc bản thân thấy thích và có tác dụng giải trí (nghe nhạc, xem tivi, hát
karaoke, đọc sách, báo, lên mạng, đi dạo, tổ chức ăn uống…); Tham gia các hoạt động
vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi do các đoàn thể, doanh nghiệp tổ
chức để giải tỏa cẳng thẳng tâm lý; Tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc giúp đỡ
13


người khác để tìm niềm vui, sự cân bằng cho bản thân; Giao lưu, mở rộng các mối quan
hệ xã hội. Trong những lúc cảm thấy căng thẳng, chán nản trong cơng việc thì có thể tâm
sự, chia sẻ với mọi người như bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
Nâng cao ý thức kiểm sốt của mình bằng cách xây dựng lịch trình cơng việc hàng
ngày nhất qn khi có thể - lý tưởng nhất là giống như lịch trình của mình trước khi chưa
căng thẳng tâm lý.
Đối với cán bộ quản lý lãnh đạo, doanh nghiệp:

+ Cần quan tâm, chăm lo đến đội ngũ công nhân giàn khoan cả về vật chất lẫn tinh
thần, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà quản lý lãnh đạo với công nhan để
hiểu biết thêm những biểu hiện căng thẳng tâm lí ở họ về mọi mặt, từ đó có những biện
pháp giải quyết phù hợp giúp công nhân vượt qua được những căng thẳng tâm lí.
+ Cần phối hợp với các nhà chun mơn, các tổ chức đồn thể xã hội đưa hoạt động
tham vấn tâm tâm lý vào các doanh nghiệp để phục vụ công nhân, chăm lo về mặt tinh
thần cho họ và giúp họ ngăn ngừa căng thẳng tâm lí.
Đối với các tổ chức, đồn thể xã hội hỗ trợ cơng nhân: Các tổ chức, đồn thể xã hội
hỗ trợ công nhân hãy luôn là bạn đồng hành với công nhân và là một địa chỉ tin cậy để họ
có thể tìm đến khi có nhu cầu. Cần giúp cơng nhân nhận biết được địa chỉ chính xác của
các tổ chức, đoàn thể xã hội và những lợi ích mà họ có thể nhận được ở đó. Bên cạnh đó,
cần phối hợp với các doạnh nghiệp và những nhà chuyên môn để tổ chức các hoạt động
cung cấp kiến thức về căng thẳng tâm lí, hoạt động tham vấn tâm lý thường xuyên cho
công nhân.
Thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kì cho cơng nhân giàn khoan, nhằm đảm
bảo cho họ có một sức khỏe thật tốt để tập trung vào công việc và làm việc một cách trơn
tru hơn. Thường xuyên mở các lớp nói về các vấn đề để làm giảm stress, tăng khả năng
giao tiếp của mọi người nhằm hạn chế căng thẳng tâm lí ở mức thấp nhất có thể. Sắp xếp
phịng tập gym cho cơng nhân để họ có thể tự do thoải mái tập luyện, thư giản đầu óc và
tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất.
14


III. Kết luận
Căng thẳng tâm lý là một trong những vấn đề hết sức cần quan tâm đối với công
nhân giàn khoan 05, trong q trình làm việc cơng nhân đã phải chịu nhiều căng thẳng về
mặt sinh lý và tâm lý trong quá trình làm việc. Họ làm việc trong điều kiện mơi trường
khắc nghiệt như nắng, mưa, gió, và trong những lúc có bão họ vẫn phải làm việc. Với
tinh chất công việc này, họ phải làm việc ở giữa biển khơi. Điều này làm cho họ cảm
thấy mệt mỏi và dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý. Và đây là một cơng việc phức tạp,

địi hỏi người công nhân giàn khoan phải chú tập trung vào cơng việc và địi hỏi họ phải
có trách nhiệm cao đối với cơng việc. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến
cho công nhân giàn khoan bị căng thẳng về trí óc.
Về điều kiện làm việc, máy móc hoạt động liên tục thường xuyên sẽ tạo ra tiếng ồn
lớn, bụi bẩn, độ rung và công nhân tiếp xúc và phải đối mặt với nó hàng ngày thì sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe khiến cho công nhân giàn khoan khơng cịn phân biệt được
âm thanh một cách cụ thể như trước, nếu như công nhân làm vào ca đêm thì thường
xun bị thiếu ánh sáng và có thể bị các vật sắt nhọn văng bắn vào mắt trong lúc làm
việc. Về sau, có thể dẫn đến tình trạng mắt bị cận thị, viễn thị hoặc có thể dẫn tới mù lịa.
Với một cơng việc đầy nguy hiểm và các hệ lụy về sau làm cho công nhân căng thẳng
tâm lý.
Căng thẳng tâm lý là một điểu không thể tránh hỏi của công nhân giàn khoan, bỡi lẽ
họ phải xa gia đình và người thân một khoảng thời gian nhất định, trong nhất lúc căng
thẳng tâm lý họ không biết phải chia sẽ với ai. Đặc biệt là trong đại dịch covid hiện nay,
họ lo lắng cho tình trạng sức khỏe của gia đình, khi muốn liên lạc với gia đình cũng rất
khó khăn vì có những lúc sóng di động rất yếu hoặc là khơng có nên khơng thể liên lạc
được. Và họ bị hạn chế về khả năng giao tiếp, giao lưu với mọi người nên tình trạng căng
thẳng tâm lý sẽ nhiều hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Lê Thị Dung (2009), Tâm lý học lao động, Nxb Lao động xã hội.
3. Luanvanpanda.com (04/01/2020), Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn
khoan, khai thác từ: />4. Nguyễn Huyền (17/3/2019), Đề cương ôn thi môn tâm lý học lao động, khai thác từ:
/>



×