Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các kiến thức chương “động lực học chất điểm” vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.16 MB, 111 trang )

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990086312311000000




iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
DHTN

Dạy học trải nghiệm

GV

Giáo viên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

NLVDKT

Năng lực vận dụng kiến thức

PPDH

Phƣơng pháp dạy học



TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... viii
TĨM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................................ ix
SUMMARY OF THE SUBJECT .................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 3

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ............................................................................... 4
7.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn ............................................................................. 5
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................... 5
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG VÀO THỰC
TIỄN ................................................................................................................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông ........6
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm ...................................................................6
1.1.2. Các đặc điểm của hoạt động trải nghiệm ........................................................8
1.1.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí .....................................8
1.1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ........................8
1.1.5. Các phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm .........................................11


v
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ........................................................14
1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng vào thực tiễn .................................................14
1.2.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn..............................15
1.2.3. Vai trò của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ........15
1.2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho
học sinh ..........................................................................................................................16
1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng phổ thông ..........................18
1.3.1. Mục đích điều tra ..........................................................................................18
1.3.2. Phƣơng pháp điều tra ....................................................................................18

1.3.3. Kết quả khảo sát............................................................................................18
1.4. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực vận dụng vào
thực tiễn ở trƣờng phổ thông .........................................................................................19
1.5. Bảng Rubric đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong hoạt động
trải nghiệm .....................................................................................................................23
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................................24
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM” - VẬT LÍ 10 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH ............................................................ 26
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chƣơng “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT... 26
2.1.1. Vị trí, mục tiêu chƣơng “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT ........26
2.1.2. Cấu trúc chƣơng “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 THPT .................28
2.1.3. Một số vấn đề thực tiễn trong chƣơng “ Động lực học chất điểm” cần giải quyết. 30
2.2. Thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm chƣơng Động lực học chất điểm – Vật lí
10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh ...............30
2.2.1. Hoạt động trải nghiệm “ Tìm hiểu về thủy triều ở quê em” .........................30
2.2.2. Hoạt động trải nghiệm “Thợ sửa xe đạp” .....................................................45
2.3. Kế hoạch dạy học ................................................................................................55
2.4. Tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm ..............................................................59
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................... 60


vi
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 61
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................61
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm...................................................................61
3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm.....................................................61
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................61
3.4.1. Công tác chuẩn bị .........................................................................................61

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................61
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................62
3.5.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm sƣ phạm ....................................................62
3.5.2. Đánh giá định tính kết quả giải quyết NLVDKT vào thực tiễn cho HS.......73
3.5.3. Đánh giá định lƣợng kết quả giải quyết NLVDKT vào thực tiễn cho HS ...75
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 80
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ................................................................................................ PL1
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG ........................................................................................................ PL3
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA SAU QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM ................. PL5
ĐỀ BÀI KIỂM TRA ................................................................................................... PL6
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ................................................................... PL7


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ..............................15
Bảng 1.2. Tầm quan trọng của việc dạy học trải nghiệm .............................................. 18
Bảng 1.3. Mức độ tiếp cận việc dạy học trải nghiệm .................................................... 18
Bảng 1.4. Mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm học sinh mong muốn ...................... 19
Bảng 1.5: Tiêu chí đánh giá các thành tố NLVDKT vào thực tiễn ...............................23
Bảng 2.1: Phiếu đánh giá nhóm của GV về “Tìm hiểu về thủy triều ở quê em” ..........44
Bảng 2.2: Phiếu đánh giá nhóm của HS về “Tìm hiểu về thủy triều ở quê em” ..........44
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá thang đo ............................................................................45
Bảng 2.4: Phiếu đánh giá nhóm của GV về “Thợ sửa xe đạp” .....................................54
Bảng 2.5: Phiếu đánh giá nhóm của HS về “Thợ sửa xe đạp” .....................................54

Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá thang đo ............................................................................55
Bảng 3.1: Điểm đánh giá NLVDKT vào thực tiễn của học sinh Trang Sỹ Thái qua 5
hoạt động .......................................................................................................................73
Bảng 3.2: Điểm đánh giá NLVDKT vào thực tiễn của 5 HS qua 5 hoạt động ............74
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả TN qua các bài kiểm tra ...................................................76
Bảng 3.4: Bảng tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá, giỏi................................................77
Bảng 3.5: Bảng tham số thống kê ..................................................................................78


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Triều lên và triều xuống ................................................................................34
Hình 2.2: Sóng triều ......................................................................................................38
Hình 2.3: Nguồn cung năng lƣợng điện ........................................................................39
Hình 2.4: Đánh bắt hải sản ............................................................................................40
Hình 3.1: Học sinh thảo luận nhóm ...............................................................................63
Hình 3.2: HS thuyết trình bài báo cáo hoạt động 1 .......................................................63
Hình 3.3: HS đang trả lời hoạt động 2 ...........................................................................64
Hình 3.4: HS đang chăm chú lắng nghe ngƣời hƣớng dẫn sử dụng ..............................65
Hình 3.5: Trạm đo mực nƣớc của Viện Hải dƣơng học ................................................68
Hình 3.6: Thiết bị đo E.O.BÄR.BERNE .......................................................................68
Hình 3.7: Giếng đo ........................................................................................................69
Hình 3.8: Ký đồ mực nƣớc trạm Cầu Đá từ 15g/10/12 – 11g/17/12/2018....................70
Hình 3.9: Ký đồ mực nƣớc trạm Cầu Đá từ 8g/2/12 – 12g/8/12/2019..........................70
Hình 3.10: Đồ thị quá trình thủy triều từ 8g/2/12 – 23g/ 11/12/2019, trạm Cầu Đá
(109.216378°, 12.207606°) ...........................................................................................71
Hình 3.11: Học sinh và mơ hình ....................................................................................72
Hình 3.12: Đồ thị phân phối tần số của các bài kiểm tra ..............................................76
Hình 3.13: Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của các bài kiểm tra ..............................77

Hình 3.14: Đồ thị phân loại tổng hợp kết quả của hai bài kiểm tra...............................77


ix

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
CÁC KIẾN THỨC CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” - VẬT LÍ 10
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
Ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tƣởng Duy Hải
Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
1. Những kết quả chính của luận văn
- Trải nghiệm là hoạt động giúp phát triển năng lực cho học sinh. Hoạt động trải
nghiệm có nội dung thực tế và đƣợc tổ chức bằng các phƣơng pháp dạy học tích cực.
- Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn có vai trị quan
trọng đối với học sinh. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đƣợc đánh giá bởi
Rubric gồm 5 thành tố năng lực.
- Chƣơng “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 có nhiều nội dung thực tiễn
gắn liền với cuộc sống. Trong chƣơng này tôi đề xuất ra hai chủ đề trải nghiệm là
“ Tìm hiểu về thủy triều ở quê em” và “Thợ sửa xe đạp”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đƣa ra tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho
ngƣời học và bồi dƣỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho ngƣời học
thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn và có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về dạy học trải nghiệm.

3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Đề tài có thể đƣợc phát triển theo hƣớng xây dựng các hoạt động trải nghiệm mới
và mở rộng phạm vi nghiên cứu các chƣơng, các cấp khác nhau trong bộ mơn vật lí.
Từ khóa: Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, năng lực, vận dụng, thực tiễn,
động lực học chất điểm.
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời thực hiện đề tài

TS.Tƣởng Duy Hải

Nguyễn Thị Huyền Trang


x

SUMMARY OF THE SUBJECT
Name of thesis: ORGANIZATION OF EXPERIENCES ACTIVITIES IN TEACHING
KNOWLEDGE CHAPTER "PARTICLE DYNAMICS" - PHYSICS 10 UNDER
THE DEVELOPMENT CAPACITY OF USING KNOWLEDGE TO PRACTICE
FOR STUDENTS
Major: Theory and methods of teaching Physics subject
Full name of Master student: Nguyen Thi Huyen Trang
Supervisor: PhD. Tuong Duy Hai
Training institution: The University of Danang - University of Sience and Education
Summary:
1. The main results of the thesis
- Experience is an activity that helps develop students' capacity. Experimental
activities have practical content and are organized by active teaching methods.
- Developing the ability to apply knowledge into practice has an important role

for students. Rubric's ability to put knowledge into practice is assessed by Rubric with
5 components of competence.
- Chapter "Particle dynamics" - Physics 10 has many practical contents associated
with life. In this chapter, I propose 2 experience topics: "My hometower’s tide" and
"Bicycle repairman"
2. Scientific and practical significance of the thesis
- Scientific significance: Given the importance of capacity development for
learners and fostering the ability to apply knowledge into practice for learners through
experiential activities.
- Practical significance: Help students develop their ability to apply knowledge
into practice and can be a reference for researches on experiential teaching.
3. Further research directions of the topic
The topic can be developed in the direction of constructing new experiential activities
and expanding the scope of the study of chapters and different levels in physics.
Key words: Experience, experiential activity, competence, application, practical,
particle dynamics.
Supervisor,s confirmation

Ph.D.Tuong Duy Hai

Student

Nguyen Thi Huyen Trang


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, con ngƣời là nhân tố chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
trong đó tri thức là yếu tố quan trọng, đóng vai trị quyết định. Với nhu cầu ngày càng

cao của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải có những bƣớc tiến quan trọng nhằm đào tạo
những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc để đáp ứng và đón đầu sự phát triển của đất
nƣớc trong sự hội nhập hiện nay.
Việc cải cách giáo dục đang dần thay đổi, lấy vai trò ngƣời học làm trung tâm,
nhằm phát triển năng lực bản thân, tự giải quyết vấn đề nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Trong Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [2]. Quan điểm
chỉ đạo của Đảng là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triến toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội”.
Ngƣời Việt Nam từ xƣa vẫn quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”, “Học
đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để nhấn mạnh yếu tố thực
hành và vận dụng thực tiễn. Đó chính là tƣ tƣởng của việc học qua trải nghiệm. Ngày
nay, học qua trải nghiệm đang đƣợc tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và
đƣợc nhìn nhận nhƣ là một triển vọng tƣơng lai của nền giáo dục tồn cầu.
Bộ mơn Vật lí của trƣờng phổ thông là một trong những bộ môn khoa học có
nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhất, rất khơ khan, khó hiểu nếu chỉ học lí thuyết sn
và làm vài thí nghiệm mà khơng biết sử dụng để áp dụng vào thực tiễn [8]. Do đó cần
nâng cao chất lƣợng dạy và học, đổi mới nhiều phƣơng pháp. Một trong những giải
pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học là hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí.
Hoạt động học tập trải nghiệm là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo


2

dục trong nhà trƣờng với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” khơng gian lớp học, đồng
thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một
hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới
mẻ, nhờ đó phát triển năng lực, tƣ duy sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Vật lí ở trƣờng phổ thông hiện nay và yêu cầu của
việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí, tơi lựa chọn
vấn đề “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các kiến thức chương “Động
lực học chất điểm” - Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Lý luận về giáo dục đã đƣợc nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm
nghiên cứu và hoàn thiện từ khá sớm. Hệ thống lý luận về hoạt động trải nghiệm tuy
có nhiều nghiên cứu khác nhau song đƣợc trình bày thống nhất với hệ thống lý luận về
hoạt động dạy học.
L.X. Vƣgôtxki, nhà Tâm lí học Hoạt động nổi tiếng trong nghiên cứu của mình
đã chỉ ra rằng: “Trong giáo dục, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ
giúp (assisted discovery) hơn là sự tự khám phá. Ông cho rằng sự khuyến khích bằng
ngơn ngữ của giáo viên và sự cộng tác của các bạn cùng tuổi trong học tập là rất
quan trọng”[5]. Điều này cho thấy để hình thành tri thức, kỹ năng, kĩ xảo có hiệu quả
cao, khơng chỉ coi trọng sự chỉ dẫn, hƣớng dẫn của giáo viên mà phải coi trọng hoạt
động cùng nhau, coi trọng sự hợp tác, làm việc cùng nhau giữa những ngƣời học.
“Lý thuyết Học từ trải nghiệm” của David A Kolb chỉ ra rằng “Học từ trải
nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thơng qua việc
chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm những
khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”. Nếu nhƣ mục đích của
việc dạy học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực
và hành động khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình
thành và phát triển những phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị,
kĩ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con ngƣời trong xã hội hiện đại.
Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của ngƣời

học; nhƣng để phát triển và hình thành phẩm chất thì ngƣời học phải đƣợc trải nghiệm.


3
Nhƣ vậy, trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả bởi trải nghiệm ở đây là sự trải
nghiệm có định hƣớng, có dẫn dắt chứ khơng phải sự trải nghiệm tự do, thiếu định hƣớng.
Tầm quan trọng của hoạt động, của sự tƣơng tác, của kinh nghiệm đối với
sự hình thành nhân cách con ngƣời. Năng lực chỉ đƣợc hình thành khi chủ thể đƣợc
hoạt động, đƣợc trải nghiệm. Những quan điểm này chính là cơ sở lý thuyết cho việc
xây dựng hoạt động trải nghiệm trong giáo dục. Các quốc gia trên thế giới đã đƣa học
tập trải nghiệm sáng tạo vào chƣơng trình giáo dục từ rất sớm và đạt đƣợc hiệu quả
cao trong giáo dục.
Xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học, Nghị quyết
Hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có
đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhƣ là một phƣơng
pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học [9]. Hoạt động trải nghiệm bản chất là
những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tƣ
tƣởng, ý chí tình cảm, giá trị và kĩ năng sống và những năng lực cần có của con ngƣời
trong xã hội hiện đại. Nội dung của hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế theo hƣớng
tích nhiều lĩnh vực, mơn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và
phƣơng pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời
gian, quy mô, đối tƣợng và số lƣợng…để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và
phát huy tối đa khả năng sáng tạo của các em.
Hiện nay ở các trƣờng phổ thơng, việc dạy học theo chƣơng trình chính khóa cịn
rất nặng nề, chƣa tạo nhiều hứng thú cho học sinh. HĐTN sẽ mang đến cho các em trải
nghiệm mới mẻ, kích thích sự hứng thú, tích cực trong học tập cho các em. Đây là một
hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhƣng chƣa đƣợc chú trọng nhiều ở trƣờng
phổ thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức đƣợc hoạt động trải nghiệm trong dạy học các kiến thức chƣơng

“Động lực học chất điểm” theo hƣớng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức đƣợc hoạt động trải nghiệm vào trong dạy học chƣơng
“ Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 sẽ giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.


4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn.
Tổ chức dạy học các kiến thức chƣơng “ Động lực học chất điểm” - Vật lí 10.
Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hƣớng phát triển năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh trong dạy học các kiến thức chƣơng “ Động lực học chất điểm” Vật lí 10 theo hƣớng phát triển năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn.
Phạm vi thực hiện: Tôi tiến hành thực nghiệm tại trƣờng THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của hoạt động trải nghiệm.
Nghiên cứu thực trạng giáo dục phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn của các trƣờng THPT.
Nghiên cứu nội dung chƣơng “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 để xác định
nội dung tiến hành hoạt động trải nghiệm.
Xây dựng kế hoạch dạy học chƣơng “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 để tổ
chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm theo nội dung và tiến trình soạn thảo để đánh giá

tính khả thi và hiệu quả q trình xây dựng, từ đó rút ra kinh nghiệm.
Xử lí số liệu bằng phƣơng pháp thống kê toán học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn bản, văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, các chỉ thị và thông tƣ
của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học.


5
Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lí luận tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh để làm cơ sở cho việc thực hiện mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham
khảo để xác định nội dung kiến thức vật lí mà học sinh cần học.
Nghiên cứu việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học trong kiến thức chƣơng
“ Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 vào thực tiễn.
7.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn
Tìm hiểu việc dạy (thông qua phỏng vấn, dự giờ tiết học của giáo viên) và việc
học (thông qua trao đổi, sử dụng phiếu điều tra với học sinh) nhằm tìm hiểu việc dạy
học chƣơng “ Động lực học chất điểm” - Vật lí 10.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu đƣợc trong
quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận .
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động trải nghiệm theo hƣớng
phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn
CHƢƠNG 2. Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
các kiến thức chƣơng “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 theo hƣớng phát triển năng

lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
CHƢƠNG 3. Thực nghiệm sƣ phạm.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua”; nhƣ
vậy, trải nghiệm có nghĩa là q trình chủ thể trực tiếp đƣợc tham gia vào các hoạt
động và từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm cho bản thân mình [13].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm” đƣợc diễn giải theo hai nghĩa.
“Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc, cảm xúc
nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý
thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp, “trải nghiệm là những
tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển
thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh
hành vi của cá nhân”.
Theo Bách khoa toàn thƣ Wikipedia, trải nghiệm hay kinh nghiệm là tri thức
hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có đƣợc thơng qua tham gia sự can
dự hay tiếp xúc trực tiếp. Nhƣ vậy, trải nghiệm đạt đƣợc thƣờng thông qua thực hành,
thử nghiệm để đi đến một tri thức về sự hiểu biết về sự vật, hiện tƣợng, sự kiện.
Theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mọi hoạt động giáo dục bao
gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo dục nói trên sẽ đƣợc thực
hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là hoạt động trải nghiệm. HĐTN sẽ thực hiện
tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt
động tập thể…và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn

mới. Nhƣ vậy khái niệm hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng phổ thơng có thể
đƣợc hiểu là các hoạt động giáo dục thực tiễn đƣợc tiến hành song song với hoạt động
dạy học trong nhà trƣờng. Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo
dục, đƣợc tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung,
hỗ trợ cho việc dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và
các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi


7
cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học
vào thực tế và đƣa ra những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và ni dƣỡng tính
sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh.
Từ khái niệm này cho thấy, so với hoạt động ngoài giờ lên lớp đang đƣợc tiến
hành hiện nay trong chƣơng trình phổ thơng thì HĐTN sẽ phong phú hơn về nội dung,
phƣơng pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục
tiêu phát triển những phẩm chất năng lực nhất định của học sinh.
Theo hiệp hội “giáo dục trải nghiệm” quốc tế thì học qua trải nghiệm là một
phạm trù bao hàm nhiều phƣơng pháp trong đó ngƣời dạy khuyến khích ngƣời học
tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh tổng kết lại để tăng cƣờng
hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản
thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Hoạt động trải nghiệm còn đƣợc hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá
nhân học sinh trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trƣờng nhà trƣờng cũng nhƣ mơi
trƣờng gia đình và xã hội dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát
triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực…, từ đó tích lũy kinh
nghiệm riêng cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạp cá nhân của mình”.
Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hƣớng, hƣớng dẫn của nhà giáo
dục. Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ,
giám sát. Học sinh là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Phạm vi các chủ đề
hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm

năng sáng tạo; hoạt động là phƣơng thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân
cách con ngƣời.
Từ đó có thể thấy rằng hoạt động trải nghiệm là phƣơng thức hoạt động chỉ sự
tƣơng tác, sự tác động của chủ thể với đối tƣợng xung quanh và ngƣợc lại. Hoạt động
ở đây là hoạt động của chính bản thân chủ thể. Những hoạt động này và mang tính trải
nghiệm, vừa là cách nhận thức, tác động của riêng mỗi chủ thể. Qua hoạt động giải
quyết vấn đề mà ngƣời học thu nhận những giá trị cần thiết của bản thân, đó chính là
q trình mang tính trải nghiệm. Học tập trải nghiệm nhấn mạnh đến sự trải nghiệm,
thúc đẩy năng lực tƣ duy, sáng tạo cho ngƣời học.


8
1.1.2. Các đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
HĐTN là hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức ngoài tiết học chính. Đây là hoạt
động nhằm hỗ trợ, bổ sung, cho các hoạt động dạy học ở trên lớp.
HĐTN là hoạt động đƣợc tổ chức dƣới sự định hƣớng của nhà giáo dục với
những mục tiêu cụ thể. Qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, những năng lực
chung của ngƣời học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và mục tiêu giáo dục phổ thông.
HĐTN gắn với thực tiễn cuộc sống, mang tính trải nghiệm gắn liền với các nội
dung học tập trên lớp, HS sẽ phát huy tối đa vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của bản thân, đƣợc tự mình tham gia vào tất cả các bƣớc, các khâu trong quá
trình hoạt động từ thiết kế chƣơng trình, chuẩn bị trang thiết bị, nội dung thực hiện và
cả việc đánh giá kết quả của bản thân. HS đƣợc bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản
thân, đƣợc lựa chọn ý tƣởng và hiện thực hóa ý tƣởng của bản thân, tạo khơng khí vui
vẻ, tích cực chủ động. HS sẽ đƣợc vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào thực
tiễn cuộc sống thông qua các hoạt động cộng đồng, hoạt động hƣớng nghiệp.
HĐTN đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức và quy mơ nhƣ: Cá nhân, nhóm, lớp học,
khối lớp, trƣờng, ở trong hoặc ngồi nhà trƣờng.
HĐTN mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo
của ngƣời dạy.

1.1.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí
HĐTN trong dạy học Vật lí có thể thực hiện với các nội dung sau:
- Tìm hiểu về lịch sử vật lí, các nhà vật lí học, các quan điểm và phát minh của họ.
- Tìm hiểu về những ứng dụng của vật lí trong thực tiễn và đời sống sản xuất.
- Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp, các trạm nghiên
cứu khoa học có áp dụng kiến thức vật lí.
- Tổ chức các thí nghiệm vật lí, các trị chơi vật lí.
- Chế tạo các bộ thí nghiệm đơn giản, đồ chơi, mơ hình.
1.1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí
HĐTN đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau và đều mang ý nghĩa giáo
dục nhất định. Đối với mơn vật lí, cũng có thể áp dụng nhiều hình thức tổ chức
khác nhau nhƣng để HĐTN có hiệu quả thì có thể áp dụng các hình thức tổ chức sau:


9
1.1.4.1. Hoạt động ngoại khóa
Ngoại khóa là hoạt động giáo dục gồm nhiều loại hoạt động nhƣ: Hoạt động tham
quan dã ngoại, câu lạc bộ, diễn đàn, tổ chức trò chơi, sân khấu hóa, hội thi….
a. Hoạt động tham quan dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học
sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh đƣợc đi thăm, tìm hiểu
và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy… ở
xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có đƣợc những kinh nghiệm thực tế, từ
đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Đối với mơn vật lí, hoạt động tham quan dã ngoại có thể là hoạt động tham quan
một nhà máy, xí nghiệp, các trạm nghiên cứu khoa học, bảo tàng lịch sử,... có ứng
dụng kiến thức môn học. Thông qua hoạt động này, HS sẽ hiểu thêm sâu sắc hơn ứng
dụng thực tiễn các kiến thức đã học trong nhà trƣờng, qua đó thúc đẩy niềm đam mê
khoa học.
b. Câu lạc bộ vật lí

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích,
nhu cầu, năng khiếu,… dƣới sự định hƣớng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi
trƣờng giao lƣu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với GV, với
những ngƣời xung quanh. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để HS đƣợc chia sẻ
những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát
triển các kĩ năng của HS nhƣ: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm
việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… Câu lạc bộ là nơi để HS đƣợc
thực hành các quyền của mình nhƣ quyền đƣợc học tập, quyền đƣợc vui chơi giải trí
và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền đƣợc tự do biểu đạt; tìm kiếm,
tiếp nhận và phổ biến thơng tin,… Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và đƣợc tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau.
c. Tổ chức trò chơi vật lí
Trị chơi là hoạt động giải trí, thƣ giãn giúp các em bớt căng thẳng sau những
giờ học trên lớp. Đặc biệt, trị chơi gắn liền với mơn học dƣới sự định hƣớng của giáo
viên giúp các em vừa có sân chơi bổ ích tạo khơng khí vui vẻ hòa đồng vừa tạo điều


10
kiện cho các em tiếp thu kiến thức môn học. Trị chơi có thể đƣợc sử dụng trong
nhiều tình huống khác nhau của HĐTN nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội
dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng
và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận,… giúp phát huy tính sáng tạo, tạo cảm
giác hứng thú, giúp HS tiếp thu kiến thức mới, phát huy đƣợc năng lực của các em.
Trị chơi vật lí rất đa dạng và phong phú, đƣợc tổ chức ở nhiều thể loại nhƣ ơ chữ
vật lí, đố vui, đốn tranh, thí nghiệm vật lí vui….
d. Hội thi với chủ đề vật lí
Hội thi (cuộc thi) là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định
hƣớng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc
tập thể ln hoạt động tích cực để vƣơn lên đạt đƣợc mục tiêu mong muốn thơng qua

việc tìm ra ngƣời hoặc đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một
yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trƣờng, của giáo viên trong quá trình tổ chức
HĐTN [1].
Mục đích tổ chức hội thi (cuộc thi) nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ
động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng nhu cầu về vui
chơi giải trí, phát huy tài năng và sáng tạo của học sinh, phát triển khả năng hoạt động
tích cực và tƣơng tác của học sinh, góp phần bồi dƣỡng cho các em động cơ học tập
tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi (cuộc thi) có thể đƣợc
thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui,
thi giải ơ chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện
theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh
lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú,
bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức hội thi,cuộc thi.
Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện,
tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.
Đối với mơn vật lí có thể thực hiện các cuộc thi hiểu biết vật lí gắn với các trị
chơi nhƣ ơ chữ, rung chuông vàng, ai là triệu phú,…những câu hỏi của cuộc thi là nội
dung kiến thức tổng hợp của chƣơng trình học giúp HS ơn lại kiến thức cũ, học đƣợc


11
nhiều kiến thức mới. Hội thi với chủ đề vật lí là hình thức trải nghiệm đơn giản nhƣng
hiệu quả cao.
1.1.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
a. Tìm hiểu cấu tạo và ngun lí hoạt động của các máy móc thiết bị có sẵn
Ngày nay, các loại máy móc, thiết bị ứng dụng vật lí rất phong phú đa dạng. GV
có thể tổ chức cho học sinh quan sát, tháo lắp các máy móc đơn giản hay quan sát
cấu tạo một số thiết bị nhƣ quạt, ti vi, bàn ủi, bóng đèn,... từ đó u cầu HS giải thích
cấu tạo, nguyên lí hoạt động của chúng từ những kiến thức vật lí đã học. Đây là hoạt
động rất bổ ích giúp HS hiểu thêm về các thiết bị từ đó giúp các em có thể sử dụng

thiết bị, máy móc có hiệu quả hơn, hợp lý hơn và có thể sửa chữa, lắp đặt chúng khi
có sự cố, hỏng hóc.
b. Hoạt động tự nghiên cứu, chế tạo
Khi đã hiểu biết về cấu tạo, ngun lí hoạt động của máy móc, thiết bị, các kiến
thức vật lí ứng dụng vào thực tế, ngƣời học có thể tự mình chế tạo những sản phẩm,
thiết bị đơn giản, thiết thực phục vụ mục đích của bản thân, gia đình và xã hội.
1.1.5. Các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.1.5.1. Phương pháp giải quyết vấn đề
Hoạt động trải nghiệm đối với môn vật lí mong muốn ngƣời học vận dụng kiến
thức đã học vào tình huống thực tiễn. Muốn vậy cần phải đặt ngƣời học vào trong
những tình huống có vấn đề. Ví dụ: Mùi thơm của nƣớc hoa thoang thoảng bay rồi
biến mất. Khói từ các ống khói lúc đầu khi mới thốt ra khỏi ống thì đậm đặc sau đó
cũng dần tan biến trong khơng khí. Hãy giải thích tại sao có hiện tƣợng trên?
Giải quyết vấn đề là một phƣơng pháp giáo dục giúp phát triển năng lực tƣ duy,
sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em đƣợc đặt trong tình huống có vấn
đề, thơng qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phƣơng
pháp [10].
Tiến trình trải nghiệm bằng phƣơng pháp giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo
các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
GV cần giúp HS nhận biết đƣợc vấn đề cần giải quyết dựa trên những gợi ý,
câu hỏi định hƣớng để hƣớng học sinh đến mục đích đặt ra.


12
- Bƣớc 2: Tìm phƣơng án giải quyết
Để tìm ra các phƣơng án giải quyết vấn đề, HS cần so sánh, liên hệ với cách giải
quyết vấn đề tƣơng tự hay kinh nghiệm đã có cũng nhƣ tìm phƣơng án giải quyết mới.
Các phƣơng án giải quyết đã tìm ra cần đƣợc sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai
đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc khơng tìm đƣợc phƣơng án giải quyết thì cần

quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
- Bƣớc 3: Quyết định phƣơng án giải quyết
GV cần quyết định phƣơng án giải quyết vấn đề, khi tìm đƣợc phải phân tích, so
sánh, đánh giá xem có thực hiện đƣợc việc giải quyết vấn đề hay khơng. Nếu có nhiều
phƣơng án giải quyết thì cần so sánh để xác định phƣơng án tối ƣu. Nếu các phƣơng
án đã đề xuất mà không giải quyết đƣợc vấn đề thì tìm kiếm phƣơng án giải quyết
khác. Khi quyết định đƣợc phƣơng án thích hợp là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
- Bƣớc 4: Giải quyết vấn đề bằng phƣơng án đã lựa chọn
Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV cần chú ý:
+ Đƣa ra những vấn đề phù hợp với HS, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
để ngƣời học bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình.
+ Vấn đề đƣa ra phải gần gũi với cuộc sống, HS thƣờng gặp, thƣờng thấy trong
thực tiễn.
+ Trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cần có những lời khuyên, gợi ý và khuyến
khích sự sáng tạo của HS, lựa chọn hình thức giải quyết vấn đề phù hợp, an toàn…
1.1.5.2. Phương pháp làm việc nhóm
Trong HĐTN, GV chia lớp học thành những nhóm nhỏ, phân cơng nhiệm vụ cho
từng nhóm, thống nhất kênh liên lạc giữa các thành viên và xây dựng các tiêu chí đánh
giá hoạt động cho nhóm và cho từng thành viên trong nhóm. Mục đích của hoạt động
nhóm là:
+ Phát huy cao độ vai trị chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,
tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả
năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Giúp HS hình thành các kĩ năng cần thiết nhƣ: kĩ năng tổ chức, quản lí, giải
quyết vấn đề, hợp tác, có tinh thần và trách nhiệm cao, khuyến khích HS học hỏi lẫn nhau,
cùng nhau phát triển, giải quyết vấn đề.


13
+ Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng

cho mỗi cá nhân ngƣời học đƣợc khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến
khích học sinh giao tiếp với nhau và nhƣ vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự
tin có nhiều cơ hội hịa nhập với lớp học ....
Để phƣơng pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lƣu ý một số
vấn đề sau:
- Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau, yêu cầu HS chia sẻ tài liệu,
tạo ra mục tiêu nhóm, cho điểm chung cả nhóm, HS trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau….
- Phân cơng các vai trị bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm
vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm
của học sinh.
- Khi thiết kế nhiệm vụ, GV cần đƣa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm
bảo thời gian cho HS tham gia đầy đủ.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, công bằng giữa các nhóm và các thành viên.
Tiến trình tổ chức hoạt động nhóm gồm các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Chuẩn bị cho hoạt động
+ Giáo viên hƣớng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân
cơng nhóm trƣởng và các vai trị khác cho từng thành viên.
+ Hƣớng dẫn từng nhóm phân cơng cơng việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau.
+ Chú trọng HS vào một số kĩ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho hoạt động,
giải thích sự cần thiết, làm rõ khái niệm và cách thể hiện, tạo ra tình huống để luyện tập;
tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá, yêu cầu HS thể hiện các kĩ năng đó trong hoạt động.
- Bƣớc 2: Thực hiện
+ GV quan sát, nắm bắt thông tin ngƣợc từ HS xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ
khơng, có thể hiện kĩ năng làm việc theo nhóm khơng, các vai trị thể hiện nhƣ thế nào...
+ Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt.
+ Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,...



14
- Bƣớc 3. Đánh giá hoạt động:
Ở bƣớc này GV cần:
+ Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ
tham gia của từng thành viên.
+ Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên
trong nhóm, thể hiện các kĩ năng làm việc theo nhóm.
+ Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm,
chú trọng phân tích những kĩ năng làm việc theo nhóm mà HS đã thể hiện.
+ Đƣa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng làm việc
theo nhóm.
1.1.5.3. Phương pháp tổ chức các dự án
Dự án là một tập hợp các công việc, đƣợc thực hiện bởi một tập thể nhằm đạt
đƣợc một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến. Trong HĐTN, mỗi lớp có
thể tổ chức thành các nhóm và mỗi nhóm thực hiện một dự án nhỏ có mối liên hệ
với nhau trong một dự án lớn. Đối với mơn vật lí, dự án có thể thực hiện dƣới các
hình thức: Dự án sƣu tầm, dự án nghiên cứu chế tạo…. các dự án này đƣợc thực hiện
trong thời gian dài và đƣợc kết hợp với phƣơng pháp làm việc nhóm.
Khi tổ chức thực hiện các dự án giáo viên cần lƣu ý:
- Phải xác định đƣợc mục tiêu cụ thể của dự án.
- Dự án phải phù hợp với học sinh và đảm bảo thực hiện thành cơng.
- Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án.
- Phải có thời gian bắt đầu và kết thúc dự án. Kết quả của dự án phải đƣợc báo
cáo rõ ràng.
- Kinh phí thực hiện dự án trải nghiệm phải phù hợp với giáo viên, học sinh.
- GV cần giám sát và có sự động viên góp ý kịp thời để HS hồn thành dự án
đúng tiến độ và đạt đƣợc mục đích và yêu cầu đề ra.
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng vào thực tiễn
NLVDKT vào thực tiễn là khả năng ngƣời học sử dụng những kiến thức, kĩ năng

đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những
vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu


×