Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
----------

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2022 - 2023

Tên dự án :
PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC CỦA HÀNH VI THÍCH TIKTOK, SELFIE
CỦA HỌC SINH THPT TỪ ĐÓ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP
Lĩnh vực dự thi :

Khoa học xã hội và hành vi

Mã dự án: N1-141-2

Vị trí: ….

Hải Phịng, tháng 11 năm 2022

1


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
II. Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học...................2
III. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu............................................................3
IV. Tiến hành nghiên cứu......................................................................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng thích TikTok, selfie của học sinh THPT... 5
Chương 2: Thực trạng sử dụng Tiktok, Selfie của học sinh THPT.........................7
Chương 3: Nguyên nhân và tác động của việc thích TikTok, selfie đối với học sinh


THPT..................................................................................................................... 10
Chương 4: Một số giải pháp giúp học sinh THPT sử dụng TikTok, selfie để nâng
cao hiệu quả, hứng thú học tập................................................................. 12
V. Kết luận..............................................................................................................16
VI. Tài liệu tham khảo...........................................................................................16

2


NỘI DUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau giai đoạn phải học tập online do đại dịch Covid 19, đa số học sinh ở lứa tuổi THPT
đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại phổ thông, smartphone hoặc các phương tiện khác như
máy tính... Đó là điều kiện để các em tiếp cận với mạng xã hội, một thành tựu quan trọng của
cơng nghệ đem lại những tiện ích vơ cùng lớn trong cuộc sống hiện đại nhưng đi liền với nó là rất
nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, trao đổi. Theo một cuộc khảo sát của công ty sách giáo khoa
McGraw Hill, cứ 4 thanh niên thì có 3 người tìm đến mạng xã hội, chủ yếu là TikTok và
YouTube. Điều đó chứng tỏ, TikTok đã trở thành đối tượng thu hút, hấp dẫn của lứa tuổi thanh
niên. Nếu như Facebook ngày càng trở nên xô bồ, Instagram là nơi người ta khoe những cái lộng
lẫy xa hoa thì TikTok là một ứng dụng thú vị, mang tính giải trí và mức dộ phổ biến rất cao. Tính
đến năm 2018, TikTok đã có mặt ở hơn 150 thị trường và bằng 75 ngôn ngữ. TikTok đã được tải
xuống 104 triệu lần trên App Store của Apple trong nửa đầu năm 2018 (Theo dữ liệu Sensor
Tower cung cấp cho CNBC). Bàn về sức hấp dẫn của TikTok, Giáo sư tại ĐH Kent Andrew
Lepp khẳng đinh: "TikTok được thiết kế để bám lấy bạn đến mức không thể buông được. Có
thể bạn mở TikTok và học được điều gì đó hay ho liên quan đến ngành học của mình,
nhưng tơi cá rằng nhiều người sẽ lại dùng nó để giải trí hay cho bất kỳ mục đích phi giáo
dục nào khác".
Thực tế cũng cho thấy, một số học sinh THPT sử dụng các trang mạng cá nhận,
mạng xã hội để tạo ra hiệu ứng tốt cho quá trình học tập của bản thân như trao đổi kinh
nghiệm học tập, khai thác tư liệu phục vụ học tập và dạy học trực tuyến, giải trí; cá biệt cịn

có những bạn được tặng tiền từ TikTok. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, tình trạng
giới trẻ, nhất là học sinh THPT sử dụng mạng xã hội nói chung, TikTok nói riêng khơng
đúng mục đích đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, việc thiếu kỹ năng sử dụng
mạng đã làm nảy sinh những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả học
tập.
Từ thực trạng trên chúng tôi lựa chọn dự án “Phát huy mặt tích cực của hành vi thích
Tiktok, selfie của học sinh THPT từ đó nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập”. Dự án nhằm
mục đích làm rõ thực trạng, nguyên nhân thích TikTok, selfie của học sinh trường THPT Lê Ích
Mộc và THPT Quảng Thanh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh THPT sử
dụng hợp lý, hiệu quả mạng xã hội nói chung, Tiktok nói riêng, góp phần nâng cao kết quả học
tập, rèn luyện các mặt cho học sinh.
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
- Có hay khơng thực trạng học sinh thường xun sử dụng TikTok, thích selfie?
- Học sinh lướt Tiktok để làm gì? Tỉ lệ học sinh lướt Tiktok để học bài là như thế nào?
- Học sinh trường THPT đã có kỹ năng sử dụng mạng xã hội nói chung, TikTok nói riêng
hợp lý chưa? Có thể nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập cho học sinh THPT thông qua
việc phát huy khía cạnh tích cực của hành vi thích TikTok, selfie khơng?
2. Vấn đề nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Dự án nghiên cứu và làm sáng tỏ thực trạng thích TikTok, selfie ở học sinh; từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập và cách sử dụng mạng xã hội hợp lý, hiệu
quả cho học sinh THPT nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thích TikTok, selfie, các nguyên nhân thích TikTok,
selfie ở học sinh THPT.

3



- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng thíchTikTok, selfie ở học sinh trường THPT
Lê Ích Mộc và THPT Quảng Thanh
- Đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh sử dụng mạng xã hội, điều chỉnh hành vi hợp
lý, nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập hơn.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng thích TikTok, selfie của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc và THPT Quảng
Thanh
- Tiến hành khảo sát 1008 học sinh tại trường THPT Lê Ích Mộc và THPT Quảng Thanh
3. Giả thuyết khoa học
- Tình trạng thích TikTok, thích selfie xảy ra nhiều ở học sinh THPT.
- Học sinh THPT chưa phát huy được việc sử dụng TikTok hiệu quả để nâng cao hứng thú
và kết quả học tập, chưa phát huy được việc học thụ động thơng qua hành vi thích selfie.
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích tài liệu
- Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu tại các lớp trong hai trường, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến dự án như: Một số sách, báo, cơng trình nghiên,
các trang báo mạng…
1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tạo from hỏi trên zalo.
- Đây là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu thực trạng học sinh thích TikTok, nghiện
selfie. Kết quả đưa ra những số liệu thống kê định lượng. Phân tích sự khác nhau giữa các
nhóm khách thể.
1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích phỏng vấn là tìm kiếm thêm những thơng tin định tính mà bảng hỏi chưa trả lời
được. Đối tượng phỏng vấn là học sinh, giáo viên, phụ huynh.
1.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
- Nhóm tác giả sử dụng phương pháp biểu đồ để khái quát hóa các kết quả nghiên cứu một
cách trực quan nhất.
2. Kế hoạch nghiên cứu dự án
KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT
Cơng việc
Thời gian
Hình thành ý tưởng, tìm hiểu tư liệu cho dự án và phác thảo
1
Tuần 2 tháng 8
đề cương sơ bộ.
2
Nghiên cứu lý luận, tìm phương pháp nghiên cứu.
Tuần 3 tháng 8
Đọc tài liệu, xây dựng những khái niệm cơ bản. Viết phần
3
Tuần 1 tháng 9
mở đầu.
4
Viết nội dung chi tiết chương 1 của dự án.
Tuần 2 tháng 9
5
Thu thập số liệu và viết chương 2 của dự án
Tuần 3 tháng 9
6
Tiến hành lập và điều tra bằng phiếu hỏi.
Tuần 3 tháng 9
7
Điều tra 1008 phiếu hỏi tại 25 lớp học để kiểm tra
Tuần 4 tháng 9
Tiến hành điều tra, phát phiếu hỏi, phỏng vấn theo nhóm
8
Tuần 4 tháng 9
đối tượng và xử lý kết quả.

9
Viết nội dung chương 3.
Tuần 1 tháng 10
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phát thanh tuyên truyền, tạo
10
các trang mạng mang nội dung tuyên truyền, tổ chức các Tuần 1 tháng 10
hoạt động tại các lớp.
11
Phỏng vấn sâu và xử lý các phiếu khảo sát
Tuần 2 tháng 10
12
Viết chương 4
Tuần 3 tháng 10

4


13
14

Viết kết luận và khuyến nghị
Tuần 4 tháng 10
Chỉnh sửa và hồn thiện đề tài
Tuần 1 tháng 11
IV. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG THÍCH TIKTOK, SELFIE
CỦA HỌC SINH THPT
1. Các khái niệm
1.1. TikTok

- Là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017
dành cho các thị trường bên ngoài Trung quốc bởi Trương Nhất Minh.
- Nó được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng
từ 3 đến 15 giây và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây.
1.2. Selfie:
Selfie là từ viết tắt của cụm từ Self – Portrait Phôt được hiểu theo tiếng Việt có nghĩa
là chụp ảnh hoặc hình tự sướng về bản thân, cùng bạn bè, đồ vật.
1.3. Hứng thú học tập:
Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong học tập, lịng say
mê, ham hiểu biết tri thức khoa học.
1.4 Trung học phổ thông:
Trung học phổ thông, trước đây gọi là phổ thông trung học, là một bậc trong hệ
thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn bậc tiểu học và trung học cơ sở và thấp hơn
cao đẳng hoặc đại học. Để hoàn thành bậc học này, học sinh phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông.
2. Vấn đề sử dụng TikTok và selfie của học sinh THPT
- Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12 – từ 15 đến 18 tuổi) còn gọi
là tuổi thanh niên, là giai đoạn bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn. Đây là
giai đoạn quan trọng cho sự phát triển thể chất và hoàn thiện về nhân cách.
- Ở lứa tuổi này, các bạn học sinh đạt tới độ hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là sự dẻo dai,
bền bỉ của cơ thể và khả năng tiếp thu nhanh nhạy, tư duy linh hoạt của não bộ. Các em
cũng bắt đầu hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá bản thân theo những giá trị và
chuẩn mực của xã hội, phát triển lịng tự trọng, có sự đa dạng về đời sống tình cảm, mở
rộng về phạm vi cũng như chất lượng trong các mối quan hệ. Đứng trước ngưỡng cửa đại
học và chuẩn bị bước chân vào thế giới việc làm rộng lớn, đây cũng là thời kỳ mà ở các em
xuất hiện những khát vọng, hoài bão về một sự nghiệp, cuộc sống mơ ước trong tương lai.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng trong cuộc sống, cần
được giáo dục, rèn luyện. Trong đó có kỹ năng sử dụng mạng xã hội nói riêng, TikTok nói
chung. Việc sử dụng thời gian chưa hợp lý dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt về sức khỏe,
kết quả học tập.

- Đây là lứa tuổi có nhiều biến động phức tạp về sinh lý và tâm lý. Bởi không phải lúc nào
nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng
thành về mặt xã hội. Có nghĩa là, sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng
lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Do sự phát triển của
xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng nhanh hơn và tăng trưởng đầy đủ diễn ra
sớm hơn so với các thế hệ trước. Bên cạnh đó, việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên
không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào các nhân tố xã hội khác.
Điều đó cho thấy rằng lứa tuổi THPT là một hiện tượng tâm lý xã hội.
- Đây là lứa tuổi đạt được sự trưởng thành về thể chất “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Tuy
nhiên, đây là giai đoạn học sinh dễ bị kích thích. Ngày nay, các em được sống trong mơi
trường có nhiều thuận lợi nhưng ở một số học sinh, tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu

5


cịn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội cịn thấp. Một số em có thái độ coi thường lao động
chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, đua địi, ăn chơi nên rất dễ bị lơi kéo vào các
hoạt động không lành mạnh, mải chơi hơn học.
- Học sinh ở lứa tuổi này khá mơ mộng, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái
đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bên ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ.
- Đây cũng là lứa tuổi hăng hái nhiệt tình trong cơng việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng
dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại; khơng thích sự kiểm sốt của người lớn.
- Đặc biệt, lứa tuổi THPT đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông
minh sáng tạo nhưng cũng dễ chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến
chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ
quên quá khứ.
- Điều kiện cuộc sống hiện đại khiến cha mẹ ít có thời gian dành cho con cái, nhiều khi
không theo kịp sự thay đổi của các em.
- Vì đặc điểm tâm lý và hồn cảnh sống thực tế dẫn đến tình trạng ngồi một bộ phận học
sinh có mục tiêu sống, thái độ và kỹ năng sống tốt thì đa số học sinh ngồi giờ học có nhiều

thời gian rảnh, ít chịu sự quản lý của cha mẹ, có khơng gian riêng (phịng riêng, điện thoại,
máy tính) nên có điều kiện tự do hơn, sử dụng mạng xã hội tiktok, thích selfie nhiều hơn (là
950/1008 học sinh được khảo sát).
3. Tiểu kết 1
- Học sinh THPT có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là
người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn.
- Nhiều học sinh chưa có kỹ năng sử dụng mạng xã hội, quản trị bản thân nên lạm dụng
TikTok, selfie làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống.
- Nhà trường, gia đình, xã hội có thể tác động để khắc phục hiện tượng này.
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIKTOK, SELFIE CỦA HỌC SINH THPT
1. Thực trạng sử dụng Tik Tok ở học sinh THPT.
1.1. Số lượng học sinh sử dụng TikTok
Tên trường/ Tỉ lệ %
Số học sinh
Số lượng học sinh Số lượng học sinh
được khảo sát
sử dụng TikTok
không sử dụng
TikTok
THPT Lê Ích Mộc
885
830
55
THPT Quảng Thanh
123
120
03
Tỉ lệ%
100

94,3
5,7
1.2. Thời gian học sinh sử dụng TikTok

6


Biểu đồ 1.2 Thời gian sử dụng TikTok của học sinh THPT
1.3. Mục đích sử dụng TikTok

Biểu đồ 1.3 Một số việc học sinh THPT thường làm khi sử dụng TikTok
1.4. So sánh thời gian sử dụng TikTok của học sinh THPT Lê Ích Mộc và THPT Quảng
Thanh
Tên trường

Số lượng
Học sinh

THPT
Lê Ích Mộc
THPT
Quảng Thanh

30phút/
ngày

1-2 giờ/
ngày

02-3 giờ/

ngày

Trên 3
giờ/ngày

885

80

178

180

447

123

8

30

12

73

2. Thực trạng thích selfie của học sinh THPT

7



Tên trường/ Tỉ lệ %

THPT Lê Ích Mộc
THPT Quảng Thanh

Số học sinh
được khảo sát

Thích selfie

Khơng thích

885

701

104

123

112

11

Tỉ lệ%
100
80,6
19,4
3. Tiểu kết 2.
- Tỉ lệ học sinh THPT sử dụng TikTok rất cao: 94,3%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng TikTok trên

3 giờ/ ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 51,5%
- Tỉ lệ học sinh thích selfie cao chiếm 80,6%
- Trong thời gian sử dụng TikTok, đa số học sinh THPT có gì xem đó (32%), tỉ lệ học sinh
lướt TikTok để học bài chỉ chiếm 6,1%. Điều đó chứng tỏ việc học sinh sử dụng TikTok là
chưa hợp lý, rất ít học sinh sử dụng TikTok để học bài, chủ yếu để xem các nội dung giải
trí.
- Học sinh chưa có ý thức khai thác mạng xã hội để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học
tập. Học sinh có lực học trung bình thời gian sử dụng TikTok cao hơn học sinh có lực học
khá giỏi.
Chương 3.
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÍCH TIKTOK, SELFIE ĐỐI VỚI
HỌC HỌC SINH THPT
1. Nguyên nhân thíchTikTok, Selfie của học sinh THPT
2.1.Nguyên nhân chủ quan
- Do tâm lý lứa tuổi học sinh THPT thích những điều mới lạ, thích khám phá, tị mị trước
cuộc sống bên ngoài, kể cả thế giới ảo. TikTok cung cấp cho học sinh phổ thông những xu
hướng đang phổ biến, giúp học sinh có sân chơi thú vị. Việc selfie đem lại cho các em
những khoảnh khắc đẹp, khẳng định mình trong một thế giới khác, trước mọi người.
- Một đoạn clip trên TikTok có thời lượng ngắn gây sự chú ý, không gây nhàm chán cho
người theo dõi.
2.2. Nguyên nhân khách quan
2.2.1. Do sức hấp dẫn của mạng xã hội
- Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của mạng xã hội với mọi lứa tuổi. TikTok có sức ảnh
hướng lớn trên mạng xã hội khiến một người bình thường cũng trở nên nổi tiếng, được
nhiều người theo dõi, có cơ hội kiếm tiền.
- TikTok đưa vào những nội dung tối ưu nhất, hiển thị tương ứng với từng người dùng, từ
đó thuyết phụ bạn tiếp tục sử dụng. Đó là lý do vì sao mọi người có nhiều trải nghiệm thú
vị trên từng ứng dụng.
- TikTok chỉ tập trung vào nội dung nên bạn có thể dành hàng giờ trên TikTok mà không sợ
gặp người quen. Đồng thời, TikTok cũng là nơi có nhiều nội dung đa dạng, được nhiều

người hưởng ứng, cùng tạo nội dung.
- Nhờ công nghệ, những bức ảnh selfie thường đẹp hơn thực tế khiến học sinh được nưỡng
mộ, nhìn nhận ở một góc độ tích cực hơn, thỏa mãn mong muốn khẳng định mình của tuổi
mới lớn.

8


2.2.2. Do sự chủ quan lơ là không để ý của cha mẹ
- Sau tình hình dịch bệnh kéo dài, nhiều nơi, nhiều học sinh phải học online, số lượng học
sinh có điện thoại tăng lên. Sau khi dịch bệnh được kiểm sốt, nếu bố mẹ, thầy cơ khơng để
ý là học sinh lạm dụng việc sử dụng điện thoại đã trở thành thói quen.
2.2.3. Do sự rủ rê của bạn bè
- Đây là lứa tuổi dễ nghe theo sự lôi kéo của bạn bè nhất. Do học sinh THPT thích theo trào
lưu, chưa có bản lĩnh lại tìm được nhiều niềm vui từ bạn bè nên rất dễ bị bạn bè lôi kéo vào
những trào lưu.
2. Tác động của việc thích TikTok, selfie đối với học sinh THPT
2.1. Tác động tích cực:
- Tạo sân chơi đa dạng, hấp dẫn cho giới trẻ
- Học sinh lưu lại được những khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp trong cuộc sống bên gia đình, bạn
bè, thầy cơ; Có được những tấm ảnh lung linh.
- Chia sẻ tâm trạng, ẩn ý qua những hình ảnh selfie, những đoạn TikTok
2.2. Tác động tiêu cực:
- Selfie, TikTok có thể gây nghiện khiến chúng ta mất quá nhiều thời gian, ảnh hướng đến
sức khỏe, việc học tập.
- Những clip độc hại, phản cảm, thiếu trung thực tàn phá tâm hồn nhiều người khiến giới trẻ
có suy nghĩ, hành vi lệch lạc.
- Một số bạn trẻ có xu hướng làm theo TikTok, đôi khi dẫn đến những kết cục đau lịng.
- Khi selfie, nếu học sinh khơng chú ý cũng có thể tạo nên những tấm ảnh phản cảm, gây
hậu quả cho cuộc sống của mình.

3. Tiểu kết 3.
- Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng học sinh THPT thích TikTok, selfie, trong đó
ngun nhân chủ yếu là do sự tiện dụng, sức hấp dẫn của trang mạng phù hợp với tâm lý,
lứa tuổi của học sinh.
- Tác động của việc thích TikTok,selfie với học sinh: có tác động tích nếu biết khai thác
hợp lý, ngược lại sẽ gây ra những tác động tiêu cực có thể rất nghiêm trọng.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT SỬ DỤNG TITTOK, SELFIE ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HỨNG THÚ HỌC TẬP
Xuất phát từ các nguyên nhân và thực trạng học sinh thích TikTok, selfie, để giúp
học sinh sử dụng mạng xã hội, các phương tiện hiện đại một cách hiệu quả cần phải có sự
chung tay của tất cả lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội. Và quan trọng hơn cả là bản
thân các bạn học sinh phải được rèn kỹ năng khai thác mạng xã hội nói chung,TikTok nói
riêng, từ đó hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực để nâng cao hứng thú và hiệu quả
học tập. Để làm được điều đó nhóm dự án xin đề xuất một số giải pháp sau:
1. Nhóm giải pháp với học sinh thích Tiktok
1.1. Nhóm giải pháp cá nhân:
- Chủ động quay TikTok nội dung bài học để ôn tập, dễ dàng ghi nhớ nội dung trọng tâm
của bài học hoặc theo sự phân công của giáo viên. Các sản phẩm được ghi nhận, đánh giá
tạo động lực cho người làm.
- Quay TikTok các thông điệp cuộc sống, các câu danh ngôn...giúp học sinh dễ dàng ghi
nhớ, bổ sung vốn từ, vốn hiểu biết, nâng cao năng lực làm văn, đặc biệt là phần nghị luận
xã hội.

9


* Hình ảnh học sinh quay TikTok mở bài mơn
Ngữ văn


* Hình ảnh học sinh quay TikTok câu
nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí
Minh

1.2. Nhóm giải pháp với hội nhóm:
- Sinh hoạt câu lạc bộ, sưu tầm và chia sẻ các bài TikTok hay, tích cực theo chủ đề bài học.
- Chia sẻ các chủ đề, cùng làm và đưa sản phẩm vào các hội nhóm chung (zalo, fb) để cùng
sử dụng.
2. Nhóm giải pháp với học sinh thích selfie
2.1. Nhóm giải pháp cá nhân:
- Tạo khung selfie và chỉnh sửa nội dung theo từng môn học dựa trên các trang mạng có
sẵn.
- Tạo khung selfie bằng các hình thức photoshop, đưa nội dung học tập theo nhu cầu của cá
nhân.

10


* Khung ảnh selfie có câu thơ giúp học sinh dễ ghi nhớ, sử dụng khi làm văn

* Khung ảnh selfie có câu thơ giúp học sinh dễ ghi nhớ, sử dụng khi học Hóa học
2.2. Nhóm giải pháp với hội nhóm:
- Sinh hoạt câu lạc bộ, hội nhóm hướng dẫn cách tạo ảnh có nội dung học tập.
+ Bước 1: Bật phần mềm Photoshop
+ Bước 2: Mở file PSD đã chọn làm ảnh đại diện+ 1 file ảnh selfie của các em học sinh vào
phần mềm.
+ Bước 3: Kéo ảnh selfie vào file PSD để ghép hình
+ Bước 4: Trong cửa sổ leyer kéo ảnh selfie xuống dưới cùng của các layer đã có sẵn trong
file PSD layer đã bật trong Photoshop
+ Bước 5: Clrt+T để cân chỉnh hình ảnh đại diện vừa khung hình của file PSD

+ Bước 6: Clrt+ Shifs+ E để gộp các Layer thành một Layer hoàn thiện
+ Bước 7: Clrt+ Shift+ E lưu file chọn định dạng file có đi là (.JPG) chọn vị trí lưu ảnh
có thể ngồi desktop

11


+ Bước 8: Thay ảnh đại diện trong Facebook hoặc sử dụng ảnh theo mục đích của bản thân.
- Chia sẻ các khung ảnh đẹp, hay, bổ ích vào hội nhóm để mọi người cùng sử dụng.
- Chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội để mọi người cùng học tập.
3. Nhóm giải pháp truyền thơng
- Tun truyền về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả qua hệ thống bảng tin, nhóm trên
mạng xã hội, hệ thống loa phát thanh của nhà trường.
- Tuyên truyền về những mặt trái của việc “nghiện” tikTok và những cách để khai thác
TikTok nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
- Tuyên truyền tới phụ huynh về việc sử dụng TikTok, selfie hợp lý để tránh tác hại khơng
đáng có thơng qua việc gửi nội dung tuyên truyền vào các nhóm lớp qua sự giúp đỡ của
GVCN.
4. Tính hiệu quả của các giải pháp với học sinh thích TikTok, selfie
Về số lượng học sinh sử dụng TikTok, các khung ảnh có nội dung học tập để lồng
ảnh selfie ở các lớp thực nghiệm, sau khi tiến hành các giải pháp nhóm dự án đã tiến hành
khảo sát để kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp. Và kết quả thu được như sau:
Tiêu chí
Trước
khảo sát

Điểm 8-10
18

Điểm 6,5-7,5

24

Điểm 5-6
6

Điểm dưới 5
0

Sau khảo
35
13
0
0
sát
* Kết quả bài kiểm tra trước và sau tác động ở lớp 11B4 với mơn Ngữ văn
Nhìn vào bảng thống kê trên thì thấy rằng số lượng học sinh đạt kết quả cao tăng so
với trước tác động. Qua phỏng vấn thấy số lượng học sinh hứng thú với học tập, nhất là
mơn Ngữ văn tăng. Điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp mà nhóm dự án đưa ra là thiết
thực, có hiệu quả cao. Đồng thời các giải pháp đó đều dễ thực hiện có thể áp dụng rộng rãi
trong các cơ sở giáo dục nhằm, góp phần giảm thiểu tác hại tiêu cực của việc thích TikTok,
selfie.
5. Hướng phát triển của dự án:
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều trường, tỉnh thành phố trong cả nước.
- Mở rộng phạm vi thực hiện các giải pháp trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
-Thực trạng học sinh thích TikTok, selfie đã đặt ra một vấn đề mà phụ huynh, nhà trường và
toàn xã hội cần quan tâm . Dựa trên các khảo sát của nhóm dự án cho thấy, mặc dù đã ở lứa
tuổi thanh niên nhưng rất nhiều học sinh chưa có kỹ năng sử dụng TikTok. Sau các giải
pháp đề ra nhóm dự án đã thấy bước đầu đem lại hiệu quả đáng ghi nhận, tỉ lệ học sinh sử

dụng TikTok để học tập và các khung ảnh selfie có chứa nội dung học tập để nâng cao vốn
kiến thức đã tăng lên; vốn hiểu biết của học sinh sâu hơn và kết quả học tập cao hơn, học
sinh hứng thú hơn với bài học.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với phụ huynh
- Đặc biệt quan tâm đến thời gian sử dụng điện thoại của con em mình, đặc biệt là việc sử
dụng mạng xã hội trong đó có TikTok. Hạn chế thời gian sử dụng TikTok của học sinh khi
không cần thiết.
2.2. Đối với nhà trường

12


- Nhà trường cần quan tâm, tích cực tuyên truyền, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong
đó có kỹ năng sử dụng mạng xã hội nói chung, Tiktok nói riêng cho học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học
2. Thấu hiểu tâm lý học đường – Ánh Hoa
3. Các đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ...
4. Các trang mạng xã hội
5. Các cơng trình nghiên cứu khoa học về mạng xã hội, tác hại của TikTok.

PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ KHUNG ẢNH ĐỂ HỌC CÁC BỘ MÔN KHÁC NHAU

13


Tiêu
chí


Bạn có sử
dụng
Facebook
khơng?

PHỤ LỤC 2
Phiếu khảo sát cá nhân
Bạn có thích
Khi lướt
Bạn có
TikTok
TikTok bạn
thích
khơng?
thường xem
selfie
gì?
khơng?

Câu
trả lời
PHỤ LỤC 3
Phiếu khảo sát thời gian sử dụng TikTok
Tiêu

Thời gian lướt TikTok trung bình một ngày
14

Xếp loại

học lực năm
học trước
của bạn?


chí
30 phút

1 giờ

1-2 giờ

2-3 giờ

Trên 3 giờ

Câu
trả lời

PHỤ LỤC 4
HÌNH ẢNH FAN PAGE, KÊNH TIKTOK HỖ TRỢ HỌC TẬP HIỆU QUẢ

15



×