Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cảm nhận 2 khổ đầu từ ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.53 KB, 5 trang )

2 KHỔ ĐẦU TỪ ẤY
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay
khóc người, viết về vấn đề lớn hay vấn đề nhỏ đều là để nói cho hết cái lí tưởng
cộng sản ấy thôi”. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới sự thống trị của thực dân Pháp,
Tố Hữu hiện lên như lá cờ Đảng mang cái lí tưởng, cái lối sống, cái triết học đúng
đắn nhất đương thời thấm nhuần vào từng dịng thơ của mình. Thi phẩm “Từ ấy”
đã ghi lại tâm trạng của chàng thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sản để rồi được
hồi sinh cả con người và hồn thơ. Phải chăng vì thế mà tác phẩm này, đặc biệt là 2
khổ thơ đầu gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về vấn đề lí tưởng, lẽ sống trách
nhiệm của thanh niên với đất nước dân tộc?
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
……………………………..
Gần gũi nhau them mạnh khối đời”
“Từ ấy” được viết vào năm 1938 khi Tố Hữu vừa tròn 18 tuổi và vinh dự được
đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhan đề bài thơ đã được chọn thành tên chung cho
toàn tập thơ đầu tay của Tố Hữu, đánh dấu một kỉ niệm, một bước chuyển mình
của Tố Hữu trong cả hai lĩnh vực là nghệ thuật và cách mạng, không những thế,
nhan đề còn khéo léo thể hiện niềm vui sướng hân hoan của một chàng trai trẻ đã
tìm thấy lí tưởng sống. Hai khổ đầu bài thơ “Từ ấy” thể hiện giây phút mê say của
người cộng sản chân chính khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tơi trẻ trung tràn đầy
nhiệt huyết.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Thoảng nghe tưởng như “từ ấy” là một mốc thời gian rất mơ hồ, không cụ thể.
Nhưng đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta mới hiểu hết được “Từ ấy” là giây
phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của nhà thơ, là dấu mốc quan trọng giữa hai
chặng đường đời của Tố Hữu. Trước khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu
cũng như nhiều thanh nhiên khác thời bấy giờ sống trong cảnh nước mất nhà tan,
nhân dân đói khổ điêu linh. Bản thân họ có thể là những thanh nhiên nhiệt huyết
nhưng lại rơi vào bế tắc, không phương hướng. Hai câu thơ còn diễn tả sức tác
động to lớn diệu kì của lý tưởng tới nhận thức của nhà thơ thơng qua hình ảnh từ


ngữ giàu giá trị biểu cảm. Một bên là ánh sáng đột ngột “bừng”, một bên là ánh
sáng xuyên thấu rất mạnh, rất rực rỡ “chói” vừa làm bừng tỉnh, vừa chiếu sáng tâm
hồn nhà thơ và xua tan đi bóng tối của chủ nghĩa cá nhân trong tâm hồn thi sĩ. Ánh


nắng ở đây là “nắng hạ” thứ nắng rực rỡ, nhiều nhiệt lượng, giàu sức tỏa sáng và
soi chiếu nhất. Đặc biệt là hình ảnh “mặt trời chân lí”, nhà thơ đã thể hiện sâu sắc
những cảm xúc của mình khi ví lí tưởng cộng sản với mặt trời. Mặt trời mang sự
sống đến cho mn lồi cũng như lí tưởng đã làm hồi sinh cuộc đời và hồn thơ Tố
Hữu. “Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng. Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”. Hai
câu thơ tiếp theo được viết theo bút pháp trữ tình lãng mạn diễn tả niềm vui sướng
vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với cách mạng:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Nếu so sánh lý tưởng với mặt trời thì cịn gì hợp hơn so sánh tâm hồn với khu vườn
rực rỡ sắc hương. Khu vườn ấy xanh tươi, căng tràn sức sống có hương thơm và
những tiếng chim rộn ràng. Tiếng rộn ràng đó phải chăng cũng chính là tiếng reo
vui của tâm hồn Tố Hữu trước thời khắc thiêng liêng của cuộc đời mình? “Đậm” là
sự ngào ngạt của hương thơm, “rộn” là cái ríu rít của âm thanh, hai tính từ đã diễn
tả sức sống mãnh liệt, niềm vui và hạnh phúc tột đỉnh của tâm hồn thi sị, khu vườn
ảo của tâm trạng đã thêm phần cụ thể, tràn đầy âm thanh, hương vị,… Trong sự tỏa
sáng của chân lí, tâm hồn chàng thanh niên như được hồi sinh, rộng mở, cất cánh.
Sự sống cứ ăm ắp dâng lên, nhà thơ sung sướng đón nhận cái chân lí như cỏ cây
hoa lá đón ánh nắng mặt trời. Từ đây tâm hồn ấy, hồn thơ ấy đã tìm được lối đi,
nguồn sống cho mình. Từ đây, chúng ta có một chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hi sinh
vì lí tưởng vì dân tộc, một nhà thơ như người thư kí trung thành của thời đại của
nhân dân. Như vậy khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng say mê, là tiếng reo vui
ngập tràn của Tố Hữu trong giây phút thiêng liêng của cuộc đời khi được đứng
trong hàng ngũ của Đảng cộng sản.
Khơng chỉ giác ngộ được lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đồng thời còn thể hiện nhận

thức mới mẻ về lẽ sống:
“Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tơi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là
giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hịa “cái tơi” với “cái ta” chung
của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của những người lao khổ. Tố Hữu
tự “buộc” đời mình, hồn mình với mọi người. Đó là sự tự nguyện cao nhất của một
cá nhân nhỏ bé trước cuộc đời rộng lớn. Nhà thơ dùng từ “lịng tơi”, “hồn tơi” như
để nhấn mạnh vào sự gắn bó hịa quyện ở mức cao nhất – trạng thái gắn bó về tinh


thần, lý tưởng của mình với tập thể. Có lẽ khi giác ngộ lý tưởng Tố Hữu đã nhìn lại
được chỗ đứng của mình. Ơng đi về phía những người dân lao động cần lao, ông
nguyện “trang trải” trái tim nhiệt huyết của mình “khắp trăm nơi”. Đó là sự sẻ chia
rộng mở để tâm hồn tìm đến sự đồng điệu, gắn bó chân thành sâu sắc. Tố Hữu tìm
đến những hồn khổ để tạo thành một khối đời, một khối đồn kết mạnh mẽ. Cái
“tơi” đã chan hịa trong cái “ta”, tìm thấy chỗ đứng và giá trị của mình trong cái ta,
mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể được giải quyết khiến con người sống ý nghĩa
và tích cực hơn. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi
Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại
đang đau buồn với cái tôi nhỏ bé, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ
bi lụy. Như Tố Hữu đã từng nói:
“Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người.
Chỉ là một. Nên cũng là vơ số”
Hai câu thơ sau khẳng định tình hữu ái giai cấp trong tình yêu thương của Tố Hữu
với con người và cuộc đời:
“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Từ “để” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh sự gắn bó, chia sẻ giữ bản thân mình
với “mọi người” với “trăm nơi” với “bao hồn khổ”. Nhà thơ hướng tình yêu
thương của mình tới “mọi người”, “trăm nơi”, nhưng cụ thể hơn, đó là những con
người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh đói nghèo. Khi
đã hịa chung với mọi người, ơng đã tìm thấy nguồn sức mạnh: “gần gũi nhau thêm
mạnh khối đời”. “khối” là sự gắn kết trong một tập thể, một cộng đồng, “mạnh” là
sự hiệu quả từ việc gắn kết. Sức mạnh của tình đồn kết qua hình ảnh ẩn dụ về
“khối đời” – đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ. số phận, khát khao và ý chí để
cùng nhau hướng tới một lí tưởng cao đẹp… những cái chung ấy sẽ đem lại cho họ
một sức mạnh vô địch.
“Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng chứ khơng phải thơ tình yêu… nhưng thơ anh là
thơ của một tình nhân. Anh nói các vấn đề bằng tình u say đắm.” Ðó chính là
đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ. Thật vậy, đoạn trích
cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hịa giữa
trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của
thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó
dễ đi vào lòng người đọc.


Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu trời tăm tối, bài thơ “Từ ấy” được coi là tuyên
ngôn về cuộc sống của chàng thanh niên đầy nhiệt huyết, vạch ra cho người thanh
niên ấy một lẽ sống, một lí tưởng giữa những cám dỗ lúc bấy giờ. Tố Hữu đã có
lần tâm sự: “Nếu khơng có “Từ ấy” thì không biết tôi đã trở thành thế nào. May
mắn lắm là một người vơ tội”. Đoạn trích chính là tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm
say lí tưởng của chàng thanh niên trẻ nung nấu ý chí quyết tâm cống hiến hết mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dù đất nước đã hịa bình thống nhất nhưng bài
thơ mãi là tiếng ca reo vui của người thanh niên trẻ giàu nhiệt huyết và khát khao
cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, để lại những dư âm sâu lắng trong trái tim người
đọc.


2 KHỔ CUỐI TỪ ẤY
Từ sự gắn bó khăng khít đầy tình cảm, Tố Hữu đã nâng tình cảm giai cấp lên thành
tình cảm ruột thịt, ơng coi quần chúng nhân dân như những người trong gia đình:
“Tơi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
Nha thơ sử dụng các đại từ “con”, “em”, “anh” vốn là những đại từ chỉ mối quan
hệ gần gũi trong gia đình. Nó như một lần nữa thể hiện quan điểm sống nhân sinh
quan mới mẻ của nhà thơ. Tố Hữu tự coi mình là một thành viên của đại gia đình
quần chúng nhân dân cần lao ngoài kia. Từ “vạn” được lặp lại ba lần vừa nhấn
mạnh số đông, vừa tran đầy nhiệt huyết của nhà thơ muốn bứt khỏi cái tôi riêng tư
để đến với chân trời rộng lớn. Số từ ước lệ “vạn” đi cùng với “kiếp phôi pha”, “cù
bất cù bơ” càng khẳng định hơn đối tượng mà nhà thơ muốn hướng tới. Đặc biệt
điệp từ “là” gắn với những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc một mặt thể hiện mối
quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao
của người thanh niên đối với cộng đồng. Nếu những nhà thơ Mới khác vẫn đang
“mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” thì Tố Hữu đã biết cuộc đời mình dùng làm
gì, phục vụ ai, thơ mình phải hướng về đâu của cuộc sống này. Nhà thơ đã chọn
nhân dân và cụ thể hơn là những người cần lao đau khổ nhất để đứng về phía họ,
cùng chiến tuyến với họ. Từ đây trong Tố Hữu ta bắt gặp lại những con người nhỏ
bé ấy là một em bé liên lạc, một người kĩ nữ trên sông Hương, một người bán hàng
rong giữa đêm phố… Tất cả đã trở thành những người thân thiết nhất của nhà thơ
mà ông nguyện đem cuộc đời và ngịi bút của mình để chiến đấu cho hạnh phúc


của họ. Phải chăng vì vậy mà thơ của Tố Hữu cũng được nhân dân đón nhận nồng
nhiệt yêu thương? Tố Hữu nhận thấy bản thân mình là một thành viên của đại gia
đình quần chúng lao khổ. Đến đây làm ta nhớ đến những dòng thơ xúc động khi Tố
Hữu viết về Bác Hồ:

“Người là cha là bác là anh
Quả tim lớn bọc trong dòng máu đỏ”
Khổ thơ vừa như lời tâm niệm của người chiến sĩ trẻ, vừa thể hiện niềm vui của
nhà thơ khi chủ động tìm đến đại gia đình mới của mình. Tấm lịng nhà thơ đồng
cảm, xót thương khi nói tới những con người đau khổ, bất hạnh, những người lao
động vất vả “vạn kiếp phơi pha”. Tấm lịng nhà thơ thơng cảm, chia sẻ khi nói tới
những em nhỏ lang thang tội nghiệp, không nơi nương tựa “cù bất cù bơ”. “Cù bất
cù bơ” là tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hồn cảnh nay
đây mai đó, bơ vơ của đồng bào ta trong đói khổ. Tâm trạng của nhà thơ đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ từ đồng cảm, sẻ chia đến căm giận trước sự bất công ngang
trái của cuộc đời. Tố Hữu đến với nhân dân lao động khơng chỉ là nhận thức mà
cịn là giao cảm lớn giữa cá nhân với cộng đồng. Xét đến cùng, cách mạng chính là
cuộc giao cảm vĩ đại của con người với nhau như Lenin đã dùng hình ảnh: “Cách
mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng”.



×