Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài hết môn lý thuyết và kỹ năng phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.48 KB, 11 trang )

BÀI TẬP HẾT MƠN

Đề bài:
Câu 1. Tổ chức chương trình phát thanh 15' (bằng kịch bản chi tiết, chủ đề giáo
dục)
Câu 2. Lựa chọn nhận xét, đánh giá chất lượng chương trình phát thanh của Đài
tiếng nói VN. Chỉ ra những thành công, hạn chế và hướng cải tiến nâng cao chất
lượng chương trình này


Bài làm:
Câu 1: Tổ chức chương trình phát thanh 15’
Chuyên mục: Xã hội chuyển động
Chủ đề: “Vì sao trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 và điểm học bạ lớp
12”
Lý do lựa chọn đề tài vì đạt được tiêu chí quan tâm của tồn xã hội, đơng đảo
thính giả nghe đài. Hầu hết các gia đình đều quan tâm đến vấn đề giáo dục, nhất là
vào dịp mỗi các kỳ thi Quốc gia được tổ chức. Chính vì vậy, vào những dịp này,
hấu hết các vấn đề liên quan đến giáo dục, đến kỳ thi đều là thông tin bổ ích, thu
hút sự quan tâm rất lớn.
I.Mở đầu:
Mở bài nhạc dạo khơng lời, đặc trưng của chương trình
PTV: Chương trình Xã hội chuyển động xin kinh chào q thính giả. Chun đề
giáo dục và góc nhìn đa chiều xin trân trọng chào Thầy cô, quý vị phụ huynh và
các em học sinh.
Lời đầu tiên cho phép Ban biên tập chương trình xin gửi lời chúc đến q thầy cơ,
các bạn lời chúc thành công sau khi kết thúc một năm học với nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Chọn nhạc mở đầu là một bài hát liên quan đến mái trường, thầy cô….
II.Nội dung:
- PTV: Mời các bạn nghe chương trình xã hội chuyển động. Chuyên đề giáo dục


góc nhìn đa chiều. Vì sao trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 và điểm học
bạ lớp 12, nhất là mơn lịch sử và tiếng Anh có sự chênh lệch cao. Sự chênh lệch
phản ánh việc dạy và học hiện nay ra sao, nội dung này được đề cập trong luận bàn


giáo dục. Bài viết: “Sơn La có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng nhờ tấm
lòng và trách nhiệm của những người thầy vùng cao với học trò” sẽ được gửi tới
quý vị trong phần cuối chương trình.
- Nhạc.
- PTV: Chuyên mục Luận bàn giáo dục – Luận bàn giáo dục
Thưa quý vị và các bạn, Bộ Giáo dục vừa cơng bố bảng so sánh trung bình điểm
thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ lớp 12 năm 2021 thao từng môn học của
tất cả các địa phương trên cả nước. Kết quả so sánh về cơ bản trung bình điểm
thi tốt nghiệp THPT năm nay nay và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng
mơn học có sự tương đồng và khoảng cách thu hẹp hơn so với năm ngối.
Nhiều mơn ở nhiều tỉnh thành phố chỉ có chênh lệch trên dưới 1 điểm cho thấy
việc dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông về cơ bản đáp ứng
đúng yêu cầu, đánh giá đúng năng lực của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình.
Tuy nhiên cũng có địa phương sự chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và
trung bình điểm học bạ lớp 12 cịn ở mức cao. Đáng chú ý môn lịch sử và tiếng
Anh ở một số địa phương có mức chênh lệch lên tới 3 điểm. Và sau đây mời quý
vị nghe tổng hợp ở một số tỉnh thành có mức chênh lệch cao nhất trong cả nước.
- Nhạc ngắn
- PTV1: Đối với môn lịch sử ở Hà Nội có trung bình điểm thi là 4,855 nhưng điểm
trung bình học bạ là 8,321, chênh 3,376 điểm. Tỉnh Long An trung bình điểm thi
là 4, 931 điểm trung bình học bạ là 8,321 chênh 3,371. Tiếp đến là tỉnh Phú n,
có trung bình điểm thi là 4,561 điểm trung bình học bạ là 7,926 chênh 3,366
điểm.Tỉnh Sóc Trăng trung bình điểm thi là 4, 457 điểm, điểm trung bình học bạ



là 4,806 điểm, chênh 3,339 điểm…. Các tỉnh Bến Tre, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng
Ninh đều có mức chênh lệch từ 3-4 điểm.
Đối với mơn tiếng Anh, Hà Giang có trung bình điểm thi là 4,345 điểm trung bình
học bạ là 6,665 chênh 2,439 điểm, tiếp đến là tỉnh Hòa Bình chênh 2,459 điểm,
tỉnh Hậu Giang chênh 2, 398 điểm, tỉnh Cao Bằng chênh 2,283 điểm.
- PTV2: Thưa quý vị và các bạn, sự chênh lệch giữa trung bình điểm thi tốt
nghiệp THPT với điểm học bạ môn Lịch sử và môn tiếng Anh đã phản ánh việc
dạy học và đánh giá trong các trường phổ thông chưa tương đồng với nhau. Qua
đó cho thấy tiếng Anh và mơn Lịch sử của học sinh ở các địa phương còn nhiều
hạn chế.


- Lý giải về vấn đề này, phỏng vấn ghi nhận ý kiến của một Tiến sĩ về giáo dục
- Trích lời vị TS.


- PTV1: Thực trạng chênh lệch trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm học
bạ cao không phải là điểu bất ngờ, vì là thực trạng xảy ra nhiều năm. Khác chăng
chỉ là độ chênh xê dịch bao nhiêu mà thơi. Sự phân hóa sẽ ghi nhận theo từng khu
vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa Hà nội và TP.HCM ra sao. PV đã có cuộc
phỏng vấn với một đại diện của một trường THPT để trả lời cho câu hỏi này.
Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- PV nêu câu hỏi: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sự chênh lệch giữa trung
bình điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ lớp 12, nhất là hai môn Lịch sử và
tiếng Anh năm nay trong điều kiện dịch bệnh diễn ra phức tạp khiến cho việc dạy
và học gặp nhiều khó khăn?
- Đại diện trường được PV trả lời:
- PV: Sự chênh lệch này đã phản ánh việc dạy và học ở các trường thuộc các địa
phương này ra sao, thưa ông?

- Đại diện trường được PV trả lời:
- PV: Vâng, thưa ông, hiện nay nhiều trường Đại học tuyển sinh bằng phương
thức xét tuyển học bạ. Vậy thì với sự chênh lệch này, ơng có băn khoăn gì trong
việc tuyển sinh bằng phương thức này, thưa ông?
- Đại diện trường được PV trả lời:
- PV: Theo ơng để khắc phục tình trạng này, ngành giáo dục cần có giải pháp gì?
- Đại diện trường được PV trả lời:
- PTV: Thưa quý vị và các bạn, từ kết quả đối ssanhs giữa điểm thi tốt nghiệp
THPT và điểm học bạ lớp 12, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề nghị nếu môn nào ở
tỉnh nào có kết quả cịn thấp và có sự chênh lệch lớn thì ngành giao dục địa


phương đó cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học, để nâng cao chất lượng. Đồng
thời các trường phổ thông trên các tỉnh thành phố cần điều chỉnh việc kiểm tra
đánh giá trong quá trình dạy học, đảm bảo đánh giá sát hơn đúng năng lực của
học sinh.
- Nhạc ngắn
- Đưa một câu chuyện học đường để làm cho chương trình bớt nặng. (Cụ thể ở
đây là ví dụ về tỉnh Sơn La).
- Nhạc ngắn
- PTV: Thưa quý vị và các bạn, theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm
2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng bố tỉnh Sơn La có tỷ lệ học sinh đỗ
tốt nghiệp đạt 98, 34% tăng gần 3% so với năm ngối. Có được kết quả này ngồi
sự cố gắng của các em học sinh thì khơng thể bỏ qua sự cố gắng của các thầy cô
giáo đã ngày đêm miệt mài ơn thi miễn phí, phụ đạo kiến thức cho học sinh vững
bước vào kỳ thi.
- PV đọc lời phản ánh ghi nhận kết quả việc học và thi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
PV gặp gỡ 1 vài em học sinh và giáo viên trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ghi nhận ý
kiến của từng người nói về việc học và thi trong năm học vừa qua.
- Học sinh nói về sự cố gắng nỗ lực trong quá trình học thi và ơn thi. Vượt qua

mọi khó khăn để đạt kết quả cao nhất.
- Thầy cơ giáo nói về những kinh nghiệm trong quá trình dạy. Với những học sinh
học chưa vững kiến thức thì phải kiểm tra, đôn đốc học ra sao? Kiến thức tổng
hợp sao cho dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ….


- PTV: Sơn La là địa phương có đơng con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng
sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức cịn nhiều hạn chế. PV phỏng
vấn đại diện ngành fiao dục Sơn La về nguyên nhân để đạt được thành tích này.
Cho biết đó là sự vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị. Tồn ngành giao dục
đã qn triệt phải dạy và học theo hướng giữ vững mục tiêu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
phải thực chất và bền vững. Cùng với đó là sự chủ động và linh hoạt của từng
nhà trường để từ đó chủ động, linh hoạt với từng đối tượng.
- Lời của đại diện lãnh đạo ngành giáo dục Sơn La.
- PTV: Quý vị vừa nghe bài viết về tỷ lệ đốt tốt nghiệp của tỉnh Sơn La tăng do
nỗ lực của Thầy cô giao vùng cao. Đến đây chương trình xã hội chuyển động,
chuyên mục góc nhìn đa chiều đã hết. Các BTV thực hiện chương trình xin tạm
biệt quý vị và các bạn. Cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Câu 2: Lựa chọn nhận xét, đánh giá chất lượng chương trình phát thanh của Đài
tiếng nói Việt Nam. Chỉ ra những thành công, hạn chế và hướng cải tiến nâng cao
chất lượng chương trình này.
Nội dung:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xu hướng và tâm lý tiếp cận truyền
thông của công chúng đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Công chúng phát thanh ở Việt
Nam cũng như vậy. Thính giả giờ đây khơng cịn ngồi hàng giờ để nghe các
chương trình radio thu sẵn (gọi là cách nghe thụ động), mà họ đang chuyển sang
cách nghe bất cứ lúc nào họ muốn, ở bất cử đâu và trên bất cứ nền tảng nào. Xu
hướng nghe đài chủ động đã được gọi tên, khi mà thính giả tìm kiếm thơng tin họ



quan tâm trên radio với thời gian ngắn nhất và phương thức truyền tải tiện lợi, hấp
dẫn, tiết kiệm thời gian nhất.
Theo kết quả khảo sát thì hiện nay, số người nghe đài VOV1 sống ở khu vực thành
thị đã gia tăng. Hiện có khoảng 42% số người sống ở đô thị nghe Kênh VOV1 và
khoảng 58% số người sống ở nông thôn nghe kênh VOV1.
Độ tuổi nghe VOV1 phần lớn là 45 tuổi trở lên, nhưng kết quả cũng cho thấy số
người nghe cũng đang trẻ hoá với 16% số người có độ tuổi từ 25-34 tuổi và 30%
số người dưới 24 tuổi.
Số người là cán bộ, công chức nghe VOV1 cũng chiếm tỷ lệ khá cao tới 25% số
người được khảo sát. Cịn lại 28% là nơng dân, lao động tự do, nội trợ; 26% là học
sinh, sinh viên; và 21% là lái xe, công nhân, kinh doanh.
Như vậy có thể thấy rằng: độ tuổi từ 45 trở lên có sự đánh giá, nhìn nhận “ưu ái”
nhất đối với phát thanh. Nhóm độ tuổi này cho rằng ưu thế lớn nhất của phát thanh
đó là “Thơng tin nhanh, đầy đủ” và phát thanh tạo cho họ điều kiện để “Bày tỏ ý
kiến của mình”. Theo kết quả, nhóm công chức nghe VOV1 nhiều cho thấy đây là
đối tượng đang rất cần thông tin và xử lý thông tin phục vụ cơng việc và đóng góp
vào q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong 7 lý do khiến thính giả chọn nghe VOV1 là vì các chương trình phát sóng
trên VOV1 có nhiều thơng tin (60%); tin tức có độ tin cậy cao (55,2%) và thơng
tin nhanh (51%); và thính giả dễ dàng tương tác hai chiều (30,2%) cũng như bày
tỏ quan điểm cá nhân (26,9%).
Hiện nay, kênh VOV1 là kênh thời sự cập nhật với mục tiêu nhanh, tin cậy, hấp
dẫn nhất. Rất nhiều chuyên mục chuyển tải những thông tin thời sự diễn ra hàng
ngày hàng giờ, thậm chí từng phút thuộc rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, y tế,


giáo dục, nội chính, khoa học cơng nghệ…Thậm chí cả những diễn đàn để cùng
trao đổi về các vấn đề thời sự nóng.
Chuyên mục câu Chuyện ngày thứ 7 với thời lượng 30 phút đang cung cấp các

thông tin đa dạng, phong phú về những gì diễn ra xung quanh việc thực hiện Chị
thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phịng chống dịch Covid-19. Chính vì vậy nội
dung đảm bảo được tính thiết thực, đáp ứng mục tiêu tính thời sự của thông tin và
quan trong hơn là đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực với người dân nói chung và
độc giả nghe đài.
-Mở đầu thơng tin đưa đến cho bạn đọc một phóng sự phát thanh ghi nhận và phản
ánh lại khơng khí và tình hình đang diễn ra ở bến xe Miền Đông (TP.HCM), nơi
đang ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. PV đã ghi nhận những ý kiến của
các đối tượng người lao động, học sinh, sinh viên khi có được tấm vé để về q
nhờ chương trình đưa người dân về q thơng qua UBND các tỉnh và Hội đồng
hương các địa phương. Những thơng tin này tương đối bổ ích đối với thính giả.
- Sau phóng sự là nội dung phỏng vấn các chuyên gia bình luận về giải pháp và
những quy định của Chính phủ nhằm hạn chế những tác hại của dịch bệnh. Để
truyền tải nội dung này, chương trình đã chọn phỏng vấn hai chun gia có uy tín
trong vấn đề quản lý đó là TS. Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên PCN VP Quốc hội và
ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện phát triển truyền thông.
- Xen giữa cuộc phỏng vấn với hai chuyên gia thì những người làm chương trình
đã đưa ý kiến của người dân, là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng và thực hiện những
quy định này. Điều này khiến cho thông tin đưa lại cho bạn nghe đài được đa chiều
và phong phú hơn.
- Tuy nhiên, vẫn còn một số những vấn đề cần khắc phục để chương trình trở nên
hấp dẫn hơn, thu hút và níu giữ độc giả nghe đài hơn. Cụ thể: Chương trình thiếu


những đoạn nhạc ngắn để tạo cảm giá nhẹ nhàng với người nghe. Dù biết rằng với
vấn đề thời sự, nghiêm túc thì yếu t âm nhạc khơng q quan trọng, tuy nhiên nếu
có 1, 2 đoạn dạo nhạc ngắn giữa các quãng nghỉ thì sẽ nhẹ nhàng hấp dẫn hơ với
người nghe. Đơng thời làm mềm đi khơng khí chính luận của chương trình khiến
nó có vẻ khơ khan.
- Về bố cục chương trình với thời lượng 30 phút nhưng khơng thay đổi nhiều

cách thể hiện mà chiếm sóng chủ yếu là phỏng vấn (cho dù đã phỏng vấn 2 chuyên
gia) thì vấn hơi nặng. Nên chăng cần rút ngắn thời lượng hoặc tìm ra nhiều cách
thể hiện chương trình, hoặc cũng cấp xen lẫn nhiều thơng tin nhỏ, ngắn hấp dẫn
hơn nữa cho bạn nghe đài?
-Cách thức thể hiện đề tài vẫn chưa lột tả được đúng tên của chuyên mục, là “Câu
chuyện ngày thứ 7”. Vì tên chuyên mục như vậy thì trong bố cục của chuyên
mục nên là những câu chuyện nhiều hơn, thông qua giọng đọc và lời kể của
PTV hoặc là câu chuyện ghi nhận của từng cá nhân, hay một khu vực, một thời
điểm về một vấn đề chủ đề của ngày hôm đó. Cịn với chương trình hiện tai, nội
dung chủ yếu là cuộc phỏng vấn của các chuyên gia và phóng viên chiếm thời
lượng lớn khiến bạn nghe đài không ấn tượng q nhiều đúng với tên của Chun
mục.
Chính vì vậy, những người thực hiện Chuyên mục nên cân nhắc lại hình thức thể
hiện và tổ chúc chuyên mục. Tránh việc đưa phỏng vấn về một vấn đề mà nên tiếp
cận dưới góc độ là những câu chuyện về vấn đề hoặc chủ đề đó.



×