Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mẹo vặt với Hóa Học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.32 KB, 3 trang )

Mẹo vặt với Hóa Học

Mẹo nhận biết thiếu vitamin
Làm việc bằng máy tính nhiều gây mỏi mắt hay đôi lúc tay chân bạn bị
tê dại…là những triệu chứng bạn có thể gặp phải trong cuộc sống hàng
ngày. Bạn hãy thử làm bác sỹ “thăm khám” cho những người thân trong
gia đình mình theo những hướng dẫn dưới đây.
- Thiếu vitamin A: Sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc,
sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B1: Tiêu hoá kém, sức chịu đựng kém, da khô, sắc da
xấu, tay chân có lúc bị tê dại.
- Thiếu vitamin B2: Chân tay nóng, da nhiều dầu, gầu nhiều, ăn cơm
xong có lúc bị mờ mắt.
- Thiếu vitamin B3: Mất ngủ, miệng hôi, vô cớ đau đầu, tinh thần ủy mị.
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút, vết thương ngoài da không lành,
phụ nữ có thai buồn nôn nhiều.
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ kém, thở không đều, không tập
trung tinh thần.
- Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, chảy
máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém.
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mỏi mệt, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng
thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi có kinh.

Rau ngót: Món ăn ngon – Vị thuốc hay
Trong những năm gần đây, qua việc sưu tầm các tài liệu có liên quan
đến món ăn và dược tính của câybồ ngót (còn gọi là rau ngót, bù ngót),
chúng tôi nhận thấy cây bồ ngót ngày càng được đông đảo người dân
quan tâm tìm hiểu nhằm vừa làm món ăn khoái khẩu vừa làm thuốc
chữa trị một số bệnh.
Canh bổ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn (Khoa Công nghệ sinh học ĐH Quốc


tế, ĐH Quốc gia TP.HCM), canh rau bồ ngót ngoài việc làm khoái khẩu
còn có tác dụng làm cân bằng thân nhiệt rất tốt. Bạn có thể tham khảo
hai loại canh rau bồ ngót dưới đây:
- Bồi bổ cơ thể: Nấu canh rau bồ ngót với giò heo hoặc thịt nạc băm
nhuyễn- một tuần dùng hai đến ba lần. Kinh nghiệm cho thấy ăn loại
canh này vào buổi cơm chiều là tốt hơn cả.
- Trị chứng nước tiểu vàng đục và đau vùng thắt lưng: Nấu canh rau bồ
ngót với nấm rơm. Mỗi ngày ăn một lần vào buổi cơm chiều. Ăn liên
tiếp trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
Chữa bệnh
Lá rau bồ ngót tươi từ trước đến nay được người dân dùng làm thuốc
điều trị một số bệnhvới các cách dùng được mô tả như sau:
- Trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ con: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch,
giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho
đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải
mỏng để rơ nướcnày lên lưỡi, lợi,miệng của người bệnh.
- Trị tưa lưỡi cho người lớn: Dùng nước xay rau bồ ngót (20 g rau bồ
ngót xay với 300 ml nước; sau đó lọc bỏ bã) uống kết hợp với vitamin
3B. Ngày uống hai lần vitamin 3B (một vào buổi sáng và một vào buổi
tối) và một lần uống nước xay rau bồ ngót vào buổi trưa. Kinh nghiệm
cho thấy uống trong vài ngày là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể hoặc chấm
dứt.
- Chữa sót nhau: Dùng một nắm lá rau bồ ngót rửa sạch, giã nhuyễn và
cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100 ml. Chia làm 2
phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30
phút, nhau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng.
Để chữa sót nhau, có người còn dùng rau bồ ngót giã nhuyễn rồi đắp vào
gan bàn chân, song cần lưu ý là khi nhau đã ra hết thì cần tháo miếng
băng thuốc ra ngay.


Cách rửa rau an toàn

Nhiều người nghĩ rằng rửa rau là một công việc đơn giản. Nhưng các
chuyên gia về giau khuyến cáo, nếu không rửa đúng cách, rau bẩn vẫn
hoàn bẩn. Các tư vấn sau đây sẽ giúp bạn biết cách rửa rau sạch, an
toàn

×