Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục, đề tài một số phương pháp giúp học sinh phòng chống tai nạn thương tích đuối nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.76 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN .........
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........

TÊN SÁNG KIẾN : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÒNG
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐUỐI NƯỚC
LOẠI ĐỀ TÀI :
THUỘC BỘ MƠN THỂ DỤC

Tác giả : .........
Chức vụ : Giáo viên Thể dục
Ngày 20 tháng 01 năm 2021

1


MỤC LỤC

I. Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Giới hạn của đề tài
5.Phương pháp nghiên cứu
II.Nội dung
1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.Nội dung và cách thực hiện giải pháp
15
III.Kết luận, kiến nghị
17
1.Kết luận


2.Kiến nghị
17
* Hình ảnh minh họa
* Tài liệu tham khảo

Số trang
3-4
4
4
4
4-5
6
6-8
8-11
111616
1618-22
23

2


I . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam là một
trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những yếu tố bất lợi của thiên
nhiên. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ người chết do đuối nước cao
nhất khu vực Đông Nam Á. Những tai nạn thương tâm đã khiến toàn xã hội
quan tâm sâu sắc, Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, đồn thể xã hội đã
có nhiều cố gắng đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng đuối nước
nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo thống kê công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ( Do Uỷ
ban chăm sóc thiếu niên và nhi đồng, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ
y tế cung cấp ) trung bình mỗi năm ở nước ta xảy ra trên 3500 vụ tai nạn chết
người liên quan đến sơng nước. Mỗi năm có khoảng 27.000 trẻ em chết vì tai
nạn thương tích, trong đó có 12.700 trẻ chết đuối. So với các nước phát triển
tỷ lệ chết đuối ở nước ta cao gấp 10 lần, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, đặc
biệt số trẻ em chết đuối thường gia tăng vào dịp hè là lúc học sinh nghỉ học,
có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy mùa hè mới bắt đầu nhưng tỷ lệ tử vong do
đuối nước đã xảy ra trên nhiều tỉnh, thành trên cả nước, hầu hết do trời nóng
nên các em rủ nhau đi tắm sơng, ao, hồ… mà khơng có sự giám sát của
người lớn. Đầu năm 2015 đến nay đã xảy ra 30 vụ đuối nước của trẻ em tại
Nghệ An, chỉ trong một tuần cuối tháng 3/2015 có ba vụ đuối nước xảy ra
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khiến 5 thanh thiếu niên thiệt mạng. Đặc biệt
ngày 28/5/2015 khi bơi tại hồ thủy lợi ĐăkLiên – Bình Phước đã khiến 4 nữ
sinh thiệt mạng.
Theo kết quả điều tra có gần 70% trẻ chết đuối trong đó độ tuổi nguy
hiểm nhất tử 5-9 tuổi.
Xác định đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với trẻ em và
trẻ vị thanh niên, theo Bộ Y tế số trẻ tử vong do tai nạn này vẫn không ngừng
tăng
Thống kê cho thấy khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu hết trẻ tử
vong do đuối nước dưới 5 tuổi, còn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hầu
hết trẻ bị đuối nước trên 6 tuổi, đuối nước trẻ em ở độ tuổi khác nhau xảy ra
3


quanh năm trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn
cũng như kiến thức bơi lội đối với các em nhỏ còn hạn chế. Trong khi huyện
Esup kênh mương nhiều, khí hậu nóng nực nên các em nhỏ thường xuyên tự
đi tắm ở các kênh mương mà khơng có sự giám sát của người lớn.

Trước thực trạng tử vong do đuối nước gia tăng bản thân là một giáo
viên dạy môn Thể dục khiến tôi trăn trở : Làm thế nào để các em trong cả
nước nói chung và các em học sinh đang học trên ngôi trường mà tôi giảng
dạy hạn chế những tai nạn thương tâm về đuối nước, có được những hiểu
biết cơ bản về bơi lội, cũng như đề phòng tai nạn đuối nước. Với kinh
nghiệm được đúc kết từ thực tế cũng như những cấp bách về giải pháp hạn
chế tử vong trong đuối nước tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH PHỊNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH ĐUỐI NƯỚC”
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài :
Tìm ra những phương pháp giúp học sinh có những kỹ năng phịng chống
tai nạn thương tích đuối nước.
Góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho học sinh cũng như phát
triển các tố chất về thể lực, đặc biệt hạn chế được tối đa các tai nạn thương tâm
về đuối nước.
Nhằm giúp học sinh có một sự hiểu biết nhất định trong phịng chống tai
nạn đuối nước, tạo cho các em một vốn kiến thức cơ bản trong phòng chống tai
nạn đuối nước.
Hướng dẫn các em cách phòng chống tai nạn đuối nước cũng như cách
xử lý hiệu quả khi gặp nạn.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :
Bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp để nâng cao chất
lượng.
Chủ động tìm tịi, sáng tạo những phương pháp phịng chống tai nạn
thương tích đuối nước.
Qua đề tài trên tơi muốn tìm thêm một số phương pháp, kỹ thuật phù hợp
nhằm áp dụng vào tiết sinh hoạt ngoại khóa đạt kết quả tốt nhất.
Tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tiểu học có sự u
thích, đam mê, chủ động khi tham gia vào các tiết ngoại khóa về nội dung bơi
lội.

Lựa chọn những phương pháp cụ thể, thích hợp với thực tiễn trường học,
thực hiện tốt phương pháp tổ chức lên lớp về nội dung phòng chống tai nạn đuối
nước trong các giờ ngoại khóa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng : là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5
4


Hướng dẫn học sinh tự tập luyện một số phương pháp cơ bản phòng
chống tai nạn đuối nước để đạt được kết quả tốt nhất.
Dựa vào nội dung kiến thức, đề tài nghiên cứu để phân phối lượng bài tập
phù hợp.
4.Giới hạn của đề tài :
Giới hạn : Thực hiện phịng chống tai nạn thương tích đuối nước đối với
học sinh Trường Th ..........
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử
dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp giảng giải ( sử dụng lời nói)
+ Phương pháp trực quan bao gồm trược quan trực tiếp và trực quan gián
tiếp
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp phân chia
+ Phương pháp hoàn chỉnh
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp điều tra thống kê, khảo sát
+ Phương pháp phân tích so sánh
+ Phương pháp tổng hợp khái quát
+ Phương pháp thị phạm


5


II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
Thể dục là một môn khoa học trong khoa học giáo dục thể dục thể thao.
Trước hết thể dục được đặt trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về
giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học, giải phẫu học, vệ sinh học và lý luận khoa
học về giáo dục thể dục thể thao.
Trong lịch sử phát triển của mình thể dục thể thao đã thay đổi tùy thuộc
vào sự thay đổi điều kiện sống cơ bản xã hội. Đồng thời giữa các thang bậc khác
nhau của sự phát triển đó tồn tại tính kế thừa quy luật.
Chức năng thể dục thể thao nói chung và nội dung kỹ năng phịng chống
đuối nước nói riêng được hiểu là những thuộc tính khách quan vốn có của nó
trong sự tác động tích cực của con người với nhau. Giảng dạy thể dục không chỉ
là hoạt động hướng dẫn người tập thực hiện những động tác, mà còn nhằm giáo
dục học sinh trở thành những công dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lao
động giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt.
Thể dục được xem như là bộ phận cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong phát triển và hoàn thiện thể chất
Nội dung phịng chống tai nạn thương tích đuối nước khai thác và mở
rộng giới hạn khả năng thể lực và những khả năng liên quan trực tiếp với nó ở
con người khi tiếp xúc nước
6


Như ta đã biết bộ môn bơi lội với nội dung phịng chống thương tích đuối
nước có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện các chức năng cơ thể, giúp người
học biết cách nhịn thở dưới nước, có cảm giác về lực nổi, thích ứng dần với các
hoạt động trong môi trường nước; khắc phục, loại trừ tâm lý sợ nước, giúp linh

hoạt các khớp cũng như tăng tính linh hoạt khi vận động.
Đuối nước là tình trạng kiệt sức vì ngạt thở dưới nước, hay nói cách khác
đuối nước là tình trạng tràn vào đường hơ hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy
và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Trong những động tác của
bài tập phịng chống thương tích đuối nước khơng chỉ ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt khác. Thông qua các bài tập góp
phần bổ trợ cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong
đời sống cũng như mơi trường nước, góp phần giáo dục ý chí, phẩm chất đạo
đức và thẩm mỹ.
Bài tập phòng chống thương tích đuối nước lấy vận động rèn luyện thân
thể, đề phịng thương tích dưới nước là nội dung chính với mục đích nâng cao
sức khỏe, làm tăng vẻ đẹp, sức bền, sự nhanh nhẹn và cách xử lý khéo léo.
Tính chất của bài tập phòng chống đuối nước là sự phối hợp vận động
toàn thân, ở các tư thế khác nhau kết hợp các tư thế, động tác với nhau tạo nên
sự phối hợp nhịp điệu, biên độ động tác sử dụng sức một cách hợp lý. Tác dụng
phát triển các tố chất góp phần hồn thiện cơ thể con người, giáo dục nếp sống
về thẩm mĩ vận động.
Bài tập chống đuối nước giáo dục được học sinh có ý thức luyện tập thể
dục thể thao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Giáo dục và đào tạo con
người phát triển tồn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
Bơi lội là hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền
của tất cả các nhóm cơ, giúp tăng cường sức đề kháng và kiểm sốt trọng lượng
cho cơ thể. Là mơn thể thao giúp cho con người phát triển một cách toàn diện,
bơi lội đúng cách, đúng chừng mực sẽ mang lại cho người tập những lợi ích về
sức khỏe. Đặc biệt biết bơi là cách tốt nhất để phòng chống đuối nước cho trẻ.
Bộ mơn bơi lội có nhiệm vụ liên hệ mật thiết với bộ y tế và bộ Giao dục để
nghiên cứu phương pháp và thực hành trong phòng chống đuối nước nhằm tăng
cường sức khỏe, biết bảo vệ bản thân khi gặp nạn và hạn chế tối đa những tai
nạn đuối nước thương tâm.
Lợi ích trong bơi lội có thể nhận thấy khi học bơi sẽ giúp trẻ có thể tự

mình ứng biến linh hoạt trước những hiểm họa liên quan tới môi trường nước.
Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phòng chống
đuối nước đối với trẻ thì Cộng đồng của ngành y tế đã thống kê ở Việt Nam
đuối nước là nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích đứng thứ 2 với mọi lứa
tuổi ( sau tai nạn giao thông). Ước tính mỗi ngày có 10 trường hợp trẻ tử vong
7


do đuối nước, nhóm tuổi từ 0 – 4 tuổi có tỉ lệ tử vong do đuối nước cao nhất.
Trrước thực trạng trên ngành Y tế đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên
quan đến phịng chống tai nạn thương tích, trong đó nổi bật có các văn bản liên
quan cụ thể đến hoạt động phòng chống đuối nước tại cộng đồng như môt số
quyết định:
Quyết định số 170/QĐ – BYT ngày 17/1/2006 của bộ trưởng bộ y tế về
việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an tồn, phịng chống tai nạn
thương tích; chỉ thị 05/CT – BYT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc
tăng cường cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng giai đoạn
2011 – 2015; Quyết định 1900/QĐ – BYT ngày 10/6/2011 của Bộ y tế về việc
phê duyệt kế hoạch phịng, chống tai nạn thương tích trong đó có phịng chống
đuối nước được đưa vào chức năng nhiệm vụ của Bộ y tế, Cục quản lý môi
trường y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường
lao động và chuẩn quốc gia về y tế dự phịng.
Thơng tư số 01/2010/TTL - BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng
chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; phối hợp với Bộ lao
động – Thương binh xã hội xây dựng và ban hành kế hoạch liên tịch phòng
chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 – 2015 ngày 26/4/2012.
Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thơng phịng chống tai nạn đuối
nước tại cộng đồng được thực hiện thông qua các tờ rơi, áp phích và website
phịng chống tai nạn đuối nước.

Đầu năm 2010, Bộ GD & ĐT đã có cơng văn số 664/BGDĐT – CTHSSV
hướng dẫn các sở GD & ĐT triển khai cơng tác phịng chống đuối nước và thí
điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015. Trong các văn bản
hướng dẫn nhiệm vụ năm học, bộ đều nhắc nhở các địa phương chú trọng thực
hiện công tác phòng chống đuối nước đối với học sinh.
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
Đặc điểm của địa phương và nhà trường: Xã ......... nằm trên địa bàn thuộc
vùng kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân cịn nghèo, hầu hết đều là dân lập
nghiệp vùng kinh tế mới nên kinh tế bấp bênh. Người dân lo về cơm, áo, gạo,
tiền ít quan tâm đến thời gian vui chơi, giải trí của con em mình.
Hầu hết các trường TH trong tỉnh nói chung và huyện ......... nói riêng đều
chưa có bể bơi. Đối với trường TH ......... được thành lập từ năm 1994, qua 23
năm xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất nhà trường còn rất nhiều thiếu
thốn( Do đã 2 lần chia tách trường). Hiện nay trường chỉ có 10 phịng học. Các
phịng chức năng và phịng đa năng cũng như bể bơi dành cho giờ học ngoại
khóa chưa có, nên khi lồng ghép các nội dung phịng chống đuối nước đang
thực hiện theo mơ hình dạy bơi trên cạn.
8


Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy các tiết ngoại khóa cũng cịn
nhiều thiếu thốn. Các đồ dùng thực hiện cho nội dung giảng dạy ngoại khóa về
bơi lội là khơng có.
Nội dung bơi lội chưa được áp dụng vào dạy ở các trường TH trên địa bàn
huyện nói chung và trường TH ......... nói riêng. Trên địa bàn huyện chỉ mới
triển khai, tập huấn cho 1-2 giáo viên của các trường về 1 số kỹ năng trong bơi
lội với hình thức lý thuyết là chính, vì trên địa bàn esup chưa có bể bơi.
Kỹ năng sống của các em áp dụng vào thực tế chưa được cao
Kỹ năng hình thành động tác của học sinh hầu như còn yếu, các em chưa
thực hiện đúng cách , hay các thao tác sơ cứu khi gặp nạn trong mơi trường

nước.
Nhận thức, hiểu biết chung của gia đình và cộng đồng về phịng chống
tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ còn thấp.
Cha mẹ hầu hết còn thiếu kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bi đuối
nước
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ thường hiếu động,ham vui, thích rủ nhau đi tắm
sơng, hồ, ao, suối… trong khi các em lại không biết bơi.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về phịng chống tai nạn thương tích đuối
nước trẻ em đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Một số cấp
ủy đảng và chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng
mức về cơng tác phịng chống tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ.
Trình độ nhận thức khơng đồng đều một số em được gia đình quan tâm
thì ý thức tham gia vào những buổi ngoại khóa, tuyên truyền rất nghiêm túc, các
em cũng hiểu rõ tầm quan trọng của phòng chống tai nạn thương tích đuối nước,
một số em gia đình ít quan tâm thì ý thức học tập chưa tốt, khơng có sự hiểu biết
về nguy hiểm của đuối nước, tham gia vào các buổi ngoại khóa, tun truyền
mang tính chất đối phó.
Bên cạnh đó về mặt khách quan thì trường chưa có bể bơi nên khi học
sinh tham gia tiết ngoại khóa chỉ được học lý thuyết, mơ phỏng thực hành trên
khơng ít nhiều ảnh hưởng đến việc tiếp thu của học sinh.
Với học sinh lớp 1và lớp 2 các em còn quá nhỏ nên khi các em tham gia
tập luyện hầu như các em nắm bắt bài còn quá chậm và chưa được chính xác,
chưa nhanh nhẹn nên việc điều khiển tiết học ngoại khóa rất khó khăn.
Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tai nạn đuối nước, bởi họ
nghĩ trên địa bàn đang sinh sống ít ao hồ, trường hợp chết đuối là hiếm. Vì thế
việc đầu tư mua sắm trang phục cho học sinh luyện tập thể dục thể thao hầu như
khơng có. Mặt khác sự đầu tư thời gian để kèm cặp, nhắc nhở con em tránh xa
khu vực ao, hồ, sông, suối… cách phịng chống đuối nước thực cũng khơng
được phụ huynh quan tâm.
9



Đối với học sinh các em còn nhỏ tuổi chưa ý thức được sự nguy hiểm khi
tiếp xúc với ao, hồ, sơng, suối mà khơng có người lớn bên cạnh. Lứa tuổi các
em nhỏ hiếu động, thích chơi và tắm mương, sông, suối…
Là giáo viên đảm nhận công tác giảng dạy bộ môn thể dục nhưng
chuyên ngành tôi học không phải nội dung mơn bơi lội, q trình học đại học
môn bơi tôi được học nhưng không được đi sâu tìm hiểu. Vì thế kinh nghiệm để
truyền đạt về kiến thức bơi lội còn nhiều hạn chế, đa số nghiêng về lý thuyết,
hoạt động của giáo viên nhiều hơn học sinh vì thế hiệu quả đạt được chưa làm
tơi hài lòng.
Bảng thống kê kết quả trước khi học tập ngoại khóa
về nội dung phịng chống thương tích đuối nước
Khối
Lớp

Tổng số học
sinh

Nắm được cách
phịng chống
đuối nước

Tỉ lệ
%

1
2
3
4

5

38
34
47
31
40

0
3
6
5
7

0
8,82
12,76
16,12
17,5

Khơng nắm
được cách
phịng chống
đuối nước
38
31
41
26
33


Tỉ lệ
%
100
91,18
87,24
83,88
82,5

Nhìn chung học sinh ở trường TH ......... trong những năm qua đa số các
em khi được hỏi về cách phòng chống tai nạn đuối nước là chưa nắm được.
Qua quá trình khảo sát thực tế đa số học sinh đều không thực hiện được
cách sơ cứu đuối nước cũng như cách phòng chống đuối nước cho bản thân.
Phản ánh được thực trạng trước khi tham gia học tập nội dung phòng chống tai
nạn đuối nước của học sinh trước khi áp dụng vào các tiết học ngoại khóa.
Ghi nhận thực tế cho thấy việc đưa kế hoạch triển khai nội dung phòng
chống tai nạn đuối nước trong thời gian tới cho học sinh luôn được nhà trường
quan tâm, giúp đỡ đồng thời cũng nhắc nhở khuyến khích các em tham gia học
tập nhiệt tình, bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong q trình
dạy và học.
Tơi đã dần dẫn dắt học sinh tiếp cận được một số hiểu biết cơ bản về việc
gặp nguy hiểm và cách phòng chống tai nạn đuối nước.
+ Những tồn tại cần khắc phục:
Bên cạnh những việc đã đạt được thì việc đưa nội dung học phịng chống
tai nạn thương tích đuối nước cho các em còn một số hạn chế sau:
10


Việc giảng dạy nội dung phòng chống tai nạn đuối nước 100% là lý
thuyết, vì cơ sở vật chất của trường ......... nói riêng và các trường trên địa bàn
EaSup nói chung chưa có bể bơi.

Vẫn cịn một số quan điểm xem nhẹ vấn đề tai nạn đuối nước của con em
mình đối với một số bậc phụ huynh cũng như chính bản thân em học sinh.
Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát nên khi tham học tập cũng chưa thật
sự phát huy hết khả năng của mình dẫn đến kết quả đạt được chưa tốt
Nhận thức của các em học sinh về phòng chống tai nạn thương tích đuối
nước là chưa cao.
Với các em học sinh khối 1 và 2 cịn q nhỏ để có thể nhận thức một cách
rõ ràng về việc học tập cũng như phòng chống tai nạn đuối nước.
+ Nguyên nhân tồn tại:
Ý thức, kỹ năng sống mà các em áp dụng vào thực tế là chưa hiệu quả
Việc tuyên truyền giáo dục cho phụ huynh và học sinh hiểu biết sâu và
đúng đắn hơn về tác dụng khi của việc phòng chống tai nạn đuối nước còn chưa
thật sự đến nơi đến chốn.
Điều kiện tập bơi tại các địa điểm tự nhiên đang ngày càng thu hẹp do ô
nhiễm môi trường. Những nơi có thể tập bơi tự nhiên như sơng, suối, ao, hồ
hiện nay bị ô nhiễm nặng nề, không đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tập đã
làm cản trở lớn khiến cho các em khơng có nơi tập bơi dẫn đến hậu quả các em
không biết bơi ngày càng nhiều.
Đời sống kinh tế của hầu hết gia đình các em cịn khó khăn, thiếu thốn về
vật chất, nên việc tham gia học tập của các em cũng bị ảnh hưởng, bên cạnh đó
nhiều phụ huynh cịn chưa thật sự quan tâm tới việc học tập của các em.
Giáo viên như tôi cũng chưa thật sự làm tốt công tác tư tưởng đối với các
bậc phụ huynh, chưa nêu cao được mục đích, ý nghĩa quan trọng của việc phòng
chống đuối nước chưa tới các bậc phụ huynh.
Đa số phụ huynh vẫn cịn tư tưởng mang con giao phó cho giáo viên.
Một số phụ huynh cũng như học sinh còn tư tưởng xem nhẹ vấn đề đuối
nước
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Tăng cường giáo dục, quán triệt cho học sinh các biện pháp đảm bảo an

toàn khi tham gia bơi lội.
Giúp học sinh phịng chống được tai nạn thương tích đuối nước ở mức tốt
nhất.
Củng cố sức khỏe, rèn luyện cơ thể trẻ thích ứng với mơi trường sống.
Giúp học sinh xác định rõ mục đích, động cơ, từ đó có thái độ học tập
đúng đắn.
11


Hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về an tồn và vệ sinh khi
vui chơi giải trí và học tập bơi lội.
Giáo dục các em có tâm lý tự tin, vựt khó, tính kỷ luật và ham thích vận
động. Đồng thời học được các kỹ năng vận động dưới nước, vận động có điểm
tựa, thở trong nước, làm nổi người và kỹ thuật bơi đơn giản…
Giúp học sinh có kỹ năng sơ cấp cứu khi cần thiết.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
+ Nâng cao nhận thức của giáo viên :
Để mỗi buổi học ngoại khóa đạt kết quả tốt hơn tơi ln tìm tòi, học hỏi
những phương pháp mới của bàn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu thêm tài liệu.
Đổi mới hình thức tổ chức dạy và học, điều đó gây cho học sinh sự hứng
thú, u thích hơn.
Trước khi lên lớp tơi lập kế hoạch, nội dung giảng dạy theo tài liệu, soạn
giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học liên quan tới nội dung bài học.
Về mặt lập kế hoạch và phân tích nội dung trong bài tơi phân tích về mặt
khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và về mặt giáo dục lý
luận dạy học.
Phân tích về mặt khái niệm: tơi ln xác định được khối tri thức mới và
mối liên hệ với tri thức đã học để tổ chức cho học sinh tự lực hình thành hoặc
giúp đỡ học sinh hình thành khái niệm bằng con đường tái hiện hay sáng tạo.
Xác định trình tự của việc trình bày một giáo án cho tiết học đó.

Nắm được vấn đề, xác định được những ưu và nhược điểm của học sinh
trong tiết học để có thể tác động đến mặt tinh thần học tập của các em.
Tìm hiểu những tài liệu học tập nào có liên quan đến thực tiễn xung
quanh học sinh.
Trước khi lên lớp ln xác định được mục đích, u cầu, trọng tâm của
bài, đưa ra được phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, tổ
chức phối hợp được hoạt động của người dạy và người học.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền:
Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh hiểu đúng
đắn về vai trò, tác dụng của việc phòng chống tai nạn đuối nước đối với các em
nhỏ bằng hình thức tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh, chào cờ hay các
hoạt động ngoại khóa.
Nêu cao được vai trị chủ đạo của việc tham gia các tiết học ngoại khóa về
nội dung phòng chống đuối nước.
Kết hợp với BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp tuyên truyền
đến các bậc phụ huynh để họ quan tâm hơn tới việc học tập cũng như cách
phòng chống tai nạn đuối nước của con em.

12


Kết hợp với Đồn thanh niên xã, thơn lồng ghép nội dung đuối nước vào
các buổi sinh hoạt.
Cho học sinh nhìn nhận và thấy được giá trị khi học nội dung bơi lội nói
chung và cách phịng chống đuối nước nói riêng.
Góp phần nâng cao thể trạng cũng như tinh thần học tập của học sinh,
luôn đẩy mạnh công tác học tập có tính giáo dục thể thao trường học, nhằm xây
dựng được lối sống lành mạnh cho học sinh.
+ Cơng tác tổ chức an tồn khi dạy bơi:
 Trước khi lên lớp:

Tăng cường giáo dục, quán triệt cho người học các biện pháp đảm bảo vệ
sinh an toàn.
Theo dõi sức khỏe học sinh để có giải pháp thích hợp
Chuẩn bị các phương án và dụng cụ cứu đuối, sơ cấp cứu.
Nêu các tình huống phát hiện đuối nước và biện pháp khắc phục để người
học có những hiểu biết về kỹ thuật cứu đuối cần thiết.
 Trước khi xuống nước
Kiểm tra kỹ địa điểm tập luyện về các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an tồn.
Tổ chức tốt nhóm học tập có phân cơng tổ trưởng
Khởi động kỹ trước khi xuống nước
Vị trí đứng của giáo viên phải thuận tiện cho việc quan sát toàn thể học sinh
 Xác định rõ nguyên nhân đuối nước:
Gv nhắc lại cho Hs nhớ chết đuối là do đâu? Chết đuối là do ngạt thở lâu
dưới nước dẫn đến chết não, tim và phổi
Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn
Đuối nước do mơi trường sống xung quanh tre khơng an tồn
Đuối nước là do trẻ không biết bơi, chưa được rèn kỹ năng bơi
Người bị nạn bị chuột rút khi hoạt động dưới nước và không được người
khác cứu kịp thời dẫn đến bị chết đuối.
Khơng nhận diện, phịng tránh được khu vực có nước hở nguy hiểm
 Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng học bơi an toàn:
+ Luyện thở với chậu nước nhỏ: Lấy một chậu nhỏ đổ nước tới gần đầy và để
lên độ cao quá thắt lưng. Người đứng thẳng há miệng thở sâu, nín thở, cúi
người, úp mặt vào chậu nước một lúc sau đó ngẩng đầu thở ra. Tập nhiều lần để
làm quen với việc mũi, miệng, mặt bị nhúng vào nước.
+ Luyện thở dưới nước :Tập thở ra bằng mũi và ngoi lên khỏi mặt nước để hít
vào bằng miệng hoặc bằng mũi nhưng thơng thường hít vào bằng miệng để
tránh nước vào mũi. ở trong nước thở ra những bong bong khí .
13



+ Học cách thở khi bơi : Trước hết tập hụp mặt xuống nước, thở ra bằng mũi
những bong bóng khí sau đó ngẩng đầu lên, há miệng hít khơng khí vào. Khi
nhơ đầu lên khỏi mặt nước, nhanh chóng hít khơng khí vào bằng miệng .
+ Học cách biết bơi tự cứu: Sau khi học thở thì giáo viên hướng dẫn cho học
sinh biết cách bơi tự cứu giúp tồn tại lâu hơn trong nước khi chờ người tới cứu.
Bơi tự cứu có các động tác rất đơn giản, có thể tập ngay trên cạn.
Có 4 bước bơi tự cứu giúp cho trẻ tự cứu chính mình
Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở để phối hợp không bị
sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư
thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
Bước 3: Dùng tay hoạc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi
mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong
nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há
miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng
mũi hoặc miệng.
Dạy học sinh các kỹ năng cứu người khi chết đuối:
Thông thường cứu người đuối nước có hai phương pháp chính đó là cứu
người gián tiếp và cứu người trực tiếp
Cứu người gián tiếp : là người cứu đuối sử dụng các vận dụng có sẵn để
cứu người bị đuối nước khi họ vẫn còn đang tỉnh. Ví dụ như dùng phao, dâu,
hoạc sào để kịp thời ứng cứu.
Cứu người trực tiếp : khi gặp trường hợp đuối nước mà khơng có dụng cụ
cứu đuối hoặc người đuối nước đã ở vào trạng thái hôn mê thì người cứu bơi
đến vị trí người bị đuối nước ( trường hợp này người cứu phải biết bơi) kéo
người đuối nước đầu cao ngang tầm ngực người cứu, tay luồn vào nách nạn
nhân đuối nước dùng sức đưa nạn nhân vào bờ .
Biết sơ cấp cứu người đuối nước: Dạy các em cách hà hơi thổi ngạt, nhấn

tim ngoài lồng ngực để cứu người đuối nước khi cần thiết. Gặp trường hợp cấp
cứu người đuối nước thì chúng ta để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt
lưng, nghiêng đầu nạn nhận sang một bên moi nước rãi trong miệng, kéo lưỡi,
đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau để cho cuống lưỡi khơng bịt kín đường
hô hấp. Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên 1/3 dưới
xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh
làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống, sau khoang 1/3 giây buông tay ra để lồng
ngục nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 80 – 100 lần/phút.
Đồng thời với động tác ép tim phải hà hơi thổi ngạt, người cứu ngồi bên cạnh
đầu lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giũ cho miệng nạn nhân há ra, hít thật
14


mạnh để lấy nhiều khơng khí vào phổi rồi ghé sát vào miệng nạn nhân mà thổi
cho lồng ngục phồng lên.
Hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách sơ cứu khi gặp nạn nhân bị đuối
nước:
Qua thực tế đuối nước hiện nay vô cùng nghiêm trọng nên đầu năm học
qua buổi Đại hội phụ huynh tôi xin phép nhà trường dành thời gian hướng dẫn
cách sơ cứu cơ bản cho các bậc phụ huynh cùng các em học sinh gồm các
bước sau
Bước 1. Dốc nước và thông đường hô hấp: để người bị đuối nằm sấp, hai
tay duỗi thẳng trước đầu mặt quay sang một bên, đứng hai chân hai bên, cúi
người hai tay cầm vào hông, đứng lên kéo nạn nhân lên xóc để nước chào ra
sau đó đặt ở nơi thống mắt hơ hấp nhân tạo.
Bước 2. Kiểm tra mạch, kiểm tra đường hô hấp: sau khi đặt nạn nhân nằm
xuống người cứu đưa tay vào cổ nạn nhân kiểm tra xem cịn mạch đập khơng,
kiểm tra lại miệng, mũi xem cịn dị vật, nếu cịn thì tiếp tục móc ra
Bước 3. Hơ hấp nhân tạo: Người cứu sẽ theo nhịp thở của mình làm hơ
hấp nhận tạo cho người bị đuối. Gặp trường hợp cấp cứu người đuối nước thì

chúng ta để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, nghiêng đầu nạn
nhận sang một bên moi nước rãi trong miệng, kéo lưỡi, đặt đầu nạn nhân hơi
ngửa ra phía sau để cho cuống lưỡi khơng bịt kín đường hơ hấp. Người cứu quỳ
bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn
nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân
bị nén xuống, sau khoang 1/3 giây buông tay ra để lồng ngục nạn nhân trở lại
bình thường. Làm như vậy khoảng 80 – 100 lần/phút. Đồng thời với động tác ép
tim phải hà hơi thổi ngạt, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi nạn
nhân, một tay giũ cho miệng nạn nhân há ra, hít thật mạnh để lấy nhiều khơng
khí vào phổi rồi ghé sát vào miệng nạn nhân mà thổi cho lồng ngục phồng lên.
Bước 4. Xoa bóp tim ngồi lồng ngực: người cứu đứng cúi hai tay đặt
chồng lên nhau bên trái ức nạn nhân ấn mạnh lien tục bằng cuống bàn tay theo
nhịp 80 – 100L/P, cứ 10 lần day tim lại hô hấp nhân tạo. ( Hình ảnh minh họa ở
cuối sáng kiến kinh nghiệm )
Tạo cho học sinh sự hưng phấn trong học tập:
Ln có sự sáng tạo trong mỗi tiết ngoại khóa, khơng áp dụng cứng nhắc
các hình thức dạy học.
Có hình thức tổ chức thi đua, thưởng, phạt
Tạo ra những tiết học thoải mái, nhẹ nhàng
Lắng nghe và trao đổi cùng học sinh
Giúp học sinh nắm được mục đích nội dung mà giáo viên truyền đạt
Tạo mối quan hệ than thiết tình cảm với học sinh
15


c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ lẫn nhau
Có tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất với nhau
Tuyên truyền có tác dụng giúp cho phụ huynh, học sinh hiểu rõ về nguy
hiểm đuối nước cũng như nắm được cách phòng chống tai nạn đuối nước có

hiệu quả.
Khi có kỹ năng tập bơi sẽ giúp các em bơi và hướng dẫn người khác một
cách tốt nhất
Nắm được kỹ năng cứu người đuối nước giúp các em khi gặp trường hợp
bị đuối nước sẽ biết cách xử lý để cứu người và bản thân không gặp nguy hiểm
Biết cách sơ cứu cho người đuối nước giúp nạn nhân có cơ hội an tồn
cao, thốt khỏi nguy hiểm trước khi chuyển đến bệnh viện.
Khi học sinh có hứng thú trong học tập sẽ giúp các em đạt được kết quả
học tập tốt nhất.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả của ứng dụng:
Sau khi áp dụng tập luyện nội dung phịng chống tai nạn thương tích đuối
nước cho học sinh vào các buổi ngoại khóa trong học kỳ I vừa qua tôi nhận thấy
học sinh hiểu bài và tham gia vào bài tập theo đúng yêu cầu đạt tỉ lệ cao. Đa số
các em đã biết cách bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm với nước. Đặc biệt đã thay
đổi được ý nghĩ trong các em từ thực hiện các buổi học ngoại khóa cho có, cho
xong, mang tính đối phó thì nay các em đã thật sự hịa mình vào các tiết học,
tham gia thực hiện nhiệt tình, hưng phấn, khơng mệt mỏi. Do đó kết quả sau khi
đưa nội dung phòng chống tai nạn thương tích đuối nước vào các tiếc học ngoại
khóa đạt hiệu quả cao.
Bảng thống kê
Khối
Lớp

Nắm được cách
Tổng số học phòng chống tai
sinh
nạn đuối nước

1

2
3

38
34
47

20
21
30

4
5

31
40

19
27

Tỉ lệ
%
52,63
61,76
63,82
61,29
67,5

Khơng nắm
được cách phịng

chống tai nạn đuối
nước
18
13
17

47,37
38,24
36,18

12
13

38,71
32,5

Tỉ lệ
%

III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
16


*Nội dung và kết quả nghiên cứu:
Giúp học sinh phòng chống được tai nạn thương tích đuối nước
Giáo viên ln xác định đúng vai trị, chức năng của mơn học, và giáo
dục cho học sinh hiểu được tầm quan trọng khi học cách phịng chống tai nạn
thương tích đuối nước. Do đó có hướng thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao.
Bậc phụ huynh và học sinh đã bắt đầu có những nhận thức đúng đắn về

bộ mơn thể dục, cũng như thấy được sự quan trọng của việc phòng chống đuối
nước trong bơi lội đối với con em mình. Khơng cịn tư tưởng xem nhẹ, hay coi
đó chỉ là một trong những nội dung phụ.
Các bậc phụ huynh cũng quan tâm tới việc rèn luyện sức khỏe của con em
hơn, khuyến khích con em tham gia vui chơi giải chí ở những giờ ngoại khóa
mà giáo viên tổ chức.
Phụ huynh và học sinh ngày càng có ý thức cao đối với việc học tập cũng
như rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của con em mình.
Đa số phụ huynh, học sinh đã có cái nhìn đúng đắn và nhận thức được
tầm quan trọng của nội dung bơi lội và cách phịng chống tai nạn thương tích
đuối nước
Đa số học sinh đã nắm được cách thực hiện để phòng chống đuối nước và
có thể tập tại nhà.
Tham gia vào tiết học một cách nghiêm túc, tích cực và tương đối chủ
động.
Bước đầu học sinh hình thành các động tác có kỹ năng.
Phản ánh được thực trạng tham gia học tập nội dung phịng chống tai nạn
thương tích đuối nước của học sinh trước khi áp dụng vào các tiết ngoại khóa.
Phản ánh được một số quan điểm xem nhẹ bộ mơn Thể dục cũng như nội
dung phịng chống tai nạn thương tích đuối nước trong bơi lội đối với trẻ nhỏ
của một số bậc phụ huynh cũng như các em học sinh.
Đã dần tiếp cận được một số quan điểm, chủ trương, giải pháp để nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong tiết học ngoại khóa.
2. Kiến nghị :
 Đối với các bậc Phụ huynh – Học sinh:
Cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập cũng như sức khỏe của con em
mình.
Quan tâm đến vấn nạn đuối nước đối với con em mình
Học sinh tăng cường tập luyện các tố chất thể lực trên cạn
 Đối với nhà trường:

Mua sắm thêm những dụng cụ còn thiếu cho tiết học ngoại khóa đối với
nội dung bơi lội. Ví dụ như mua một số tranh, ảnh về phòng chống đuối nước,
tấm đệm, tài liệu về nội dung bơi lội…
17


Trồng thêm cây xanh, quy hoạch lại sân bãi để giờ học không bị ảnh
hưởng cũng như không ảnh hưởng đến lớp khác.
Tham mưu cấp trên xây dựng cơ sở vật chất như xây dựng nhà đa năng,
mua bể bơi mini để học sinh khi học có thể thực hành, làm quen dưới nước
Tun truyền cơng tác xã hội hóa giáo dục kêu gọi dân đóng góp mua một
vài bể bơi mini
Hàng năm nhà trường nên thực hiện công tác điều tra cơ bản về thể chất
học sinh để nắm được q trình phát triển của các em.
 Chính quyền địa phương:
Các cấp có thẩm quyền quan tâm hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho nhà trường
để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của học sinh, nhằm phục vụ
trong việc giảng dạy và học tập đạt kết quả tốt hơn.

18


19


20




×