Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ôn tập sinh đề 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.31 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP

Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ 12
Câu 1. (2 điểm)
Khi sản xuất các túi tải để phát triển màng sinh chất, bộ máy Gơngi tạo ra các túi có màng bất
đối xứng. Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng
sinh chất. Đặc tính bất đối xứng có liên quan đến chức năng nào của màng sinh chất?
Câu 2. (2,0 điểm)
Trình bày sự khác biệt giữa bổ thể và interferon (IFN).
Câu 3. (2,5 điểm)
Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- trong một số cấu trúc của động vật được thể hiện trên Hình sau

a) Cơ chế vận chuyển Na + và Cl- ở mỗi tế bào: (1) tế bào ống lượn gần của thận người, (2) tế
bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận người, (3) tế bào mang cá rô (cá xương nước ngọt)
được thể hiện tương ứng với hình nào trong những hình trên (từ Hình a đến Hình d)? Giải thích.
b) Ở người, áp suất thẩm thấu của máu khoảng 300 mOsm/L, nhưng thận có thể bài tiết nước
tiểu cô đặc gấp bốn lần (khoảng 1200 mOsm/L). Điều này là do hiện tượng đồng áp suất thẩm thấu
giữa dịch lọc và dịch kẽ ở phần tủy thận.
Sự vận chuyển NaCl giữa dịch lọc và dịch kẽ ở phần nào của ống thận là quan trọng nhất quy
định áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ tuỷ thận. Nêu cơ chế vận chuyển NaCl ở phần ống thận đó?
Câu 4. (3,0 điểm)
a) Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C 4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn
so với thực vật C3?
b) Cây A là cây ngày ngắn, cây B là cây ngày dài. Trường hợp nào có thể kích thích hai cây
cùng ra hoa trong một quang chu kỳ giống nhau?
c) Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ
ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm khơng đạt 100%. Nhưng nếu phơi khơ những hạt tươi đó, một thời


gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt
100%.
- Giải thích hiện tượng trên.
- Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Câu 5. (2,0 điểm)
Một chủng vi khuẩn mang đột biến mẫn cảm với nhiệt độ ở gen mã hóa tiểu đơn vị của
protein rho - một protein thực hiện chức năng kết thúc phiên mã một số gen của vi khuẩn. Ở nhiệt
độ cao, rho không thực hiện chức năng. Khi vi khuẩn này được đưa vào điều kiện nhiệt độ cao,
những nhận định dưới đây là đúng hay sai, giải thích?
Trang 1/2


a) Phiên mã không diễn ra.
b) Tất cả các phân tử ARN dài hơn bình thường.
c) Một số phân tử ARN dài hơn bình thường.
d) ARN được phiên mã từ cả hai mạch của mỗi gen.
Câu 6. (2,5 điểm)
Nêu những đặc tính giống nhau và khác nhau của ADN polymerase và ARN polymerase.
Câu 7. (2,0 điểm)
Ở một loài, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, gen b
quy định quả dẹt; gen D quy định quả ngọt, gen d quy định quả chua. Các gen này cùng nằm trên 1
NST thường. Đem lai phân tích cây quả đỏ, trịn, ngọt dị hợp tử về 3 cặp gen (cây P). Cho các giả
thiết dưới đây:
a) Giả thiết 1: F1 thu được 110 cây quả đỏ, tròn, ngọt; 108 cây quả vàng, dẹt, chua; 68 cây
quả đỏ, tròn, chua; 66 cây quả vàng, dẹt, ngọt; 18 cây quả đỏ, dẹt, ngọt; 20 cây quả vàng, tròn,
chua. Biện luận kiểu gen của P và lập bản đồ gen.
b) Giả thiết 2: F1 thu được 146 cây quả đỏ, tròn, ngọt; 147 cây quả vàng, dẹt, chua; 69 cây
quả đỏ, tròn, chua; 66 cây quả vàng, dẹt, ngọt; 39 cây quả đỏ, dẹt, chua; 40 cây quả vàng, tròn,
ngọt; 8 cây quả đỏ, dẹt, ngọt; 6 cây quả vàng, trịn, chua. Xác định trình tự sắp xếp, khoảng cách
giữa các gen và hệ số trùng hợp.

Câu 8. ( 1,0 điểm)
Đặc điểm cấu trúc của thận (số lượng, kích thước nephron, chiều dài ống thận, kích thước
tiểu cầu thận) đã chỉ ra những gì về nơi ở của cá?
Những đặc điểm này tương quan ra sao với mức sản xuất nước tiểu?
Câu 9. (1,5 điểm)
1. Tiroxin tổng số trong máu bao gồm tiroxin dạng tự do và dạng kết hợp. Chỉ tiroxin tự do mới
thể hiện hoạt tính. Trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ, gan sản sinh một loại prơtêin có khả năng
gắn với hoocmôn tuyến giáp.
- Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 có hàm lượng tiroxin tổng số và tiroxin tự do thay đổi như thế
nào? Giải thích.
- Kích thước tuyến giáp của phụ nữ mang thai có thay đổi khơng? Giải thích.
2. Nêu cơ chế ngăn cản đa tinh trong thụ tinh ở động vật, ý nghĩa của cơ chế này ?
Câu 10. ( 1,0 điểm)
Những loại đột biến cấu trúc NST nào có thể làm tăng sự biểu hiện của 1 gen nhất định?
Câu 11. (1,0 điểm)
1. Hãy so sánh những chức năng thông thường của các protein được mã hóa bởi các gen tiền
ung thư với các protein được mã hóa bởi các gen ức chế khối u?
2. Khi xét về ảnh hưởng của đột biến tới hoạt tính của sản phẩm do gen mã hóa, cho biết các
đột biến dẫn đến ung thư liên quan đến các gen tiền ung thư và các gen ức chế khối u khác
nhau như thế nào?

Trang 2/2


Câu 12. (1,5 điểm)
Cho Ruồi giấm con đực mắt trắng, cánh xẻ lai với con cái mắt đỏ, cánh bình thường (P) thu
được F1 có 100% mắt đỏ, cánh bình thường. Cho các con F1 giao phối với nhau được F2, thu được:
300 con cái mắt đỏ, cánh bình thường
136 con đực mắt đỏ, cánh bình thường
134 con đực mắt trắng, cánh xẻ

14 con đực mắt đỏ, cánh xẻ
16 con đực mắt trắng, cánh bình thường.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và khơng có đột biến. Hãy giải thích kết quả phép lai
và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Câu 13. ( 1,5 điểm)
Ở người, cho biết bệnh bạch tạng do alen lặn (a) nằm trên NST thường, bệnh mù màu đỏ,
lục do gen lặn (b) nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định. Cho phả hệ sau,
biết rằng khơng có đột biến mới trong phả hệ này.

1. Nếu cá thể III15 bình thường, xác suất cá thể III15 khơng mang alen bệnh của cả 2 bệnh trên
là bao nhiêu, viết cách tính?
2. Nếu cá thể III15 là con trai bình thường, xác suất cá thể III15 không mang alen bệnh của cả 2
bệnh trên là bao nhiêu, viết cách tính?
3. Xác suất cá thể III15 là con trai và bị cả 2 bệnh trên là bao nhiêu, viết cách tính?
Trang 3/2


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC SỐ 12
Câu

1
(2,0 đ)

2
(2,0 đ)

3
(2,5đ)

Nội dung

- Giải thích:
+ Tính bất đối xứng của màng sinh chất do các phức hợp phân tử glicoprotein chỉ
phân bố ở mặt ngoài của màng.
+ Khi tổng hợp các phức hợp phân tử glicoprotein để phát triển màng sinh chất,
phức hệ gơngi đã sản sinh ra các bóng tải có cấu trúc bất đối xứng nhưng ngược với
cấu trúc bất đối xứng của màng sinh chất, các chuỗi cacbohidrat hướng vào mặt trong
của túi.
+ Khi túi tải được vận chuyển tới dung hợp với màng sinh chất, mặt trong túi trở
thành mặt ngồi của màng.
- Đặc tính này có liên quan đến chức năng của màng sinh chất:
+ Thụ thể thu nhận thông tin từ môi trường.
+ Liên kết các tế bào trong một mô.
+ Dấu chuẩn để các tế bào nhận biết nhau.
+ Quy định kháng nguyên bề mặt tế bào.
Tiêu chí
Bổ thể
Interferon
Bản
chất Protein
Glycoprotein
hóa học
Cơ chế tác - Ở trạng thái bất hoạt trong tế - Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ
động
bào hay tiền enzim.
kích thích gen của tế bào chủ sản
- Được hoạt hoá khi gắn với xuất ra IFN.
phức hợp kháng nguyên – kháng - Ức chế sự nhân lên của virut.
thể.
- Hoạt hóa bằng phản ứng dây
chuyển, hình thành phức hợp tấn

cơng màng. Từ đó làm thủng
màng tế bào nhiễm kháng
nguyên và làm vỡ tế bào.
Vai trò
Tiêu diệt tế bào nhiễm vi khuẩn, Ngăn ngừa sự lan truyền của một số
virut, làm tan tế bào hồng cầu, virut gây bệnh sang các tế bào
tan vi khuẩn, kết dính miễn dịch, khơng bị nhiễm.
gây phản vệ.
a (1,5 điểm)
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào ống lượn gần của thận người được thể hiện
ở Hình c vì ở ống lượn gần, Na+ được vận chuyển tích cực từ dịch lọc vào dịch kẽ và
Cl- di chuyển theo.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào đoạn mảnh nhánh lên quai Henle của thận
người được thể hiện ở Hình d vì dịch lọc trong đoạn mảnh nhánh lên quai Henle đã
được cô đặc rất nhiều (do nước được tái hấp thu ở nhánh xuống) nên NaCl được
khuếch tán (vận chuyển thụ động) vào dịch kẽ.
- Cơ chế vận chuyển Na+ và Cl- ở tế bào mang cá rô được thể hiện ở Hình c vì dịch
cơ thể cá rơ có áp suất thẩm thấu cao hơn môi trường sống nước ngọt nên cá rô bị mất
muối do khuếch tán. Cá rơ có cơ chế hồi phục muối qua mang nhờ vận chuyển tích cực
Cl- từ mơi trường vào cơ thể và Na+ đi theo.
(Thí sinh phải nêu đúng và giải thích đúng mỗi hình mới cho điểm)
b (1,0 điểm)
Sự vận chuyển NaCl ở nhánh lên của quai Henle tạo nên áp suất thẩm thấu cao ở
dịch kẽ tuỷ thận, cụ thể:
- Ở phần tủy trong: sự khuếch tán NaCl (vận chuyển thụ động) từ dịch lọc ra ngoài
ở đoạn mảnh nhánh lên quai Henle giúp duy trì áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ.
- Ở phần tủy ngoài: sự vận chuyển tích cực NaCl từ dịch lọc ra ngồi ở đoạn dày
nhánh lên giúp duy trì áp suất thẩm thấu cao ở dịch kẽ.

Điểm

0,25
0,5
0,5
0,75

0,5
0,25
0,25

0,5
0,5

0,5
0,5

0,5

0,5
0,25
0,25

Trang 4/2


4
(3,0đ)

5
(2,0 đ)


6
(2,5 đ)

a. (1,0 điểm)
+ Thực vật C3 tổng hợp monosaccarit theo chu trình Canvin; Để hình thành 1 phân
tử Glucozơzơ cần 18 ATP: 12 ATP cho giai đoạn khử APG thành AlPG; 6 ATP cho
giai đoạn tái sinh chất nhận CO2.
+ Nhưng ở thực vật C4 và thực vật CAM, ngồi 18 ATP này cịn cần thêm 6 ATP để
hoạt hố axit piruvic (AP) thành phơtpho enol piruvate (PEP).
(Thí sinh có thể vẽ sơ đồ để giải thích, nếu đúng cho điểm như đáp án)
b. (1,0 điểm)
- Cây A là cây ngày ngắn ra hoa khi độ dài đêm lớn hơn độ dài đêm tới hạn.
- Cây B là cây ngày dài ra hoa khi độ dài đêm nhỏ hơn độ dài đêm tới hạn.
- Nếu độ dài đêm tới hạn của cây A nhỏ hơn độ dài đêm tới hạn của cây B thì có thể
dùng cùng một quang chu kỳ để kích thích hai cây cùng ra hoa:
Ví dụ: Cây A là cây ngày ngắn có độ dài đêm tới hạn là 9 giờ, cây A sẽ ra hoa khi độ
dài đêm lớn hơn 9 giờ. Cây B là cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 13 giờ, cây B sẽ
ra hoa khi độ dài đêm nhỏ hơn 13 giờ
 Nếu trong quang chu kì có độ dài đêm khoảng 10 hoặc 11 hoặc 12 giờ thì cả hai
cây sẽ ra hoa.
(Thí sinh khơng cần lấy ví dụ)
c. (1,0 điểm)
- Khi cịn tươi, lượng ABA cao ức chế quá trình nảy mầm. ABA cao hạt này
"ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm.
- Khi phơi khô hạt một thời gian rồi ngâm nước, hoạt tính của ABA bị mất hiệu
suất nảy mầm tăng lên
- Đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô một thời gian và ngâm nước.
a. Sai. Vì protein rho có vai trị trong sự kết thúc phiên mã, nó khơng ảnh hưởng đến
sự mở đầu hay kéo dài phiên mã. Do vậy phiên mã vẫn xảy ra.
b. Sai. Chỉ một số phân tử ARN được tạo ra từ các gen sử dụng cơ chế kết thúc

phiên mã phụ thuộc rho có thể dài hơn. Những gen được kết thúc theo cơ chế không
phụ thuộc rho không bị ảnh hưởng bởi đột biến này.
c. Đúng. Một số phân tử ARN dài hơn bình thường do các gen mã hoá chúng sử
dụng cơ chế kết thúc phiên mã phụ thuộc rho.
d. Sai. Trong tế bào, chỉ một mạch của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.
Sự lựa chọn mạch nào làm khuôn không phụ thuộc vào yếu tố rho.
So sánh ARN polymerase và ADN polymerase:
* Giống nhau:
- Cả hai đều sử dụng ADN làm khuôn.
- Sợi khn được đọc có chiều 3’5’. Sợi bổ sung được đọc có chiều 5’3’ (đối
song song với sợi khn)
- Cả hai đều cần sự tăng cường hoạt tính nhờ các protein điều hịa liên kết.
(Thí sinh nêu được 2 ý cho 0,25điểm, nêu được 3 ý trở lên được 0,5 điểm)

0,5
0, 5

0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,5
0,5
0, 5
0, 5
0, 5
0,5


* Khác nhau:
ARN polymerase
ADN polymerase
- Sử dụng các ribonucleoside Sử
dụng
các
deoxyribonucleoside
0,5
triphosphate làm cơ chất
triphosphate làm cơ chất
- Khơng cần có mồi để bắt đầu tổng hợp - Cần có mồi để cung cấp nhóm 3’OH sẵn để
0,5
sự tổng hợp sợi ADN mới xảy ra
- Tổng hợp bản sao mARN chỉ trên một - Sao chép trên cả hai sợi ADN
0, 5
mạch của gen.
Có hoạt tính sửa sai kém hơn.
Hoạt tính sửa sai cao hơn.
0,5
(Thí sinh trả lời 1 ý không cho điểm, 2 – 3 ý cho 0,25đ, trên 3 ý cho 0,5)

Trang 5/2


a.
- Từ tỉ lệ kiểu hình cơ thể dị hợp P cho 6 loại giao tử với tỉ lệ:
+ ABD = abd =

7
(2,0 đ)


0,25

x 100 = 27,95%

+ ABd = abD =

x 100 = 17,18%

+ Abd = aBD =

x 100= 4,87%

0,25

 Cây P xảy ra trao đổi chéo ở 2 điểm nhưng khơng có trao đổi chéo kép.
- Hai kiểu hình có tỉ lệ lớn cho thấy 3 gen trội A, B, D cùng nằm trên một NST, 3
gen lặn a, b, d cùng nằm trên 1 NST. Xảy ra trao đổi chéo đơn giữa B và b, giữa D và
d.
- Khoảng cách giữa A và B là 9,74 cM
- Khoảng cách giữa A và D là 34,36 cM
Thứ tự các gen và kiểu gen của P:
Pa : BAD/bad x bda/bda
- Vẽ bản đồ gen
b.
- Kết quả phép lai cho 8 kiểu hình. Điều này chứng tỏ có cả trao đổi chéo đơn và
trao đổi chéo kép.
- Hai kiểu hình có số lượng lớn nhất cho thấy các gen A, B, D cùng nằm trên 1
NST, tương tự các gen a, b, d cùng nằm trên 1 NST.
- Các KH quả đỏ, dẹt, ngọt (A-bbD-) và vàng, trịn, chua (aaB-dd) có số lượng ít

nhất (8+6) trong 8 KH thu được, do đó chúng là những tổ hợp được hình thành do trao
đổi chéo kép. Từ đó suy ra trình tự các gen và công thức lai là:
P : ABD/abd x abd/abd
- Khoảng cách giữa các gen:
dB-A = (39+40+8+6)/521 x100% = 17,85 cM
dB-D=(69+66+8+6)/521 x 100% = 28,6 cM
- Vẽ bản đồ gen
- Tần số trao đổi chéo kép thực tế là (8+6)/521x 100% = 2,68%
- Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = dB-A x dB-D = 5,1%
 Hệ số trùng hợp: CC = 2,86%/ 5,1%= 0,52

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

- Cá nước ngọt số lượng nephron nhiều, Cá biển số lượng nephron ít hơn, nhỏ
hơn và khơng có ống lượn xa

0,25

- Cá nước ngọt kích thước nephron to hơn cá biển
8
(1,0đ)


9
(1,5đ)

- ống thận: Cá nước ngọt ống thận ngắn=> thải nước nhanh
Cá nước mặn dài=> có thời gian tái hấp thu nhiều nước.

0,25
0,25

- Cá nước ngọt số lượng nephron nhiều, tiểu cầu thận phát triển => tạo ra nước
tiểu ở tốc độ cao, nước tiểu lỗng.
0,25
Cá nước mặn có số lượng nephron và tiểu cầu thận ít hoặc khơng có tiểu cầu
thận, các tiểu cầu thận nhỏ hơn cá nước ngọt => tạo nước tiểu ở tốc độ thấp
(mức lọc thấp, bài tiết rất ít nước tiểu)
1. (0,75 đ)
- Ở phụ nữ mang thai tháng thứ 6, hàm lượng tiroxin tổng số tăng và tiroxin tự
do bình thường.
0,25
- Do gan sản sinh prơtêin huyết tương gắn với tiroxin tạo thành tiroxin dạng
kết hợp, điều này dẫn đến giảm hàm lượng tiroxin tự do. Tiroxin tự do giảm
làm cho TSH tăng lên. TSH tăng kích thích tuyến giáp tiết nhiều tiroxin cho 0,25
đến khi nồng độ tiroxin tự do trong máu trở lại bình thường.
Trang 6/2


- Kích thước tuyến giáp bình thường vì hàm lượng tiroxin trong máu bình 0,25
thường nên cơ chế điều hịa tiết TSH của tuyến yên ổn định.
2. (0,75đ)
*Ngăn cản đa tinh tức thời: Khi màng sinh chất của tinh trùng tiếp xúc với 0,25

màng sinh chất của trứng sẽ có hiện tượng dung hợp giữa hai màng → kích
thích mở kênh Na+ làm Na+ khuếch tán vào trong màng→ màng ở trạng thái
khử cực → ngăn không cho màng tinh trùng và màng trứng dung hợp lần nữa.
*Ngăn cản đa tinh lâu dài: Khi có hiện tượng dung hợp giữa hai màng thì các
hạt vỏ chứa các phân tử bài tiết vào xoang giữa màng sinh chất và màng noãn 0,25
hồng giúp đẩy màng nỗn hồng ra và làm cứng nó tạo ra màng thụ tinh ngăn
cản các tinh trùng khác đi vào( phản ứng vỏ).
*Ý nghĩa: 1 trứng chỉ kết hợp với 1 tinh trùng tạo hợp tử (2n)
0,25

10
(1.0 đ)

11
(1,0đ)

- Đột biến lặp đoạn làm gia tăng bản sao của gen dẫn đến gia tăng sản phẩm
của gen.
- Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể:
chuyển gen từ vùng dị nhiễm sắc sang vùng nguyên nhiễm sắc làm tăng mức
độ biểu hiện của gen.
- Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn NST làm thay đổi vị trí gen trên NST có
thể dẫn đến thay đổi mức độ hoạt động của gen như chuyển gen đến một vùng
promoter mạnh làm tăng mức độ biểu hiện của gen.
- Đột biến mất đoạn làm mất đi yếu tố ức chế hoạt động của gen hoặc mất đi
vùng điều hòa ức chế biểu hiện của gen dẫn đến làm tăng mức độ biểu hiện của
gen.
1. (0,5đ)
- Sản phẩm protein của 1 gen tiền ung thư thường liên quan đến 1 con đường
thúc đẩy tế bào phân chia.

- Sản phẩm protein của 1 gen ức chế khối u thường liên quan đến 1 con
đường ức chế sự phân chia tế bào.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

1. (0,5đ)
0,25
- Một đột biến gây ung thư trong gen tiền ung thư thường làm cho sản phẩm
của gen hoạt động quá ngưỡng.
- Một đột biến gây ung thư trong một gen ức chế khối u thường làm sản phẩm 0,25
của gen mất chức năng.

12
- Mỗi gen quy định 1 tính trạng. F1 có 100% mắt đỏ, cánh bình thường =>
(1,5đ)
Mắt đỏ trội hồn tồn so với mắt trắng
Cánh bình thường trội hồn tồn so với cánh xẻ.
+ Quy ước:
A: Mắt đỏ a: mắt trắng
B: cánh bình thường b: cánh xẻ
Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 => cả 2 gen đều nằm ở vùng khơng tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X, hốn vị gen xảy ra ở con ruồi cái F1

0,25


0,5
Tần số hoán vị ở con cái F1: (14+ 16) / 300 = 0,1
( f= 10%)
- Sơ đồ lai:
0,25
A
A
a
P: cái X B X B × đực X b Y
F1: 1 XAB Xab: XAB Y
(100% mắt đỏ, cánh bình thường)
F1× F1: XAB Xab × XAB Y
0,5
(học sinh có thể biện luận cách khác ra đúng tần số hoán vị vẫn cho điểm tối
Trang 7/2


đa)
1. (0,5đ)
*) Xét bệnh bạch tạng
I1 và I2 bình thường sinh con bạch tạng nên đều dị hợp Aa, sinh con II 7 0,5
bình thường
=> cơ thể II7: kiểu gen AA ( xác suất 1/3) hoặc Aa(xác suất 2/3)
- cơ thể II8 : kiểu gen Aa
HS Viết sơ đồ lai hoặc tính p, q để tính ra kết quả của cặp vợ chồng II7 và II8
 Con III12 bình thường có kiểu gen là AA( xác suất 2/5) hoặc Aa(xác
suất 3/5)
II9 và II10 bình thường sinh con bạch tạng nên đều dị hợp Aa, sinh con
III13 bình thường
 Con III13 bình thường có kiểu gen là AA( xác suất 1/3) hoặc Aa(xác

suất 2/3)
HS Viết sơ đồ lai hoặc tính p, q để tính ra kết quả của cặp vợ chồng III 12 và
III13
 xác suất Cá thể III15 bình thường và không mang alen bệnh là 14/27
*) Xét bệnh mù màu
+ III12: Kiểu gen XBY
+ III13: Kiểu gen XB XB (xác suất ½) Hoặc XB Xb (xác suất ½)
 xác suất cá thể III15 bình thường và khơng mang alen bệnh là 6/7
13
(1,5đ)

*) Xét chung 2 bệnh
Xác suất cá thể III15 bình thường và khơng mang alen bệnh về cả 2
bệnh là là 14/27 × 6/7= 4/9
Học sinh có thể làm cách khác ra đáp án vẫn cho điểm tối đa.
2. (0,5đ)
0,5
*) Xét bệnh bạch tạng
XS Cá thể III15 bình thường và không mang alen bệnh là 14/27
*) Xét bệnh mù màu
cá thể III15 là trai bình thường có kiểu gen XBY
 XS cá thể này không mang alen bệnh là 1
*) Xét chung 2 bệnh
xác suất cá thể III15 không mang alen bệnh của cả 2 bệnh trên là
14/27 × 1= 14/27
3. (0,5đ)
*) Xét bệnh bạch tạng
HS Viết sơ đồ lai hoặc tính p, q để tính ra kết quả
XS cá thể III15 bị bệnh là 3/30
*) Xét bệnh mù màu

XS cá thể III15 là trai bị bệnh là 1/8
*) Xét chung 2 bệnh
Xác suất cá thể 15 là con trai và bị cả 2 bệnh trên: 3/30 × 1/8 = 1/80
Học sinh có thể làm cách khác ra đáp án vẫn cho điểm tối đa.

0,5

Trang 8/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×