Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Ôn tập sinh sinh ly dong vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 83 trang )

SINH LÝ ĐỘNG VẬT

KHÁI QUÁT CHUNG CÁC HỆ CƠ QUAN .
1, Các hệ ni dưỡng
- Hệ tiêu hố: thu nhận, chế biến thức ăn, hấp thụ các chất nuôi dưỡng và thải chất bã
- Hệ tuần hoàn : Vận chuyển thức ăn đã tiêu hoá và vận chuyển O,2 tới từng tế bào thu nhận
vận chuyển các chất tiết ở cơ quan, hệ nội tiết tới từng cơ quan, tế bào . Đồng thời vận chuyển các
chất bài tiết tiết từ TB đến các cơ quan đào thải.
- Hệ hô hấp : Thu nhận O2 cho máu từ phổi đồng thời lấy CO2 từ máu thải ra ngoài qua phổi
- Hệ bài tiết : lấy chất cặn bã từ máu đi ra ngồi theo mồ hơi, nước tiểu
2, Các hệ liên lạc
- Hệ vận động: Hệ vận động xương và cơ .
-Hệ liên lạc : Hệ nội tiết : Điều hịa sự ni dưỡng và sự lớn lên của cơ thể góp phần giữ sự
liên lạc giữa các cơ quan với nhau và giữa cơ thể với môi trường
- Hệ thần kinh: Là hệ chủ yếu bảo đảm sự liên lạc giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể
với mơi trường ngồi giúp cho cơ thể thích nghi tước sự biến đổi của môi trường.
3, Hệ sinh sản: Duy trì nịi giống.

CHƯƠNG I : TIÊU HỐ
TIÊU HỐ Là quá trình biến đổi từ các hợp chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản
có thể hịa tan, hấp thu và cung cấp cho các tế bào để tổng hợp thành những chất riêng cho tế bào của
cơ thể đồng thời tích lũy năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
Tiêu hóa là q trình chuyển hóa trung gian trong tế bào. Các sản phẩm trong q trình tiêu hóa
là ngun liệu cần thiết để tb tổng hợp thành những chất riêng đặc trưng cho tb và cơ thể, đồng thời
tích lũy năng lượng trong quá trình đồng hóa, là một mặt của q trình chuyển hóa nội bào. Q trình
chuyển hóa nội bào có dị hóa cung cấp năng lượng cho q trình đồng hóa, ngược lại đồng hóa đã
tích lũy năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp cần cho dị hóa. Thiếu một trong hai mặt thì q
trình chuyển hóa sẽ khơng xảy ra. Vì thế tiêu hóa là q trình chuyển hóa trung gian, chuẩn bị cho
chuyển hóa nội bào .
Có 2 hình thức tiêu hóa:
+ Tiêu hóa nội bào: là tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào nhờ khơng bào tiêu hóa, thường gặp ở


động vật đơn bào.
+ Tiêu hóa ngoại bào: là hình thức tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào nhờ hoạt động của các
enzim tiêu hóa, trong khoang tiêu hóa của ĐV Ruột khoang hay trong ống tiêu hóa gặp ở giun đốt trở
lên và tất cả các ĐV có xương sống.

1


Một số ĐV có hệ vi sinh vật cộng sinh trong đường tiêu hóa, sự tiêu hóa nhờ VSV gọi là tiêu
hóa sinh học.
* Vai trị của thức ăn cung cấp cho ĐV: đảm bảo 3 chức năng: cung cấp đủ dd, các phân tử hữu cơ
và chất dd thiết yếu
1- Cung cấp NL: Các chất dd: cacbohi, Pr, Lipit... qua q trình tiêu hóa được hấp thụ rồi cung
cấp cho hh tế bào để biến thành ATP và NL dự trữ
2- Tạo phân tử hữu cơ: các chất trong thức ăn là ngun liệu thơ cho q trình tổng hợp các chất
đó.
3- Các chất dd thiết yếu: Có 4 loại:
a- Axitamin không thay thế: đa số đv cần 8 loại aa không thay thế. Nếu ko cung cấp đủ các loại
này => cơ thể thiếu hụt Pr loại phỏ biến của suy dd (Ngơ thiếu trip và liz cịn đậu thiếu Met)
b- Vitamin: là CHC cơ thể cần lượng rất ít nhưng có nhiều chức năng quan trọng. Vitamin khơng
được tổng hợp ở động vật bậc cao, vì vậy chúng phải được tiếp nhận cùng với thức ăn. Nhiều vitamin
là tiền chất của cofactor (vitamin nhóm B) tham gia vào các phản ứng enzyme, trong khi đó những
vitamin khác tham gia vào quá trình nhìn và điều khiển sự sao chép (vitamin A), các phản ứng khử
(vitamin C và E), tạo xương (vitamin D), đông máu (vitamin K) ...Thừa Vt tan trong nướcthường ko
có hại vì nó được bài xuất qua nước tiểu nhưng thừa Vt tan trong dầu được tích lũy trong chất béo của
cơ thể=> tích lũy hơp chất gây độc cho cơ thể. (Bảng kèm theo)
c- Chất khống: là những chát vơ cơ thường chỉ cần với một lượng nhỏ. Nhu cầu khống thay đổi
theo lồi đv: Canxi: con người cần nhiều vì nó tham gia cấu tạo và duy trì xương, cần cho hđ của
HTK và cơ; P là thành phân của xương, ATP, axitnu...
d- Các axitbeo không thay thế: là những axitbeo cơ thể đv ko tự tổng hợp được thường là ko no

(rau, củ quả có lượng axitbeo ko thay thế nhiều-> ít xảy ra thiếu hụt)
* Suy dinh dưỡng: gây biến dạng, bệnh tất hoặc chết. VD: đv ăn cỏ mọc trên đất thiếu P thì hươu
nai... xương giị dễ gãy . Người thiếu Vt axit folic (B9) gây khiếm khuyết ống thần kinh

I. Sự tiến hoá của chức năng tiêu hoá
* Động vật đơn bào chưa có CQ tiêu hóa hình thức tiêu hóa nội bào xảy ra beentrong khơng bào
tiêu hóa nhờ lizozim ( một enzim thủy phân) từ các lizoxom tiết ra. VD: trùng biến hình . (Trang 62 –
SGK lớp 11).

2


*Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa: ở ruột khoang, giun dẹp ( Thủy tức): đã có khoang tiêu hóa song
miệng và hậu mơn chung nhau. Vừa tiêu hóa ngoại bào trong khoang tiêu hóa nhờ các enzim tiết ra
từ các tế bào tuyến nằm xen kẽ trong lớp biểu mơ ở thành khoang kết hợp với tiêu hóa nội bào các
phân tử nhỏ của thức ăn hình thành do tiêu hóa ngoại bào, được các tế bào biểu mơ ở khoang bắt giữ
dưới hình thức thực bào. ( Trang 63-SGK)
* Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: thức ăn được tiêu hóa ngoại bào thơng qua tiêu hóa cơ học
và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa. Ngồi ra, ở các ĐV ăn thực vật cịn có q trình biến đổi sinh
học nhờ sự tham gia của vi sinh vật.
- Da gai và 1 số giun bậc thấp hình thành ống tiêu hố đơn giản, tồn bộ ống có nhiệm vụ như
nhau .Thân mềm và giun bậc cao hình thành ống tiêu hố cùng với các tuyến tiêu hoá, ống tiêu hoá
đã bắt đầu phân hố , có dạ dày.
- Đv có xương sống ống tiêu hố có sự phân hố về cấu tạo, chun hoá về chức năng, ống tiêu hoá
biến đổi tuỳ theo thức ăn và hình thức TH của động vật . Ống TH có nhiều biến đổi như 1 phần thực
quản thành diều. Dạ dầy có thể bị phân hóa thành dạ dầy tuyến và dạ dầy cơ hoặc có 4 túi như như
dạ trâu bò. Động vật ăn thực vật ruột dài hơn..v. v. Tuyến tiêu hoá phát triển thành tuyến nước bọt,
tuyến gan, tuyến tụy.
* Tiến hóa thích nghi của HTH ở động vật có xương sống
1- Cấu tạo ống tiêu hóa

a- Răng: ĐV ăn thịt: răng cửa, răng nanh nhọn để giết con mồi. Răng hàm và trước hàm có mấu
lồi để ép và xé tă
ĐV ăn cỏ: răng có bề mặt rộng nhấp nhơ để nghiền tă tv dai
ĐV ăn tạp: 2 răng cửa dẹt để cắn, một răng nanh nhọn để xé....
b- dạ dày: S rộng để chứa tă vì thời gian dài giữa các bữa ăn và phải ăn tối đa khi bắt đượccon
mồi
c- Ruột: đv ăn tv ruột dài (t cho tiêu hóa và tăng S hấp thụ)
2- TN cộng sinh: VSV cộng sinh trong ống tiêu hóa để giúp đv biến đổi tă lấy NL và chất dinh
dưỡng thiết yếu. VSV cộng sinh sống ở nơi khác nhau trong ống tiêu hóa:
- Gà móng, chim ăn cỏ (rừng Nam Mĩ) diều cơ lớn có VSV cộng sinh phân hủy chất xơ.
- Ngựa: VSV ở manh tràng
- thỏ và một số gặm nhấm: VSV ở manh tràng, ruột già
- ĐV nhai lại: ở dạ dày
Biến đổi thức ăn trong ổng tiêu hóa ở các nhóm ĐV ăn thịt, ăn tạp và ăn thực vật
Tên bộ phận
Răng

Dạ dày

Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
+ Răng cửa : lấy thịt ra khỏi xương Răng nanh # răng cửa. Khi ăn cỏ, các
+ Răng nanh nhọn và dài: cắm và răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên
giữ chặt mồi
giữ chặt cơ (trâu)
Răng trước hàm và răng hàm phát
+ Răng trước hàm và răng ăn thịt triển để nghiền nát cơ khi nhai
lớn, cắn thịt thành mảnh nhỏ để dễ
nuốt
+ Răng hàm có kích thước nhỏ, ít

được sử dụng.
Là 1 túi lớn (dạ dày dơn)
Thỏ, ngựa: dạ dày đơn.
Trâu, bò: 4 túi gồm: dạ cỏ  tổ ong

3


thịt được tiêu hóa cơ học và hóa
học # như dạ dày người (dạ dày co
bóp trộn thức ăn với dịch vị.
pepsin
Thủy phân Pr
peptit)

Ruột non
Manh tràng
( ruột tịt)

 lá sách, múi khế
- Dạ cỏ: làm mềm thức ăn, lên men
nhờ VSV
- Tổ ong: đưa thức ăn lên miệng để
nhai lại
- Sách: hấp thụ lại nước
- Khế: tiết pepsin, HCl, tiêu hóa Pr
( VSV )
Ngắn hơn so với thú ăn TV
- Dài vào chục mét
Tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức - Chức năng tương tự

ăn ( # ruột non ở người)
Khơng phát triển và khơng có chức Phát triển và có nhiều VSV cộng sinh
năng tiêu hóa thức ăn.
tiếp tục tiêu hóa xen và chất dinh
dưỡng của TBTV  chất đơn giản rồi
hấp thụ vào cơ thể

II, Cấu tạo hệ tiêu hoá
A, Ống tiêu hoá
1, Khoang miệng :
* RĂNG: có 3 loại: răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Cấu tạo răng gồm 2 phần:
+ Thân răng: được cấu tạo bằng chất ngà răng, bên ngoài được bao bọc bằng chất xi măng
(men răng).
+ Chân răng: có tủy răng, mạch máu và dây thần kinh.
- Răng: cắt, xé nhỏ và nghiền nát thức ăn. Ngồi ra, răng cịn tham gia vào việc phát âm.
Bộ răng động vật phân hoá rất rõ, động vật ăn cỏ khác với ĐV ăn thịt và ĐV ăn tạp.

LƯỠI: là cơ quan có hình trái xoan bằng cơ, rất linh động, được bao ngoài bằng lớp màng nhầy,
trong đó có nhiều mạch máu và dây thần kinh.

4


* Chức năng của lưỡi:
- Chuyển thức ăn trong khi nhai.
- Thu nhận cảm giác vị giác nhờ các vi thể (gai thịt) trên mặt lưỡi.
- Ngồi ra, lưỡi cịn góp phần vào việc phát âm.

LƯỠI

RỄ

THÂN

RÃNH GIỮA

TUYẾN NƯỚC BỌT: Tiết dịch lỗng hơi đục, pH trung tính từ 6- 6,8, chứa emzim tiêu hoá
gluxit là amilaza ( hay gọi là ptialin) hoạt động trong mơi trường kiềm nhẹ có tác dụng biến đổi một
phần tinh bột thành đường mantozo ( đường đơi), tiết ra lizơzim có thể diệt được vi khuẩn. Gồm 3
tuyến nước bọt là tuyến tuyến mang tai nặng 20 -30g ( ở rắn tuyến mang tai chuyển thành nọc), tuyến
dưới lưỡi, tuyến dưới hàm. Trong nước bọt cịn có mucin là một chất trơn nhầy, bảo vệ lớp lớp
khoang miệng khỏi bị xây xát và bôi trơn thức ăn trước khi nuốt.
* Trong khoang miệng, thức ăn được ngấm đều nước bọt, tiêu hóa cơ học nhờ răng và tiêu hóa
hóa học nhờ enzim trong nước bọt, trong đó tiêu hóa cơ học là chủ yếu.
ĐV ăn cặn vẩn sàng lọc thức ăn lơ lửng trong nước. VD cá voi lưng gù có tấm sừng hàm gắn với
hàm trên để lọc t/ă từ nước. Thân mềm dùng mang để giữ thức ăn sau đó sẽ có lơng quét vào miệng.
Ở trăn và rắn, răng hàm dưới được khớp lỏng lẻo với hộp sọ bằng một dây chằng đàn hồi cho
phép miệng và hầu mở rất rộng, do vậy chúng có thể nuốt những con mồi có kích thước rất lớn. VD
con trăn có thể nuốt gọn một con linh dương và sau đó sẽ mất hai tuần để tiêu hóa nó.
2. Hầu:
- Là 1 ống dài 12cm.
- Hầu là ngã tư của 2 đường: miệng - thực quản và mũi - khí quản. Khi nuốt, nắp thanh quản
đậy xuống ngăn khơng cho t/ă vào khí quản. Tại sao trẻ em bị sặc thức ăn rất nguy hiểm? Khi không
nuốt, cơ thắt thực quản co, nắp thanh quản nâng lên, thanh mơn mở cho khơng khí đi qua phổi vào
khí quản.
- Chức năng: dẫn thức ăn vào thực quản và dẫn khơng khí qua thanh quản vào khí quản, phế
quản và vào phổi

5



3. Thực quản : dạng ống (Biến đổi thành diều ở chim khơng có răng, diều để thấm dịch làm mềm
thức ăn ) . Thực quản là ống dẫn thức ăn, đi từ hầu tới dạ dày, dài khoảng 25cm, ¼ trên được cấu tạo
bởi cơ vân, ¾ cịn lại là cơ trơn.
Thực quản của Đv nào dài nhất? Hươu cao cổ.
4. Dạ dày

a, Dạ dày đơn :

6


VÙNG
TÂM VỊ

ĐÁY VỊ

KHUYẾT
TÂM VỊ
KHUYẾT
GĨC

LỖ MƠN VỊ

THÂN VỊ

Ống
Mơn
Vị


HANG MƠN
VỊ

* Động vật ăn thịt: Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài: lớp thanh mạc.
- Lớp giữa: lớp cơ trơn: cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên (cơ chéo) làm cho thành dạ dày trở nên
bền chắc để thực hiện được chức năng co bóp, nhào trộn thức ăn rồi đẩy xuống ruột.
- Lớp trong: lớp niêm mạc, gồm rất nhiều nếp gấp, nhờ đó mà dạ dày có thể giãn ra khi chứa
nhiều thức ăn.
+ Lớp niêm mạc uốn sâu vào thành dạ dày và có màng nhày lót tồn bộ mặt trong của dạ dày
ăn sâu và tạo nhiều tuyến dịch vị hình ống, có 3 loại TB tuyến :
- Tế bào chính tiết ra Pepxinơgen , kimozin .
- Tế bào phụ tiết dịch nhày muxin bảo vệ dạ dày chống lại các Enzim phân hủy prôtêin
( dạ dày không bị Pepxinogen tiêu huỷ ).
- Tế bào bên ( TB viền ) tiết ra HCl để chuyển hố Pepxinogen thành pepxin hoạt động . Dạ
dày có phản ứng axit cao.
*Động vật ăn thực vật điển hình là ngựa, thỏ, thức ăn được thấm 1 lượng nước bọt lớn xuống dạ
dày, dạ dày có phản ứng kiềm tạo đk cho vi sinh vật lên men , có sự biến đổi thức ăn Gluxit, Pr diễn
ra mạnh mẽ . Ở thỏ tiêu hoá xenlulo chủ yếu ở manh tràng có V= 10 lần dạ dày.
* ĐV hỗn thực như lợn, phần trước dạ dầy tiêu hoá gluxit nhưng phần sau có cấu tạo tương tự như
bọn ăn thịt tiết enzim giống dạ dày loài ăn thịt .
b, Dạ dày kép:
- Gia cầm có dạ dày tuyến có tuyến tiêu hóa, thức ăn được thấm dịch vị và được tiêu hóa hóa học
sau đó thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ, thức ăn được nghiền nát bằng cơ học và trộn lẫn với men
tiêu hóa và được tiêu hóa. Dạ dày cơ khơng tiết ra men tiêu hóa.
- Dạ dầy trâu bị có cấu tạo phức tạp gồm 4 ngăn, tương ứng với lượng thức ăn thô và lớn.
Dạ dày trước gồm dạ cỏ, dạ lá sách và dạ tổ ong khơng có tuyến tiêu hố, thức ăn kết hợp với hoạt
động của hệ vsv đa dạng phong phú như VK trùng đế giày, nấm men ... Dạ dày sau là dạ múi khế

7



tương tự dạ dày đơn, giống như dạ dày của thú ăn thịt và thú ăn tạp tiết ra pép sin và HCl tiêu hóa
prơtêin có ở vi sinh vật và cỏ. (Trang 68- SGK 11).
Trong môi trường không trọng lực, t/ă được nuốt xuống dạ dày ở các nhà du hành vũ trụ ntn? ( Nhờ
nhu động thức ăn được dồn xuống thực quản thậm chí khơng cần sự giúp đỡ của trọng lực.)
4, Ruột non
- Đây là đoạn dài nhất trong ống tiêu hố. Dài ngắn tùy lồi : ở người 2,75 m, chó 7m, ở trâu bị
55- 60m . Diễn ra q trình tiêu hố và chủ yếu là TH hoá học và hấp thu các chất dinh dưõng.
- Ruột non gồm :
+ Tá tràng hình chữ U có thể di chuyển được dài 25-30cm, thơng với dạ dày ở phần môn vị, cũng
là nơi tiếp nhận dịch tiêu hoá từ gan tuỵ gọi là hành tá tràng.
+ Hỗng tràng chiếm 2/5 chiều dài.
+ Hồi tràng chiếm 3/5 chiều dài ruột.
- Thành ruột non cấu tạo bởi 2 lớp cơ: cơ dọc ở ngồi, cơ vịng ở trong, bề mặt niêm mạc ruột
cuộn lại hình cấu trúc ngón tay, trên có các lơng ruột, trên các lơng ruột lại có các lơng cực nhỏ gọi
là nhung mao. Nhờ đó làm tăng S bề mặt hấp thu của ruột lên rất lớn ( 600 lần so với ống phẳng cùng
chiều dài ) giúp hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng. Dưới lớp tế bào niêm mạc mỏng của lơng ruột
có các mao mạch máu và bạch huyết để hấp thu các chất dinh dưỡng đơn giản.
- Giữa các lơng ruột có tuyến ruột bài tiết chất nhầy và các enzim . Đỉnh lơng ruột TB biểu bì bong
ra liên tục.

8


5, Ruột già:
- Ở người dài khoảng 1,3 —1,5m, có 3 khúc cuộn: khúc lên, khúc cuộn ngang và khúc cuộn
xuống. Ruột già chia làm 3 phần:
+ Manh tràng phát triển tùy loài, ở người là ruột thừa dài khoảng 7- 8cm .
+ Kết tràng là ruột già chính gồm 3 khúc: lên, ngang, xuống .

+ Trực tràng dài 15 – 20 cm thơng xuống hậu mơn, chim khơng có trực tràng.
- Niêm mạc của ruột già có cấu tạo đơn giản, ko tiết ra dịch tiêu hóa mà chỉ tiết ra chất nhầy để bảo
vệ niêm mạc của ruột.
- Trong ruột già có hệ vi sinh vật rất phát triển, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh có tác dụng phân hủy
các cặn bã của thức ăn để tạo thành phân.
- Vai trò của ruột già : hấp thu nước. Một số lồi có tiêu hố vi sinh vật.

9


KẾT TRÀNG NGANG

GÓC KẾT TRÀNG (T)

GÓC KẾT TRÀNG (P)

KẾT TRÀNG LÊN

KẾT TRÀNG XUỐNG

LỖ HỒI- MANH TRÀNG
MANH TRÀNG

KẾT TRÀNG
SIGMA
RUỘT THỪA

TRỰC TRÀNG

HẬU MƠN

B, Tuyến tiêu hố
1. TUYẾN NƯỚC BỌT: Tiết dịch lỗng hơi đục, pH trung tính từ 6- 6,8. Gồm 3 tuyến nước bọt là
tuyến tuyến mang tai nặng 20 -30g ( ở rắn tuyến mang tai chuyển thành nọc), tuyến dưới lưỡi, tuyến
dưới hàm.
- Chứa emzim tiêu hoá gluxit là amilaza ( hay gọi là ptialin) hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ có
tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo ( đường đôi).
- Tiết ra lizôzim có thể diệt được vi khuẩn.
- Trong nước bọt cịn có mucin là một chất trơn nhầy, bảo vệ lớp lớp khoang miệng khỏi bị xây xát
và bôi trơn thức ăn trước khi nuốt.
- Tác dụng của nước bọt: làm ướt, làm nhão thức ăn, bôi trơn thức ăn cho dễ nuốt và cuốn khỏi niêm
mạc miệng những chất có hại không cần thiết.
2. Tuyến dạ dày:
- Ở dạ dày có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dày và hằng ngày tiết khoảng
2 lít dịch vị.
- Trong dịch vị có chứa: HCl và men pepxin và men prezua.
+ HCl vừa có tác dụng: giúp cho men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ, tiêu diệt
phần lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dày cùng với thức ăn.
+ Men Pepxin: biến đổi protein thành các axit amin.
+ Men Prezua: có tác dụng tốt với mọi loại protein hòa tan trong sữa.
3, Tuyến tuỵ: Là một tuyến pha.
- Phần ngoại tiết: tiết enzim tiêu hoá đổ vào 1 ống dẫn vào tá tràng

10


Vd: enzim tiêu hóa gluxit, lipit , Pr và tiết ra NaHCO3 0,5 -0,8 lit/ người/ ngày.
- Phần nội tiết : tiết 2 loại hoocmơn:
+ TB bêta tiết insulin có vai trị giảm đường huyết máu biến glucơzơ thành glicozen.
+ TB anpha tiết Glucagơn có vai trị tăng đường huyết trong máu, biến glicozen thành gluczơ làm
cho đường huyết trong máu luôn bằng 0,12g/l.

4, Tuyến gan : là tuyến lớn nhất trong cơ thể nặng khoảng 1,5 kg gồm 3 rãnh 4 thuỳ. Dòng máu vào
gan qua động mạch gan với tốc độ 21 l/ giờ. Qua tĩnh mạch cửa 66l/giờ. Trong gan có nhiều mạch
máu phân nhánh, các tế bào gan sắp xếp chính xác tạo các tiểu thùy gan.
- Vai trị của gan:
- Điều hịa: hàm lượng glucơzơ trong máu và hàm lượng axit amin.
- Dự trữ VTM, các nguyên tố vô cơ ( không dự trữ được axitamin). Dự trữ máu.
- Sinh nhiệt.
- Sản xuất ra nhiều chất khác nhau điều hồ cân bằng nội mơi: như tiết ra NaHCO 3 , prơtêin và
glucơzơ...để điều hịa pH máu .
- Chức năng bài tiết: Tạo urê. Do axit amin không dự trữ được trong cơ thể mà phải khử amin tạo
ra NH3 rất độc và phải kết hợp với CO2 tạo urê: NH3 + CO2  CO(NH2)2 + H2O. Urê được hình
thành trong gan sau đó theo máu qua thận và bài tiết ra ngoài.
- Tiêu huỷ 1 số sản phẩm thừa: như phá huỷ hồng cầu: Hồng cầu già bị hủy bởi các TB thực bào
và hệ thống võng nội môi và gan. Hb của hồng cầu bị biến thành bilirubin và được đưa vào máu
làm cho huyết tương có màu vàng, chất này qua gan tạo sắc tố cho mật làm cho phân có màu đặc
trưng. Nếu bị vàng da có thể do Hb tronghồng cầu bị phá hủy quá nhanh và nhiều (bị sốt rét, bị tiêu
huyết vàng da ở trẻ sơ sinh) hoặc do gan bị viêm, hoặc do tắc ống mật.
- Phân hủy các chất độc : Phân hủy các hc mơn sử dụng chưa hết , thuốc, các chất độc và các
chất hữu cơ khác bằng cách kết hợp chất độc với các chất hữu cơ khác hoặc phân hủy các chất độc
thành các chất không độc.
- Gan tiết ra dịch mật góp phần nhũ tương hóa lipt nên làm tăng bề mặt tiếp xúc của lipt và enzim
lipaza --> sự biến đổi lipit được tiến hành dễ dàng. Muối mật cũng giúp cho sự hấp thụ các sản phẩm
tiêu hóa của lipit qua niêm mạc ruột được dễ dàng.
- Ngoài ra, gan còn diệt vi khuẩn đột nhập qua đường tiêu hóa nhờ các tế bào Kupffer là các đại
thực bào trong gan.
5, Tuyến tụy: tiết ra dịch tiêu hóa chứa các enzim tiêu hóa các loại thức ăn, nhờ đó thức ăn được
tiêu hóa hồn tồn như tripsinơzen, chymơtripxin, cacboxipéptitdaza, aminơpeptitdaza, lipaza,
amilaza, mantaza, nuclêaza.
III, Sinh lí tiêu hố
1, Ở miệng:

a. Tiêu hố cơ học là chính
*Răng: Nhai có tác dụng: - nghiền thức ăn, làm tăng diện tiếp xúc với các men giúp các phản ứng
hoá học về tiêu hoá xảy ra nhanh hơn, - nhai còn làm nước bọt thấm đều vào thức ăn luyện thành
viên trơn, dễ nuốt. - nhai cịn có tác dụng gây phản xạ tiết nước bọt
* Lưỡi: nhào trộn, nặn viên thức ăn, hỗ trợ cử động nuốt
b. Tiêu hố hóa học : Tác dụng tiêu hoá của nước bọt chủ yếu đối với tinh bột có trong thức ăn do
enzyme amylase đảm nhận. Enzyme amylase thuỷ phân tinh bột chín thành dextrin rồi thành
maltose

11


2(C6H10O5)n + nH2O → n(C22H22O11)
Tinh bột
maltose
c. Điều tiết hoạt động tiêu hóa
* Nhai là một động tác nửa phản xạ, nửa tùy ý, trung tâm nhai ở hành tuỷ. Dây thần kinh điều
khiển động tác nhai: Dây vào: thần kinh số V. Dây ra: những nhánh vận động của các dây V, IX,
VII .
* Điều tiết nước bọt: Nước bọt tiết ra chủ yếu theo cơ chế thần kinh, thông qua các px khơng đk
và có đk.
− Cung phản xạ gây tiết nước bọt bao gồm:
+ Bộ phận nhận cảm: Nằm trong niêm mạc miệng và trên lưỡi.
+ Dây thần kinh truyền xung động cảm giác đi vào gồm: Dây vị giác, dây lưỡi và dây lưỡi hầu
IX. Dây X cũng truyền xung động từ thực quản, dạ dày khi các nơi đó bị kích thích gây chảy nước
bọt.
+ Trung tâm tiết nước bọt nằm trong hành tuỷ (trung tâm phó giao cảm) và nằm trong sừng
bên của tuỷ sống từ đoạn lưng đến thắt lưng (trung tâm giao cảm).
+ Đường thần kinh truyền ra: gồm hai đường: Giao cảm và phó giao cảm. Các sợi phó giao
cảm chạy đến tuyến dưới hàm, dưới lưỡi theo dây thần kinh màng nhĩ (đơi thần kinh sọ số VII).

Các sợi phó giao cảm đến mang tai theo dây thần kinh lưỡi hầu (IX)
-PXKĐK: nước bọt tiết ra khi thức ăn vào miệng kích thích thụ thể vị giác ở lưỡi, sau đó hình
thành xung TK theo dây hướng tâm về trung khu điều tiết nước bọt ở hành não. Từ trung khu này,
XTK theo dây li tâm đến 3 đôi tuyến làm tăng tiết nước bọt.
-PXCĐK: nứơc bọt tiết khi ngửi, nhìn, nghe thấy thức ăn, màu sắc,...tăng tiết nước bọt
2, Dạ dày :
a. Biến đổi lí học:
- Sau khi ăn khoảng 10 – 20 phút thì dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng, làm cho khối thức ăn
được chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới, sát thành dạ dày và nhồi từ dưới lên trên ở chính
giữa.
- Thức ăn ngấm dịch vị, bị mềm ra và rơi xuống vùng hang vị, rồi được nghiền nát, nhào trộn với
dịch vị và tạo thành một dịch lỏng. Khi đó, mơn vị mở và đẩy một ít thức ăn xuống tá tràng rồi lập
tức đóng lại.
- Do thức ăn chỉ xuống tá tràng một ít một nên sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn được triệt để.
- Nhờ vậy mà mặc dù cho trẻ ăn từng bữa nhưng sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thì lại diễn ra
gần như suốt cả ngày để liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thức ăn xuống tới dạ dày sẽ được lưu giữ lại.
Thời gian lưu giữ lại ở dạ dày tùy thuộc vào bản chất của thức ăn, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới
tính, trạng thái cơ thể, tâm lí và cách chế biến thức ăn.
- Độ axit của dịch vị càng tăng thì mức độ co bóp của dạ dày càng mạnh.
+ Nếu dạ dày của trẻ co bóp q yếu thì làm thức ăn bị ứ trệ, gây triệu chứng “đầy bụng”,
“khó tiêu”.
+ Nếu dạ dày co bóp quá mạnh có thể gây ra đau bụng.
+ Nếu trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp, thiu, thối, nhiễm khuẩn… thì mơn vị đóng lại, dạ
dày co bóp mạnh để đẩy thức ăn ra ngồi qua miệng và gây nơn. Vì vậy, khi trẻ ăn phải thức ăn có
độc thì phải chủ động gây nơn để loại bỏ thức ăn đó ra khỏi dạ dày, làm giảm sự nhiễm độc máu.
b. Biến đổi hóa học:
Tiêu hóa hóa học ở dạ dày được thực hiện chủ yếu do các E. tiêu hóa và axit HCl.

12



- Tiêu hóa Protein: - Ở người dịch vị tiết ra màu trắng suốt có pH vào khoảng 1,5-3,1. Trung
bình ở người dạ dày tiết ra 1500ml dịch vị / ngày, dịch vị chứa nước, chất khoáng . Tiêu hoá Protêin
nhờ enzim pepsin, kimôzin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn.
+ E. Pepsin: phân giải protein thành các chuỗi polipeptit có kích thước khác nhau.
+ E. Chymosin và E. Prezua: tiêu hóa protein trong sữa.
+ E. Gelatinaza và E. Collagenaza: tiêu hóa protein của gân, bạc nhạc, các tổ chức liên kết
thành các axit amin.
Pepxin
Protein
polipeptit
- Động vật ăn thực vật:
+ Ngựa tiêu hố Gluxit, xenlulơzơ.
+ Thỏ TH xenlulơzơ (nhờ VK) thành đường
+ Nhóm hỗn thực: phần trước tiêu hóa gluxit, phần sau tiêu hóa prơtêin thành các chuỗi
pơlipéptit
+ Bọn gia cầm TH hóa học ở dạ dầy tuyến sau đó chuyển xuống dạ dầy cơ.
+ Trâu bò: Thức ăn vào dạ cỏ rồi sang dạ tổ ong, sau đó ợ lên nhai lại rồi chuyển xuống dạ
lá sách xuống dạ múi khế. Dạ dầy trước gắn liền với hoạt động của VSV biến xenlulôzơ thành axit
béo bay hơi và CO2. DD sau tiêu hóa như các động vật khác. Axit béo được hấp thụ và biến đổi
thành các chất khác, được sử dụng trực tiếp cho q trình hơ hấp hiếu khí , vì vậy, Glucơzơ lưu hành
trong máu rất thấp.
- Tiêu hóa lipit: do E. Lipaza thực hiện: phân giải lipit thành axit béo và glixerin, biến đổi 1 số
mỡ và lòng đỏ trứng.
Lipaza
Lipit
Glixerin + axit béo
Khi thức ăn tới dạ dày, phần thức ăn vào trước nằm xung quanh khối thức ăn ngấm dịch vị , phần
thức ăn vào sau nằm ở trung tâm nên chưa ngấm dịch vị, chưa chuyển sang mơi trường axit.

Vì vậy, men Amylaza có trong thức ăn từ khoang miệng chuyển xuống vẫn tiếp tục biến đổi tinh
bột chín thành mantoza.
- Axit HCl: có tác dụng hoạt hóa và tăng cường hoạt tính của E. Pepsin, thủy phân chất
Xenlulozo của thức ăn thực vật, diệt khuẩn và sát trùng trong dạ dày.
?? Tại sao trong dịch dạ dày có E. pepsin tiêu hóa chất thịt rất mạnh, có axit HCl làm cho độ
chua của dạ dày xuống tới 2. Dịch vị chua như vậy có thể “ăn” da được, sao nó khơng “ăn” ln dạ
dày?
Tất cả các tế bào tuyến ở tất cả các vùng của dạ dày đều có tiết niêm dịch. Niêm dịch là một
glycoprotein (mucopolysacarid) có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tác dụng tiêu hoá
của các enzyme dịch vị. Tác dụng này là do khả năng kết hợp của niêm dịch với HCl tự do và khả
năng ức chế enzyme pepsin. Ngồi ra các enzyme khơng phân huỷ protid cịn sống mà chỉ có tác
dụng đối với protid đã biến chất. Ngoài ra TB niêm mạc phân chia liên tục được bổ sung vào lớp
biểu mô (3 ngày/ lần). VK Helicobacter pylori gây loét dạ dày => chữa bằng kháng sinh
d. Sự đóng mở mơn vị
- Sau nhiều lần nhào trộn, thức ăn thấm acid và các men tiêu hố cịn được gọi là vị trấp rồi
từng đợt sẽ qua cửa môn vị mà vào tá tràng. Cơ chế chính của việc đóng mở mơn vị là độ acid và
độ kiềm của tá tràng. Trong điều kiện bình thường khi thức ăn được nghiền, nhào trộn đến mức trở

13


nên chất sệt và acid, dưới sức co bóp trở nên mạnh hơn của dạ dày, môn vị mở ra (phía tá tràng của
mơn vị khơng có nước acid). Khi vị trấp acid vào tá tràng gây phản xạ đóng môn vị đồng thời gây
tiết dịch tụy. Khi dịch kiềm đã được tiết đủ để trung hoà vị trấp của acid thì mơn vị lại có thể mở ra.
Vai trị của môn vị là tránh cho vị trấp ào ạt chuyển từ dạ dày sang tá tràng trong các bữa ăn
e. Điều hòa tiết dịch vị: Theo cơ chế thần kinh và thể dịch. Trung khu điều hòa nằm ở hành tủy
* Giai đoạn miệng- g đ thần kinh (pha phản xạ phức tạp)
Khi thức ăn chưa vào đến dd, dịch vị tiết ra theo cơ chế thần kinh bằng pxkđk và pxcđk:
- PXKĐK: khi thức ăn chạm vào miệng, ht XTK -> hành não điều hòa tiết dịch vị -> dây số X
(đối giao cảm) -> tuyến vị làm tăng tiết dịch vị

- PXCĐK: dịch vị còn tiết mỗi khi động vật hay người chỉ nhìn thấy hay ngửi thấy thức ăn do
vỏ não điều khiển
− Ảnh hưởng vỏ não: ảnh hưởng thần kinh còn thể hiện ở chỗ thức ăn bẩn, hơi, dịch vị khơng tiết
hoặc tiết ít, nếu hợp sở thích, sạch sẽ, dịch vị tâm lý sẽ tiết ra nhiều, tiêu hoá nhanh; buồn lo, cảm xúc
mạnh, dịch vị tiết ít
* Giai đoạn dạ dày (giai đoạn tiết hoá học): thức ăn đến dd dịch vị tiết ra theo cơ chế thần kinh và
thể dịch:
- Thế dịch: Thức ăn đến dd làm dạ dày dãn ra và pH dạ dày tăng thì các TB tuyến vị tăng tiết
Gastrin, Gastrin kt dd tiết dịch vị
- TK: Thức ăn đến dd làm dạ dày dãn ra và kt thụ thể áp lực ở dd ht XTK -> hành tủy -> sợi vận
động của dây số X -> dạ dày tăng tiết dịch vị
Các chất acid hoặc thức ăn thấm nhiều HCl của dịch vị => pH<2 thì ức chế quá trình tiết
gastrin. Đây là một cơ chế tự động điều hoà mức độ tiết dịch vị. dồng thời cơ chế thần kinh cũng có td
ức chế.
* Giai đoạn ruột non
- Vị chấp trong tá tràng có pH >3 gây tăng tiết dv, cịn pH < 2 thì ức chế tiết dv theo cơ chế thể
dịch: tá tràng tiết CCK, secretin, 2 hoocmon này theo máu đến dạ dày làm giảm tiết dv, và khép cơ
môn vị để hạn chế chuyển vị chấp xuống tá tràng, tạo đk cho tiêu hóa hóa học trong ruột diễn ra
thuận lợi.
Ngồi tác dụng gây tiết, một số chất cho vào ruột non lại có tác dụng ức chế hoạt động tiết ở
dạ dày:
+ HCl nồng độ cao, pH < 2,5 , bơm vào tá tràng hay ruột non có tác dụng ức chế tiết dịch vị.
+ Chất mỡ trong thức ăn, khi xuống đến ruột non cũng có tác dụng ức chế tiết dịch vị. Tác dụng
này thơng qua một chất kích tố là “trường vị kích tố”enterogastron
3, Tiêu hóa ở ruột non:
* Biến đổi lí học:
Biến đổi cơ học ở ruột non có tác dụng: dồn đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm cho
q trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Khi thức ăn xuống đến ruột non, nhờ sự co bóp của các cơ ở thành ruột mà thức ăn được
tiếp tục nhào trộn và ngấm dần các dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch ruột và dịch mật).

Đồng thời nhờ sự co bóp của các cơ này mà thức ăn được đẩy dần xuống ruột già.
- Thời gian thức ăn được lưu trữ ở ruột non khoảng: 3 – 5h.
* Biến đổi hóa học: Tại đây mơi trường kiềm. TH hóa học nhờ chủ yếu 3 loại dịch tụy, ruột và
mật .
- Chuyển hóa các chuỗi pép tít thành axit amin nhờ các enzim trispin, chymotripxin,
cácboxinpéptitdaza, aminnơpéptítdaza...
-Tiêu hóa tinh bột nhờ enzim amilaza, mantaza...
- Tiêu hóa lipit thành glixêrin và axit béo...

14


E. Amylaza
Tinh bột

E. Mantaza
Mantozo

Glucozo

E. Sacaraza
Sacarozo

Glucozo
E. Lactaza

Lactozo

Glucozo


- Ngồi ra cịn tiêu hóa cơ học nhờ các hình thức cử động như co thắt từng phần, cử động nhu động
nhịp nhàng lan truyền từ dạ dầy xuống (nếu mạnh gây ỉa chảy). Cử động phản nhu động (nếu mạnh
gây nôn mửa). Cử động quả lắc do lớp cơ dọc của ruột thay nhau co giãn.
4, Ruột già: khơng có Enzim tiêu hố nhưng có chất nhày muxin để bảo vệ niêm mạc ruột.
- Ruột già quan trọng tuỳ loài động vật: Ở động vật ăn thịt: ngắn, bé, động vật ăn thực vật dài. Ở ngựa và thỏ có khả năng tiêu hóa xenlulơzơ nhờ VK.
- Khi thức ăn xuống tới ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa và hấp thu
xong ở ruột non. Ruột già chỉ cịn có chức năng hấp thu thêm 1 số chất dinh dưỡng, nhất là nước theo
cơ chế tích cực và Vitamin K.
- Ở ruột già, nước được hấp thu rất mạnh làm cho các chất cặn bã sẽ được cô đặc lại rồi bị vi sinh
vật phân hủy để tạo thành phân và thải ra ngồi qua hậu mơn.
- Trường hợp bị nhiễm độc thức ăn, cử động nhu động tăng lên đẩy nhanh các chất cặn bã ra ngoài
cùng với chất độc, nước chưa được hấp thu, do đó phân nát hoặc lỏng gây hiện tượng tiêu chảy.
- Ngược lại. khi phân nằm lại trong ruột già lâu hơn bình thường do cử động nhu động yếu, do
lịng ruột bị chèn ép hoặc do nhịn đại tiện..., phân sẽ đặc và gây hiện tượng táo bón.
- Ngồi ra, theo cơ chế khuếch tán, ruột già cũng hấp thu kém các chất cịn sót lại như glucose,
acid amin, vitamin. Người ta lợi dụng khả năng này thụt thức ăn qua hậu môn vào ruột già để nuôi
người bệnh trong những trường hợp khơng ăn uống bình thường được.Một số loại thuốc như thuốc
ngủ, kháng sinh. . . cũng được hấp thu qua ruột già, do vậy có thể đưa thuốc qua hậu môn trong
những trường hợp đặc biệt
- Hệ vi sinh vật trong ruột già rất phát triển, 40% trọng lượng phân khô là xác vi sinh vật. Vi
khuẩn trong ruột già lên men các monosaccharid và acid amin không được hấp thu ở ruột non, tạo
thành các acid như acetic. lactic, butyric..., các chất khí như CO2, CH4, H2S.., các chất độc như
cadaverin, putressin. indol, scatol, mecaptan..., làm cho phân có mùi thối. Khí NH3 cũng được sinh
ra ở đây, rồi được hấp thu vào máu quay về gan và được tổng hợp thành ure để thải ra ngồi.
Có một số vi khuẩn tổng hợp được vitamin K, B12 ở ruột già. Do khả năng hấp thu của ruột
già không lớn, nên phần lớn chất tổng hợp được thải ra ngoài, trừ vitamin K (khi dùng nhiều kháng
sinh điều trị, hệ vi khuẩn cũng bị tiêu diệt làm giảm lượng vitamin K dẫn tới khả năng máu khó
đơng).
IV, Quá trình hấp thu:


15


Sự hấp thu là sự thu nhận thức ăn đã bị tiêu hoá vào trong máu hay bạch huyết qua một hay
nhiều lớp tế bào của ống tiêu hoá. Các đoạn của ống tiêu hố đều có khả năng hấp thu các chất
dinh dưỡng nhưng tác dụng hấp thu chủ yếu và quan trọng nhất là của ruột non
− Niêm mạc miệng và thực quản có khả năng hấp thu yếu ớt đối với một số chất như các
thuốc morphine, chất độc như cyanide.
− Niêm mạc dạ dày có thể hấp thu một phần nào các chất nước, các muối đơn giản, glucose, và
hấp thu được rượu.
− Niêm mạc ruột già: Có thể hấp thu nước và các chất hồ tan trong nước mà có phân tử
lượng thấp như glucose, các muối vơ cơ (do đó có thể lợi dụng sự hấp thu ở ruột già để thụt các
chất dinh dưỡng vào cơ thể).
- Nhung niêm mạc ruột non là nơi hấp thu chính và có thể xem là cánh cửa chính mở ra để thu
nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non với sự tham gia
của nhung mao (lông ruột).
+ Sự hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra theo cơ chế khuếch tán. Thức ăn thấm qua thành nhung
mao vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Các chất hoà tan trong nước như axit amin, glucoza,
muối và nước được khuếch tán vào mạch máu, còn các chất hồ tan trong lipit như glyxerin và axit
béo thì thấm vào mạch bạch huyết.
+ Khi nồng độ các chất ở ruột thấp hơn ở máu thì quá trình hấp thụ xảy ra theo cơ chế tích cực,
có sự tham gia của các chất vận chuyển để vào máu. Các chất vận chuyển thường là những loại protit
khác nhau.
+ Hệ mao mạch ở ruột chứa các sản phẩm tiêu hoá theo tĩnh mạch gánh gan rồi từ gan đổ vào
tĩnh mạch chủ dưới, theo máu đi nuôi cơ thể. Gan có vai trị điều hồ hàm lượng một số chất và có
thể cản tác dụng của một số chất độc hại theo thức ăn vào cơ thể.
Tại sao một số người vẫn béo khi khẩu phần ăn ít mỡ vào tương đối thấp hơn cacbohdrat? ( Về dài
hạn, cơ thể sẽ chuyển calorie thừa thành mỡ bất kể calorie thừa này là từ mỡ, đường hay từ Protein.)
ÔN TẬP:
1, Nếu sự khác nhau về cơ quan tiêu hoá động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật? Giải thích vì sao

có sự khác nhau đó? do nguồn thức ăn khác nhau , cấu tạo khác nhau ?
2, Trình bầy sự biến đổi thức ăn trong dạ dầy của động vật ăn thực vật .Sự tiêu hóa của chúng có đặc
điểm gì?
3, Sự TH ở động vật ăn thịt diễn ra như thế nào? thức ăn sau khi TH ở dạ dầy được chuyển xuống
từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? với cơ chế nào?
4, Vì sao động vật ăn cỏ lại có thể lấy đủ prơtêin ở thức ăn rất nghèo Protein?
ĐA: đầu tiên thức ăn được các VSV phân giải, chất dinh dưỡng sau đó hoặc là hịa nhập vào
prơtêin mới của VK hoặc là bị khử amin ở gan của ĐV ăn cỏ để tạo NH 3 , đi qua cơ thể rồi quay lại
ống TH dưới dạng urê trong nước bọt . Sau đó urê được tạo thành amin mới và được hấp thu . Vì vậy
ĐV ăn cỏ sử dụng triệt để các hợp chất chứa nitơ. Phần còn lại ống TH rất dài nhưng khơng giúp cho
sự hoạt động của VSV. Ngồi ra, khi thức ăn có chứa rất nhiều vi sinh vật được chuyển xuống dạ múi
khế và được tiêu hóa. Lượng Protein chủ yếu thu được là nhờ sự tiêu hóa chính các tế bào vi khuẩn
trong dạ dày của ĐV ăn cỏ.
Câu 1, Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hoá ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. Giải
thích vì sao có sự khác nhau đó

ĐAA :
16


Đặc Điểm
Răng

Xương sọ và
các cơ nhai

Dạ dầy và
ruột
Tuyến tiêu
hoá


Động vật ăn thịt
-Răng cửa nhỏ, sắc, hình chêm gặm và lấy
thịt ra khỏi xương. Răng nanh nhọn giữ con
mồi và xé thịt.
- Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn, lỗ chân
răng nhỏ tác dụng cắt xé t/ăn chứ khơng có
tác dụng nhai.
- Hàm khoẻ, cơ thái dương lớn có tác dụng
giữ chặt con mồi
-Cơ cắn và cơ bướm kém phát triển

- Dạ dầy đơn tiết dịch nhiều enzim tiêu hoá
protein, ruột ngắn hơn, manh tràng không
phát triển
Nhiều loại enzim tiêu hoá protein là chủ yếu

Động vật ăn cỏ
- Răng cửa và răng nanh ko khác
nhau, có khoảng trống răng.
- Răng cạnh hàm và răng hàm để
nghiền, chân răng răng rộng có
đường gờ có tác dụng nghiền t/ăn.
- Cơ thái dương nhỏ, hàm lỏng,
xương hàm dưới chuyển động theo
đường vòng.
-Cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển
tác dụng nghiền T/Ă tốt khi nhai.
- Dạ dầy đơn hay kép tuỳ loài, ruột
dài hơn, có hệ vi sinh vật phát triển

phong phú, manh tràng phát triển.
Nhiều loại enzim tiêu hoá xenluloz,
axits béo.

Câu 2 :Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dầy diễn ra như thế nào ? Thức ăn sau khi tiêu hoá ở dạ dầy
được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì ? Trình bày cơ chế của hiện tượng
trên.
ĐA : - Chủ yếu là biến đổi protêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pép sin
và tác dung của HCl.
- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ :
+ Dễ dàng trung hoà lượng axit trong thức ăn từ dạ dầy xng ít một, tạo mơi trường cần thiết cho
hoạt động của các enzim trong ruột( NaHCO3) từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao hoạt động
trong môi trường kiềm.
+ Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó.
+ Đủ thời gian hấp thu các chất dinh dưỡng.
Cơ chế đóng mở mơn vị có liên quan đến :
- Sự co bóp của dạ dầy với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.
- Phản xạ co thắt cơ vịng mơn vị do mơi trường ở tá tràng thay đổi khi T/ă từ dạ dầy dồn xuống
từ kiềm sang axit
Câu 3 : Nồng độ gluco trong máu người là 1,2g/lít. Khi ta ăn nhiều thức ăn gluxit, nồng độ gluco
trong máu tăng vượt ngưỡng 1,8g/l thỡ sẽ bị thải ra ngồi theo nước tiểu.
a) theo em điều đó có đúng khơng ? giải thích bằng sơ đồ.
b) Có thể tổng hợp insulin bằng con đường nào để chữa bệnh đái tháo đường có hiệu quả
nhất ?
ĐA :a) Điều nói trên là đúng Sơ đồ trang 245 SĐTHSG.
c) Có thể tổng hợp insulin nhân tạo bằng kỹ thuật gen.
Câu 4: Vẽ sơ đồ và giải thích vai trị điều hoà hàm lượng đường trong máu của tuyến tuỵ
ĐA : 1- Đường huyết tăng( sau bữa ăn)
2- Đường huyết giảm( xa bữa)


17


Tế bào bêta

Đảo tuỵ
Tế bào anpha

Tiết Ínsulin
tiết Glucagon.
Glucozo ------------------------- Glycogen -------------------- Glucozo.
(Gan, cơ, mơ mỡ).
Đ/ huyết giảm xuống bình thường.
Đ/huyết tăng lên bình thường.
- Sau bữa ăn đường huyết tăng kích thích tế bào bêta tiết in su lin có tác dụng tăng cường vận chuyển
gluco qua màng TB gan, TB cơ dự trữ dưới dạng glucogen-- ĐH giảm xuống mức bình thường.
- Khi lao động hay xa bữa ăn giảm đường huyết kịch thích tế bào anpha tiết glucagơn làm biến đổi
glucogen thành glucozo  ĐH tăng lên mức bình thường.
Câu 5 : Giải thích tại sao ở các lồi ĐV nhai lại như trâu, bị sự bài tiết các chất có nguồn gốc
nitơ qua thận lại giảm đi so với các lồi động vật có vú ăn thịt khác ?
ĐA : Gan của động vật nhai lại chuyển NH3 thành urê, urê vào trong nước bọt quay lại ống tiêu hoá .
Vi khuẩn trong dạ cỏ chuyển urê thành prơtein để t/ hố do vậy giảm được lượng chất có nguồn gốc
nitơ đi qua nước tiểu.
Câu 6: a. So sánh chức năng của tuyến tụy nội tiết và tuyến tụy ngoại tiết. Vai trò của tuyến tụy
nội tiết.
b, Hiện tượng tăng đường huyết trong máu kéo dài được giải thích như thế nào?
ĐA:
a. Giống: Đều do các tế bào tuyến tụy tiết ra các sản phẩm tiết.
- Khác nhau: + Sản phẩm của tuyến nội tiết được đưa thẳng vào máu.
+ Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn đổ vào ruột non.

- Vai trò của tuyến nội tiết: Điều hịa các q trình chuyển hóa. Điều chỉnh tốc độ phản ứng hóa học
nhất định, giúp cho sự vận chuyển các chất qua màng tế bào, điều hòa cân bằng nước và các chất
điện giải đóng vai trị quan trọng trong sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
b. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa đường
Glucozo thành Glicogen, sẽ làm tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu
đường.
Câu 7: Tại sao núi q trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất? Những đặc điểm
nào của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trị hấp thụ các chất dinh dưỡng?
ĐA: - Q trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non là quan trọng nhất vì:
+ Thức ăn vào trong hệ tiêu hóa được biến đổi ở miệng, dạ dày và ruột non.
+ Ở miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học, về hóa học chỉ có tinh bột bước đầu được biến đổi.
+ Ở dạ dày vẫn tiếp tục biến đổi cơ học, về hóa học chỉ có Protein được biến đổi thành các polipeptit.
+ Ở ruột non với rất nhiều các enzim được tụy, gan ( túi mật) và thành ruột non tiết ra, các chất có
trong thức ăn được biến đổi hóa học thành các chất đơn giản nhất.
+ Hầu hết thức ăn đó được biến đổi được hấp thụ qua màng của các tế bào biểu mô ruột để đi vào
máu.
- Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp đảm nhận chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng:

18


+ Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và các nhung mao cực nhỏ làm cho diện
tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngồi.
Câu 8: Chức năng của dạ dày trong tiêu hóa là gì? Các loại thuốc trợ tiêu hóa dạ dày như:
Gastrin, Gastropin..được sử dụng trong trường hợp nào? Cơ sở cho việc ứng dụng này?
ĐA: Bởi vì:
- Chức năng dạ dày:
+ Chứa thức ăn: Do là phần có thể tích lớn nhất của ống tiêu hóa và có tính đàn hồi.
+ Biến đổi thức ăn về mặt cơ học: Co bóp, nhào trộn giúp thức ăn ngấm đều dịch vị, nghiền nát thức
ăn nhờ thành dạ dày.

+ Biến đổi thức ăn về mặt hóa học: Nhờ các tuyến dịch vị chứa enzim tiêu hóa Protein là
Pepsinogen. Ngồi ra cị cnhứa axit HCl, chất nhày, hoocmon Gastrin...Khi dạ dày bị cắt, các chức
năng trên không được thực hiện, đồng thời người bị cắt dạ dày khơng cịn cơ thắt mơn vị. Sự đóng
mở từng đợt của cơ vịng mơn vị tạo điều kiện cho sự tiêu hóa ở ruột được tốt, đủ thời gian và đủ
lượng dịch để tiêu hóa hết thức ăn do dạ dày chuyển xuống.
- Các loại thuốc trên được sử dụng trong trường hợp sự tiết dịch dạ dày khơng đủ, kịp thời nên thức
ăn chậm tiêu hóa.
- Cơ sở ứng dụng các loại thuốc trợ dạ dày như Gastrin có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị, giúp
tiêu hóa ở dạ dày tốt hơn.
Câu 9: Một ý kiến cho rằng: Sự tiêu hóa Pr bắt đầu từ miệng. Em hãy cho biết ý kiến của mình
và giải thích?
ĐA: Ý kiến trên là sai: Vì Pr chỉ được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non.
- Ở dạ dày:
HCl
Pepsinogen
Pepsin
Protein
Polipeptit
- Ở ruột non:
Tripsin
Cacboxipeptidaza
Đipeptidaza
Polipeptit
Đoạn polipeptit có phân tử nhỏ
Đipeptit
aa
Aminopeptidaza
tự do
Câu 10:
a. Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucôzơ trong máu thay đổi như

thế nào? Giải thích.
b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đó được tiêm hoocmơn tuyến tuỵ
với liệu phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật
vẫn chết.
a. Khi căng thẳng thần kinh (bị stress) thì tăng nhịp tim và tăng đường huyết. Vì sự căng thẳng đó
tác động đến phân hệ thần kinh giao cảm, gây hưng phấn thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm sẽ
tác động đến hạch xoang nhĩ làm tăng tần số phát nhịp dẫn tới tăng nhịp tim. Thần kinh giao cảm sẽ
tác động kích thích q trình chuyển hố Glicụgen thành glucụzơ, tăng q trình chuyển hố lipit
thành glucơzơ cho nên lượng đường trong máu tăng.
b. Các hoocmôn tuyến tuỵ đều có bản chất là nosterơit (khơng phải sterơit) nên các thụ quan của
nó nằm ở trên màng sinh chất của tế bào. Chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ khi tuyến
tuỵ không tạo ra được hoocmôn hoặc tạo ra được hoocmơn nhưng tế bào đích bị sai hỏng thụ quan.

19


Chuột thí nghiệm được tiêm hoocmon với nồng độ thích hợp nhưng vẫn bị chết chứng tỏ chuột bị sai
hỏng thụ quan của tế bào đích nên hoocmơn khơng có hoạt tính.
Tuyến tụy cũng có chức năng ngoại tiết: tiết enzim tiêu hóa, trong trường hợp tuyến tụy bị hỏng
chức năng gây rối loạn tiết enzim, hiện tượng tràn dịch tụy…trong những trường hợp này nếu tiêm
hoocmon chuột vẫn bị chết.
11. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hố hố học trong
khơng bào tiêu hố nhờ hệ thống enzim.
- Tiêu hoá ngoại bào là tiêu hoá thức ăn bên ngồi tế bào, thức ăn có thể được tiêu hoá hoá học
trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.
12. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá?
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hố khơng bị trộn lẫn với chất thải. Cịn thức ăn trong
túi tiêu hố bị lẫn với chất thải.
- Trong ống tiêu hố dịch tiêu hố khơng bị hồ lỗng, cịn trong túi tiêu hố dịch tiêu hố vị hồ

lẫn với nước.
- Thức ăn đi theo một chiều. Ống tiêu hố hình thành các bộ phận tiêu hoá thực hiện các chức
năng khác nhau: Tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học, hấp thụ thức ăn trong khi đó túi tiêu hố khơng
có sự chun hố như trong ống tiêu hố.
13. Vì sao khi ta nằm hoặc cúi xuống, thức ăn vẫn được nuốt vào và xuống dạ dày?
- Nuốt là động tác nửa tự động. Trong giai đoạn đầu, nuốt là một động tác có ý thức: con người
chủ động ngậm môi lại, lưỡi nâng cao viên thức ăn lên, ấn nó vào vịm cứng, sau đó lưỡi rụt lại một
chút để đưa thức ăn vào vòm mềm, sát với họng. Thức ăn chạm vào hầu và thực quản. Từ đây nuốt là
động tác tự động.
- Thực quản được cấu tạo bởi lớp cơ trơn (cơ vịng và cơ dọc) nên thực quản co bóp một cách tự
động theo kiểu nhu động. Nhờ vậy mà có thể nuốt thức ăn không lệ thuộc vào trọng lực của nó, ngay
cả khi nằm hoặc cúi xuống.
14. Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện
tượng trên.
- Thức ăn chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa là:
+ Dễ dàng trung hồ tính axit của thức ăn.
+ Các enzim đủ thời gian biến đổi thức ăn.
+ Đủ thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng
- Thức ăn xuống ruột từng đợt có liên quan đến sự đóng mở mơn vị.
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm cơ vịng mơn vị mở.
+ Do pH ở tá tràng thay đổi khi thức ăn từ dạ dày xuống (kiếm -> axit) gây phản xạ co thắt cơ
vịng mơn vị.
15. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hố của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với động vật ăn thịt?
- Ở miệng có răng cửa và răng nanh thân to, chân rông giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh
hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ.
- Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu hố được loại thức ăn khó tiêu hố nhất là
xenlulơzơ.
- Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá sẽ dài hơn, có đủ thời gian
để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu.
- Ống tiêu hố có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hố

xenlulozơ. Ví dụ, động vật nhai lại có dạ dày 4 túi, thỏ có manh tràng phát triển.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×