Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận cao học xã hội học, quan điểm về bạo lực gia đình của phụ nữ tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.59 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN
XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
QUAN ĐIỂM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ
TỈNH TUYÊN QUANG

(Tiến hành khảo sát tại Thành phố Tuyên Quang, Huyện Yên
Sơn, Huyện Lâm Bình – Tỉnh Tuyên Quang)


MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................7
4. Khách thể, phạm vi nghiên cứu.......................................................................7
5. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................8
6. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................8
7. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................8
8. Khung lý thuyết...............................................................................................9
9. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9
10.

Bộ công cụ.................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16
PHỤ LỤC...........................................................................................................18


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1


2
3
4

Chữ viết tắt
BLGD
BĐG
PN
PVS

Nghĩa của chữ viết tắt
Bạo lực gia đình
Bình đẳng giới
Phụ nữ
Phỏng vấn sâu


1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, đây là môi trường vô cùng quan trọng giúp
con người hình thành, được giáo dục và ni dưỡng nhân cách, đạo đức. Gia
đình cũng là nơi bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang diễn ra tồn
cầu hố, hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước vơ cùng
mạnh mẽ, gia đình càng chứng tỏ nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức
năng cơ bản và nhấn mạnh chức năng hình thành nhân cách con người, xã hội
hóa cá nhân. Ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, Đảng, Nhà nước và Chính phủ
Việt Nam ln coi trọng chức năng quan trọng của gia đình với sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước và tồn xã hội.
Bình đẳng giới (BĐG) và đặc biệt là BĐG trong gia đình là vấn đề được

đặc biệt quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
rằng, cứ 3 người phụ nữ (PN) thì sẽ có gần 2 người (khoảng 63%) chịu một hoặc
hơn một hình thức bạo lực thể xác, tinh thần, tình dục và kinh tế, đồng thời bị
kiểm soát hành vi gây ra từ chồng trong cuộc đời và gần 32% PN bị bạo lực hiện
thời. Ước tính rằng bạo lực PN gây thiệt hại ước khoảng 1,8% GDP năm 2018
đến nền kinh tế Việt Nam [1, tr.32-tr.55].
Bất BĐG chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực gia đình (BLGĐ),
đặc biệt là bạo lực đối với PN. BLGĐ đối với PN ở Việt Nam là một trong nhiều
hình thức phở biến nhất vi phạm, ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến quyền
con người, mặc dù đây được cho là một vấn nạn khó xóa bỏ nhất, nhưng không
đồng nghĩa với việc là không thể đẩy lùi, chấm dứt. Tuy nhiên, vướng ngại lớn
nhất gây cản trở việc giải quyết triệt để vấn nạn BLGĐ và BLGĐ đối với PN lại
một phần xuất phát từ chính người PN. Theo số liệu từ Báo cáo điều tra quốc
gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 - Hành trình để thay đổi của
1


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực
hiện, 49,6% PN tham gia khảo sát từng bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục bởi
chồng khơng kể cho bất kỳ ai sự việc này. 90,4% PN từng bị bạo lực thể xác và/
hoặc tình dục bởi chồng khơng tìm đến sự hỗ trợ từ chính quyền hoặc dịch vụ
cơng. Giải thích cho lý do khơng tìm kiếm sự hỗ trợ là do PN nghĩ rằng “bạo lực
là bình thường hoặc khơng nghiêm trọng”; một nửa (48,4%) số PN khơng tìm
kiếm sự trợ giúp trả lời như vậy [1, tr.103–tr.106].
Theo nghiên cứu thực trạng BLGĐ tại tỉnh Tuyên Quang trong đề tài Vấn
đề bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang: Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
năm 2015 của tác giả Đỗ Thị Phương Thảo, trên tồn tỉnh có 196.182 hộ gia
đình, số hộ gia đình có bạo lực có xu hướng giảm, cụ thể năm 2014 số hộ gia
đình có bạo lực là 206 hộ, đến năm 2015 còn 109 hộ. Huyện Na Hang và Sơn
Dương có số hộ gia đình có xảy ra bạo lực nhiều nhất với 33 hộ (chiếm 36%

tồn tỉnh năm 2015). Huyện Lâm Bình có số hộ gia đình có bạo lực ít nhất với 5
hộ (chiếm 5.45% tồn tỉnh), đây là một trong những huyện có ít hộ gia đình nhất
tỉnh Tuyên Quang. Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên
Quang báo cáo thống kê số vụ BLGĐ, cụ thể trong giai đoạn năm 2009 đến nửa
đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xảy ra 1.461 vụ BLGĐ và có xu
hướng giảm [6, tr.10–tr.11].
Tuy nhiên, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, xã
Yên Phú, huyện Hàm Yên thường xuyên xảy ra những vụ xung đột gia đình,
chồng say rượu bạo hành vợ con. PN khi bị bạo lực thường cam chịu mà không
thông báo với chính quyền địa phương hoặc tở chức, dịch vụ cơng [12]. Cho
thấy, tại tỉnh Tuyên Quang, vẫn có nhiều người PN trong gia đình phải chịu
thương tởn về thể xác và tinh thần nhưng (có thể) chưa được thống kê do sự im
lặng của người trong cuộc, cụ thể là PN – chủ thể chịu tác động BLGĐ.

2


Vậy, vì sao BLGĐ ở Tun Quang lại có xu hướng giảm trong những
năm gần đây? Tại sao người PN sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang khi chịu bạo
hành trong gia đình khơng lên tiếng và nhờ sự trợ giúp từ cơ quan chức năng?
Để làm sáng tỏ những vấn đề này, tác giả lựa chọn “Quan điểm về bạo lực gia
đình của phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (Tiến hành khảo sát tại Thành phố
Tuyên Quang, Huyện Yên Sơn, Huyện Lâm Bình – Tỉnh Tuyên Quang)” làm
đề tài nghiên cứu. Với hy vọng sẽ có góc nhìn tồn cảnh về BLGĐ, đặc biệt là
BLGĐ đối với PN tỉnh Tuyên Quang, từ đó bở sung thêm nguồn tư liệu giúp các
cơ quan chức năng, nghiệp vụ, các nhà nghiên cứu hoạch định giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của người dân nói chung và PN tỉnh Tuyên Quang nói riêng
về BLGĐ và phịng chống BLGĐ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khoa học – công nghệ cùng với ý thức con người được nâng cao, hiện

nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm và
các nghiên cứu liên quan đến vấn đề BLGĐ.
2.1.

Nghiên cứu trên thế giới

Năm 2009, luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội của tác giả Tawnie Thien
Nguyen về đề tài A Domestic Violence shelter for female Asian America
Survivors of Domestic Violence: A grant proposal, nghiên cứu chỉ ra rằng những
PN sống sót sau BLGĐ cố gắng rời bỏ kẻ gây ra bạo hành cho họ trước khi ra đi
vĩnh viễn. Rất khó để xác định lý do chính xác tại sao một số nạn nhân nữ của
BLGĐ chọn ở lại với kẻ ngược đãi họ. Hai lý do phở biến được đưa ra để giải
thích là nhu cầu tình cảm và nhu cầu kinh tế (thiếu nguồn lực kinh tế; mạng lưới
hỗ trợ xã hội kém; khó khăn trong việc ni dạy con cái một mình). Bên cạnh
đó, PN khuyết tật có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của BLGĐ [10, tr.13].
Báo cáo Violence Against Women Prevalence Estimates, 2018 của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) phân tích dữ liệu thu thập được qua các cuộc khảo
sát và nghiên cứu được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2018, báo cáo xem xét
3


tồn diện và có hệ thống tất cả các dữ liệu có sẵn về mức độ phở biến của các
hình thức bạo lực đối với PN. Ở quy mơ tồn cầu, báo cáo ước tính 27% PN đã/
đã từng kết hôn trong độ tuổi sinh sản (15–49 tuổi) đã từng trải qua bạo lực thể
xác và/hoặc bạo lực tình dục gây ra bởi chồng/bạn tình ít nhất một lần trong suốt
cuộc đời của họ (được định nghĩa là từ khi 15 tuổi). Áp dụng tỷ lệ này trên dữ
liệu dân số năm 2018 từ Dân số thế giới triển vọng 2019 (WPP 2019) cho thấy,
trung bình từ 641 triệu đến 753 triệu PN đã/đã từng kết hôn từ 15 tuổi trở lên
từng bị hành hạ về thể xác và/hoặc bạo lực tình dục gây ra bởi chồng/bạn tình ít
nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, những PN đã từng trải qua BLGĐ coi là đó là

vấn đề riêng tư, nằm ngồi trách nhiệm và kiểm sốt của các nhà hoạch định
chính sách, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bản thân PN chịu tác động từ
BLGĐ cho rằng nguyên nhân họ bị bạo hành đến từ việc họ đã có hành vi vượt
quá những vai trò và chuẩn mực của mình được xã hội quy định. Nhiều trường
hợp cho rằng BLGĐ được coi là một hình thức "kỷ luật" hay "trừng phạt" vợ vì
những lý do như nói chuyện với đàn ơng khác, từ chối quan hệ tình dục, khơng
“xin phép” đi chơi, thăm gia đình hoặc khơng thực hiện đúng vai trò làm vợ...
Nhiều báo cáo và nghiên cứu đã ghi nhận rằng bạo hành PN là nguyên nhân
chính gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần (đặc biệt trầm cảm và tự sát), sức
khỏe sinh sản và tình dục, chấn thương và các tình trạng sức khỏe mãn tính khác
[11, tr.42-tr.56].
Năm 2020, trong nghiên cứu The effect of university students’ violence
tendency on their attitude towards domestic violence and the factors affecting
domestic violence attitudes của nhóm tác giả Ruken Yagiz và cộng sự, BLGĐ
hướng đến thanh niên được tiến hành trên đối tượng sinh viên đại học năm cuối,
đây là nhóm đối tượng phát triển về mặt xã hội. Kết quả phân tích tiếp xúc của
những người trẻ tuổi với BLGĐ là cao. Tuy nhiên, điểm số đánh giá thái độ với
BLGĐ được cho là tương đối thấp. Các khuynh hướng bạo lực và điểm số thái
độ với bạo hành của nam sinh cao hơn nữ giới [9, tr.6].
2.2.

Nghiên cứu tại Việt Nam
4


Theo kết quả nghiên cứu từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối
với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố
ngày 25/11/2010, 32% PN từng kết hôn tham gia khảo sát cho biết họ đã phải
chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% trải qua trong 12 tháng trở lại. Bạo lực thể
xác bắt đầu sớm trong quan hệ hôn nhân và giảm dần theo độ tuổi. PN gặp khó

khăn khi chia sẻ về trải nghiệm bạo lực tình dục và coi việc nói về bạo lực tình
dục trong hôn nhân là không phù hợp. Tuy nhiên, 10% PN từng kết hôn cho biết
họ đã từng trải qua bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng
chú ý, bạo lực tình dục khơng thay đởi nhiều ở những nhóm t̉i khác nhau (tới
50 t̉i) và trình độ học vấn của PN. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo
lực tinh thần ở PN rất cao (54%) và 25% PN bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng
qua. 9% PN trả lời bị bạo lực về kinh tế trong đời [2, tr.20-tr.25]
Tác giả Trần Anh Thư trong đề tài Bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt
Nam năm 2013 đề cập đến thực trạng bạo hành PN, đặc biệt là bạo hành thể xác
trong gia đình Việt Nam hiện nay càng gia tăng và có chiều hướng nghiêm
trọng. Bạo hành tinh thần ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Bạo hành PN dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như thương
tích, tàn tật, sức khỏe sinh sản và tinh thần bị ảnh hưởng trầm trọng, ảnh hưởng
xấu đến đời sống và tâm lý trẻ em trong gia đình. Nguyên nhân của BLGĐ trên
PN do tư tưởng gia trưởng ăn sâu của đàn ơng, trình độ văn hố thấp, năng lực
tự vệ của PN cịn kém... [7, tr.47-tr.52]
Tại tỉnh Tuyên Quang, vấn đề BLGĐ được tác giả Đỗ Thị Phương Thảo
phân tích trong đề tài Vấn đề bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang: Thực
trạng, nguyên nhân, giải pháp năm 2015. Theo kết quả phân tích của tác giả, số
vụ BLGĐ của huyện Na Hang và huyện Sơn Dương gia đoạn 2008 – 2016 là
cao nhất (chiếm 48% và 41% tởng số vụ BLGĐ tồn tỉnh). Huyện Lâm Bình có
số vụ bạo lực gia đình ít nhất (chiếm 6,15% tởng số vụ tồn tỉnh). Trong các
hình thức BLGĐ, thì bạo lực thân thể có số vụ bạo lực nhiều nhất (69% số vụ

5


BLGĐ). Có số vụ bạo lực cao thứ hai là bạo lực tinh thần (61.5%). Không ghi
nhận số vụ BLGĐ liên quan đến bạo lực tình dục. Giả thiết rằng đây là vấn đề
nhạy cảm dẫn đến tâm lý e ngại, xấu hổ trước dư luận xã hội của nạn nhân cũng

như những đối tượng liên quan nên không muốn công khai với cộng đồng. 100%
người dân tham gia khảo sát trả lời rằng bạo lực thể chất là hình thức BLGĐ phổ
biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến BLGĐ theo chia sẻ của nạn nhân là do rượu
bia, mâu thuẫn quan điểm sống, ngoại tình và do bản tính. Nhiều nam giới bạo
lực chia sẻ rằng cha của họ bạo lực và bản thân cũng thường bị bố gây bạo lực
từ nhỏ [6, tr.11-tr.16]
Từ góc độ Xã hội học, luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Văn Ước (2016)
với đề tài nghiên cứu Nhận thức về bạo lực gia đình của người dân tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu tại phường Nguyễn Thái Học và xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên,
kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân có nhận thức tốt về BLGĐ, tuy
nhiên, một bộ phận người dân, đặc biệt làm nam giới chưa coi BLGĐ là vi phạm
pháp luật. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội (giới tính, trình độ học vấn, địa bàn cư
trú, mức sống, nghề nghiệp) khác biệt dẫn đến nhận thức khác nhau về BLGĐ
của người dân [8, tr.113-tr.114].
Năm 2017, luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội của tác giả Nguyễn Thị Nam
về đề tài Bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ và can thiệp từ
phía cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp phường Trung Đô, Thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi đề cập đến BLGĐ, PN thường
chọn chấp nhận với hiện tại. 5/8 nạn nhân trả lời trong cuộc phỏng vấn sâu
(PVS) rằng họ không phản kháng với hành vi của chồng. Những người PN trong
trường hợp này thường là những người đã kết hơn lâu năm, có cái nhìn truyền
thống với vị trí của mình trong gia đình, cam chịu việc “giữ lửa” tở ấm và nếu
khơng làm trịn “bởn phận” thì chồng đánh là chuyện bình thường. Những PN có
quan điểm này thường đặt lợi ích của gia đình, bố mẹ, con cái mình lên trên cảm
xúc và hạnh phúc cá nhân. PN chấp nhận việc BLGĐ để cho con có đầy đủ cha

6


mẹ vì họ cho rằng có bố trong nhà con sẽ ngoan và vững, không bị bạn bè trêu

chọc. Những người có quan điểm này gần như khơng có ý định ly hơn hay nhờ
sự giúp đỡ từ gia đình hoặc cơ quan chức năng, không quan tâm đến khuyến
nghị của dư luận xã hội [4, tr.30-tr.40].
Cùng năm, tác giả Trịnh Thị Lý của luận văn Thạc sĩ Tâm lý học với đề
tài Tham vấn cho người chồng có hành vi bạo lực gia đình, kết quả định tính từ
PVS, thảo luận nhóm những người đàn ơng gây ra BLGĐ cho thấy họ mang tâm
lý e ngại, xấu hổ khi tiếp cận dịch vụ tham vấn tâm lý khi cho rằng khơng có
dịch vụ hỗ trợ cho người gây lỗi mà chỉ dành cho PN, nhưng đồng thời thể hiện
nhu cầu cần chia sẻ và thấu hiểu [3, tr.59-tr.60].
Phân tích theo hướng phịng, chống và ứng phó với BLGĐ, báo cáo
Phịng, chống và Ứng phó đối với Bạo lực Gia đình ở Việt Nam – Bài học từ Mơ
hình Can thiệp tại tỉnh Phú Thọ và Bến Tre năm 2012 của Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc (UNFPA). Nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy muốn chấm dứt
BLGĐ đòi hỏi sự tham gia của nhiều cấp, ngành khác nhau. Để phịng, chống có
hiệu quả BLGĐ cần phải có cơ chế phối hợp cấp cơ sở giữa các cơ quan chức
năng thực hiện, và cấp cao hơn về chính sách, ngân sách hoạt động, theo dõi,
giám sát và giải trình [5, tr.7-tr.8]
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quan điểm về BLGĐ của PN
tỉnh Tuyên Quang.
4. Khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Người dân, cụ thể là PN trong độ tuổi kết hôn (từ đủ 18 tuổi trở lên) đang
sinh sống trên địa bàn phường An Tường và phường Hưng Thành (Thành phố
Tuyên Quang), xã Thắng Quân và xã Tứ Quận (Huyện Yên Sơn), thị trấn Lăng
Can và xã Thượng Lâm (Huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang.

7



4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trường hợp tại phường An Tường và
phường Hưng Thành (Thành phố Tuyên Quang), xã Thắng Quân và xã Tứ Quận
(Huyện Yên Sơn), thị trấn Lăng Can và xã Thượng Lâm (Huyện Lâm Bình)
thuộc tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi thời gian: Tiến hành khảo sát từ tháng 01/2022 đến hết tháng
02/2022.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: BLGĐ diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau giữa các thành viên trong gia đình, trong khn khở đề tài nghiên
cứu, tập trung khai thác quan điểm của PN về BLGĐ dưới các hình thức: bạo
lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ thực trạng quan điểm và những yếu tố
ảnh hưởng đến quan điểm về BLGĐ của PN tỉnh Tuyên Quang, từ kết quả
nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức của người dân, cũng
như những PN tại địa phương về BLGĐ và phòng chống BLGĐ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa khái niệm, lý thuyết xã hội học sử dụng trong nghiên cứu
đề tài.
- Tìm hiểu quan điểm về BLGĐ của PN tỉnh Tuyên Quang thông qua bộ
nhận diện (nguyên nhân, hậu quả, hành vi) BLGĐ; quan điểm về giải pháp ứng
phó với BLGĐ, chính sách và pháp luật về phịng chống BLGĐ.
- Phân tích các yếu tố tác động đến quan điểm về BLGĐ của PN tỉnh
Tuyên Quang hiện nay; khuyến nghị giải pháp hướng tới nâng cao nhận thức về
BLGĐ và phòng chống BLGĐ cho người dân và PN địa phương

8


7. Giả thuyết nghiên cứu

(1) PN tỉnh Tuyên Quang đã nhận thức được nguyên nhân, hậu quả, hành
vi của BLGĐ.
(2) PN đã hiểu biết nhưng chưa triệt để các giải pháp ứng phó với BLGĐ,
chính sách và pháp luật liên quan đến bạo lực và phòng chống BLGĐ.
(3) Nơi cư trú, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và truyền
thông ảnh hưởng đến quan điểm về BLGĐ và ứng phó với BLGĐ của PN.

9


8. Khung lý thuyết
Mơi trường kinh tế - văn hố - xã hội
Các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương

Đặc điểm nhân khầu học
Nơi cư trú
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Điều kiện kinh tế

Quan điểm về
BLGĐ của PN
tỉnh Tuyên
Quang

Đặc điểm gia đình
Tình trạng hơn nhân
Gia đình đã/đang xảy ra BLGĐ
Đã từng chứng kiến BLGĐ


Truyền thơng về BLGĐ và phịng chống BLGĐ

9.

Phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp phân tích tài liệu :
Tiến hành thu thập các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên cứu thực tiễn
(sách, luận án, bài báo khoa học, tạp chí khoa học, cơng trình nghiên cứu trong
và ngoài nước,..) về các vấn đề liên quan đến BLGĐ và BLGĐ trên PN. Các tài
liệu được nghiên cứu, phân tích, tởng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài. Đề tài thu thập các thơng tin có sẵn từ các cơng trình nghiên cứu
khoa học của các tác giả, các bài báo, tạp chí khoa học… Dựa vào đó sử dụng

10


các thơng tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả khảo sát của đề
tài Quan điểm về BLGĐ của PN tỉnh Tuyên Quang này.
9.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket. Kết quả được xử lý và
phân tích qua phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý các thông tin
định lượng.
9.3. Cách thức chọn mẫu:
-

Cỡ mẫu: 300 PN trong độ tuổi kết hôn (từ đủ 18 tuổi) đang sinh

sống tại phường An Tường và phường Hưng Thành (Thành phố Tuyên Quang),
xã Thắng Quân và xã Tứ Quận (Huyện Yên Sơn), thị trấn Lăng Can và xã

Thượng Lâm (Huyện Lâm Bình) thuộc tỉnh Tuyên Quang.
-

Cách thức chọn mẫu:

Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp Snowball (quả bóng tuyết) với
khách thể là PN đang sinh sống tại Thành phố Tuyên Quang, Huyện Yên Sơn và
Huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang, đảm bảo khách thể nghiên cứu được
lựa chọn khách quan, và có cơ hội lựa chọn như nhau.
Tại mỗi địa bàn nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên nhóm 10 PN đầu tiên tham
gia khảo sát trong danh sách giới thiệu của cơ quan chức năng tại địa phương
(Tở dân phố; Chi hội PN; Đồn Thanh niên; Cơng an phường/xã...). Những
nhóm PN tham gia khảo sát tiếp theo được giới thiệu bởi nhóm PN đã tham gia
khảo sát trước đó.

11


10. Bộ công cụ
Mã số phiếu:...........

PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ NỮ TỈNH TUYÊN QUANG
Chúng tôi là Sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, thuộc Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm
hiểu về: “Quan điểm về bạo lực gia đình của phụ nữ tỉnh Tuyên Quang.” Để
hoàn thành được nghiên cứu này, tôi cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các chị.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà các chị cho là phù hợp nhất
bằng cách khoanh trịn vào những đáp án tương ứng.
Chúng tơi xin đảm bảo những thông tin do chị cung cấp chỉ sử dụng vào
mục đích nghiên cứu của khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ các chị!
A. THƠNG TIN CHUNG
A1. Chị sinh năm bao nhiêu?...........................................................................
99. Khơng nhớ/Không biết
A2. Chị là người dân tộc:
1. Kinh
2. Khác (ghi rõ).............................................................................................
A3. Địa bàn sinh sống của chị thuộc (ghi cụ thể):
Xã/Phường..............................

Huyện/Thành phố............................

12


A4. Tình trạng hơn nhân hiện nay của chị:
1. Kết hơn
2. Ly hơn
3. Có người u
4. Độc thân
5. Khác (ghi rõ).............................................................................................
A5. Tôn giáo của chị là:
0. Không
1. Phật giáo
2. Thiên Chúa giáo
3. Khác (ghi rõ).............................................................................................
A6. Trình độ học vấn cao nhất của chị là:
0. Không đi học
1. Tiểu học

2. THCS
3. THPT
4. Đại học
5. Thạc sĩ
6. Tiến sĩ

13


7. Khác (ghi rõ).............................................................................................
99. Không nhớ/Không biết
A7. Nghề nghiệp hiện tại của chị là:
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
2. Công nhân/thợ thủ công
3. Cán bộ nhà nước
4. Nhân viên công ty tư nhân/nước ngồi/liên doanh
5. Tự kinh doanh, bn bán, dịch vụ
6. Nội trợ
7. Thất nghiệp/bán thất nghiệp
8. Khác (ghi rõ).............................................................................................
A8. Tự đánh giá điều kiện gia đình của chị tại địa phương?
1. Giàu có
2. Khá giả
3. Đủ ăn
4. Khó khăn/Rất khó khăn
5. Khác (ghi rõ).............................................................................................
A9. Chị đã từng chứng kiến bạo lực gia đình chưa?
1. Đã từng

14



2. Chưa từng
A10. Gia đình chị đã từng xảy ra bạo lực gia đình chưa?
1. Đã từng
2. Chưa từng
B. NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
B1. Chị đã từng nghe đến “Bạo lực gia đình” bao giờ chưa?
1. Đã từng
2. Chưa từng
B2. Chị có đồng tình với quan điểm “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại các thành viên
khác trong gia đình” ?
1. Đồng tình
2. Khơng đồng tình
3. Khác (ghi rõ).............................................................................................
B3. Theo chị, hình thức bạo lực gia đình nào phổ biến nhất tại địa bàn sinh
sống của chị:
1. Bạo lực thể chất
2. Bạo lực tinh thần
3. Bạo lực tình dục
4. Bạo lực kinh tế/tài chính

15


5. Hình thức bạo lực khác (ghi rõ)................................................................
B4. Hãy chọn những phương án chị cho là hành vi bạo lực gia đình:
1. Ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ơng bà và cháu, cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau

2. Cưỡng ép quan hệ tình dục
3. Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép két hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ
4. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý khác làm hư hỏng
tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình
5. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q
khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính
6. Có hành vi trái pháp luật thuộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
7. Khơng có hành vi nào là bạo lực gia đình
8. Hành vi khác (ghi rõ)................................................................................
99. Không biết
B5. Theo chị, đâu là nguyên nhân chủ yếu gây nên bạo lực gia đình (chọn
tối đa 3 phương án):
1. Bất bình đẳng giới trong gia đình
2. Vấn đề liên quan tới tài chính/kinh tế
3. Tệ nạn xã hội (rượu bia, cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm...)

16


4. Những mối quan hệ bên ngồi gia đình
5. Người phụ nữ khơng làm trịn bởn phận của bản thân trong gia đình
5. Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật về phịng, chống bạo lực gia
đình cịn hạn chế
6. Nguyên nhân khác (ghi rõ).......................................................................
99. Không biết
B6. Theo chị, đâu là những hậu quả chính do bạo lực gia đình mang lại
(chọn tối đa 3 phương án):
1. Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến thương tích, khuyết tật,

thậm chí tử vong
2. Tinh thần ln ám ảnh bị bạo hành; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi,
trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng
3. Mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, HIV
4. Giảm khả năng lao động, tăng gánh nặng tài chính cho gia đình
5. Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực, giảm tiêu chuẩn
chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em
6. Tổn hại đến các mối quan hệ trong gia đình
7. Ảnh hưởng đến kinh tế thơng qua các chi phí chữa bệnh, nghỉ ốm và
mất năng suất lao động từ phía nạn nhân
8. Băng hoại giá trị đạo đức, ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán,
truyền thống tốt đẹp, đạo đức lối sống trong gia đình và tồn xã hội

17



×