Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 8 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

TS. Bùi Xuân Khôi - Viện phó.
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
I. GIỚI THIỆU:
Xoài là cây ăn trái nhiệt đới, có nguồn gốc ở Ấn
Độ, thích hợp với nhiệt độ từ 24-27
O
C, lượng
mưa thích hợp <1.500mm, phân bố ít nhất có 4
tháng mùa khô trong năm, đất màu mỡ, độ pH từ 5,5-7. Tuy nhiên, xoài có
thể chịu đựng và phát triển bình thường ở nhiều loại đất xấu hơn, như đất hơi
phèn, mặn, nghèo dinh dưỡng nếu được chăm sóc tốt.
Vùng trồng xoài phải chọn nơi tránh ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc xoáy,
gió mạnh trên cấp 4, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12/4 là thời gian cây
đang mang trái. Nơi chịu ảnh hưởng của gió thì phải bố trí cây chắn gió. Độ
cao của vùng trồng xoài không được vượt quá 600m so với mực nước biển.
II. GIỐNG: Một số giống xoài đang được trồng phổ biến tại miền Nam
như:
1. Xoài Cát Hòa Lộc: Xuất xứ tại Hòa Lộc-Cái Bè -Tiền Giang, giống có
giá trị thương phẩm cao do trái ăn ngon, dạng trái đẹp, trọng lượng trung
bình trái từ 450-500gr. Nếu được chăm sác tốt cây 20 năm tuổi có thể cho
năng suất hơn 300kg. Hiện nay, giống xoài Cát Hòa Lộc thường được
nhân giống bằng ghép mắt, ghép cành và chỉ sau 3 năm cây sẽ cho trái
bói.
2. Xoài Cát Chu: đây là giống trồng phổ biến tại Đồng Tháp, chất lượng
ngon, năng suất rất cao (cây trên 30 năm tuổi cho năng suất từ 800-
1.200kg/cây/năm), trọng lượng trái trung bình 250-350 gr, cây có sức
sinh trưởng mạnh, thường được nhân giống bằng ghép mắt hoặc ghép
cành.
3. Xoài Xiêm: Tuy không được biết đến nhiều, nhưng xoài Xiêm có chất


lượng trái ngon gần tương đương với xoái Cát Hòa Lộc, cho năng suất
cao do tỷ lệ đậu trái nhiều. Cây có tuổi thọ và sức sống lâu dài.
4. Xoài Bưởi: Được trồng trước đây, cây giống từ hạt nên giá cây giống rẻ.
Sau gần ba năm cây cho trái bói. Xoài Bưởi dễ ra hoa đậu trái, năng suất
cao. Cây 7-8 năm tuổi có thể cho năng suất trung bình từ 70-80 kg, vỏ
trái có mùi hôi, vỏ tương đối dầy nên dễ bảo quản và có thể vận chuyển
đi xa. Tuy nhiên, do chất lượng kém nên ít được nhà vườn chú ý.
5. Giống nhập nội: Hiện nay, một số giống xoài nhập nội đang được khảo
nghiệm và trồng thử, một số giống tỏ ra thích nghi và có thể giới thiệu
vào sản xuất như xoài Nam Dork Mai, Pan Cul Sị, Khiêu xa vơi, Sok-a
nan …vv…
III. NHÂN GIỐNG:
1. Trồng bằng hạt: Cây có thể trồng bằng hạt nhưng chậm cho trái (6 hoặc
8 năm hay đôi khi đến 10 năm, ngoại trừ giống xoài Bưởi cho trái ở 3
tuổi). Lột lớp vỏ cứng đem gieo ngay trên liếp ươm cách nhau 10cm đặt
nghiêng (phần lưng quay lên trên), sau 2 tuần cây cao chừng 10cm, tách
ra để lấy nhiều cây (nếu tách trễ cây phát triển yếu ớt). Cây có 4 lá xanh
bứng sang khu giâm khoảng cách (30cm x 60cm) để trồng làm gốc ghép
hoặc vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi trồng. Tuy nhiên, nên trồng xoài cây
ghép để đảm bảo thuần giống và mau cho trái.
2. Trồng bằng cây tháp: Tháp mắt và tháp cành được sử dụng rộng rãi, thu
hoạch quả sau 3 năm. Mầm tháp chọn từ cây mẹ tốt năng suất cao. Chọn
nhánh tốt, cắt bỏ lá, mang mắt 1 tuần trước khi lấy mầm để có mầm mạnh.
Cành tháp có thể mang đi xa nhưng phải bảo quản tốt, giữ đủ ẩm. Cành
được tháp phải là cành mọc mạnh, gỗ còn xanh, để vỏ tróc tốt khi tách.
Cây đã tháp dưỡng 4 tháng trước khi đem trồng.
IV. KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Chuẩn bị đất: Ở đồng bằng sông Cửu Long, tùy theo độ cao của đất mà
làm liếp đôi hoặc liếp đơn, sao cho đảm bảo mặt liếp phải cao hơn mực
nước ở thời đểm cao nhất.

2. Đắp mô trên mặt liếp: Với đường kính 80-100cm, cao 30cm, thành phần
đất đắp mô bao gồm 70% đất mặt, 30% phân chuồng, phân hữu cơ, 200-
300gr DAP, 3-5 kg tro trấu. Tất cả trộn đều vun lại thành mô, trên có rơm
rạ phủ lên mặt mô. Để chống mối, kiến làm tổ dưới gốc, có thể trộn thêm
vào thành phần mô đất 5-10 gr thuốc Basudin hoặc Furadan. Mô được
chuẩn bị trước khi đặt cây khoảng 2-4 tuần.
3. Đất cao không lên liếp: Đào hố có kích thước rộng 70 cm, sâu 60 cm.
Thành phần lắp đầy hố như trên.
4. Khoảng cách trồng: Xoài Bưởi có thể trồng (6m x 6m), các giống xoài
khác (7m x 7m) hoặc (8m x 8m) trường hợp thâm canh cao có thể trồng
dầy hơn với khoảng cách (7m x 5m) hoặc (6mx 5m).
Có thể trồng xen các cây trồng phụ khác để tận dụng đất trồng, tăng thu
nhập ở những năm đầu. Cây trồng xen tùy vào từng địa phương, lưu ý
tránh những cây tiêu hao nhiều dinh dưỡng như gừng, bắp, khoai mì,
mía
5. Trồng cây: Đào lổ (trên mô hoặc hố) vừa bằng kích thước bầu. Trước khi
trồng, dùng dao rạch bỏ túi PE đặt bầu xuống, chú ý giữ cho cây thẳng
đứng. Cắm thêm nạng chống đỡ cho cây con.
6. Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước ngay, lượng nước tưới vừa đủ
ẩm, không được tưới bằng ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi,
tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ. Nên phủ rơm rạ quanh gốc (cách gốc
15cm). Việc trồng mới thường tiến hành vào đầu mùa mưa, ngày nào
không có mưa cần tưới đủ ẩm.
V. KỸ THUẬT CHĂM SÓC:
1. Bón phân: Công thức bón phân cho cây xoài thay đổi tùy theo điều kiện
đất, tuổi cây, sản lượng thu hoạch vụ trước và giai đoạn phát triển của cây.
Cần cung cấp đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
Đối với phân hữu cơ sinh học HUMIX (xin xem hướng dẫn của nhà sản
xuất): Có đầy đủ và các sản phẩm như Phân bón Vi sinh HUMIX dùng
cho bón lót (1kg/mô đất trồng), phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX (Chuyên

dùng cho nhóm Cây Ăn Trái, Chuyên dùng cho Cây Có Múi ) dùng bón
thúc cho cây Xoài ở thời kỳ kinh doanh, định mức thay đổi tùy theo tuổi
cây.
Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân. Ngoài phân bón cũng cần bón
thêm vôi cho đất nhất là những nới đất có pH thấp, lượng vôi từ 5-8
tạ/ha/năm. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó
cày đất bên ngoài tán cây sâu 20-25cm cho vôi phân tán đều vào tầng mặt.
Xới nhẹ sâu đến 5-7cm bên trong tán cây.
Các nguyên tố vi lượng như: Kẽm, Bo, Mangan, Molipđen, Đồng phải
được cung cấp hàng năm cho cây dưới dạng phun qua lá 4 lần/năm:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch, khi đợt chồi mới phát sinh và thành thục, lá
đã chuyển sang xanh đậm.
- Lần 2: Khi cây đã ra hoa đều, phát hoa dài 10cm.
- Lần 3 và 4: 1 và 2 tháng sau khi đậu trái.
Nồng độ dung dịch phun không quá 0,5%.
2. Tỉa cành, tạo tán: Sau khi trồng khoảng một năm tuổi, tiến hành bấm
ngọn. Vị trí bấm ngọn cách mặt đất khoảng 1-1,2m. Chỗ cắt ngọn sẽ ra
nhiều chồi chỉ giữ lại 3-4 chồi, theo 3 hướng đều nhau. Vị trí phân cành
của 3 cành, nếu không ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính là tốt
nhất. Đối với một số giống có cành mọc thẳng đứng, dùng đoạn cây buộc
vật nặng treo trên cành, cho cành mọc ngang ra. Tiếp tục tỉa cành cấp 1
khi ra được hai tầng lá. Chú ý giữ lại 2-3 chồi mọc ra các hướng tạo cân
đối tán cây.
Giai đoạn cây đang cho trái: Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa bỏ các cành sâu,
cành già, cành vượt mọc trong tán. Cành nhỏ dùng kéo cắt, cành lớn dùng
cưa.
3. Tưới nước giai đoạn cây đã lớn: Xoài cần một giai đoạn ngủ nghỉ
khoảng 2 tháng trước khi phân hóa mầm hoa. Bởi vậy, khoảng thời gian
cuối mùa mưa đầu mùa khô không cần quan tâm đến nước tưới cho xoài.
Giai đoạn cây nuôi trái cần tưới nước thường xuyên.

4. Xử lý ra hoa: Hoa xoài nếu để tự nhiên, thường ra lẻ tẻ, không đồng loạt
gây khó khăn cho việc chăm sóc sau này. Xử lý ra hoa bằng cách phun
Nitrate kali (KNO
3
) nồng độ 1,25-1,50%, phun ướt hết các lá xoài khi lá
trên cành đã già, chuyển màu xanh đậm, phiến lá giòn, phun vào lúc mát
trong ngày, sáng sớm hoặc chiều tối. Có thể phun Ethephon (Ethrel)
5cc/bình 10 lít.
Ngoài ra có thể sử dụng Pacclorbutrazon 10% để giúp cho cây xoài ra
đồng loạt, cách làm như sau: Cây xoài sau khi thu hoạch vụ trước phải
được bón phân, tưới nước đầy đủ để cây có thể đâm chồi mạnh, đồng loạt.
Sau khi sử lý Pacclorbutrazon 10% (từ 2-2,5 tháng), tiếp tục phun Thiure
để giúp cây ra hoa (thời gian từ khi phun Thiure đến khi thu hoạch trái
4,5- 5 tháng). Chú ý trong thời gian xử lý Pacclorbutrazon và Thiure phải
kết hợp với biện pháp xiết nước (mực nước trong mương phải thấp hơn
mặt liếp tối thiểu 60cm đối với vùng ĐBSCL).
Khi xoài đang nhú bông khoảng 10cm chú ý phun thuốc trừ sâu bệnh hại.
Chú ý khi xoài đang nở hoa, tránh phun thuốc để bảo vệ các côn trùng có
ích đến thụ phấn cho xoài. Trong giai đoạn này cần cung cấp phân bón lá
có chứa B (Hàn the 50g/10 lít nước, axit Boric 1-2 g/10 lít nước)./.

×