Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu khoa học " Hiệu quả kinh tế của việc trồng quế theo phương thức nông lâm kết hợp (Quế + sắn) ở Văn Yên tỉnh Yên Bái " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 14 trang )

Hiệu quả kinh tế của việc trồng quế theo phương thức
nông lâm kết hợp (Quế + sắn) ở Văn Yên tỉnh Yên Bái

Trần Duy Rương
Trần Việt Trung
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cây Quế (Cinnamomum cassia blunne) là cây đa tác dụng, được trồng ở Yên
Bái, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Quảng Nam… Vỏ quế có vị cay, hương thơm, có nhiều
công dụng trong thuốc đông y và có giá trị cao cho xuất khẩu. Thân, rễ cây quế có thể
lấy vỏ, lá quế và các bộ phận khác đều có thể trưng cất tinh dầu, gỗ quế có thể dùng
làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia dụng khác. Vì thế cây quế được đánh giá cao về khả năng
mang lại lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, bảo vệ sinh thái
môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, người dân trong vùng đẩy mạnh
trồng quế để tăng thu nhập, giải quyết một phần lao động dư thừa, tạo công ăn việc
làm góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
Để đảm bảo khai thác quế theo hướng bền vững vừa đảm bảo lợi ích kinh tế
vừa giữ được môi trường sinh thái nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và hộ gia
đình đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu cũng như tìm thị trường lâu dài cho cây quế.
Hiện nay ở miền núi có nhiều hộ gia đình và nhiều Lâm trường tham gia trồng
quế, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Cây quế đã cung cấp nhiều
mặt hàng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Tuy nhiên do trồng nhiều, nhưng cây quế chưa được qui hoạch tổng thể một
cách toàn diện, chưa được đầu tư thích hợp, chưa hiểu nhiều về kỹ thuật gây trồng và
công tác chọn giống còn chưa tốt, quá trình khai thác vỏ quế còn tuỳ tiện, không đảm
bảo qui trình kỹ thuật, do đó chất lượng cây quế chưa đáp ứng được thị trường, việc
thu mua vỏ quế bị buông lỏng, do tư thương quản lý và điều hành, do vậy hiệu quả
cây quế chưa cao.
Từ trước tới nay chúng ta chưa có một công trình hay phương pháp đánh giá
đầy đủ về hiệu quả kinh doanh quế, trên thực tế chủ yếu mới quan tâm đến hiệu quả về
mặt kinh tế mà ít quan tâm đến hiệu quả xã hội và sinh thái môi trường. Trong quá


trình đánh giá còn sử dụng những phương pháp và kỹ thuật tính toán không phù hợp,
thậm chí có thể phản ánh sai lệch kết quả đánh giá.
Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại trong việc sản xuất và kinh doanh quế,
chúng tôi tiến hành điều tra, phân tích các chi phí, lợi ích kinh tế và đưa ra một số
khuyến nghị nhằm phát triển cây quế ở vùng Văn Yên nói riêng và vùng núi nói
chung.

I. Các chi phí, thu nhập cho 1 ha trồng quế và sắn ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
Chi phí và thu nhập từ 1 ha trồng quế và sắn ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được thể
hiện ở biểu 1.

Biểu 1: Chi phí và thu nhập từ 1ha trồng quế và sắn
Năm

Hạng mục ĐV.tính Số lượng
Đơn
giá(1000đ) T.tiền

Chi phí

3445

1 Quế Cây 3500

0.3

1050

Dụng cụ sản xuất 60


Phân bón kg 400

1

400

Trồng + C.sóc Công 129

15

1935


Thu nhập
4.000

Sắn Tấn 10

400

4000


Chi phí

1200

2 Quế Cây 300

0.3


90

Công trồng dặm Công 4

15

60

Công chăm sóc Công 25

15

375

Công thu hoạch Công 45

15

675


Thu nhập từ sắn
Tấn 8

400

3200



Chi phí

450

3 Công chăm sóc Công 30

15

450


Thu nhập

0


Chi phí

525

4 Tỉa chăm sóc Công 35

15

525

Thuế sử dụng đất % 4





Thu hoạch từ quế
Cây 800

5.5

4400


Chi phí

918

5 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 50

15

750

Thuế sử dụng đất % 4

168


Thu nhập
Cây 420

10

4200



Chi phí

1010

6 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 50

15

750

Thuế sử dụng đất % 4

260


Thu nhập
Cây 260

25

6500


Chi phí

1030.8

7 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 50


15

750

Thuế sử dụng đất % 4

280.8


Thu nhập
Cây 260

27

7020


Chi phí

984.6

8 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 45

15

675

Thuế sử dụng đất % 4


309.6


Thu nhập
Công 180

43

7740


Chi phí

955

9 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa 45

15

675

Thuế sử dụng đất % 4

280


Thu nhập
Cây 140

50


7000


Chi phí

1011

10 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 45

15

675

Thuế sử dụng đất % 4

336


Thu nhập
Cây 120

70

8400


Chi phí

1185


11 C.sóc+B.vệ+ Tỉa tha Công 55

15

825

Thuế sử dụng đất % 4

360


Thu nhập
Cây 100

90

9000


Chi phí

993

12 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 55

15

825


Thuế sử dụng đất % 4

168


Thu nhập
Cây 40

105

4200


Chi phí

1360

13 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 60

15

900

Thuế sử dụng đất % 4

460


Thu nhập
Cây 100


115

11500


Chi phí

2436

14 C.sóc+B.vệ+ Tỉa thưa Công 60

15

900

Thuế sử dụng đất % 4

1536


Thu nhập
Cây 320

120

38400


Chi phí


7075

15 Khai thác Công 265

15

3975

Thuế sử dụng đất % 4

3100


Thu nhập
Cây 620

125

77500


Tổng

Chi phí
24128.4

Thu nhập
193060


Lợi nhuận
168931.6


Tổng chi phí cho 1ha quế từ khi trồng cho đến khi khai thác với thời gian 15
năm chưa chiết khấu là 24.128.400đ. Tuy vậy, để phản ánh đúng thực tế chi phí cho
1ha trồng quế, chúng ta phải tính chiết khấu bằng cách tính lãi suất ngân hàng hàng
năm người trồng quế vay vốn để đầu tư. Thực tế tính theo công thức Fv = PV(1+r)^n
thì giá trị đầu tư sau 15 năm của người trồng quế là 40.411.511đ
Trong đó: Fv giá trị chi phí có tính triết khấu
r tỷ lệ lãi suất kép hàng năm
n số năm tính lãi
+ Thuế sử dụng đất là 4%
Cây quế được trồng thâm canh thuần loài với chu kỳ kinh doanh 15 năm. Từ
năm đầu đến năm thứ 4 là xây dựng cơ bản có xen cây ngắn ngày như sắn hoặc lúa
nương nhưng giá trị thu nhập thấp. Qua biểu 1 trên có thế thấy, cây sắn có thể trồng
trong 2 năm đầu. Vì vậy, để xác định thu nhập cho 1ha quế chủ yếu dựa vào sản lượng
vỏ quế và khối lượng gỗ củi khi khai thác từ năm được tỉa thưa cho đến khi kết thúc.

II. Các chỉ tiêu hiệu quả trồng Quế.

Lợi nhuận ròng tính theo công thức sau:





n
t
tr

CtBt
NPV
1
)^1(

Trong đó: NPV là giá trị lợi nhuận ròng hiện tại
Bt là thu nhập năm thứ t
Ct là chi phí năm thứ t
r là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãI suất theo ngân hàng.
t là thời gian (t=1-n) tỷ lệ lãI suất là 7%/năm.

Thu nhập và chi phí cho 1ha trồng quế được thể hiện ở biểu 02

Biểu 2: thu nhập và chi phí cho 1 ha trồng quế


m
Bt Ct Bt-Ct
1 0

3445

-3445

2 0

1200

-1200


3 0

450

-450

4 4400

525

3875

5 4200

918

3282

6 6500

1010

5490

7 7020

1030,8

5989.2


8 7740

984,6

6755.4

9 7000

955

6045

10 8400

1011

7389

11 9000

1185

7815

12 4200

993

3207


13 11500

1360

10140

14 38400

2436

35964

15 77500

7075

70425

16
185860

24578.4

161281.6


NPV= 67.842.380đ


Irr= 51%



BCR= 5,96


NPV/năm= 4.522.830đ


Trong đó: Bt là thu nhập năm thứ t
Ct là chi phí năm thứ t
Qua đây có thể thấy lợi nhuận ròng(NPV) từ 1ha trồng quế sau sau 15 năm là
67.842.380đ.
BCR là tỷ lệ thu nhập trên chi phí (có nghĩa là tỷ số giữa thu nhập và chi phí
sau khi đã triết khấu đưa về giá trị hiện tại). Như vậy với BCR = 5,96, việc kinh doanh
quế là có lãi.

III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Kết quả tính toán trên cho thấy kinh doanh trồng quế và sắn đúng qui trình kỹ
thuật có lợi nhuận khá cao. Bình quân mỗi năm lãi được 4.522.830đ. Nếu tận thu
được lá, củi, gỗ thì lợi nhuận sẽ cao hơn nữa. Như vậy thâm canh trồng quế để kinh
doanh có thu nhập bình quân/năm cao hơn so với kinh doanh các loại cây lâm nghiệp
khác trên cùng điều kiện lập địa.
Trong chu kỳ kinh doanh, người trồng quế bỏ ra 1 đồng vốn thu về được 5,96
đồng lãi và số lượng vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên đối với người dân ở miền núi,
đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường thiếu vốn, vì vậy Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ tích cực hơn nữa để hộ nông dân phát tri?n loại cây đa tác dụng này, góp phần
xoá đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi nói chung và ở vùng Văn Yên nói riêng.

2. Khuyến nghị

Để cây quế phát triển được thì cần có một số giải pháp sau đây:
- Giải pháp về thị trường: Trong thời gian qua thị trường tiêu thụ quế còn bộc
lộ nhiều hạn chế, tình trạng tranh mua, tranh bán, ép giá đã thường xuyên
xảy ra. Do vậy Nhà nước cần phải củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ
cho người trồng quế, tổ chức thu mua và cung cấp thông tin thị trường.
- Giải pháp về vốn đầu tư: Vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để
hộ nông dân phát triển sản xuất. Hiện nay nhiều hộ nông dân thiếu vốn, do
vậy cần phải có chính sách vốn hợp lý như cho vay với lãi suất thấp hợp lý,
thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, huy động nhiều nguồn vốn
- Quy hoạch và xây dựng nguồn giống có chất lượng cao, phục vụ tốt cho
công tác trồng rừng, giống phải qua khảo nghiệm, phát triển tốt cho từng
vùng.
- Chính sách khoa học kỹ thuật: cần đào tạo, mở lớp tập huấn kỹ thuật gây
trồng cho người trồng quế và xây dựng mô hình điểm để người dân có thể
học tập…
Tóm lại quế là cây có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn, vì vậy
cần được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp có thẩm quyền để cây quế phát
triển, góp phần vào xoá đói giảm nghèo và ổn định đời sống nhân dân miền núi.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết năm 2001 của huyện Văn Yên
2. Trần Hữu Dào (2001), Đánh giá hiệu quả trồng quế thuần loài ở Việt Nam làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế – kỹ thuật để phát triển trồng quế

Summary
The paper points out the effectiveness of C.cassia planting in Van Yen district, Yen
Bai province. C.cassia planting brings about higher profit than other forest species.
Through calculation it is found that 1 dong spent on C.cassia planting can bring about
a profit of 5.96 dongs. Thus the C.cassia planting in Van Yen constitutes a source of
high income for the local people and contributes to the protection of ecological
environment, generating employment for the people in rural areas of Yen Bai province

in general and in Van Yen district in particular.



×