Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đáp án đề thi duyên hải môn sinh học k10 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.41 KB, 9 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1(2 điểm).
1. Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là
cấp độ tổ chức chính của sinh giới?
2. Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống cấp tổ chức nào được xem là đơn vị cơ bản? Vì
sao?
Hướng dẫn chấm

1. Các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là
cấp độ tổ chức chính của sinh giới vì:

0,25

- Các tổ chức này ở trạng thái riêng biệt không thực hiện được chức năng của chúng.

0,25

+ Các đại phân tử như axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới thực hiện được chức

0,25

năng của chúng.


0,25

+ Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của chúng khi
ở trong cơ thể.
- Những cấp tổ chức này chưa có đầy đủ đặc tính của thế giới sống: trao đổi chất, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…………..
2. Tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống vì:

0,25

- Tế bào là cấp tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc tính của thế giới sống: trao đổi chất,
sinh trưởng phát triển, sinh sản và cảm ứng,…

0,25

-Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống: Mọi cơ thể sống được cấu tạo từ 1 tế
bào (cơ thể đơn bào) hay 2 hay nhiều tế bào (cơ thể đa bào).

0,5

- Tế bào là đơn vị chức năng vì chức năng của cơ thể sống đều được biểu hiện qua các
đặc trưng cơ bản của sự sống ở tế bào.
+ Mọi hình thức sinh sản của sinh vật đều dựa trên cơ sở là hoạt động phân bào trực
phân, nguyên phân hay giảm phân.
+ Hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể dựa trên cơ sở là hoạt động tăng
trưởng kích thước, khối lượng cũng như số lượng tế bào.
+ Hoạt động cảm ứng của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế
Trang 1/ 9



bào cảm giác và hệ thần kinh giúp thu nhận, truyền đạt và xử lý thông tin.
Câu 2 (2 điểm).
1. Các phân tử lipit có vai trị như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo
của màng?
2. Vi sao photpholipit có tính lưỡng cực? Đặc tính này có ý nghĩa gì đối với tế bào và cơ thể
sống?
Hướng dẫn chấm

1.
- Tính ổn định:
+ Lớp kép photpholipit tạo nên một cái khung liên tục tương đối ổn định của màng

0,5

sinh chất.
+ Khi các phân tử photpholipit có đi kị nước ở trạng thái no càng làm tăng tính ổn

0,5

định của MSC.
+ Sự xen kẽ các phân tử colesterol ngăn cản sự chuyển động quá mức của lớp
photpholipit kép  giúp ổn định cấu trúc màng sinh chất.
- Tính mềm dẻo:
+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay, dịch chuyển lắc ngang và trên dưới.
+ Khi các phân tử photpholipit có đi kị nước ở trạng thái không no  sự linh hoạt
của khung lipit  MSC có thể thay đổi tính thấm đáp ứng với các hoạt động thích nghi
của tế bào.
2.
- Photpholipit có tính lưỡng cực vì:


0,5

+ Photpholipit có cấu tạo gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo, nhóm OH thứ
3 liên kết với 1 gốc photphat, gốc photphat liên kết với 1 ancol phức (colin),…
+ Đầu photphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước  là phân tử lưỡng cực

0,5

- Vai trò đối với tế bào và cơ thể sống
+Là phân tử lưỡng cực nên photpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy
 trong môi trường nước, các phân tử photpholipit có xu hướng tập hợp tại đầu ưa
nước quay ra ngồi mơi trường, đi kị nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo
nên lớp màng  tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.
+ Tương tác kị nước là liên kết yếu nên các phân tử photpholipiy có thể chuyển động
Trang 2/ 9


một cách tương đối giúp các phân tử tan trong lipit có thể khuếch tán qua màng  tính
thấm có chọn lọc của màng sinh chất.
Câu 3 (2 điểm).
1. Dưới đây là chu trình Crep. Hãy viết tên các chất được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến J
trên hình vào bài làm.

2. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng oxi hóa thuộc chu trình này được tích lũy
trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như
thế nào?
Hướng dẫn chấm

1. Tên các hợp chất: A là NAD+; B là NADH; C là NAD+; D là NADH; E là ADP, F là 1,0
ATP, G là FAD, H là FADH2, I là NAD+, J là NADH.

2.
- Đó là NADH và FADH2

0,25

- Những chất này có vai trị là những chất cho điện tử trong chuối truyền điện tử tổng

0,25

hợp ATP tại ti thể.

0,5

- Năng lượng được giải phóng trong q trình truyền điện tử được dùng để tạo sự
chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng của ti thể, sau đó H+ đi qua kênh ATP
synthetase tổng hợp nên ATP.
Câu 4 (2 điểm).
Trang 3/ 9


1. Hoạt động bình thường của NST trong giảm phân sẽ hình thành loại biến dị nào và xảy ra ở
kì nào?
2. Xét một cơ thể có kiểu gen ABD/abd khi giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử như thế
nào?
Hướng dẫn chấm

1.
- Ở KĐI: Các NST kép trong cặp NST tương đồng diễn ra quá trình tiếp hợp và có

0,5


thể xảy ra trao đổi chéo  hốn vị gen  làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Ở KSI: Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và đồng đều

0,5

về 2 cực của tế bào giúp tạo nhiều loại giao tử khác nhau  làm xuất hiện biến dị
tổ hợp.
2. Có thể xảy ra các trường hợp sau:

0,25

- TH1: không xảy ra trao đổi chéo  tạo 2 loại giao tử ABD = abd = 0,5

0,25

- TH2: xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm  tạo 4 loại giao tử
Giả sử trao đổi chéo tại cặp Aa thì tạo 4 loại giao tử, trong đó 2 giao tử liên kết là

0,25

ABD = abd và 2 loại giao tử hoán vị là Abd = aBD
- TH3: xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không đồng thời tạo nên 6 loại giao tử

0,25

Giả sử trao đổi chéo tại Aa và Bb tạo 6 loại giao tử: giao tử liên kết ABD = abd;
giao tử hoán vị Abd = aBD, AbD = aBd
- TH4: xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời và không đồng thời  tạo 8 loại
giao tử

Giả sử trao đổi chéo tại cặp Aa, Bb đồng thời và không đồng thời  8 loại giao tử:
Giao tử liên kết ABD = abd; giao tử hoán vị Abd = aBD và AbD = aBd; giao tử
hoán vị do trao đổi chéo kép abD = ABd
Câu 5 (2 điểm).
1. Tại sao nói AMP vịng là chất truyền tin thứ hai? Chất này hoạt động theo cơ chế như thế
nào?
2. Protein kinase là gì và vai trị của nó trong q trình truyền tín hiệu như thế nào?
Hướng dẫn chấm

1.
AMP vịng là chất truyền tin thứ hai vì nó là chất khuếch đại thông tin của chất truyền 0,25
Trang 4/ 9


tin thứ nhất
Cơ chế hoạt động:
+ Chất truyền tin thứ nhất (hooc môn) kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên màng sinh 0,25
chất của tế bào đích gây kích thích hoạt hố enzim adenilatxiclaza.

0,25

+ Sau đó enzim này làm cho phân tử ATP chuyển thành thành AMP vòng

0,25

+ Tiếp đó AMP vịng làm thay đổi một hay nhiều q trình photphorin hố (hay hoạt
hố chuỗi enzim), nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được khuếch đại lên nhiều lần.
2.
- Protein kinase là enzim chuyển một nhóm photphat từ một ATP sang một phân tử 0,5
protein khác và thường làm hoạt hóa protein này (thường là protein kinase thứ hai).

- Nhiều con đường truyền tin là tập hợp chuỗi các tương tác như vậy, trong đó mỗi 0,25
protein kinase được photphoryl hóa đến lượt nó sẽ photphoryl hóa một protein kinase
khác trong chuỗi.

0,25

- Chuỗi các phản ứng photphoryl hóa như vậy sẽ truyền tín hiệu từ bên ngồi tế bào
tới protein trong tế bào và gây nên đáp ứng.
Câu 6 (2 điểm).
1. Trình bày các kiểu biến thái màng sinh chất của vi khuẩn
2. Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy
khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển trong mơi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với mơi trường sống?
Hướng dẫn chấm

1. Các kiểu biến thái của màng sinh chất:
- Màng sinh chất gấp nếp tạo túi chứa enzim nitrogenase  có vai trị trong cố định

0,25

đạm.

0,25

- Màng sinh chất gấp nếp tạo túi chứa sắc tố quang hợp  có vai trị trong quang hợp. 0,25
- Màng sinh chất gấp nếp tạo meroxom  có vai trị trong phân bào
2.
a. - Các vi khuẩn đều có hình cầu:
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn


0,5

b.
Trang 5/ 9


- Tỉ lệ S/V lớn  hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh
- Hệ gen đơn giản  dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến

0,5

biểu hiện ngay ra kiểu hình
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu
- có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi
Câu 7 (2 điểm).
1. Làm rõ các thuật ngữ sau: Capsit, capsome, nuclêôcapsit, viroit, virion, prion, prophage,
bacteriophage
2. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có
người khơng mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng
virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những
loại prôtêin nào?
Hướng dẫn chấm

1. Làm rõ thuật ngữ:
- Capsit: Vỏ prôtêin của virut bao quanh axit

0,125

nuclêic..............................................................


0,125

- Capsome: Đơn vị hình thái của

0,125

capsit....................................................................................

0,125

- Nuclêơcapsit: Là phức hợp gồm axitnuclêic và vỏ
capsit......................................................

0,125

- Viroit: Là những phân tử ARN dạng vịng, ở dạng trần khơng có vỏ capsit, mạch đơn. 0,125
Gây nhiều bệnh ở thực vật như bệnh hình thoi ở khoai tây, bệnh hại cây

0,125

dừa.................................

0,125

- Prion: Là phân tử protêin, khơng chứa axit nuclêic hoặc nếu có thì cũng q ngắn để
mã hóa bất kì prơtêin nào. Gây nhiều bệnh ở động vật và người như bệnh bệnh bò điên,
bệnh kuru ở người
- Virion: Là virut ngoại
bào.......................................................................................................

- Prophage: Phần vật chất di truyền của phage gia nhập với thể nhiễm sắc của vi khuẩn.
Trang 6/ 9


- Bacteriophage: Là virut của vi
khuẩn.....................................................................................
2. Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể..

0,5

…………………………………………………..

0,5

- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (khơng tương thích
với các gai glicơprơtêin của virut)
…………………………………………………………………
Câu 8 (2 điểm).
1. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha lỗng?
2. Một học sinh nói rằng "Oxy là chất độc đối với vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí". Bằng
kiến thức của mình em hãy giải thích tại sao bạn học sinh đó nói như vậy?
Hướng dẫn chấm

1. Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co

0,5

nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha
lỗng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh làm oxi hóa các thành phần trong tế bào

có khả năng diệt khuẩn.
2. Giải thích:
- Khi oxy nhận e thì tạo thành O-2: 2O-2 + 2 H+ -> H2O2 + O2

0,5

H2O2 là chất độc đối với VK-> O2 là chất độc đối với vi khuẩn.
- Tuy nhiên đối với vi khuẩn hiếu khí có E catalaza chúng phân giải H2O2 khử độc cho

0,5

tế bào.-> VK hiếu khí khơng bị chết khi có O2.
VK kị khí khơng có E catalaza-> trong mơi trường hiếu khí chúng bị chết vì nhiễm

0,5

độc.
Câu 9 (2 điểm).
1. Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn hay khơng? Vì sao?
2. Nêu một số phương pháp tiêu diệt bào tử vi khuẩn bằng nhiệt?
Hướng dẫn chấm

1.
- Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn.

0,5

- Đây khơng phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo 1

0,5

Trang 7/ 9


nội bào tử và đây là hình thức bảo vệ tế bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi
trường: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại,…
2. Một số phương pháp tiêu diệt bào tử vi khuẩn bằng nhiệt:
- Khử trùng các dụng cụ mổ, vật liệu nuôi cấy, đồ dùng y tế bằng cách sấy khô trong tử 0,5
sấy ở 1650C đến 170 0C trong 2h.
- Hấp ướt bằng nồi hấp áp suất ở 1200C trong 20-30 phút.
Câu 10 (2 điểm).

0,5

Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Hiện tượng thực bào thường thấy ở vi khuẩn.
2. Trong suốt quá trình nhiễm phage đến giai đoạn sinh tổng hợp tất cả các thành phần của
phage, người ta khơng nhìn thấy phage trong tế bào vi khuẩn.
3. Phần lớn vi khuẩn hầu như không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất.
4. Ở vi khuẩn lam, sắc tố quang hợp nằm trên các tilacoit của lục lạp.
Hướng dẫn chấm
1.Hiện tượng thực bào thường thấy ở vi khuẩn.

0,5

 Sai vì đa số vi khuẩn (Trừ Mycoplasma) đều có thành tế bào  khơng thể
0,5

thực hiện được quá trình thực bào.
2.Trong suốt quá trình nhiễm phage đến giai đoạn sinh tổng hợp tất cả các thành phần
của phage, người ta khơng nhìn thấy phage trong tế bào vi khuẩn.


 ĐÚng vì phải đến giai đoạn chín (quá trình lắp ráp các thành phần của phage) 0,5
0,5

 tìm thấy phage trong tế bào vi khuẩn. Mặt khác tại giai đoạn phóng thích
tế bào (vi khuẩn bị phân giải) diễn ra rất nhanh
3.Phần lớn vi khuẩn hầu như không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất.
 Đúng vì chúng được bảo vệ bởi thành tế bào.
4.Ở vi khuẩn lam, sắc tố quang hợp nằm trên các tilacoit của lục lạp.
 Sai vì vi khuẩn lam khơng có lục lạp. Sắc tố quang hợp nằm trên tilacoit phân
bố rải rác trong tế bào chất.
……….HẾT …..
Giám thị không giải thích gì thêm!

Trang 8/ 9


Người ra đề

Bùi Hương Quỳnh

Trang 9/ 9



×