Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.99 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------

TRẦN THỊ VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA
TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
NGỒI CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CÀ MAU TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2021

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990034999581000000


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------

TRẦN THỊ VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA
TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
NGỒI CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CÀ MAU TỈNH CÀ MAU

Chuyên nghành : Quản lý giáo dục
Mã số : 8140114



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHÓA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Đà Nẵng – Năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan là đề tài: “Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở
các trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau” đƣợc hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tơi, dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Trâm Anh, các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc ai cơng bố
trong các cơng trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đó.
Tác giả

Trần Thị Vân




iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THONG TIN .................................................................................................. ii

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP ................4
1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc ........................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc ..........................................................................5
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................6
1.2.1. Quản lý ...........................................................................................................6
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................9
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .......................................................................................10
1.2.4. Trƣờng mầm non ngồi cơng lập ..................................................................13
1.2.5. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non .............................13
1.2.6. Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ................16
1.3. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập.................16
1.3.1. Hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo cho sự phát triển tâm lý của trẻ
mẫu giáo ........................................................................................................................16
1.3.2. Lý luận về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ngồi
cơng lập..........................................................................................................................19

1.4. Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập .31


v
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non
ngồi cơng lập ................................................................................................................31
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non
ngồi cơng lập ................................................................................................................31
1.4.3. Quản lý phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập .........................................................................32
1.4.4. Quản lý điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ..................32
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập .................................................................................33
1.4.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập...........................................................33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA
TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON NGỒI CƠNG LẬP
THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU .................................................................36
2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng..................................................................36
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................36
2.1.2. Đối tƣợng và quy mô khảo sát thực trạng.....................................................36
2.1.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................37
2.1.4. Phƣơng pháp và cách xử lý số liệu khảo sát .................................................37
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, văn hố, kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình
giáo dục tại tỉnh Cà Mau ............................................................................................... 38
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................38
2.2.2. Tình hình văn hố, kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Cà Mau ............................39
2.2.3. Tình hình giáo dục tại tỉnh Cà Mau ..............................................................39
2.2.4. Vài nét về giáo dục mầm non thành phố Cà Mau .........................................41

2.3. Thực trạng hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ngồi cơng
lập trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau..........................................................43
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt
động vui chơi của trẻ mẫu giáo .....................................................................................43
2.3.2. Thực trạng mục tiêu hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm
non ngồi cơng lập .........................................................................................................44
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng
mầm non ngồi cơng lập Thành phố Cà Mau ............................................................... 44
2.3.4. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ....................................45


vi
2.3.5. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ....................................47
2.3.6. Thực trạng điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non
ngồi cơng lập thành phố Cà Mau .................................................................................48
2.3.7. Kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập
thành phố Cà Mau..........................................................................................................49
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non
ngồi cơng lập thành phố Cà Mau .................................................................................50
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các
trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau .....................................................50
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các
trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau .....................................................52
2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ....................................53
2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ....................................54
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi ở trƣờng

Mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ................................................................ 56
2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi ở
trƣờng Mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau.....................................................59
2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ............................62
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau ..............65
2.5.1. Ƣu điểm và kết quả chính .............................................................................65
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế .....................................................66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ
MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON NGỒI CƠNG LẬP THÀNH
PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU.................................................................................70
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau ....................................70
3.1.1. Ngun tắc đảm bảo quán triệt mục tiêu của giáo dục mầm non .................70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................ 70
3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính an tồn ..................................................................70
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi .....................70


vii
3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và tính đồng bộ ..........................................................70
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các
trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau .....................................................71
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức
hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm
non .................................................................................................................................71
3.2.2. Tổ chức xây dựng chuẩn hoá nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo phù hợp với từng chủ đề trong năm học ................................................................ 72

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hố phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục ..............................................74
3.2.4. Xây dựng môi trƣờng tổ chức hoạt động vui chơi an toàn, hiệu quả, sáng
tạo cho trẻ mẫu giáo.......................................................................................................76
3.2.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo
theo hƣớng hình thành kỹ năng xã hội ..........................................................................79
3.2.6. Sự phối hợp giữa nhà trƣờng và cha mẹ trẻ trong tổ chức hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo ....................................................................................................80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................82
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .........................82
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................82
3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm ................................................................ 83
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................83
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................93
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

STT

VIẾT TẮT

1


CBQL

Cán bộ quản lí

2

CMHS

Cha mẹ học sinh

3

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

4

GDMN

Giáo dục mầm non

5

GV

Giáo viên

6


GVMN

Giáo viên mầm non


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Danh sách các trƣờng khảo sát

36

2.2.

Trình độ chun mơn của GVMN các trƣờng khảo sát

37

2.3.


Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi của trẻ
MG

43

2.4.

Đánh giá về nội dung các hoạt động vui chơi của trẻ MG

44

2.5.

Đánh giá về phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui chơi của
trẻ MG

45

2.6.

Đánh giá về hình thức tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ
MG

47

2.7.

Đánh giá về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
tự phục vụ của trẻ


48

2.8.

Đánh giá về kết quả hoạt động vui chơi cho trẻ MG

49

2.9.

Đánh giá về quản lý mục tiêu hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố
Cà Mau

50

2.10.

Đánh giá về quản lý nội dung hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập thành phố
Cà Mau

52

2.11.

Đánh giá về quản lý phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui
chơi của trẻ mẫu giáo

53


2.12.

Đánh giá về quản lý hình thức tổ chức hoạt động vui chơi
của trẻ mẫu giáo

54

2.13.

Đánh giá về quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động vui
chơi ở trƣờng Mầm non ngoài công lập thành phố Cà Mau

56

2.14.

Đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
vui chơi ở trƣờng Mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà
Mau

59

2.15.

Đánh giá về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động
vui chơi cho trẻ MG

62



x

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

ết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp
quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

83

3.2.

ết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp
quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non

85

3.3.

Thứ hạng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

87



xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
3.1.

Tên biểu đồ

Trang

Mối tƣơng quan mức độ cần thiết và khả thi của các biện
pháp QL HĐVC cho trẻ MG tại các trƣờng MN ngồi cơng

88

lập trên địa bàn TP. Cà Mau


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong Hệ thống Giáo dục Quốc dân, là
cấp học đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm phát triển về thể chất,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mĩ cho trẻ.
Hiện nay, một môi trƣờng tốt cho trẻ không phải chỉ đơn thuần là nơi có đầy đủ
cơ sở vật chất, thống mát, rộng rãi … mà cịn phải đảm bảo đƣợc sự tƣơng tác giữa
các bé với nhau, các bé với cô giáo và sự tƣơng tác với thế giới thực tế bên ngoài.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo “trẻ
học mà chơi, chơi mà học”, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Nhấn mạnh về vai trò
của hoạt động vui chơi, Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 đã viết: “Phương pháp giáo
dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em
phát triển tồn diện”
Thơng qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi
giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đƣờng phát triển mới
cho trẻ. hi chơi trị chơi, trẻ thấy mình đang đƣợc vui chơi, nên rất hào hứng và sôi
nổi, nhƣng thực chất trẻ đang lĩnh hội đƣợc một kiến thức mà cơ giáo cung cấp cho trẻ
một cách tích cực và nhanh nhất. Bên cạnh đó hoạt động vui chơi cịn là phƣơng tiện
giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết
của trẻ về thế giới xung quanh.
Ngoài ra, tƣ duy và sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể
tiếp thu các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống nhƣ trẻ ở phổ thơng. Vì thế cần
tạo cho trẻ mơi trƣờng để trẻ đƣợc hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Đúng nhƣ Nhà văn L. N. Tonxtoi
đã nhận định: “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn
đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu
nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thơi”.
Vì thế chúng ta cần thấy đƣợc việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ là cực
kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức hoạt động vui chơi chính là tổ
chức cuộc sống của trẻ, trị chơi là phƣơng tiện để trẻ học làm ngƣời. Giáo viên mầm
non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dƣới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm
sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Nhƣ vậy hoạt động vui chơi ở trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng
thực sự đóng vai trị chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, các câu hỏi ln
đƣợc đặt ra chơi cái gì? Và chơi nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục tích cực


2

nhƣ mong muốn đối với trẻ mầm non đang là một vấn đề lớn, thách thức sự suy nghĩ
của các nhà giáo dục. Để các trƣờng mầm non có thêm tài liệu tham khảo về quản lý
hoạt động vui chơi, tôi đã chọn đề tài: "Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở
các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau”
làm đề tài nghiên cứu.
Đây là một đề tài đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các trƣờng mầm non nói chung
và các trƣờng mầm non ngồi cơng lập nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu
giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Cà Mau.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng
lập trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
4. Giả thuyết khoa học
Các hoạt động vui chơi đang triển khai ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập
có nội dung khá phong phú và đa dạng, tác động tích cực đến các hoạt động của trẻ
trong ngày. Tuy nhiên, các hoạt động này cịn có những bất cập hạn chế về nội dung,
phƣơng pháp, các điều kiện và công tác kiểm tra, đánh giá, do đó hoạt động này chƣa
thật sự sáng tạo và đổi mới để có thể tác động hiệu quả, toàn diện đến chất lƣợng phát
triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo. Nếu xác lập đƣợc khung lý luận về quản lý hoạt
động vui chơi một cách khoa học, đánh giá đƣợc chính xác thực trạng hoạt động vui
chơi của trẻ mẫu giáo trong trƣờng mầm non và công tác quản lý hoạt động này tại các
trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên cơ sở tiếp cận từ quản lý hoạt động: từ quản lý
mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, các điều kiện đến quản lý công tác kiểm
tra, đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo tại các trƣờng mầm non ngồi cơng
lập trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau thì sẽ đề xuất đƣợc các biện pháp có
tính cấp thiết và khả thi, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng mầm non

ngồi cơng lập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
trong trƣờng mầm non;
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và thực trạng quản
lý HĐVC của trẻ mẫu giáo tại các trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn thành


3
phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau và phân tích nguyên nhân của thực trạng;
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Cà Mau.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung vào quản lý hoạt động
vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau.
6.2. Địa bàn nghiên cứu: Các trƣờng mầm non ngồi cơng lập trên địa bàn
thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
6.3. Thời gian khảo sát: năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021 và đề xuất biện
pháp cho giai đoạn 2021 – 2025.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về quản
lý, quản lý giáo dục, về phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui chơi,… phân tích để tìm ra
cấu trúc, xu hƣớng phát triển, từ đó tổng hợp lại để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu khoa học
thành hệ thống logic theo khơng gian (ngồi nƣớc – trong nƣớc) và thời gian.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp đàm thoại

- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
- Sử dụng phần mềm SPSS nhằm xử lý số liệu định lƣợng
- Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở
trƣờng mầm non ngồi cơng lập.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng
mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở các trƣờng
mầm non ngồi cơng lập thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ
MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Hiện nay, các quốc gia trên tồn thế giới ln coi trọng phát triển GD nƣớc
mình nói chung và GDMN nói riêng, nhằm đáp ứng ngày càng cao về nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi
của trẻ ở trƣờng MN.
Ph.Ph.Lexgháp ông đánh giá cao vai trò hƣớng dẫn, gợi ý của ngƣời lớn trong
việc tổ chức vui chơi cho trẻ hơn là áp đặt trẻ chơi theo ý mình “ngƣời lớn hãy tạo điều

kiện cho trẻ chơi, ln ln khuyến khích tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ trong lúc
chơi” [44].
Trong “Sổ tay chun mơn hiệu phó chun mơn”. A.I.Vaxiliepva đánh giá rất
cao tầm quan trọng trong việc quản lý tổ chức HĐVC cho trẻ. Tác giả cho rằng muốn
quản lý tốt hoạt động này thì ngƣời quản lý phải quan sát và phân tích đƣợc HĐVC
của trẻ và nắm vững đặc điểm riêng biệt của các trị chơi thì mới bồi dƣỡng tốt cho GV
về công tác tổ chức HĐVC “Quan sát và phân tích HĐVC. Đó là một việc rất phức
tạp. Điều này nó gắn liền với ý nghĩa của trò chơi trong sự phát triển nhân cách của trẻ
MG, với vị trí của nó trong q trình GD ở trƣờng MG, với những thể loại trò chơi
khác nhau cùng những đặc điểm riêng biệt. Nếu ngƣời lãnh đạo nắm vững đặc điểm
riêng biệt này thì việc phân tích HĐVC sẽ đƣợc sâu sắc hơn và có thể giúp đỡ các cô
giáo MG một cách kịp thời” [45].
Theo N.K. Crupxkaia thì trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn đƣợc hiểu biết
về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ mẫu giáo thích bắt trƣớc ngƣời lớn và thích hoạt
động tích cực với bạn bè cùng tuổi. Chơi giúp trẻ thỏa mãn hai nhu cầu trên. Còn G. V
Plekhanốp cho rằng, lao động có trƣớc trị chơi và chơi chính là một hiện tƣợng xã hội,
là phƣơng tiện chuẩn bị cho đứa trẻ làm quen với lao động của ngƣời lớn. [45] A.X.
Macarenco đã viết, trị chơi có một ý nghĩa rất quan trọng với trẻ. Ý nghĩa này chẳng
khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ đối với ngƣời lớn. Đứa trẻ
thể hiện nhƣ thế nào qua trị chơi thì sau này trong phần lớn trƣờng hợp nó cũng thể
hiện nhƣ thế trong cơng việc. Ơng cịn nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của trị chơi. Ơng
nhìn nhận trị chơi ở nhiều khía cạnh khác nhau và trƣớc tiên là trong việc chuẩn bị
cho đứa trẻ bƣớc vào cuộc sống, vào hoạt động lao động. "Trị chơi có ý nghĩa lớn
trong cuộc sống của đứa trẻ, tƣơng tự nhƣ hoạt động, cơng việc có ý nghĩa quan trọng


5
đối với ngƣời lớn. Đứa trẻ qua trò chơi nhƣ thế nào nó sẽ 14 nhƣ thế trong cơng việc
sau này khi lớn lên. Cho nên giáo dục một con ngƣời hoạt động tƣơng lai trƣớc hết
phải đi từ trò chơi" [45]. Trong giai đoạn hiện nay, các tác giả nghiên cứu về trò chơi

của trẻ mẫu giáo đều đi đến thống nhất, trò chơi là một hoạt động đặc thù quan trọng
của đứa trẻ, một dạng hoạt động phù hợp hơn cả đối với trẻ, nó đảm nhận chức năng
xã hội rộng lớn. Qua trò chơi, bộc lộ rõ khả năng tƣ duy, tƣởng tƣợng, tình cảm, tính
tích cực, nhu cầu giao tiếp đang đƣợc phát triển ở đứa trẻ. Hoạt động chơi chính là sự
thực hành các kỹ năng xã hội của đứa trẻ, là cuộc sống thực của đứa trẻ trong xã hội
đồng lứa. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, sử dụng trị chơi với mục đích giáo dục trẻ phát
triển toàn diện là vấn đề cần thiết trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển của sự nghiệp
giáo dục mầm non.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Một trong những quan điểm cơ bản của GDMN xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quan niệm việc tổ chức HĐVC cho trẻ là vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển
tình cảm, đạo đức, thẫm mỹ, trí tuệ, lao động... “Giáo dục MG cần tổ chức mọi hoạt
động của trẻ theo kiểu hoạt động của con ngƣời, hoàn thiện HĐVC (mà đặc trƣng ở
lứa tuổi MG là trò chơi ĐVTCĐ), làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập và
những tiền đề của hoạt động lao động” [7, tr.55].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà nghiên cứu việc “Tổ chức cho trẻ vui chơi ở
trƣờng MG” với nhiều nội dung rất phong phú, đa dạng và có kết luận rằng “Việc tổ
chức cho trẻ vui chơi và việc hƣớng dẫn các trị chơi cho trẻ có những nội dung,
phƣơng pháp khác nhau” và “GV phải nắm đƣợc tình hình vui chơi của trẻ trong lớp
và các phƣơng pháp hƣớng dẫn để phát triển trò chơi cho trẻ” [22] .
Trong cuốn “tổ chức, hƣớng dẫn trẻ MG chơi” Nguyễn Thị Ánh Tuyết cùng
hai tác giả Nguyễn Thị Hoà, Đinh Thị Vang cũng đã nói rất nhiều về tầm quan trọng
của việc tổ chức HĐVC cho trẻ “Tổ chức chơi cho trẻ là tổ chức cuộc sống của trẻ”
[39, II, tr.7-8-9].
Tài liệu bồi dƣỡng “CBQL và GVMN 2006” Bộ giáo dục cũng đã đề cập “Vui
chơi là hoạt động chủ đạo, có tác dụng GD và phát triển trẻ tồn diện. GV cần hiểu rõ
tầm quan trọng và cách thức tiến hành, đánh giá HĐVC theo những yêu cầu mới trong
chƣơng trình GDMN” [9].
Đã có một số cơng trình nghiên cứu và nhiều bài viết về hoạt động vui chơi cho
trẻ mầm non. Có thể kể đến các tác giả nhƣ:

Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2002) với bài “Hình thành kỹ năng tự tổ chức trị chơi
đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 38;
Trần Thị Ngọc Trâm (2002), bài “Hoạt động chơi - con đƣờng chủ yếu của


6
việc học ở trẻ mẫu giáo”, Tạp chí Giáo dục số 28;
Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), Luận án Tiến sĩ “Phƣơng pháp hƣớng dẫn trẻ 2-3
tuổi chơi trò chơi phản ánh sinh hoạt”;
Tạ Ngọc Thanh - Nguyễn Thị Thƣ (2005), tài liệu “Phƣơng pháp đánh giá trẻ
trong đổi mới giáo dục mầm non”;
Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thu Hƣơng - Lê Thị Ánh Tuyết (2009), với tài liệu
Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện Chƣơng trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo Lớn (5-6
tuổi); Nguyễn Thị Thƣ (2009), bài “Môi trƣờng hoạt động cho trẻ mầm non”… Cũng
trong thời gian này, vấn đề MTGD trong đó có MTVC cũng đƣợc đƣa vào chƣơng
trình đào tạo GVMN. Có thể kể đến các giáo trình của các tác giả Nguyễn thị Bích
Liên (2006), “Tổ chức sinh hoạt của trẻ ở trƣờng MN”, Nguyễn Thị Thanh Hà (2006),
“Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trƣờng MN”, Đinh Văn Vang (2009), “Tổ chức
hoạt động vui chơi cho trẻ MN dành cho hệ Cao đẳng Sƣ phạm Mầm non”… cùng một
số tài liệu bồi dƣỡng viết về hoạt động vui chơi, về Góc hoạt động của các tác giả khác
nhƣ Trần Mai Lan Hƣơng, Lê Thị Thanh Nga… Vấn đề xây dựng hoạt động vui chơi,
vấn đề hoạt động vui chơi cũng đã có vị trí nhất định trong các văn bản chỉ đạo của
ngành học.
Những vấn đề đƣợc các tác giả quan tâm và đề cập trong các cơng trình nêu
trên là: Khái niệm về hoạt động vui chơi theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; Vai trò
của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ; Những yêu cầu cơ bản khi xây
dựng mơi trƣờng giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi nói riêng, nguyên tắc và
cách thức xây dựng hoạt động vui chơi của trẻ ở trƣờng MN.
Những tác giả trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề quản lý HĐVC và tổ chức
HĐVC cho trẻ trong trƣờng MN theo hƣớng riêng của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu

quản lý HĐVC cho trẻ MG ở các trƣờng MN ngồi cơng lập trong thành phố Cà Mau,
tỉnh Cà Mau hiện nay chƣa có cơng trình nào thực hiện. Tiếp thu, kế thừa những thành
tựu nghiên cứu trên, đề tài luận văn này sẽ đƣa ra thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ
MG ở các trƣờng MN ngồi cơng lập thành phố Cà Mau, tỉnh cà Mau và trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết, tính khả thi phù hợp với đặc điểm tình hình của
địa phƣơng trong quản lý HĐVC cho trẻ MG ở các trƣờng MN ngồi cơng lập nhằm
góp phần cùng nâng cao chất lƣợng GDMN thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có
chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý),


7
trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức".
Cũng theo đó các tác giả cịn xác định rõ hơn về hoạt động quản lý: "Quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [17].
Hà Sĩ Hồ cho rằng: “QL là một q trình tác động có định hƣớng, có tổ chức,
lựa chọn trong số các tác động có thể dựa trên các thơng tin về tình trạng của đối
tƣợng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc ổn định và làm cho nó phát triển
tới mục đích đã định [26].
Trong thời đại khoa học - kỹ thuật ngày nay, “Quản lý cịn đƣợc xem là cơng
nghệ – cơng nghệ điều hành, phối hợp, sử dụng các nguồn năng lực, vật lực, tài lực và
thông tin của một tổ chức để đạt tới mục tiêu đề ra” [3]
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, song đều thống nhất về vấn đề
cốt lõi của khái niệm quản lý. Đó là trả lời các câu hỏi: Ai QL? (chủ thể); QL ai, QL
cái gì? (khách thể); QL nhƣ thế nào? (phƣơng thức); QL bằng cái gì? (cơng cụ); QL
nhằm để làm gì? (mục tiêu). Để có quan niệm đầy đủ về khái niệm “quản lý”, chúng ta

cần hiểu rằng, với bất kỳ xã hội nào “bản chất của quản lý là hoạt động chủ quan của
chủ thể QL vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống tồn tại và phát triển
lâu dài” [29]. Đặc trƣng cơ bản của quản lý là: Tính lựa chọn, tính tác động có chủ
định và khả năng làm giảm sự bất định, làm tăng tính tổ chức, tính ổn định của hệ
thống. Tóm lại, có thể xem quản lý là q trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý,
bằng những cơng cụ và phƣơng pháp mang tính đặc thù nhằm đạt đƣợc mục tiêu
chung của hệ thống.
Qua các khái niệm trên ta có thể thấy quản lý phải đi theo một hệ thống với các
yếu tố cơ bản bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý, mục
tiêu quản lý, phƣơng pháp quản lý (có nhiều nhóm phƣơng pháp khác nhau), cơng cụ
quản lý, chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra). Chủ thể quản
lý: Có thể là cá nhân hay tập thể, đề ra mục tiêu, tổ chức, hƣớng các đối tƣợng quản lý,
tác động có chủ định nhằm đạt mục tiêu.
Đối tƣợng quản lý: Rất đa dạng, từ con ngƣời đến giới vô sinh hay hữu sinh,
trong đó cơ bản là con ngƣời nhận tác động trực tiếp của chủ thể quản lý.
Khách thể quản lý: Nằm ngoài hệ thống, là hệ thống khác hoặc các ràng buộc
của mơi trƣờng. Nó chịu tác động hay tác động trở lại hệ thống GD và hệ quản lý GD.
Do đó, chủ thể quản lý phải làm nhƣ thế nào để cho những tác động từ phía khách thể
là tác động tích cực cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Mục tiêu quản lý: Là trạng thái mong đợi ở tƣơng lai, là cái đích mà mọi hoạt


8
động của hệ thống hƣớng đến. Mục tiêu quản lý định hƣớng và chi phối sự vận động
của hệ thống.
Phƣơng pháp quản lý: Phƣơng pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể
quản lý đến đối tƣợng quản lý bằng cách sử dụng các phƣơng tiện và biện pháp khác
nhau nhằm đạt mục đích đề ra. Có 4 nhóm phƣơng pháp:
+ Phƣơng pháp hành chính – tổ chức: Là những hình thức, biện pháp mà chủ

thể quản lý dùng quyền lực trực tiếp đƣa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu để khách
thể quản lý thực hiện. Phƣơng pháp này đƣợc biểu hiện qua văn bản, thông báo, chỉ
thị… hi vận dụng phƣơng pháp này nhà quản lý phải nắm vững chỉ thị, pháp quy,
nhận thức đƣợc quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định khi đƣa ra văn bản.
Đây là phƣơng pháp rất cần thiết trong cơng tác quản lý.
+ Nhóm phƣơng pháp kinh tế: Là cách thức tác động gián tiếp lên đối tƣợng
quản lý bằng sự kích thích lợi ích vật chất để tạo ra động lực thúc đẩy con ngƣời hoàn
thành tốt nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích cá nhân và tập thể. Nó có một số đặc trƣng sau:
-Hình thức của nó là thơng qua các cơ chế kinh tế để tác động vào đối tƣợng quản lý
nhƣ lƣơng, thƣởng, phạt, chế độ ƣu đãi với ngƣời có thành tích cao. Nó tác động trực
tiếp lên khách thể quản lý nhằm tạo ra động lực, kích thích đối tƣợng quản lý hoạt
động có hiệu quả cao. Vì vậy, cần đảm bảo tính cơng bằng trong phân phối, quan tâm
đến quan hệ nội bộ, môi trƣờng tâm lý xã hội bên trong và bên ngồi.
+ Nhóm phƣơng pháp tâm lý – xã hội: Là biện pháp, cách thức tạo ra những tác
động vào đối tƣợng bị quản lý bằng các biện pháp lôgic và tâm lý xã hội nhằm biến
những yêu cầu do ngƣời lãnh đạo quản lý đề ra thành nghĩa vụ tự giác, động cơ bên
trong và những nhu cầu của ngƣời thực hiện. Là phƣơng pháp chủ thể quản lý vận
dụng các qui luật tâm lý xã hội để tạo nên mơi trƣờng tích cực, lành mạnh bên trong tổ
chức, có tác động tốt tới mối quan hệ và hành động của tổ chức. Với phƣơng pháp này
sẽ nâng cao đƣợc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo
tiền đề nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Đồng thời bầu khơng khí làm việc ngày càng
đƣợc cải thiện, mọi thành viên đoàn kết, gắn bó thực sự tin yêu lẫn nhau, mọi ngƣời
gắn bó với tập thể, n tâm cơng tác.
+ Nhóm phƣơng pháp giáo dục: Chủ thể quản lý dùng các hình thức, biện pháp
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi của đối
tƣợng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức
giao. Đây là phƣơng pháp ít tốn kém mà có tác dụng sâu sắc và bền vững nhƣng cần
tránh tƣ tƣởng xem nó là vạn năng.
Công cụ quản lý: Là những phƣơng tiện thông qua đó chủ thể quản lý phối hợp,
dẫn dắt, điều hồ hoạt động chung của hệ thống. Dù tiếp cận cách nào đi nữa thì bản



9
chất của quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của
chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong
muốn và mục tiêu đề ra [29, tr.14].
Chức năng quản lý: Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra. Trong bốn chức năng trên thì lập kế hoạch là nền tảng của quản lý;
chức năng tổ chức là công cụ; chức năng lãnh đạo là quá trình tác động điều hành;
phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức; chức năng kiểm tra là đánh giá kết quả
của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, hạn chế
để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo.
Tóm lại, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, giúp cho nhà quản lý khai
thác và sử dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất để đạt mục tiêu với hiệu quả cao.
Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có chủ đích, có điều khiển, phối hợp, kiểm tra
cơng việc và những nổ lực của con ngƣời thông qua các công cụ quản lý để đạt đƣợc
mục tiêu mong muốn.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ
thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất
lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho
ngành giáo dục. [29]
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý giáo dục là q trình tác động
có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình
dạy học-giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu
giáo dục nhà nƣớc đề ra”. [17]
“Quản lý giáo dục là q trình thực hiện có định hƣớng và hợp quy luật các
chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục
đã đề ra”. Hoặc “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có

ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”. [17]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận
hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc tính chất của nhà
trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục
thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất". [32]
Một cách khái quát, có thể hiểu: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể
QL tới khách thể QL nhằm đƣa hoạt động GD tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận
thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống QLGD”. Nhƣ vậy, đối


10
tƣợng mà QLGD điều tiết là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời ở các tầng bậc khác nhau
trong hệ thống GD bao gồm: ngƣời QL với ngƣời dạy và ngƣời học; ngƣời QL cấp
trên với ngƣời QL cấp dƣới; ngƣời dạy với ngƣời học. Ngồi ra, cịn có các mối quan
hệ giữa: ngƣời với công việc và sự vật. Trong đó, chủ thể QL là bộ máy QLGD từ
trung ƣơng đến cơ sở (trƣờng học); khách thể QL là hệ thống GD quốc dân và các
trƣờng thuộc các cấp học, bậc học. - QLGD mang tính hai mặt: Chủ thể QLGD có
chức danh nhà nƣớc, QLGD nghiêng về QL nhà nƣớc. Mục tiêu phát triển GD lại
nhằm giải quyết các vấn đề: Dân trí – nhân lực – nhân tài và đƣợc coi là “đơn đặt
hàng” của XH đối với GD, đang thu hút sự quan tâm của toàn XH. Do đó, QLGD có
tính XH cao.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trƣờng MN là đơn vị cơ sở của bậc GDMN, là khách thể quan trọng của tất cả
các cấp quản lý GDMN. Quản lý trƣờng MN là khâu cơ bản của hệ thống quản lý
ngành học. Đó là q trình có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trƣởng)
đến tập thể cán bộ GV để chính họ tác động trực tiếp đến q trình chăm sóc GD trẻ
nhằm thực hiện mục tiêu GD đối với từng độ tuổi [13].
Điều 18, chƣơng 2 (Điều lệ trƣờng MN) qui định rõ: “Hiệu trƣởng là ngƣời chịu
trách nhiệm quản lý các hoạt động của trƣờng, do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp quận,

huyện bổ nhiệm đối với trƣờng công lập, bán công hoặc công nhận đối với trƣờng dân
lập, tƣ thục theo đề nghị của Trƣởng phòng GD – ĐT”. Quản lý trƣờng MN là tập hợp
những tác động tối ƣu của hiệu trƣởng đến tập thể cán bộ GV để chính họ lại tác động
trực tiếp đến quá trình chăm sóc GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu ĐT [5,
tr.62].
Vậy ta có thể hiểu quản lý trƣờng MN là tập hợp những tác động tối ƣu của chủ
thể quản lý (hiệu trƣởng), đến tập thể cán bộ GV nhằm tận dụng các nguồn do nhà
nƣớc đầu tƣ, lực lƣợng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hƣớng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà tiêu điểm hội tụ là q trình chăm
sóc GD trẻ. Thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, đƣa nhà trƣờng tiến lên trạng thái
mới.
Có thể hiểu ngắn gọn: Quản lý trƣờng MN là tập hợp những tác động tối ƣu, có
mục đích của hiệu trƣởng đến tập thể cán bộ GV để chính họ lại tác động trực tiếp đến
q trình chăm sóc GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu ĐT. Công tác quản lý của
hiệu trƣởng trƣờng MN bao gồm: Quản lý cơng tác chăm sóc GD trẻ, trong đó có quản
lý về việc tổ chức HĐVC cho trẻ; quản lý về nhân lực và quản lý về cơ sở vật chất.
Hoạt động của trƣờng MN rất phức tạp và đa dạng.
Ngƣời hiệu trƣởng làm tốt công tác quản lý trƣờng MN sẽ góp phần thực hiện


11
các mục tiêu cơ bản của nhà trƣờng.
- Thu hút ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi đến trƣờng trên địa bàn hành
chính nơi trƣờng đóng.
- Đảm bảo đƣợc chất lƣợng chăm sóc GD trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện.
- Xây dựng tập thể cán bộ GV trong trƣờng vững mạnh, đủ sức thực hiện các
nhiệm vụ đặt ra.
- Sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của trƣờng, phục vụ đắc lực cho
yêu cầu chăm sóc GD trẻ.

- Thu hút đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia hỗ trợ xây dựng nhà trƣờng: Từ
đầu tƣ cơ sở vật chất đến việc tạo ra môi trƣờng GD thống nhất và tham gia quản lý
nhà trƣờng.
- Phát huy đƣợc ý thức tự quản, làm chủ của mỗi cá nhân và các bộ phận trong
trƣờng. Tạo nên sự đồn kết nhất trí trên cơ sở nhiệm vụ trung tâm của nhà trƣờng.
Trong trƣờng MN phải có bộ máy tổ chức. Bộ máy quản lý trƣờng MN là hình
thức liên kết các yếu tố thuộc chủ thể quản lý. Nói cách khác: Bộ máy quản lý là tập
hợp các cấp và các bộ phận khác nhau thuộc chủ thể quản lý đƣợc chun mơn hố,
đƣợc xác định quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng, có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để
thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt các mục tiêu quản lý đã xác định. Bộ máy
quản lý trƣờng MN gồm có: Ban giám hiệu nhà trƣờng, tổ chức Đảng và các đồn thể,
hội đồng sƣ phạm, tổ chun mơn, các tổ chức khác [12, tr.64].
* Ban giám hiệu:
- Trƣờng có quy mơ từ 100 đến 200 cháu. BGH gồm có một hiệu trƣởng và một
hiệu phó.
- Trƣờng có quy mơ từ 200 cháu trở lên. BGH gồm một hiệu trƣởng và hai
hiệu phó. Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách các mặt công tác:
Kế hoạch, tổ chức, thi đua. Hiệu phó là ngƣời giúp việc cho hiệu trƣởng điều hành
công việc và chịu trách nhiệm về phần cơng việc đƣợc hiệu trƣởng phân cơng. Một
hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất và chăm sóc ni dƣỡng xuyên suốt từ nhà trẻ đến
MG. Một hiệu phó phụ trách công tác GD trẻ xuyên suốt từ nhà trẻ đến MG. Hiệu
trƣởng và hiệu phó trƣờng MN phải là ngƣời có năng lực quản lý, đƣợc lựa chọn trong
số GV có tín nhiệm về chính trị, đạo đức chun mơn, có thời gian dạy học ít nhất là 3
năm. Hiệu trƣởng, hiệu phó trƣờng MN do uỷ ban nhân huyện (hoặc cấp tƣơng đƣơng)
bổ nhiệm theo đề nghị của phòng GD và ĐT huyện sau khi đƣợc uỷ ban nhân dân xã
hoặc cơ quan xí nghiệp giới thiệu.


12
* Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

- Chi bộ Đảng hoặc tổ Đảng trong trƣờng MN trực tiếp lãnh đạo nhà trƣờng
theo qui định của Đảng.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức và hoạt động theo điều
lệ của đồn.
- Cơng đồn GD là đồn thể chính trị của cán bộ, GV trong trƣờng, đƣợc tổ
chức và hoạt động theo luật cơng đồn.
* Hội đồng sƣ phạm: Hội đồng nhà trƣờng gồm Hiệu trƣởng, các phó hiệu
trƣởng, tồn thể GV, đại diện tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng trong
trƣờng, tổ trƣởng tổ ni, tổ trƣởng tổ hành chính quản trị và cán bộ y tế. Hiệu trƣởng
là Chủ tịch hội đồng nhà trƣờng. Hội đồng là tổ chức tƣ vấn quan trọng nhất của hiệu
trƣởng, có trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận bàn bạc những vấn đề về công tác chăm
sóc ni dƣỡng GD trẻ. Nhiệm vụ của hội đồng nhà trƣờng đƣợc qui định nhƣ sau:
- Nghiên cứu, thảo luận để hiểu rõ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nƣớc
và các cấp quản lý GD, bàn biện pháp thực hiện các chỉ thị đó trong nhà trƣờng.
- Thảo luận về cơng tác chăm sóc GD (nội dung và biện pháp) cả năm, từng
tháng.
- Tổ chức nghiên cứu và học tập các chuyên đề, những kinh nghiệm chăm sóc
GD trẻ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và hiểu biết thực tế cho toàn thể cán bộ GV
trong trƣờng.
- Tổ chức đánh giá, công nhận sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân và tập thể.
* Tổ chuyên môn: Trƣờng MN có các tổ chun mơn nhƣ sau: Tổ GV nhà trẻ,
tổ GV mẫu giáo, tổ nuôi dƣỡng, tổ hành chính – quản trị. Tổ chun mơn phải có từ 3
ngƣời trở lên. Mỗi tổ chun mơn có một tổ trƣởng do hiệu trƣởng chỉ định. Tổ trƣởng
chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của tổ theo chƣơng trình, kế hoạch chun
mơn, báo cáo tình hình của tổ cho hiệu trƣởng.
* Các tổ chức khác: Hiệu trƣởng còn thành lập một số tổ chức khác để giúp
mình thực hiện tốt các mặt công tác nhƣ: Ban thi đua khen thƣởng, hội đồng kỷ luật,
ban bảo trợ nhà trƣờng (ban phụ huynh).
* Mục tiêu đào tạo của trƣờng mầm non: Là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu
tiên của nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hồ cân đối.
- Giàu lịng thƣơng, biết quan tâm, nhƣờng nhịn những ngƣời gần gũi (bố mẹ,
bạn bè, cô giáo…) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung
quanh.


×