Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ôn tập sinh duyên hải de sinh hoc 10 14 7 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.65 KB, 5 trang )

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIII, NĂM 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi gồm 04 trang

ĐỀ THI MƠN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/7/2022

Câu 1 (2 điểm)
Ure và  mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính protein. Để tìm hiểu cấu trúc bậc bốn của
một phân tử protein, người ta tiến hành thí nghiệm xử lý phân tử protein này bằng hai hợp chất trên
rồi tiến hành phân tích sản phẩm thu được. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Thí nghiệm 1: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M chỉ thu được hai protein có khối lượng tương
ứng là 100 kDa và 120 kDa.
Thí nghiệm 2: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M bổ sung  mercaptoetanol thu được ba loại
protein có khối lượng tương ứng là 20kDa, 30 kDa và 50 kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy
cho biết:
1. Phân tử protein này có khối lượng bao nhiêu?
2. Phân tử protein này được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polypeptit? Phân tích cụ thể các tiểu phần
protein của phân tử protein nói trên.
Biết  mercaptoetanol oxi hóa liên kết disulfide, trong khi ure phá vỡ tất cả các liên kết yếu
(không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử protein. Số lượng chuỗi polypeptit của phân tử
này không quá 6 chuỗi.
Câu 2 (2,0 điểm)
2.1. Insulin là một loại prôtêin xuất bào của các tế bào  ở
tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy. Trong một nghiên cứu để
tìm hiểu về hoạt động sinh tổng hợp insulin trong tế bào, các tế
bào  được xử lý với axit amin lơxin đánh dấu phóng xạ ( 3H


lơxin) trong 30 phút, sau đó rửa sạch rồi tiếp tục ủ tế bào trong
điều kiện chứa lơxin khơng đánh dấu phóng xạ. Hoạt độ phóng
xạ ở các vị trí I, II và III trong tế bào  được đo liên tục suốt thí
nghiệm, kết quả được mơ tả ở Hình 2.1.
Hãy cho biết mỗi vị trí I, II và III tương ứng với cấu trúc
Hình 2.1
nào sau đây: màng sinh chất, lưới nội chất, các túi nội bào từ bộ máy Gôngi, bộ máy Gôngi, ti thể?
Giải thích.
2.2. Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh 2 con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào:
nhập bào nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy
một loại tế bào động vật trong môi trường có bổ
sung protein A hoặc protein B ở các nồng độ khác
nhau. Kết quả là cả 2 loại protein đều được tìm
thấy trong các túi vận chuyển nội bào (Hình 2.2 và
Hình 2.3). Xác định mỗi loại protein trên được vận
chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm)
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3 mơ phỏng một thí nghiệm được thực hiện vào năm 1960. Lúc đầu lục lạp được đặt trong
dung dịch có pH = 4 để khơng gian trong strơma và tilacơit bị axit hóa. Sau đó chuyển sang trạng thái cơ
Trang 1/5


Huỳnh quang (%)

bản (dung dịch pH = 8), điều này nhanh chóng làm tăng pH chất nền bằng 8, đồng thời có bổ sung ADP
và Pi, lúc này tilacoid vẫn duy trì pH = 4. Hãy cho biết:
1. Trong thí nghiệm trên, ATP có
được tổng hợp khơng? Giải thích

2. Có cần ánh sáng để thí nghiệm hoạt
động khơng?
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu như các bước
thí nghiệm vẫn tiến hành như trên, tuy
nhiên ở bước thứ nhất đặt trong pH = 8 và
bước thứ hai đặt trong pH = 4?
Hình 3
4. Chất dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng và giải phóng 1 proton vào
chất nền lục lạp. Nếu bổ sung DNP trong thí nghiệm trên, thì q trình tổng hợp ATP có xảy ra
khơng? Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm)
4.1. Phân biệt cơ chế hoạt động của chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh.
Succinate là cơ chất của enzyme succinate dehydrogenase. Malonate là một chất ức chế của enzyme
này. Làm thế nào để xác định được malonate là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế khơng cạnh
tranh?
4.2. Vì sao electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hơ hấp? Điều gì xảy ra nếu khơng có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ chế làm
giảm pH của xoang gian màng?
Loại bỏ
Bổ sung
Câu 5 (2,0 điểm)
chất gắn chất gắn
5.1. Ở một thí nghiệm, người ta gắn
Màng sinh chất
1
protein phát huỳnh quang CFP (bước
Khơng có
Gββ
YFP
sóng hấp thụ: 440nm, bước sóng phát ra:

chất độc
γ

489 nm) lên tiểu phần Gα của protein G,
CFP
α
2
và YFP (bước sóng hấp thụ: 490nm,
bước sóng phát ra: 527nm) lên tiểu phần
Thời gian (s)
Gβγ. Nếu CFP và YFP ở gần nhau thì sẽ
Hình 5.1
Hình 5.2
xảy ra hiện tượng truyền năng lượng
huỳnh quang, theo đó, năng lượng phát
ra từ CFP có thể được YFP hấp thụ (Hình 5.1). Chất độc của Vibrio cholerae (VT) gây mất khả năng
phân giải GTP của Gα kích thích. Chất độc của Bordetalla pertussis (BT) gây mất khả năng giải
phóng GDP của Gα ức chế. Các tế bào gắn huỳnh quang được nuôi trong mơi trường khơng bổ sung
chất độc (đường liền)/ có bổ sung VT/ có bổ sung BT. Bể ni được chiếu ánh sáng có bước sóng
440nm. Kết quả đo huỳnh quang 527nm theo thời gian được thể hiện ở Hình 5.2. Biết Gα và Gβγ là
các tiểu phần của protein G sẽ liên kết với nhau khi có mặt GDP.
a. Đường nào ở Hình 5.2 thể hiện mơi trường có bổ sung VT và mơi trường có bổ sung BT? Giải thích.
b. VT và BT dù có cách tác động khác nhau nhưng đều gây ra sự tăng nồng độ cAMP trong tế
bào. Giải thích vì sao 2 chất độc trên lại giống nhau về hậu quả tác
động?
5.2. Quan sát 3 thí nghiệm được bố trí như Hình 5.3:
a. Các thí nghiệm đó minh họa cho q trình
nào? Hãy viết phương trình phản ứng của q trình
đó.
b. Sau một thời gian sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra

ở thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3? Giải
thích.
c. Dùng các nguyên liệu, dụng cụ như trên, em
hãy bố trí thí nghiệm khác để chứng minh những
hiện tượng đã xảy ra ở các thí nghiệm trên là do q
trình sống gây nên.
Trang 2/5


Câu 6 (2,0 điểm)
Hình 5.3
Thí nghiệm được thực hiện để tìm hiểu tác dụng ức chế chu kỳ tế bào của hai loại thuốc X và Y
ứng dụng để điều trị ung thư trực tràng. Mẫu đối chứng được lấy từ biểu mơ trực tràng của người
bình thường; các mẫu thí nghiệm 1 và 2 được lấy từ biểu mơ khối u của người bị ung thư trực tràng
được
bổ sung với một trong hai thuốc X và Y. Lượng ADN tương đối của mỗi tế bào được đo bằng kỹ
thuật
huỳnh quang. Hình 6 thể hiện tỉ lệ
số tế bào trong mẫu đối chứng và
các mẫu thí nghiệm với lượng
ADN khác nhau. Dựa vào kết quả
ở hình 6, hãy cho biết:
1. Mỗi pha của chu kỳ tế bào
(G1, S, G2, M) nằm trong đoạn nào
(A, B, C) ở Hình 6? Giải thích.
Hình 6
2. Cho biết thuốc X ức chế
hồn tồn một pha của chu kỳ tế bào, thuốc Y chỉ giới hạn tốc độ vượt qua một điểm chốt của chu kỳ tế
bào.
a. Mẫu nào trong hai mẫu 1 và 2 là mẫu thí nghiệm được bổ sung thuốc X và Y? Giải thích.

b. Thuốc X ức chế pha nào của chu kỳ tế bào? Giải thích.
c. Thuốc Y giới hạn tốc độ vượt qua điểm chốt nào của chu kỳ tế bào? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm)
7.1. Cho thành phần môi trường I gồm: H 2O, NaCl, CaCl2, MgSO4, (NH4)2SO4, KH2PO4. Hãy xác
định kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn (A, B, C) từ bảng dữ liệu sau:
Môi trường
nuôi cấy
I + nước chiết thịt
I + sục CO2
I + sục CO2

Điều kiện
ni cấy
khơng có ánh sáng
khơng có ánh sáng
chiếu sáng

A
có khuẩn lạc
khơng có khuẩn lạc
khơng có khuẩn lạc

Chủng vi khuẩn
B
khơng có khuẩn lạc
có khuẩn lạc
khơng có khuẩn lạc

C
khơng có khuẩn lạc

khơng có khuẩn lạc
có khuẩn lạc

7.2. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus
subtilis (Gram dương) và Mycoplasma mycoides (khơng có thành tế bào) với cùng mật độ (10 6 tế
bào/mL) trong dung dịch đẳng trương. Bổ sung lizozim vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 0C trong 1 giờ.
Tiếp tục bổ sung thực khuẩn thể gây độc đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn vào ống X, Y, Z và ủ ở
370C trong 1 giờ. Sau đó, tế bào vi khuẩn được li tâm và rửa lại nhiều lần rồi được cấy trải trên đĩa
petri chứa môi trường thạch phù hợp cho sinh trưởng, phát triển và phục hồi thành tế bào của cả ba
loại vi khuẩn (đĩa X, Y và Z), ủ ở 370C trong 24 giờ. Hãy cho biết khả năng mọc của vi khuẩn và sự
hình thành vết tan trên mỗi đĩa
petri.
Câu 8. (2,0 điểm)
Để nghiên cứu quá trình ứng
dụng thu sinh khối vi sinh vật đối
với từng loại sản phẩm khác nhau,
người ta nuôi cấy hai loài vi khuẩn
Streptomyces rimosus (thu kháng
sinh
tetracylin)

Propionibacterium shermanii (thu vitamin B12) vào
Hình 8.1
Hình 8.2
từng mơi trường với điều kiện dinh dưỡng thích hợp ở 300C. Đường cong sinh trưởng của từng loài vi
khuẩn và sự biến đổi về hàm lượng sản phẩm được thể hiện ở Hình 8.1 và Hình 8.2.
Trang 3/5


1. Đồ thị nào biểu diễn sự sinh trưởng của mỗi lồi vi khuẩn? Giải thích.

2. Để thu được sinh khối tối đa cần phải ni cấy mỗi lồi trong điều kiện nào? Giải thích.
3. Vi khuẩn trong tự nhiên sinh ra các sản phẩm trao đổi chất chỉ ở mức độ cần thiết. Ở một số
chủng đột biến, người ta thu được sản phẩm trao đổi chất ở mức cao hơn do sai hỏng trong cơ chế
điều hòa. Những chủng này được coi là những chủng có năng suất cao và được dùng trong sản xuất
công nghiệp. Các chủng vi khuẩn này có thể mang đột biến nào?
Câu 9 (2,0 điểm)
Virus Z gây hội chứng viêm đường hô hấp ở người. Để kiểm tra giả thuyết cho rằng sự lây nhiễm
của virus Z xảy ra thông qua sự bám đặc
hiệu vào thụ thể X, người ta tiến hành thí
nghiệm trên một số dịng tế bào có hoặc
khơng biểu hiện thụ thể này, sau đó theo dõi
sự xâm nhập của virus. Sự có mặt của thụ
thể X và vỏ ngồi của virus được phát hiện
lần lượt qua kháng thể gắn huỳnh quang lục
và đỏ. Kết quả thí ghiệm được thể hiện ở
bảng bên.
1. Virus lây nhiễm được vào những dòng
tế bào nào? Giải thích.
2. Kết quả thu được có ủng hộ giả thuyết X là thụ thể của virus không? Giải thích.
3. Biết rằng virus có vật chất di truyền là RNA (+) và phiên mã tổng hợp mRNA từ khn RNA hệ
gene của chúng. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp của virus sau khi xâm nhập vào tế bào.
4. Gần đây, thuốc rememdesivir (có bản chất tương tự nucleotide nhưng khơng có đầu 3’ OH)
đang được phát triển và thử nghiệm trong điều trị virus Z cũng như nhiều loại virus RNA khác.
a. Hãy giải thích cơ chế tác động của thuốc.
b. Đặc điểm nào ở các virus RNA làm thuốc có hiệu quả cao? Đặc điểm đó đem lại ưu thế nào
cho virus khơng? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm)
Đồ thị Hình 10.1 mơ tả sự thay
đổi mức kháng thể của người bị
nhiễm SARS CoV 2.

Người ta căn cứ vào sự có mặt
của các kháng thể để làm các test
nhanh nhằm kiểm tra người nghi bị
nhiễm SARS CoV 2.
a. Tại sao các test nhanh dựa trên
kháng thể thường có độ chính xác
khơng cao?
Hình 10.1
b. Có 4 người nghi bị nhiễm SARS CoV 2, họ được lấy mẫu và test nhanh kết quả như Hình
10.2:

Trang 4/5


C: Đối chứng
G: IgG
M: IgM

Nếu chỉ căn cứ vào kháng thể, thì khả năng cao
nhất người nào khơng bị nhiễm SARS CoV 2,
người nào dương tính với SARS CoV 2?

Hình 10.2
-------------- HẾT -------------(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ....................................................................... Số báo danh: ....................................

Trang 5/5




×