ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
1. Thế nào là đột biến lệch bội? Đột biến lệch bội cặp nhiễm sắc thể 21 ở người dẫn đến hậu quả
gì? Trình bày cơ chế phát sinh dạng đột biến này?
- Định nghĩa đột biến lệch bội: Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
- Hậu quả của đột biến lệch bội cặp nhiễm sắc thể 21 ở người:
+ Hội chứng Đao.
+ Triệu chứng; cổ ngắn, mắt 1 mí, 2 mắt cách xa nhau, lưỡi dài, si đần, vô sinh,…
- Cơ chế phát sinh hội chứng Đao:
+ Rối loạn trong phân bào giảm phân làm cho 1 cặp NST 21 không phân li, tạo giao tử có 2 NST 21.
+ Giao tử có 2 NST 21 thụ tinh với giao tử bình thường có 1 NST 21 tạo hợp tử có 3 NST 21 phát triển thành
người bị Đao.
2. Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây có kiểu gen DD với cây có kiểu gen dd được F 1.
Người ta phát hiện ở F1 có cây mang kiểu gen Ddd. Trình bày các cơ chế hình thành cơ thể có
kiểu gen Ddd nói trên? Viết sơ đồ lai minh họa.
- Trường hợp 1: Cơ thể có KG: DDd là do đột biến lệch bội:
Cơ chế:
P:
DD
x
dd
GP: n + 1(DD) ; n - 1
n(d)
F1:
2n + 1 (DDd) Thể ba
- Trường hợp 2: Cơ thể có KG: DDd là do đột biến đa bội:
Cơ chế:
P:
DD
x
dd
GP:
2n (DD)
n(d)
F1:
3n (DDd) Thể tam bội
3. Trình bày cơ chế phát sinh đột biến thể tam bội? Tại sao thể tam bội lại bất thụ?
- Cơ chế phát sinh đột biến thể đa bội lẻ: + Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở một bên cơ thể bố
hoặc mẹ cặp NST tương đồng đã nhân đôi nhưng không phân li hình thành giao tử lưỡng bội (2n).
+ Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) hình thành hợp tử 3n phát triển thành thể
tam bội.
- Thể tam bội bất thụ vì: Qúa trình bắt cặp của các NST trong kì đầu I của giảm phân bị rối loạn nên
không tạo được giao tử.
4. Ở phép lai: Aa x Aa, đời con có một thể đột biến có kiểu gen AAAA
- Thể đột biến này có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?
- Nếu thể đột biến này có bộ nhiễm sắc thể được tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội
của loài thì cơ chế nào làm phát sinh thể đột biến trên?
TRẢ LỜI:
- Thể đột biến này là tứ bội(4n) hoặc thể bốn nhiễm(2n +2)
- Nếu thể đột biến này có bộ nhiễm sắc thể được tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài
tức là thể tứ bội sẽ được hình thành theo 1 trong 2 cơ chế (rối loạn giảm phân 2 của cả bố và mẹ hoặc
rối loạn nguyên phân)
+ Trong giảm phân II, ở cả bố và mẹ tất cả các NST đều không phân li tạo ra giao tử lưỡng bội AA.
-> Qua thụ tinh giao tử AA kết hợp với giao tử lưỡng bội AA → hợp tử tứ bội AAAA.
+ Trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử AA, tất cả các cặp NST đã nhân đôi nhưng không
phân li phát triển thành thể tứ bội có kiểu gen AAAA.
5. Trong q trình phát triển phơi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu
AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng
phơi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dịng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm
sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST của các dịng tế bào đó.
- Phát sinh 3 dịng tế bào: 1 dịng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n +2; 2n - 2.
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu:
AaBbDdXY (2n)
AaBbDDddXY (2n+2)
AaBbXY (2n-2)
AaBbDDXY, AaBbddXY (2n)
6. Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8, giới cái có nhiễm sắc thể giới tính XX,
XY là con đực, hỏi.
a/ Số kiểu gen trên cơ thể đực, cái? Nếu trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 1 cặp gen gồm hai alen
khác nhau và trên nhiễm sắc thể giới tính ta cũng xét gen trên vùng tương đồng.
b/ Loài trên bị đột biến gen làm xuất hiện thêm một alen của các gen đang xét trong cặp NST
thường số 1 và làm xuất hiện thể đột biến tam nhiễm ở cặp NST số 1, hỏi số dạng tam nhiễm tối
đa có thể có trong quần thể?
TRẢ LỜI:
a/ Trên 3 cặp NST thường mỗi cặp có 3 kiểu gen, trên cặp XY có 4 kiểu gen, trên cặp XX có 3 kiểu
gen.
- Số kiểu gen của giới đực: 3.3.3.4=108
- Số kiểu gen của giới cái: 3.3.3.3 = 81
b/
- Cặp tam nhiễm có số kiểu gen: 3 (đồng hợp) + 1 (dị hợp 3 alen) + 6 (kiểu gen chứa 2 loại alen) = 10
- Số kiểu gen 2 cặp thường = 3.3 = 9
- Số kiểu gen trên cặp NST giới tính: 3 + 4 = 7
- Số kiểu gen của quần thể: 10.9.7=630
7. Ở một loài thực vật, bố mẹ thuần chủng có bộ nhiễm sắc thể 2n lai với nhau được F 1 có kiểu
gen AAaa. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đã có đột biến xảy ra.
a. Dựa vào đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể và kiểu hình của cơ thể lai F 1, hãy phân biệt đây là
một đột biến thể lệch bội hay là một đột biến thể đa bội?
b. Trong mỗi trường hợp đột biến trên, hãy viết sơ đồ lai và giải thích cơ chế hình thành F1?
TRẢ LỜI:
a.
* Bộ NST:
ĐB thể lệch bội: Có 1 cặp NST tương đồng chứa 4 chiếc NST.
ĐB thể đa bội: Tất cả các cặp NST đều chứa 4 chiếc.
* KH của cơ thể lai:
ĐB thể lệch bội: Kích thước các bộ phận khơng thay đổi nhiều.
ĐB thể đa bội: Kích thước các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dưỡng to hơn nhiều so với cây
2n.
b.
- Trường hợp 1: Đột biến thể lệch bội:
+ SĐL: P:
2n
x
2n
GP: (n+1) (n-1)
(n+1) (n-1)
F1: Thể bốn nhiễm: (2n+2). 0,25
+ Giải thích: P (2n) giảm phân khơng bình thường, bố có 1 cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly
tạo giao tử đột biến (n+1), mẹ cũng có 1 cặp NST đó nhân đơi nhưng không phân ly tạo giao tử đột
biến (n+1). Các giao tử đột biến kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử bốn nhiễm.
- Trường hợp 2: Đột biến thể đa bội:
+ SĐL:
P: 2n
x
2n
G: 2n
2n
F1:
AAaa (Thể tứ bội (4n)
+ Giải thích: P (2n) giảm phân khơng bình thường, tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly
tạo giao tử đột biến 2n. Các giao tử đột biến kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.
8. Cho biết cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể số 1; cặp gen Bb nhằm trên cặp nhiễm sắc thể số
2. Hãy xác định kiểu gen ở đời con của phép lai ♀AaBb x ♂ aaBb trong trường hợp:
a.
Ở giảm phân I của cơ thể mẹ, cặp NST số 1 không phân li.
b.
Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, một nhiễm sắc thể kép trong cặp
nhiễm sắc thể số 3 không phân li.
a.
- Ở giảm phân I của cơ thể mẹ cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li sẽ tạo ra giao tử AaB, Aab, B, b.
- Cơ thể bố giảm phân bình thường cho ra giao tử aB, ab.
-> Hợp tử ở đời con có kiểu gen là:AaaBB, AaaBb, aBB, aBb, Aaabb, abb.
b.
- Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có kiểu gen AaBb có 1 nhiễm sắc thể kép của cặp số 2 khơng
phân li thì cơ thể sẽ là thể khảm,
+ có một nhóm tế bào mang kiểu gen AaBBb và một nhóm tế bào con lại mang kiểu gen Aab hoặc thể
khảm
+ có một nhóm tế bào mang kiểu gen AaBbb và một nhóm tế bào con lại mang kiểu gen AaB.
9. Vì sao thể đa bội lẻ thường khơng có hạt?
Vì chúng khơng có khả năng sinh giao tử bình thường nên quá trình thụ tinh tạo hợp khơng xảy
ra, nỗn khơng phát triển thành hạt
10. Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 2 cặp NST, trên mỗi cặp NST này, xét một gen có ba
alen. Cặp NST số 3, xét một gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba
tương ứng với các cặp NST. Theo lý thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về
các gen đang xét?
TRẢ LỜI:
- Xét 3 cặp NST: Có 2 cặp NST, mỗi cặp NST xét 1 gen có 3 alen.
- Giả sử cặp NST số 1 có 3 alen là A, a, a 1, cặp NST số 2 có 3 alen là B, b, b 1; cặp NST số 3 có 2 alen
là D, d. Xảy ra các trường hợp sau:
* TH 1: Thể 3 ở cặp NST số 1, kiểu gen ở cặp 2 và 3 là lưỡng bội
--> Số loại KG trong quần thể là: 10 x 6 x 3 = 180 (KG)
* TH 2: Thể 3 ở cặp NST số 2, kiểu gen ở cặp 1 và 3 là lưỡng bội
--> Số loại KG trong quần thể là: 6 x 10 x 3 = 180 (KG)
* TH 2: Thể 3 ở cặp NST số 3; KG ở cặp 1 và cặp 2 là lưỡng bội
--> Số loại KG trong quần thể là: 6 x 6 x 4 = 144 (KG)
Vậy tổng số KG là: 180 + 180 + 144 = 504 (kiểu gen)
11. Cho biết cặp gen Aa nằm trên cặp NSTsố 1, cặp gen Bb nằm trên cặp NST số 3. Hãy xác định
kiểu gen ở đời con của phép lai ♀aaBb × ♂Aabb trong trường hợp:
a. Các cặp NST phân li bình thường trong giảm phân.
b. Ở giảm phân I của cơ thể mẹ cặp NST số 1 không phân li.
c. Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, cả hai NST kép trong cặp NST số 3
không phân li.
TRẢ LỜI:
a. Các cặp NST phân li bình thường trong giảm phân.
- Các cặp NST phân li bình thường thì tạo ra các giao tử bình thường qua thụ tinh sẽ tạo ra các hợp tử
có kiểu gen : ♂ (aB,ab) x ♀ (Ab,ab) AaBb, Aabb, aaBb, aabb.
b. Ở giảm phân I của cơ thể mẹ cặp NST số 1 khơng phân li.
♂(aB,ab) × ♀(Aab,b) hợp tử có kiểu gen là: AaaBb, Aaabb, aBb, abb.
c. Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, cả hai NST kép trong cặp NST số 3 không phân
li. Hợp tử có kiểu gen AaBb có cặp NST kép số 3 khơng phân li thì cơ thể sẽ là thể khảm.
-> Có một nhóm TB mang kiểu gen AaBBbb, nhóm TB cịn lại mang kiểu gen Aa.
12. Trình bày cơ chế hình thành thể một và thể ba.
* Giảm phân bất thường rối loạn phân li ở một cặp NST, tạo giao tử n - 1 và n + 1.
- Giao tử (n – 1) thụ tinh với giao tử bình thường phát sinh thể một.
- Giao tử (n + 1) thụ tinh với giao tử bình thường phát sinh thể ba..
* Nguyên phân bất thường có rối loạn phân li ở một NST
13. Bộ nhiễm sắc thể của một lồi thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo
sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu a, b, c), phân tích tế bào học ba thể
đột biến đó, thu được kết quả sau:
Thể đột
biến
Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
2
2
1
2
2
b
6
6
6
6
6
c
3
3
3
3
3
a) Gọi tên các thể đột biến trên.
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến
TRẢ LỜI:
a. - Gọi tên các thể đột biến:
+ Thể đột biến b có 6n nhiễm sắc thể → Thể lục bội
+ Thể đột biến c có 3n nhiễm sắc thể → Thể tam bội
+ Thể đột biến a có 2n -1 nhiễm sắc thể → Thể một
b. Cơ chế hình thành:
- Trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số III nhân đôi, nhưng không phân li, tạo thành 2 loại giao tử
(n + 1) và (n - 1) nhiễm sắc thể.
- Khi thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử (2n - 1) nhiễm sắc thể, phát triển
thành thể một.
14. Cá thể đực của một lồi có thành phần kiểu gen là DdEe tiến hành giảm phân tạo giao tử.
Trong quá trình giảm phân:
- Một số tế bào giảm phân bình thường.
- Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Ee không phân ly trong giảm phân I, cặp Dd phân li bình
thường.
- Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II, cặp Ee phân ly
bình thường.
Viết các loại giao tử có thể sinh ra từ q trình giảm phân trên?
TRẢ LỜI:
- Một số tế bào giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử: DE; De; dE; de.
- Một số tế bào cặp NST Ee không phân ly trong GP1 cho 4 loại giao tử: Dee; dEe; D; d.
- Một số tế bào cặp NST Dd không phân ly trong GP2 cho 6 loại giao tử: DDE; Dde; ddE; dde; E; e.
15. Ở một loài cây giao phấn, khi đem lai các cây có kiểu gen Aa (bộ nhiễm sắc thể 2n) với các
cây có kiểu gen aa (bộ nhiễm sắc thể 2n) thu được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang
kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Aaa nói trên.
Cây F1 Aaa được tạo ra do giao tử aa kết hợp với giao tử A hoặc giao tử Aa kết hợp với giao tử a
* Các cơ chế:
- Đột biến dị bội (Lệch bội):
+ Cơ thể Aa bị đột biến, cặp NST mang Aa không phân li ở giảm phân I tạo giao tử Aa (n +1);
+ cơ thể aa giảm phân bình thường, tạo giao tử a (n).
-> Giao tử Aa (n +1) thụ tinh với giao tử a (n) tạo nên hợp tử Aaa (2n + 1);
-> sơ đồ....
+ Cơ thể aa bị đột biến, cặp NST mang aa không phân li tạo giao tử aa (n +1);
+ cơ thể Aa giảm phân bình thường, tạo giao tử A (n) và a (n).
-> Giao tử A (n) thụ tinh với giao tử aa (n +1) tạo nên hợp tử Aaa (2n + 1);
-> sơ đồ....
- Đột biến đa bội:
+ Một trong hai cơ thể bị đột biến đa bội, hình thành giao tử 2n;
+ giao tử 2n kết hợp với giao tử n tạo ra hợp tử 3n.
-> Để tạo được cơ thể 3n có kiểu gen Aaa thì có 2 trường hợp:
+ Cơ thể Aa bị đột biến đa bội tạo giao tử (2n) mang Aa;
+ cơ thể aa giảm phân bình thường, tạo giao tử (n) mang a .
-> Giao tử Aa (2n) kết hợp với giao tử a (n) tạo nên hợp tử Aaa (3n);
-> sơ đồ....
+ Cơ thể aa bị đột biến đa bội tạo giao tử (2n) mang aa;
+ cơ thể Aa giảm phân bình thường, tạo giao tử A (n) và a (n).
-> Giao tử A (n) kết hợp với giao tử aa (2n) tạo nên hợp tử Aaa (3n)
16. Ở một lồi thực vật, xét sự di truyền của tính trạng chiều cao cây, do một cặp gen nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định. Khi người ta tiến hành giao phấn giữa các cây thuần chủng thân
cao với các cây thuần chủng thân thấp, thu được F 1 gồm 359 cây thân cao, 1 cây thân thấp. Hãy
giải thích sự xuất hiện cá thể thân thấp ở F1.
- Giải thích: Đã xảy ra đột biến
- Các dạng đột biến có thể là:
+ Đột biến alen trội thành alen lặn, giao tử đột biến kết hợp với giao tử lặn bình thường => Cây thân
thấp..
+ Đột biến cấu trúc NST, mất đoạn NST mang gen trội, tạo ra giao tử khuyết đoạn gen trội, giao tử này
kết hợp với giao tử bình thường => Cây thân thấp.
+ Đột biến lệch bội: tạo giao tử mất 1 chiếc NST chứa gen trội, giao tử này kết hợp với giao tử lặn bình
thường sinh ra thể khuyết nhiễm thân thấp ở F1
17. Cho phép lai P: ♀ AaBbDd x ♂AaBbDD. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực,
ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa và Bb không phân li trong giảm phân I;
giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình
thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
TRẢ LỜI:
Xét riêng từng cặp gen
- Aa x Aa→ 7 KG.
- Bb x Bb→ 7 KG.
- Dd x DD→ 2 KG.
---> F1 có tối đa số KG= 7 x 7 x 2= 98 KG
18. Trong quá trình phát triển phơi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu
AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd khơng phân ly. Cho rằng
phơi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng
nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST của các dòng tế bào đó.
TRẢ LỜI:
Phát sinh 3 dịng tế bào:
- 1 dịng tế bào bình thường (2n) và 2 dịng tế bào đột biến 2n +2; 2n - 2.
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu:
+ AaBbDdXY (2n)
+ AaBbDDddXY (2n+2)
+ AaBbXY (2n-2)
+ AaBbDDXY; AaBbddXY (2n)
19. Một tế bào động vật lưỡng bội 2n, khi giảm phân tạo ra 3 loại giao tử là: n; n + 1; n - 1. Hãy
giải thích cơ chế hình thành.
TRẢ LỜI:
- Lần phân bào thứ nhất, NST phân li bình thường tạo 2 tế bào con có n NST kép.
- Lần phân bào thứ 2:
+1 tế bào con có n NST kép iảm phân bình thường cho 2 tế bào con có n NST đơn.
+1 tế bào con có n NST kép phân bào khơng bình thường do 1 NST kép sau khi tách thành 2 NST đơn
nhưng lại không phân li về 2 tế bào con dẫn đến hình thành 2 tế bào, trong đó 1 tế bào con có (n + 1)
NST đơn và 1 tế bào con có (n - 1) NST đơn.
-> Kết quả: Tạo 2 giao tử n; 1 giao tử (n + 1); 1 giao tử ( n- 1).
20. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n
= 24) do ngun phân và giảm phân khơng bình thường.
* Do nguyên phân: Thế hệ P có 2n = 12.
- Quá trình giảm phân của P diễn ra bình thường, tạo ra giao tử n = 6.
-> Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 2n = 12.
- Do ảnh hưởng của môi trường, ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử diễn ra khơng bình thường
(NST nhân đơi nhưng khơng phân ly) tạo ra một tế bào có 4n = 24.
-> Sau đó tế bào này nguyên phân bình thường tạo ra thể tứ bội (4n = 24)
* Do giảm phân: Thế hệ P có 2n = 12.
- Do ảnh hưởng của mơi trường, q trình giảm phân hình thành giao tử ở cả 2 bên P diễn ra khơng
bình thường, đều tạo ra giao tử 2n =12.
-> Thụ tinh bình thường tạo ra hợp tử 4n = 24.
-> Hợp tử nguyên phân bình thường tạo thể tứ bội (4n = 24)
21. Ở một lồi thực vật có 2n = 6, xét cá thể có kiểu gen AaBbDd. Có các nhận xét sau về các
trường hợp:
a. Khi cá thể này giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa không phân li ở lần phân bào
I, phân bào II bình thường và các cặp NST khác giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa
được tạo ra là 16.
b. Khi giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST chứa Aa khơng phân li ở lần phân bào II, phân
bào I bình thường và các cặp NST khác không phân li ở lần phân bào I, phân bào II bình thường
thì số loại giao tử được tạo ra là 80.
c. Gây đột biến đa bội bằng consixin ở cơ thể này thành công đã tạo ra các thể đột biến số lượng
NST khác nhau, số thể đột biến có kiểu gen khác nhau có thể tìm thấy là 8.
d. Nếu xảy ra đột biến lệch bội tạo ra các thể ba đơn ở cả ba cặp nhiễm sắc thể. Ở mỗi thế hệ, khi
phát sinh giao tử, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra trong quần thể theo lý thuyết là 44.
Hãy cho biết nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích.
TRẢ LỜI:
a. Đúng . Một số tế bào, cặp Aa không phân li ở phân bào I, phân bào II bình thường. Các tế bào khác
bình thường. Cho 4 loại giao tử : Aa, 0, A, a Số giao tử tối đa tạo ra là : 4 x 2 x 2= 16
b. Đúng. Một số tế bào, cặp Aa không phân li ở phân bào II, phân bào I bình thường. Các tế bào khác
bình thường. Cho 5 loại giao tử : AA, aa, 0, A, a. 2 cặp cịn lại khơng phân li phân bào I, phân bào II
bình thường cho 4 loại giao tử. Vậy tạo ra tối đa 5 x 4 x 4 = 80 loại giao tử.
c. Đúng. Đột biến conxisin tạo ra thể tứ bội 4n , có 1 kiểu genAAaaBBbbDDdd
d. Nếu xảy ra đột biến lệch bội tạo ra các thể ba đơn ở cả ba cặp nhiễm sắc thể. Ở mỗi thế hệ, khi phát
sinh giao tử, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra trong quần thể theo lý thuyết là 44.
- Một đột biến thể 3: Cặp 3 NST (Cặp Aa) → Số loại G bình thường 2 (A, a) + 3 giao tử đột biến
(AA, aa, Aa) - 2 Cặp bình thường 2 NST → số loại G =2 x 2=4
- Các thể 3 đều có các loại G bình thường như nhau chỉ khác nhau ở giao tử đột biến.
→ Số loại G tối đa = 2 x 2 x 2 + 3 x 3 x 2 x 2= 44
17. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai con đực AaBb x con cái AaBb. Giả sử trong quá
trình giảm phân của cơ thể đực, ở 1 số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong
giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, sự kết cặp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa
bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
a. Loại hợp tử lưỡng bội
- Trong giảm phân bình thường của cả hai cơ thể đực và cái
P
con đực AaBb
x
con cái AaBb
G
AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F
1AABB , 2AaBB, 2AABb, 4AaBb, 1Aabb 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb
-> Mỗi kiểu gen là 1 loại hợp tử vậy ta có 9 loại hợp tử lưỡng bội.
b. Loại hợp tử lệch bội
- Trong giảm phân bình thường của cơ thể đực một số tế bào cặp NST Aa không phân li trong giảm
phân I, con cái diễn ra bình thường.
P
con đực AaBb
x
con cái AaBb
G:
AaB,Aab, B, b
AB, Ab, aB, ab
F 1AaaBB: 2AaaBb: 1AaaBB: 2AaaBb: 1Aaabb: 1Aaabb: 1ABB: 2Abb: 1Abb: 1aBB: 2aBb:
1abb
-> Mỗi kiểu gen là 1 loại hợp tử vậy ta có 12 loại hợp tử lệch bội
18. Xét cặp alen Aa có chiều dài 5100A0 . Alen A quy định quả ngọt có X = 35%, alen a quy định
quả chua có A = 2/3 X. Cho cây quả ngọt dị hợp tự thụ phấn đã xuất hiện loại hợp tử lệch bội có
kiểu gen Aaa.
a. Cho biết cơ chế hình thành thể lệch bội nói trên.
b. Tính số nucleotit từng loại trong mỗi kiểu giao tử đột biến của cá thể lệch bội đó.
c. Cho biết từ cá thể lưỡng bội Aa, phát sinh các đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Trong một
phép lai giữa các thể đột biến người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả ngọt: 1 cây quả chua.
Không cần lập bảng, hãy viết kiểu gen có thể có của bố mẹ.
TRẢ LỜI:
a. Kiểu gen của P: Aa x Aa
- TH1: Hợp tử Aaa được hình thành do thụ tinh giữa giao tử đột biến Aa với giao tử bình thường a.
Loại giao tử đột biến Aa xuất hiện do NST nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau giảm phân I.
- TH2: Hợp tử Aaa được hình thành do sự thụ tinh của giao tử đột biến aa với giao tử bình thường A.
Giao tử đột biến aa xuất hiện do NST kép mang aa đẫ khơng phân li ở kì sau giảm phân II
b.
- Số Nu từng loại trong giao tử đột biến
+ N.A = N.a = 5100.2/3.4 = 3000 ( Nu)
+ Gen A có X = 35% .3000 = 1050 = G => A = T = 3000/2 - 1050 = 450
+ Gen a có X + A = 1500 , A = 2/3 X => A = T = 600; G = X = 900
- Cá thể lệch bội có kiểu gen Aaa tạo các loại giao tử: A, a, Aa, aa. Trong đó Aa và aa là giao tử đột biến.
-> Số Nu từng loại trong các giao tử đột biến :
Giao tử Aa: A= T = 450 + 600 = 1050; G = X = 1050 + 900 = 1950
c.
- F1 xuất hiện kiểu hình lặn quả chua chiếm tỷ lệ 1/4 = 1/2 x 1/2
- Mỗi bên P cho giao tử lặn với tỷ lệ 1/2.
-> Vậy kiểu gen của P có thể là một trong 3 trường hợp sau:
+ P: Aaa x Aaa
+ P: Aaa x Aaaa
+ P: Aaaa x Aaaa
19. Người ta thí nghiệm gây đột biến ở một giống cây hạt kín lưỡng bội, giao phấn, bằng cách xử
lý vào đỉnh chồi. Trên một cây còn non được xử lý đã xẩy ra một đột biến. Cây này lớn lên, tạo
quả ,cho hạt. Đem các hạt của nó gieo ra, người ta thấy mọc lên các cây con lưỡng bội, tam bội và
cả tứ bội.
a. Hãy giải thích hiện tượng trên và dự đốn tác nhân được dùng trong thí nghiêm?
b .Các dạng tam bội, tứ bội trên có thể duy trì trong sản xuất bằng cách nào ?
a. Giải thích:
Theo giả thiết, đột biến xẩy ra trên đỉnh chồi (đỉnh sinh trưởng) của một cây còn non nên lúc đó
cây chưa ra hoa, như vậy đột biến đó là đột biến ở tế bào sinh dưỡng. Những tế bào đột biến này phát
triển, biểu hiện thành cành đột biến đa bội trên cây lưỡng bội. Như vậy trên cây lưỡng bội có cả cành
đột biến và cành không đột biến (tạo ra từ những đỉnh chồi không xử lí đột biến)
- Từ cành đột biến sẽ phát triển tạo các hoa, mang các tế bào mầm sinh dục đột biến. Qua quá trình
phát triển, những tế bào mầm sinh dục có trong bầu nỗn và bao phấn của các hoa (mọc lên từ cành
đột biến đó) đã giảm phân cho ra các giao tử đột biến đa bội.
- Từ cành không đột biến những tế bào mầm sinh dục có trong bầu nỗn và bao phấn của các hoa đã
giảm phân cho ra các giao tử đơn bội (n)
+ Trên cành bị đột biến:
Hạt phấn chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào noãn cầu 2n tạo nên hợp tử 4n , phát triển
thành cây tứ bội (4n) : ♂(2n) + ♀(2n) → hợp tử 4n → cây con 4n
Hạt phấn đột biến chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào nỗn cầu đơn bội (n) ở những hoa
bình thường, hoặc hạt phấn bình thường (n) thụ phấn cho nỗn 2n, sẽ tạo nên hợp tử 3n, từ đó
phát triển thành cây tam bội (3n).
+ Trên các cành không bị đột biến: hạt phấn chứa nhân sinh sản đơn bội (n) thụ phấn cho nỗn cầu
bình thường (n), sẽ tạo hợp tử 2n, phát triển thành cây lưỡng bội (2n).
♂(n) + ♀(n) → hợp tử 2n → cây con 2n
* Dự đốn tác nhân:
Vì đột biến xẩy ra là đột biến đa bội nên tác nhân đã gây nên đột biến đó là chất Cơnsixin, vì
Cơnsixin có tác dụng cản trở sự hình thành thoi tơ vơ sắc, dẫn đến gây đột biến đa bội.
* Cách duy trì dạng tứ bội trong sản xuất :
- Đối với cây tứ bội , vì nó có khả năng sinh sản hữu tính, nên
+ Có thể duy trì bằng cách cho tự thụ phấn hay giao phấn giữa các cây tứ bội.
+ Cũng có thể trì bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành, chiết cành, nuôi cấy tế
bào,...)
- Đối với cây tam bội, hầu như khơng có khả năng sinh sản hữu tính, nên chỉ có thể duy trì trong sản
xuất bằng cách cho sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành, chiết cành, ni cấy tế bào,...)
20.Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội, thể tứ bội
* Cơ chế phát sinh thể tam bội:
- Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân khơng bình à giao tử (2n)
- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) -> Hợp tử (3n) phát triển thành thể tam
bội
* Cơ chế phát sinh thể tứ bội:
- Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử(2n), tất cả các NST không phân ly -> tạo
thành hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội
- Trong giảm phân: tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân khơng bình -> giao tử (2n).
- Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với nhau -> Hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội.
21. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho lai giữa hai
cây tứ bội AaaaBbbb x AaaaBbbb kết quả thu được tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
* Xét riêng từng tính trạng:
- Về chiều cao cây: Aaaa x Aaaa (1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa) = (3cao : 1thấp)
- Về màu sắc hoa: Bbbb x Bbbb (1BBbb : 2Bbbb : 1bbbb) = (3 đỏ : 1 trắng)
* Xét chung cả 2 tính trạng:
- Tỉ lệ KG (1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa)(1BBbb : 2Bbbb :1bbbb) = (1 :2 :1 :2 : 4 :2 : 1: 2 : 1)
- Tỉ lệ KH (3cao : 1thấp)(3đỏ : 1 trắng) = 9 : 3 : 3 : 1
22. Trong q trình phát triển phơi sớm ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY, ở
lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly. Cho
rằng phơi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có mấy dịng tế bào khác nhau về số lượng
nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST các loại tế bào đó.
- Phát sinh 3 dịng tế bào: 1 dịng tế bào bình thường (2n) và 2 dịng tế bào đột biến 2n +2; 2n - 2
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n); AaBbDDddXY (2n+2)
23. Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của tính trạng chiều cao cây, do một cặp gen nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định. Khi người ta tiến hành giao phấn giữa các cây thuần chủng thân
cao với các cây thuần chủng thân thấp, thu được F 1 gồm 359 cây thân cao, 1 cây thân thấp. Hãy
giải thích sự xuất hiện cá thể thân thấp ở F1.
- Giải thích: Đã xảy ra đột biến.
- Các dạng đột biến có thể là:
+ Đột biến alen trội thành alen lặn, giao tử đột biến kết hợp với giao tử lặn bình thường => Cây thân
thấp.
+ Đột biến cấu trúc NST, mất đoạn NST mang gen trội, tạo ra giao tử khuyết đoạn gen trội, giao tử này
kết hợp với giao tử bình thường => Cây thân thấp
+ Đột biến lệch bội: tạo giao tử mất 1 chiếc NST chứa gen trội, giao tử này kết hợp với giao tử lặn bình
thường sinh ra thể khuyết nhiễm thân thấp ở F1.
24. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XXXY (tất cả các nhiễm sắc thể
thường đều bình thường).
Cơ chế hình thành hợp tử có NST giới tính XXXY:
- Trong quá trình giảm phân tạo trứng:
+ cặp NST giới tính XX khơng phân li tạo thành 2 loại trứng, 1 loại chứa cả 2 NST X (XX) và 1 loại
khơng chứa NST giới tính nào (O);
+ cặp NST giới tính XY khơng phân li tạo thành 2 loại tinh trùng, 1 loại chứa cả 2 NST giới tính XY
và 1 loại khơng chứa NST giới tính nào (O)
- Trong quá trình thụ tinh, trứng XX gặp tinh trùng XY sẽ tạo thành hợp tử có NST giới tính là XXXY
(2n + 2).
25. Ở ruồi giấm, bộ NST lưỡng bội là 2n = 8. Trên mỗi cặp NST thường xét một gen có 2 alen.
Trên cặp NST giới tính xét một gen có hai alen nằm trên vùng khơng tương đồng của NST giới
tính X. Số KG tối đa có thể có về các gen đang xét trong thể đột biến dạng thể ba của ruồi giấm
đực là bao nhiêu?
b. 2n = 8 do đó n = 4 (3 cặp NST thường + 1 cặp NST giới tính) Trên 1 cặp NST xét 1 gen có 2 alen
(A, a)
- Nếu là NST thường: AA, Aa, aa → có 3 KG
- Nếu đột biến thêm một chiếc sẽ có 4 KG (AAA, AAa, Aaa,aaa)
- Nếu là NST giới tính (bài cho ruồi giấm đực) 2n: XAY, XaY,
- nếu đột biến thêm một chiếc sẽ có 5 KG: (XAXAY, XAXaY, XaXaY) và (XAYY, XaYY)
+ TH1: Cặp 3 chiếc ở NST thường: = 3 x 3 x 4 x
x 2 = 216
+ TH2: Cặp 3 chiếc ở NST giới tính: 3 x 3 x 3 x 5 = 135
Vậy tổng là 216 + 135 = 351
26. Thế nào là hiện tượng tự đa bội. Tại sao đa bội thể gặp khá phổ biến ở thực vật nhưng hiếm
gặp ở động vật đặc biệt là động vật bậc cao?
- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một lồi và lớn hơn 2n. Trong
đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.
- Đa bội thể hiếm gặp ở động vật do:
+ ở động vật cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể nên khó tiến hành;
+ động vật có hệ thần kinh phát triển, có cơ chế xác định giới tính nên khi gây đa bội thường gây rối
loạn cơ chế xác định giới tính → chết.
26. Cho cây F1 có KG AAaa được hình thành từ những cây lưỡng bội thuần chủng, tương phản
có KG và sơ đồ lai như thế nào?
Cây F1 có KG AAaa được tạo thành từ những cây lưỡng bội thuần chủng, tương phản sau:
- TH1: P: AA
x
aa
Gp: A
a
F1:
Aa
(T/đ cônxisin gây đa bội hóa)
F1:
AAaa
- TH2: P:
AA
x
Gp: AA
F1:
AAaa
aa
aa
(T/đ cơnxisin vào g/đ giảm phân )
27. Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30%
số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST khơng phân li. Các cặp NST khác phân li bình
thường, khơng có đột biến khác xảy ra. Hãy tính xác suất để sinh một người con trai chỉ duy
nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác).
- Hội chứng Đao là kết quả của sự thụ tinh giữa gt bình thường (n) của bố hoặc mẹ với giao tử khơng
bình thường mang 2 NST (n+1) của mẹ hoặc bố xảy ra ở cặp 21
- Có sự khơng phân li ở 1 cặp trong số 23 cặp NST(2n = 46) → XS xảy ra ở cặp 21 = 1/23
- Với 1 tế bào sinh tinh hoặc trứng:
+ nếu GP I có 1 cặp NST không phân li sẽ cho 4 tế bào không bình thường gồm 2 tế bào (n+1) và 2 tế
bào (n-1) -> vẽ sơ đồ:………………………………………………………………………………….
→ tỉ lệ giao tử không bình thường mang 2 NST = 2/4 = 1/2
- Có 2 khả năng có thể xảy ra (vì khơng xét trường hợp xảy ra các hội chứng khác liên quan đến cặp
NST khác)
+ gt bình thường của bố thụ tinh với gt khơng bình thường của mẹ: = (90%) (30%.1/23.1/2)
+ gt bình thường của mẹ thụ tinh với gt khơng bình thường của bố: = (70%)(10%.1/23.1/2)
28. Ở một lồi thực vật, xét cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thường, mỗi alen đều có 150 vịng
xoắn. Alen D có G = 30%, alen d có số lượng 4 loại nuclêơtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen
Dd giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử có tổng số nuclêơtit loại A =
1950. Hãy xác định kiểu gen và cơ chế hình thành hợp tử trên.
TRẢ LỜI:
* Xác định kiểu gen
- Tổng số nuclêôtit của gen D bằng tổng số nu gen d = 150 x 20 = 3000
- Số nuclêôtit từng loại gen D: G = X = (30 . 3000)/100 = 900 A = T = 3000/2 - 900 = 600
- Số nuclêôtit từng loại của gen d : A = T = G = X = 3000/4 = 750
Hợp tử có tổng số nuclêơtit loại A = 1950 = (600 x 2) + 750
Vậy hợp tử có kiểu gen DDd
* Cơ chế hình thành
- Do rối loạn giảm phân I ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái,
+ cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I -> tạo giao tử Dd,
+ giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen D -> hình thành hợp tử DDd.
- Do rối loạn giảm phân II ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái,
+ cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II -> tạo giao tử DD,
+ giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d -> hình thành hợp tử DDd.
29. Ở một thực vật lưỡng bội, gen A quy thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao,
hoa đỏ thuần chủng giao phấn cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng côsixin tác
động lên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội.
Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội và các giao tử lưỡng bội thụ tinh
bình thường.
a. Cho các cây tứ bội F1 giao phấn tự do. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ kiểu hình chỉ
mang một tính trạng trội ở đời con.
P: AABB ( Cây thân cao, hoa đỏ) × aabb ( Cây thân thấp, trắng)
F1
AaBb (Cây thân cao, hoa đỏ)
-> Tứ bội hóa cây F1 thu được cây AAaaBBbb
-> Cho cây F1 x F1 AAaaBBbb × AAaaBBbb
--> Tỉ lệ kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội ở đời con là: Cây thân cao, hoa trắng và cây thân thấp
hoa đỏ .
- Xét riêng từng cặp AAaa × AAaa cho tỉ lệ kiểu hình F2: 35 /36 cây thân cao : 1/36 cây thân
thấp. (Cây AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA , 4/6Aa , 1/6 aa)
- BBbb × BBbb cho tỉ lệ kiểu hình F2: 35/36 hoa đỏ : 1/36 hoa trắng. (Cây BBbb giảm phân cho các
loại giao tử 1/6BB , 4/6Bb , 1/6 bb)
Vậy tỉ lệ kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội: (35 /36 cây cao x 1/36 hoa trắng.) + (1/36 cây thấp
x 35/36 hoa đỏ) = 70/1296
b. Cho các cây tứ bội F1 giao phấn cây lưỡng bội F1 được F2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác
định tỉ lệ kiểu hình ở đời con. AAaaBBbb × AaBb
- Xét từng cặp AAaa × Aa cho tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 11/12 cây thân cao : 1/12 cây thân thấp.
(cây Aa cho 2 loại giao tử 1/2A, 1/2a)
- BBbb × Bb cho tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 11/12 hoa đỏ : 1/12 hoa trắng. (cây Bb cho 2 loại giao tử
1/2B, 1/2b)
Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 (11/12 cây thân cao : 1/12 cây thân thấp) . (11/12 hoa đỏ : 1/12 hoa trắng.)
= 121/144 cây cao, hoa đỏ : 11/144 cây cao, hoa trắng : 11/144 cây thấp, hoa đỏ : 1 /144 cây thấp, hoa
trắng.
30. Kể tên các dạng đột biến đa bội ở sinh vật? Tại sao đột biến lệch bội thường gây hậu quả
nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội ?
* Các dạng đột biến đa bội ở sinh vật gồm:
- Đột biến tự đa bội: Đa bội chẵn và đa bội lẻ.
-Dị đa bội
* Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội, vì:
- Đột biến lệch bội:
+ làm tăng hay giảm số lượng chỉ một hay vài NST dẫn đến mất cân bằng của toàn bộ hệ gen, làm cơ
thể không sống hoặc giảm sức sống
+ Cơ thể lệch bội thường khơng có khả năng phát sinh giao tử bình thường nên cơ thể lệch bội thường
mất khả năng sinh sản
- Đột biến đa bội làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 hoặc 2 loài trong 1 tế bào làm:
+ Lượng AND tăng gấp bội, sinh tổng hợp các chât tăng nên tế bào sinh dưỡng to,phát triển khỏe,
chống chịu tốt.
+ Đa bội chẵn và song nhị bội có khả năng sinh sản hữu tính
Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội
31. Vinbalstin là một loại thuốc có khả năng ức chế sự trùng hợp của tubulin để hình thành các
vi ống, loại thuốc này được sử dụng để điều trị một số bệnh về ung thư. Hãy cho biết thuốc này
đã ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư bằng cách nào? Nêu cơ chế phát sinh thể tứ bội. Có
ý kiến cho rằng, đột biến đa bội chi xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. Điều đó có đúng
khơng? Giải thích.
* Vinbalstin ức chế sự trùng hợp của tubulin, làm ngăn cản quá trình hình thành các vi ống dẫn đến ức
chế hình thành thoi phân bào, ngăn cản quá trình phân chia của tế bào ung thư.
* Cơ chế hình thành thể tứ bội:
- Phương pháp 1: Gây rối loạn cơ chế phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân: bộ nhiễm sắc thể 2n
của tế bào nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào tứ bội (4n).
- Phương pháp 2: Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng không phân li ở kì
sau, sẽ tạo giao tử có 2n. Các loại giao tử này thụ tinh với nhau sẽ cho hợp tử 4n phát triển thành cây tứ
bội.
* Có ý kiến cho rằng đột biến đa bội chỉ xảy ra ở thực vật mà ít xảy ra ở động vật.
- Điều đó khơng đúng.
- Vì đột biến đa bội xảy ra do rối loạn quá trình phân litrong quá trình phân bào nguyên phân hoặc
giảm phân. Sự phân bào ở tế bào động vật và tế bào thực vât đều có thể bị rối loạn dẫn tới gây đột biến
đa bội NST.
Tuy nhiên, trong tự nhiên thì rất ít gặp thể đột biến đa bội ở động vật, nguyên nhân là vì ở động vật,
hầu hết các đột biến đa bội đều gây chết ở giai đoạn tiền phôi cho nên không tạo thể đột biến.
32. Ở người, tại so việc sinh con có hội chứng Đao chủ yếu do người mẹ chứ ít khi do bố?
* Hội chứng Đao ở người xảy ra khi NST số 21 tồn tại 3 chiếc.
- Sự hình thành thể đột biến này là do sự kết hợp giữa giao tử (n+1) của bố hoặc mẹ với giao tử n của
giới còn lại.
- Tuy nhiên việc hình thành giao tử (n+1) để dẫn tới hình thành thể ba ở NST số 21 hình thành nên
bệnh Đao chủ yếu vẫn do người mẹ vì:
+ Ở người mẹ, từ khi còn trong bào thai các tế bào sinh dục cái đã tiến hành giảm phân I. Quá
trình đó được dừng lại cho đến khi người con gái bước vào tuổi dậy thì, vào mỗi chu kì kinh nguyệt lại
có một tế bào tiếp tục hình thành q trình giảm phân đó để tạo tế bào trứng. Do đó có những tế bào
sinh dục đã dừng lại ở kì đầu của giảm phân I trong thời gian dài (vài chục năm), các NST trong tế bào
tiếp hợp với nhau trong thời gian dài nên khi tiếp tục quá trình giảm phân ở tuổi trưởng thành thì xác
suất hình thành nên giao tử (n+1) của người mẹ là rất cao.
+ Cịn người bố thì q trình giảm phân hình thành tinh trùng chỉ diễn ra trong thời gian rất
ngắn, sự tiếp hợp giữa các cromatit trong cặp NST kép diến ra nhanh nên sự phân li của NST ở kì sau
thường diến ra đồng đều.
+ Mặt khác, ở người bố có rất nhiều tinh trùng (trong 1ml tinh dịch có khoảng 600 triệu tinh
trùng) nên nếu có một số tinh trùng bị đột biến lệch bội thì chúng thường khơng có khả năng tham gia
thụ tinh (bị các tinh trùng bình thường cạnh tranh).
+ Cịn ở mẹ mỗi chu kì kinh nguyệt chỉ rụng có 1 trứng, nếu trứng bị đột biến lệch bội thì nó
vẫn được thụ tinh sinh ra con bị đột biến. Như vậy ở các giao tử đã có sự tác động của chọn lọc.
33. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 có 1000 cây trong đó có
999 cây hoa đỏ, 1 cây hoa trắng. Cho rằng cây hoa trắng F 1 là do đột biến gây ra. Hãy trình bày
các dạng đột biến có thể dẫn tới làm xuất hiện cây hoa trắng nói trên.
- Cây hoa trắng khơng có gen A, nên nó có thể thuộc 1 trong 3 dạng đột biến là mất đoạn NST, lệch bội
hoặc đột biến gen.
- Đột biến mất đoạn NST: Mất doạn mang gen A. P: AA x aa.
+ Ở cơ thể AA , do đột biến mất đoạn NST nên hình thành nên giao tử có số NST n nhưng không mang
gen A.
+ Cơ thể aa giảm phân bình thường tạo giao tử a.
+ Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử bị đột biến mất đoạn (giao tử không mang A) tạo hợp tử đột
biến có kiểu gen a có kiểu hình hoa trắng.
- Đột biến lệch bội thể một: Mất NST mang gen A. P: AA x aa.
+ Ở cơ thể AA, do rối loạn giảm phân nên cặp NST mang gen AA khơng phân li nên tạo giao tử (n+1)
có gen AA và giao tử (n-1) khơng có gen A.
+ Cơ thể aa giảm phân bình thường tạo giao tử a.
+ Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử (n-1) (không mang NST A) tạo hợp tử đột biến lệch bội (2n-1)
có kiểu gen a biểu hiện kiểu hình hoa trắng. (0,25đ)
- Đột biến gen: A thành a. P: AA x aa.
+ Ở cơ thể AA, do tác nhân đột biến làm cho gen A thành a nên cơ thể AA tạo ra giao tử A và giao tử
đột biến a.
+ Cơ thể aa giảm phân bình thường cho giao tử a.
+ Sự thụ tinh giữa giao tử a với giao tử đột biến a tạo hợp tử aa cho kiểu hình hoa trắng.
34. Một lồi thú có bộ NST lưỡng bội là 2n. Quan sát dưới kính hiển vi thấy 1 tế bào có 7 NST
đơn. Tế bào trên đang trải qua kì nào của quá trình phân bào? Xác định bộ NST lưỡng bội của
tế bào trên.
- Bộ NST lưỡng bội của tế bào trên và trải qua các kì phân bào --> Có 4 trường hợp
- Tế bào chứa bộ NST ở trạng thái đơn có thể ở kì sau nguyên phân (4n), kì cuối nguyên phân (2n), ở
pha G1 của kì trung gian (2n), kì sau giảm phân II (2n) hoặc kì cuối GPII (n)
- Bộ NST ở kì sau nguyên phân (4n), kì cuối nguyên phân (2n), ở pha G 1 của kì trung gian (2n), kì sau
giảm phân II (2n) ln là một số chẵn ---> Tế bào có bộ NST là 7 đang ở kì cuối giảm phân II.
- Ở kì cuối GP II, mỗi TB có n NST đơn --> n = 7 --> 2n = 14
35. Trình bày cơ chế phát sinh các thể lệch bội cặp NST giới tính ở người.
* Cơ chế phát sinh thể lệch bội cặp NST giới tính:
- Trong giảm phân phát sinh giao tử của người mẹ, cặp NST giói tính khơng phân li --> tạo các gt lệch
bôi (n + 1) XX và (n-1) 0.
- Trong phát sinh gt của người cha --> tạo các gt bình thường (n) mang NST X hoặc Y.
- Trong thụ tinh, có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các gt bình thường của người cha với các loại gt lệch
bội của mẹ --> tạo ra các hợp tử bất thường về cặp NST giới tính --> thể lệch bội cặp NST giới tính ở
người như: XXX; XXY và 0X (0Y bị chết ở giai đoạn hợp tử).
36. Thế nào là đột biến lệch bội? Tại sao đột biến lệch bội thường làm giảm khả năng sinh sản
của cơ thể?
- Đột biến lệch bội là đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng NST ở một vài cặp NST tương đồng.
- Do đột biến lệch bội làm mất cân bằng hệ gen nên gây rối loạn trong quá trình phát sinh giao tử ->
giảm khả năng sinh sản.
37. Ở ngô, hạt phấn thừa 1 NST (n + 1) khơng có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào noãn thừa 1
NST (n + 1) vẫn thụ tinh bình thường. Các cây ba nhiễm Rrr tạo các giao tử theo tỷ lệ 1R : 2Rr :
2r :1rr. Nếu R xác định màu đỏ (tức là Rrr là đỏ) và rr màu trắng. Hãy dự đoán kết quả của các
phép lai sau :
a.
♀Rrr x ♂ rr.
b.
♀rr x ♂ Rrr
c.
♀Rrr x ♂ Rrr.
TRẢ LỜI:
a. ♀ Rrr x ♂ rr. Kiểu gen: 1Rr: 2rr; Kiểu hình 1 màu đỏ: 2 màu trắng
b. ♀ rr x ♂ Rrr Kiểu gen: 1Rr: 2Rrr: 2rr: 1rrr; Kiểu hình: 1 màu đỏ: 1 màu trắng
c. ♀ Rrr x ♂ Rrr. Kiểu gen: 1RR: 2RRr: 4Rr: 5Rrr: 4rr: 2rrr; Kiểu hình: 2 màu đỏ: 1 màu trắng
38. Ở người xuất hiện các dạng tế bào OX và XXY.
a. Các loại tế bào trên thuộc dạng đột biến nào? Nêu tên các dạng đột biến đó ?
b. Giải thích sự hình thành các dạng đột biến trên, cho biết ở người bố có hiện tượng giảm
phân bất thường, ở mẹ giảm phân bình thường ?
c. Nêu hậu quả các dạng đột biến trên ở người?
a/
- Tế bào OX là dạng thể một, tế bào bị mất một NST giới tính. Đây là hội chứng Tơcnơ.
- Tế bào XXY là dạng thể ba, tế bào thừa 1 NST giới tính. Đây là hội chứng Claiphento.
b/
- Sự hình thành dạng đột biến XO: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người bố cặp
NST giới tính khơng phân li tạo giao tử thiếu 1 NST giới tính. Giao tử này kết hợp với giao tử bình
thường ở người mẹ tạo nên đột biến thể một XO.
- Sự hình thành dạng đột biến XXY: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người bố
cặp NST giới tính khơng phân li tạo giao tử thừa 1 NST giới tính. Giao tử này
c/ Hậu quả các dạng đột biến trên ở người:
- Làm mất cân bằng hệ gen, sự hình thành các bộ phận, cơ quan sinh dục khơng bình thường.
- Khơng có q trình phát sinh giao tử, khơng có kinh nguyệt, khơng có tinh trùng. Không sinh sản
được.
39. Nêu nguyên nhân phát sinh thể đột biến lệch bội và đột biến đa bội. SƠ SÀI
* Lệch bội và tự đa bội là do các tác nhân vật lý, hóa học của mơi trường ngồi hoặc do rối loạn của
môi trường nội bào làm cản trở sự phân ly một hay một số cặp NST (tạo lệch bội) hoặc toàn bộ NST
(tạo đa bội).
* Dị đa bội do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
40. Cây cà chua tứ bội (4n) có kiểu gen Aaaa giảm phân có thể tạo ra những loiaj giao tử nào? Vì
sao thể tứ bội (4n) lại giảm khả năng hữu thụ so với thể lưỡng bội (2n)?
Các kiểu giao tử có thể được sinh ra từ cây cà chua tứ bội Aaaa: AAaa, AAa, Aaa, AA, Aa, aa, A, a, o.
- Thể tứ bội (4n) giảm khả năng hữu thụ so với thể lưỡng bội (2n) vì:
+ Thể tứ bội (4n) có sự di truyền phân ly phức tạp, không ổn định do giảm phân ở các cá thể này bị rối
loạn.
+ Các NST tương đồng tiếp hợp và phân ly một cách ngẫu nhiên à giao tử có số lượng 0, n, 2n, 3n, 4n
nhưng chỉ có giao tử lưỡng bội 2n mới có sức sống.
41. Cho biết cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3.
Cho phép lai P: ♂ aaBb x ♀ Aabb. Hãy xác định các loại giao tử trong trường hợp cặt NST số 1 ở
cơ thể mẹ rối loạn phân ly ở giảm phân I và cặp NST số 3 ở cơ thể bố rối loạn phân ly ở giảm
phân II
- Giao tử cơ thể mẹ: (Aa,0) x b = Aab, b.
- Giao tử cơ thể bố: (BB, bb, B, b, 0) x a = aBB, abb, aB, ab, a.
42. Ở 1 loài cây ăn quả lưỡng bội giao phối, khi cho lai các cây BB với các cây bb được F 1. Người
ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Bbb. Trình bày cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen
Bbb nói trên? Viết sơ đồ minh họa.
- Cây mang kiểu gen Bbb có thể là thể lệch bội (2n + 1) hoặc thể tam bội (3n)
- Cơ chế hình thành thể 2n + 1 có kiểu gen Bbb:
+ Do rối loạn phân li NST trong giảm phân của cây bb phát sinh giao tử (n + 1) có thành phần gen
trong giao tử là bb
+ Giao tử khơng bình thường bb kết hợp với giao tử bình thường B tạo ra cơ thể đột biến lệch bội có
kiểu gen Bbb (0,25đ).
+ Sơ đồ: P : BB (2n)
x
bb (2n)
Gp: B (n)
bb (n + 1)
F1 :
Bbb(2n + 1)
- Cơ chế hình thành tam bội (3n) có kiểu gen Bbb:
+ Do rối loạn phân lý NST trong giảm phân của cây bb, phát sinh giao tử đột biến 2n có thành phần
kiểu gen bb
+ Giao tử khơng bình thường bb (2n) kết hợp với giao tử bình thường B(n) tạo ra cơ thể đột biến tam
bội có kiểu gen Bbb
+ Sơ đồ:P : BB (2n)x bb(2n)
Gp: B(n)
bb(2n)
F1 :
Bbb (3n)
43. Một tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội 2n, trải qua 11 lần nguyên phân. Sau một số lần
phân bào đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội, sau đó các tế bào con tiếp tục nguyên phân
bình thường. Cuối quá trình đã tạo ra 2016 tế bào con. Hãy xác định:
1. Lần phân bào xảy ra đột biến là lần thứ mấy?
2. Số lượng tế bào lưỡng bội và tế bào tứ bội được sinh ra vào cuối quá trình?
*Lần phân bào xảy ra đột biến:
- Gọi x là lần phân bào, tại đó có 1 tế bào bị đột biến tứ bội (x nguyên dương)
Theo đề, ta có: (2x - 1). 211- x = 2016 = 63 . 25
2x - 1 = 63 => x = 6.
* Số tế bào lưỡng bội và tứ bội:
- Số tế bào tứ bội: 32
- Số tế bào lưỡng bội: 2016 - 32 = 1984 (tế bào)
44. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi
khảo sát một quần thể của lồi này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: A, B, C, D. Phân tích tế
bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau:
Thể đột
biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
A
3
3
3
3
3
3
B
4
4
4
4
4
4
C
1
2
1
2
2
2
D
2
2
3
2
2
2
1. Xác định tên gọi của bốn thể đột biến A, B, C, D?
2. Nêu cơ chế hình thành dạng thể đột biến D?
3. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể một kép ở loài này?
a/ Tên gọi của các thể đột biến: A: Thể tam bội B: Thể tứ bội C: Thể một kép D: Thể ba.
b/ Cơ chế hình thành dạng đột biến D: Đột biến thể ba ở NST số III được hình thành do sự kết hợp
giữa giao tử bình thường với giao tử mang hai NST số III (n + 1). Cơ chế hình thành như sau:
- Ở cơ thể bố (hoặc mẹ), trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp NST số III không phân li (trong
giảm phân I hoặc II) tạo giao tử mang hai NST số III (các NST khác đều bình thường).
- Giao tử mang 2 NST số III (n + 1) khi thụ tinh với giao tử bình thường sẽ tạo ra hợp tử mang 3 NST
số III (thể ba). Hợp tử này phát triển thành thể đột biến.
c/ Số loại thể một kép tối đa trong loài: Cn2 = C62 = 15 (loại thể một kép)
45. Bộ lưỡng bội NST của một lồi sinh vật có 2n = 20.
a. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể ở thể ba, thể tam bội và thể tứ bội.
b. Phân biệt thể ba và thể tam bội.
c. Đột biến có thể tạo ra bao nhiêu loại thể ba ở loài này.
a/
- Bộ lưỡng bội NST của một lồi sinh vật có 2n = 20.
-> Số NST ở thể ba: 2n + 1 = 21
-> Số NST ở thể tam bội: 3n = 30
-> Số NST ở thể tứ bội: 4n = 40
b/ Phân biệt thể ba và thể tam bội.
- Thể ba là thể lệch bội, trong tế bào của thể ba có tổng số 21 NST (có một cặp NST mang 3 NST, các
cặp cịn lại có 2 NST).
- Thể tam bội là thể đột biến đa bội, trong tế bào của thể tam bội có tổng số 30 NST (tất các các cặp
NST đều chứa 3 NST).
c/ Đột biến có thể tạo ra tối đa Cn1 = C101 = 10! (loại thể ba)
46. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào
dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?
- Các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
+ Mất đoạn
+ Lặp (thêm) đoạn
+ Đảo đoạn
+ Chuyển đoạn
- Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân là đột biến lặp đoạn và
mất đoạn.
47. Một đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể bị đứt gãy, hãy cho biết
đoạn NST bị đứt gãy có thể gây ra những thay đổi gì trong cấu trúc của hệ gen.
* Đoạn NST bị đứt gãy có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc của hệ gen là :
- Nếu đoạn mất đó khơng gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến thì hệ gen sẽ bị mất gen.
- Nếu đoạn đứt ra được gắn vào 1 nhiễm sắc thể khác trong cặp tương đồng làm dư thừa 1 đoạn NST
tạo nên lặp đoạn.
- Nếu đoạn đứt ra gắn trở lại với nhiễm sắc thể ban đầu nhưng theo chiều ngược lại tạo nên đột biến
đảo đoạn.
- Nếu đoạn đứt ra gắn trở lại với NST ban đầu nhưng ở vị trí khác tạo nên đột biến chuyển đoạn trong
1 nhiễm sắc thể.
- Nếu đoạn bị đứt ra gắn với 1 nhiễm sắc thể không tương đồng tạo ra đột biến chuyển đoạn không
tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể
48. Mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Đao:
Tuổi mẹ (năm)
<30
30 - 40 35 - 39
40 - 44
>44
Số ca bị bệnh Đao/1000
<1
1-2
2-5
5 - 10
10 - 20
trẻ sơ sinh sống
a. Hội chứng Đao là kết quả của dạng đột biến NST nào ?
b. Cho biết mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Đao? Hãy giải thích về
mối liên quan đó?
a. Hội chứng Đao là kết quả của dạng đột biến NST: Đột biến lệch bội dạng thể ba ở NST số 21
b. Mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Đao: Tỉ lệ con sinh ra bị bệnh Đao tăng
theo độ tuổi của người mẹ.
* Giải thích:
- Ở nữ giới, từ khi mới ra đời đã có các nỗn bào I ở giai đoạn giảm phân I, các noãn bào này tồn tại
cho đến khi dậy thì và khi trứng rụng tế bào mới qua giảm phân I.
- Những phụ nữ càng lớn tuổi thì thời gian tồn tại của các noãn bào I ở giai đoạn giảm phân phân càng
lâu. Trong thời gian dài đó, trứng chịu tác động của các nhân tố bất lợi như tia phóng xạ và các tác
nhân đột biến khác.
49. Phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb, đời con phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBBb. Giải
thích cơ chế hình thành thể tứ bội nói trên?
- Aaaa là do 2 giao tử Aa và aa kết hợp với nhau.
+ Aa là giao tử được hình thành do rối loạn phân ly cặp NST Aa trong giảm phân I,
+ aa là giao tử được hình thành do rối loạn phân ly cặp NST Aa trong giảm phân II.
- BBBb là do 2 giao tử Bb và BB kết hợp với nhau.
+ Bb là giao tử được hình thành do rối loạn phân ly cặp NST Bb trong giảm phân I,
+ BB là giao tử được hình thành do rối loạn phân ly cặp NST Bb trong giảm phân II.
- Cơ thể bố AaBb rối loạn giảm phân I tạo giao tử AaBb, cơ thể mẹ AaBb rối loạn giảm phân tạo giao
tử aaBB. Sự kết hợp giữa giao tử AaBb và aaBB tạo hợp tử AaaaBBBb.
- Cơ thể mẹ AaBb rối loạn giảm phân I tạo giao tử AaBb, cơ thể bố AaBb rối loạn giảm phân tạo giao
tử aaBB. Sự kết hợp giữa giao tử AaBb và aaBB tạo hợp tử AaaaBBBb.
50. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính XXXY ( tất cả các nhiễm sắc
thể thường đều bình thường ).
+ Trong quá trình giảm phân tạo trứng, cặp NST giới tính XX khơng phân li tạo thành 2 loại trứng, 1
loại chứa cả 2 NST X (XX) và một loại khơng chứa NST giới tính nào (O).
+ Trong q trình giảm phân tạo tinh trùng, cặp NST giới tính XY không phân li tạo thành 2 loại tinh
trùng, 1 loại chứa cả 2 NST giới tính XYvà một loại khơng chứa NST giới tính nào (O).
+ Trong q trình thụ tinh trứng XX gặp tinh trùng XY sẽ tạo thành hợp tử có NST giới tính là XXXY
(2n + 2
51. Ở một loài thực vật 2n = 24. Nếu các thể lệch bội sinh sản hữu tính bình thường và các loại
giao tử tạo ra đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể ( 2n - 1 ) thụ phấn
với cây 2n thì sẽ có bao nhiêu loại cây con và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
- Khi hình thành giao tử thể 2n - 1 cho 2 giao tử
cây 2n cho 1 giao tử
- Sự thụ phấn giữa thể 2n - 1 và cây 2n sẽ cho 2 loại cây
- Tỉ lệ mỗi loại là 50%
52. Điểm khác nhau giữa tự đa bội và dị đa bội?
- Tự đa bội Là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n
- Dị đa bội Là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
P : 2n x
2n
Gp: n
2n
F1 :
3n (tam bội)
P : 2n
x
2n
Gp: 2n
2n
F1 :
4n (tứ bội)
P: AA
Gp: A
F1 :
x
BB
B
AB
53. Ở một loài thực vật A quy định quả đỏ là trội so với a quy định quả vàng. Khi cho quả đỏ thuần
chủng lai với quả vàng được f1. Xử dụng conxisin lưỡng bội hố. Sau đó cho các cây f1 lai với nhau hỏi
đời f2 thu được kết quả như thế nào về kiểu hình?
- Ta có sơ đồ lai sau: P : AA
x
aa
Gp: A
a
F1:
Aa
Aaaa (coxisin hóa)
F1 x F1: AAaa x AAaa
F2 : 35 đỏ: 1 vàng.
- Tuy nhiên có trường hợp lưỡng bội hố khơng thành cơng cơ thể vẫn là kiểu gen Aa.
- Thì lúc này ta có F1 x F1
Aa x Aa
F2
3 đỏ: 1 vàng
54. Một lồi thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai
alen. Do đột biến, trong lồi đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể.
Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
- Với 2n = 6 => có 3 cặp NST, trong đó:
+ 2 cặp NST khơng bị đột biến thể 3, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.
+ 1 cặp NST bị đột biến thể 3, chứa 2 alen có 4 kiểu gen.
-> Số tế bào thể 3 là C31 = 3 tế bào.
-> Số loại KG có thể có là: 3 x 3 x 3 x 4 = 1080
55. Ở một loài cây giao phấn, khi đem lai các cây có kiểu gen Aa (bộ nhiễm sắc thể 2n) với các
cây có kiểu gen aa (bộ nhiễm sắc thể 2n) thu được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu
gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Aaa nói trên.
*Cây F1 Aaa được tạo ra do giao tử aa kết hợp với giao tử A hoặc giao tử Aa kết hợp với giao tử a
* Các cơ chế:
- Đột biến dị bội (Lệch bội):
+ Cơ thể Aa bị đột biến, cặp NST mang Aa không phân li ở giảm phân I tạo giao tử Aa (n +1); cơ thể
aa giảm phân bình thường, tạo giao tử a (n). Giao tử Aa (n +1) thụ tinh với giao tử a (n) tạo nên hợp tử
Aaa (2n + 1); sơ đồ....
+ Cơ thể aa bị đột biến, cặp NST mang aa không phân li tạo giao tử aa (n +1); cơ thể Aa giảm phân
bình thường, tạo giao tử A (n) và a (n). Giao tử A (n) thụ tinh với giao tử aa (n +1) tạo nên hợp tử Aaa
(2n + 1); sơ đồ....
- Đột biến đa bội: Một trong hai cơ thể bị đột biến đa bội, hình thành giao tử 2n; giao tử 2n kết hợp với
giao tử n tạo ra hợp tử 3n. Để tạo được cơ thể 3n có kiểu gen Aaa thì có 2 trường hợp:
+ Cơ thể Aa bị đột biến đa bội tạo giao tử (2n) mang Aa; cơ thể aa giảm phân bình thường, tạo giao tử
(n) mang a . Giao tử Aa (2n) kết hợp với giao tử a (n) tạo nên hợp tử Aaa (3n); sơ đồ....
+ Cơ thể aa bị đột biến đa bội tạo giao tử (2n) mang aa; cơ thể Aa giảm phân bình thường, tạo giao tử
A (n) và a (n). Giao tử A (n) kết hợp với giao tử aa (2n) tạo nên hợp tử Aaa (3n) ; sơ đồ....
56. Những dạng đột biến nào làm tăng số lượng alen của một gen trong một tế bào.
+ Đột biến gen
+ Đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn
+ Đột biến lệch bội dạng tam nhiễm
+ Đột biến đa bội
57. Ở một loài thực vật , gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
cho biết các hạt phấn lệch bội khơng có khả năng thụ tinh, trong khi sác xuất thụ tinh của các
noãn là như nhau. Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các phép lai sau:
1. P :♂AAa × ♀AAa.
2. P: ♂Aaa × ♀AAa.
Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các phép lai :
a/.
P:
♂ AAa × ♀ AAa
- G tham gia thụ tinh: ♂2/3 A:1/3 a × ♀1/6AA :2/6 Aa : 2/6A : 1/6a
- Kiểu hình F1 : 17/18 cây hoa đỏ : 1/18 cây hoa trắng.
b.
P:
♂ Aaa × ♀ AAa
- G tham gia thụ tinh: ♂1/3 A:2/3 a × ♀1/6AA : 2/6 Aa :2/6A : 1/6a
- Kiểu hình F1 : 8/9 cây hoa đỏ : 1/9 cây hoa trắng.
58. Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST (khái niệm, hậu quả, ví dụ, vai trị ).
* Mất đoạn: Đầu mút hoặc giữa.
- Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST
hậu quả: - Giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen trong hệ gen.
- Mất đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm sức sống ở sinh vật.
vai trị: - Xác định vị trí của gen trên NST.
- Loại bỏ khỏi NST những gen có hại.
ví dụ: Mất đoạn NST 21 của người gây bệnh ung thư máu (Bạch cầu ác tính, máu trắng).
* Lặp đoạn: 1 hoặc nhiều lần
Là đột biến làm cho đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần
- Tăng số lượng gen trên NST.
- Tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
- Có ý nghĩa đối với tiến hóa hệ gen.
- Ở đại mạch làm tăng hoạt tính của E amilaza→ SX bia.
Lặp đoạn Bar/X ở ruồi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt. Đảo đoạn: ngoài hoặc gồm tâm động. Là đột
biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại.
- Chỉ thay đổi vị trí sắp xếp các gen trên NST.
- Ít ảnh hưởng đến sức sống của SV
- Tạo ra sự đa dạng của các thứ các dịng trong lồi.
- ĐĐ/ NST số 3 ở ruồi giấm tạo ra các nịi có khả năng thích ứng với nhiệt độ MT khác nhau.
* Chuyển đoạn
+ trong 1 NST
+ Chuyển đoạn tương hỗ
+ Chuyển đoạn không tương hỗ. Là đột biến dẫn đến một đoạn của NST chuyển sang vị vị trí khác trên
cùng một NST, hoặc trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng.
- Trong 1 NST chỉ thay đổi vị trí gen trên NST. - Giữa các NST làm thay đổi số lượng, thành phần và
vị trí sắp xếp các gen trên các NST.
- Chuyển đoạn nhỏ ít nghiêm trọng, chuyển đoạn lớn gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
- Cơ sở khoa học của kĩ thuật cấy gen trong chọn giống.
- Tạo sự đa dạng trong loài.
- Chuyển đoạn nhỏ ở chuối, đậu, lúa...
59. Ở trạng thái chưa đột biến, NST có trình tự các gen ABCDoMN (o là kí hiệu của tâm động).
Từ NST này đã phát sinh 2 thể đột biến mới. Thể đột biến thứ nhất có trình tự các gen CDoMN,
thể đột biển thứ 2 có trình tự các gen ABCDoMNP. Hai thể đột biến này thuộc dạng nào ?
So sánh trình tự các gen của NST đột biến với trình tự các gen của NST lúc bình thường, ta thấy :
- NST của thể đột biến thứ nhất bị mất gen AB, các trình tự cịn lại khơng bị thay đổi so với NST khác
lúc bình thường. Do vậy, đây là đột biến mất đoạn NST.
- NST của thể đột biến thứ hai có thêm một gen mới (gen P), các trình tự cịn lại khơng bị thay đổi so
với NST lúc bình thường
-> Đây là đột biến chuyển đoạn NST (chuyển đoạn không tương hỗ), gen P được chuyển từ NST khác
tới.