Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ Thuật Trồng Cây Chôm Chôm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.94 KB, 4 trang )

Kỹ Thuật Trồng Cây Chôm Chôm
Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới.
Có hương vị thơm ngọt, cùi giòn hợp khẩu
vị với đa số các dân tộc Châu Á. Hiện tại
có rất nhiều giống chôm chôm như Java,
chôm chôm nhãn, chôm chôm
đường… Yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3
tháng mùa khô để phân hoá mầm hoa.

Nhân giống:
gốc ghép: cây chôm chôm được trồng làm gốc ghép ở độ tuổi từ 8-12
tháng, gốc ghép cao khoảng 80-100 cm, đường kính gốc ghép là 1,2-1,5 cm.
Chiết cành: chọn những cành to, thẳng, thời gian trồng trong vườn ươm
sau khi hạ bầu chiết từ 6-12 tháng để chăm bón, tạo hình con. Nên ra ngôi
cành chiết trong bầu nilon hay sọt tre, đường kính miệng bầu 15cm, chiều
cao 20-25 cm.

Kỹ thuật canh tác:
* Chuẩn bị đất trồng: chôm chôm thường được trồng trên đất liếp. Sau
khi lên liếp dùng đất vườn cũ, đất bãi sông, đất ruộng phơi khô…gom lại
làm mô để trồng. Kích thước mô trồng rộng 0.6-0.8 m, cao 0.3-0.5 m. Đất
mô có thể trộn với phân chuồng hoai mục, tro trấu.
* Thời vụ trồng: tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa. Chôm chôm trồng
bằng cây tháp, tỉ lệ sống sẽ cao hơn cành chiết.
* Khoảng cách trồng: thường được trồng với khoảng cách 7- 8 m, trồng
với khoảng cách 5 x 5 m, hoặc 4 x 5 m (400-500 cây/ha) đối với các giống
mới mau cho trái. Trồng hàng đôi hoặc nanh sấu.
* Cách trồng: đào hố giữa mô vừa đủ kích thước bầu cây con, đặt cây
vào phủ đất vừa qua mặt bầu ém chặt lấy đất và cắm cọc giữ cho cây được
vững. Che bóng và tưới nước sau khi trồng, tránh cây bị cháy lá vào năm
đầu tiên.


* Chăm sóc: Trồng xen trong 2 - 3 năm đầu tiên có thể trồng xen các
loại hoa màu ngắn ngày để tăng thu nhập, đồng thời che phủ đất giảm bớt cỏ
dại. Bồi đất mô và liếp trồng sau khi trồng khoảng 6 tháng thì tiến hành bồi
đất xung quanh chân mô cho rộng ra. Từ năm thứ 2 trở đi vào cuối mùa mư-
a, dùng đất bùn mương, đất bãi sông để bồi liếp dày khoảng 2-3 cm. Tưới
tiêu cung cấp đủ nước ở giai đoạn cây con và khi chúng đang ra hoa, ra trái.
Cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ làm ngập úng cây. Tỉa cành cần
tạo cành khung tán khi cây còn nhỏ để giúp cành lá phân bổ hợp lý. Trong
những năm cây cho trái, sau khi thu hoạch tiến hành tỉa bỏ cành khô, cành
sâu bệnh, cành vô hiệu, khi cây cho tráI lúc trái có đường kính 2-3 cm, tỉa bỏ
cành vượt trong tán.

Bón phân: chôm chôm có yêu cầu nhiều về chất đạm, kali, tuỳ đất & tình
hình sinh trưởng của cây, có thể áp dụng lượng phân bón cho chôm chôm
như sau:
 Năm 1: bón 100gr urê và 100gr kali cho mỗi gốc, chia làm 2 lần bón:
1và 6 tháng sau khi trồng.
 Năm 2: bón 200gr urê và 200gr kali cho mỗi gốc, bón làm 2 lần vào
đầu và cuối mùa mưa.
 Năm 3: khi cây bắt đầu cho trái, bón 500gr NPK, theo tỷ lệ 2:1:2. Bón
vào lúc trước ra hoa.
 Năm 4 trở đi: bón từ 0,5 – 1 kg N-P-K cho mỗi gốc, chia ra các lần
bón như sau: sau thu hoạch trái, tỉa cành: toàn bộ lân + 1/3 đạm và 1/3
kali. Trước khi trổ hoa: 1/3 đạm. Khi trái có đường kính 1-2cm: 1/3
đạm +1/3 kali. Trước khi thu hoạch trái khoảng 1 tha1ng 1/3 kali.
Trong những năm cây cho trái ổn định, số lượng phân tăng dần lên
khoảng 2 kg N-P-K gốc/năm và nên bón thêm 10-30 kg phân chuồng.
Xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ: cũng tùy thuộc vào khí hậu, đất đai,
độ ẩm, độ tuổi của cây, và đê bao trong vườn. Sau khi thu hoạch chôm chôm
vào mùa vụ trước tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, xúp đất, rãi phân,

tạo tán cho cây, nuôi đọt bằng cách giữ nước, khi chôm chôm ra đúng 3 cơi
đọt thì tiến hành đậy màng phủ, đọt đầu tiên bón đạm, lân, kali sau đó hàm
lượng kali tăng dần, thiết kế màng phủ chôm chôm như dạng liều phơi lúa
cần chuẩn bị dây, bịt nilon, cọc tùy theo diện tích khu vườn rộng hay hẹp.
Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, cho nước vào vườn
lần thứ nhất ngập rễ khoảng 20 cm tính số rễ gần dưới nước nhất đến 2-3
tiếng đồng hồ rút nước ra. Khoảng 7-10 ngày sau cho nước vào lần nữa
nhưng lần này nước ngập rễ cao hơn lần thứ nhất. Khi chôm chôm ra hoa
khoảng 10cm, thì tiến hành xịt thuốc và sâu bệnh, chủ yếu là các loại Anvil,
Tilt Super kết hợp bón với NPK, theo hàm lượng Kali tăng dần, khi chôm
bung chà bón: 30-20-5, trong thời kỳ nuôi trái bón: 20-20-15, trước khi thu
hoạch 1 tháng bón: 15-15-15.

×