Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ thuật trồng cây gừng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.07 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng cây gừng


Gừng được dùng tươi như một loại gia
vị và chế biến thành nhiều sản phẩm
như mứt, kẹo, rượu, thuốc, Ở nước ta,
cây gừng (Zingiber officinale) được
trồng phổ biến trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ, sản
lượng chưa nhiều và chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ hoặc thị
trường nội địa.
1.SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÂY
GỪNG:
1.1.Hình thái:
Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo. Thông
thường, cây cao 0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất
gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập
trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm).
Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ mà không
có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của
tán lá thấp.
Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm;
hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài
khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.
Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn để nhân
giống chủ yếu hiện nay.
1.2.Thích nghi:
Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới (nhiệt độ
trung bình 21 -27 oC, lượng mưa 1.500 -2.500 mm, độ cao đến
1.500 m), có mùa khô ngắn.
Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu
dinh dưỡng tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali và


lân), có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập
úng và tơi xốp, nhiều mùn (dùng dao nhọn đâm xuống đất, nếu
đâm sâu dễ dàng qua lớp đất mặt là đất tơi xốp; sau đó rút lên,
nếu thấy đất có màu sẫm hoặc xám đen bám vào má dao là đất
giàu hạt sét, giàu mùn và đủ ẩm).
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường
được bố trí trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây
chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trên cùng 1 loại
đất).
2.KỸ THUẬT CANH TÁC:
Quy trình này được xây dựng phù hợp cho phương pháp trồng
chuyên trên ruộng/rẫy có nắng trảng.
2.1.Thời vụ:
Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4
-5 hàng năm); trong khi, ở miền Bắc là vào mùa Xuân (có mưa
phùn và ẩm độ không khí khá cao).
2.2.Chuẩn bị giống:
Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu
hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng
Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở
Long An) được đánh giá là có triển vọng (giống đã được Trung
tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồng khảo nghiệm tại xã Hội
An -huyện Chợ Mới năm 2005; năng suất cao gấp đôi giống
gừng Lai ở thời điểm sau 4 tháng trồng, ít nhiễm bệnh thối củ và
cháy lá).
Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch
hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng
cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng
già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ
9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5

cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống
cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox,
Validacine, để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng
ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho
lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về
sau.
2.3.Chuẩn bị đất:
Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là
20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót
phân, chế phẩm sinh học, rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt
luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt
luống và đào rãnh thoát nước.
Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị
đất cũng được tiến hành tương tự, nhưng đất sẽ được cho vào
túi/bầu với lượng thích hợp (thông thường, túi/bầu có đường
kính 40 -50 cm).

×