Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chữa benh tu cay thuoc dan gian pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.77 KB, 4 trang )

Chữa chứng đàm ẩm bằng cây tía tô
Triệu chứng:
• Người già thường hay động khí, khí lên thì đàm lên, khí hạ thì đàm xuống, khí lưu thì
đàm lưu hành, khí ngưng trệ thì đàm ngưng trệ
Hình dạng:
• Tía tô – Tử tô, Xích tô, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa (Tày), cần phân (Dao)…
• Cây nhỏ, cao 0,5 – 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới màu tím tía, có khi hai mặt
đều tía. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở đầu cành.
• Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla
ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.
• Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi ra cây hoa), cành (thu hoạch khi
đã lấy hết lá), quả (ở những cây chỉ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy cho khô.
Bài thuốc:
• Dùng hạt tía tô, hạt củ cải, hạt cải bẹ, mỗi vị 3 đồng cân cho vào nước
• Lựa lấy những hạt chìm vì đó là hạt chắc, đem sao qua, thêm vào 5 lát gừng sắc uống
Chữa chứng trẻ em ho nặng thở gấp bằng cây tía tô
Bài thuốc:
• Lấy 20gr hạt tía tô tán thành bột, hoà với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ phần bã cho
uống
• Hoặc hoà bột này với nước cháo hay nước cơm cho uống sẽ khỏi
Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
Rau diếp cá – Rau dấp cá, ngư tinh thảo
• Có vị cay, tanh hôi, tính âm mát, hơi độc
• Ưa chỗ ẩm thấp, có bóng râm. Thân cây ở phần xa gốc chính bò trên mặt đất thành cọng
dài và có thể tạo ra các rễ phụ, trong khi các đoạn thân ở đoạn gàn gốc mọc thẳng. Lá
mọc đối.
• Các hoa màu trắng mọc ra ở các kẽ lá thành cụm
Bài thuốc:
Dùng rau diếp cá khô 20gr, táo đỏ 10 trái, nước 600ml, sắc còn 200ml thì chia làm 3 lần uống
trong ngày
Triệu chứng:


• Ở trước và sau tai hoặc ở dưới hàm nổi lên những cục hạch liền nhau như tràng nhạc
• Chứng này do khí huyết không đủ, hoặc do phong độc, nhiệt độc và khí độc thâm nhiễm
vào trong người sinh ra
Chữa chứng tràng nhạc bằng rau cải
Rau cải – Giới, Giới thái
• Rau cải có vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi khoan khoái trong hông, ngực, yên thận,
….
• Hạt cải(Giới tử) vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái trị được các chứng phong hàn,
ho đàm suyễn…
• Rau cải, cải bẹ xanh có tính năng trợ tiêu hoá, làm tan mỡ…
Bài thuốc:
• Lấy 1 vốc hạt cải, tán nhỏ trộn đều với giấm đắp vào
• Nếu thấy tràng nhạc tiêu hết thì ngưng, không nên để thuốc quá lâu, e hại tới thịt
Chữa sưng họng bằng rau cải
Bài thuốc
• Lấy 1 vốc hạt cải, giã nát, hoà với nước cho đặc sệt như bùn
• Rịt vào dưới hầu, hễ khô bong ra lại rịt tiếp
Chữa cảm lạnh, phổi hư, ho và kiết lỵ trực khuẩn bằng nước mật ong – nho
Bài thuốc:
• Nho tươi 250 gam
• Chè xanh 25 gam
• Gừng tươi 250 gam
• Mật ong vừa đủ Cách làm:
• Nho rửa sạch, bỏ cuống, nghiền nát, cho vào vải xô sạch vắt lấy nước để sẵn.
• Gừng rửa sạch, thái vụn, cũng cho vào vải xô vắt lấy nước.
• Ðể chè xanh trong cốc to, rót nước sôi, hãm trong ít phút, cho vào nước nho, nước gừng
mỗi thứ 50ml, cho mật ong vừa phải.
• Uống lúc nước còn nóng.
Công hiệu:
Giải cảm, giảm ho, ấm trung tiêu, chống nôn.

Chữa viêm tắc thanh quản bằng chanh
Triệu chứng:
• Bệnh lý viêm tắc phát âm – mất tiếng nói (viêm tắc thanh quản cấp) ở đa số bệnh nhân do
hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia, ăn nhiều chất dầu mỡ (như chiên rán các loại thức ăn)
hoặc do nhiễm lạnh đột ngột.
• Người bệnh không ho sặc sụa, không chảy nước mũi, không chảy nước mắt của một triệu
chứng cảm cúm, mà có cảm giác khó chịu ở vòm họng, từ đó thay đổi phát âm đi đến mất
tiếng nói.
Bài thuốc:
• Chanh tươi 1 quả thái mỏng
• Nghệ tươi 5-10 gam
• Đường phèn 19 gam (tùy thích).
• Tất cả cho vào bát sứ đậy nắp, không cho nước, chưng cách thủy hoặc hấp khi cơm cạn
ráo nước, sau đó ngậm nhiều lần trong ngày.
Chữa Chảy máu cam bằng Rau muống
• Rau muống có vị ngọt, dịu, tính mát, có tác dụng chống độc, chống viêm, lợi tiểu. Bài
thuốc:
• Giã một ít cọng rau muống với đường, thêm nước uống từ từ.
Chữa hóc xương cá bằng Củ kiệu
Củ kiệu:
• Kiệu là loại cây thảo, thân hành mầu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.
Kiêng kỵ:
• Người phát nóng do ‘khí hư’ hoặc ‘âm hư’, mồ hôi ra nhiều, đầu đau không nên dùng độc
vị. Kiệu có tính hoạt lợi, không bị tích trệ cũng không nên dùng
Bài thuốc:
Dùng kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc,
cầm đầu dây kéo ra từ từ.

×