Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Mẫu Phương án chữa cháy mẫu PC17 cơ sở Điện gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.42 KB, 28 trang )

Mẫu số PC17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ

Tên cơ sở: NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ 7A
Địa chỉ: Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Điện thoại: 02596.288.989
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: Công ty TNHH MTV Hà Đô Thuận
Nam
Điện thoại: 02596.288.989
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: PHỊNG
CẢNH SÁT PCCC – CƠNG AN TỈNH NINH THUẬN
Điện thoại: 114

Ninh Thuận, năm 2023


SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CƠ SỞ

2


A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CƠNG TÁC CHỮA
CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ
Nhà máy điện gió Phước Minh có địa chỉ tại: xã Phước Minh, huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận, có tổng diện tích được cấp phép khoảng 246,8 ha, cách


Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Ninh Thuận khoảng 23km.
Các hướng tiếp giáp xung quanh cơ sở:
- Phía Đơng giáp: đất trống.
- Phía Tây giáp: Quốc lộ 1A.
- Phía Nam giáp: đất trống.
- Phía Bắc giáp: đất trống.
II. GIAO THƠNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY
1. Giao thơng bên trong cơ sở
- Cơ sở có lối vào chính tại Quốc lộ 1A. Từ Quốc lộ 1A đi vào khoảng 2km
chia làm 2 đường VH1 và VH2. Cả hai tuyến đường đều đi quanh các trụ điện gió
và về trạm biến áp, các đường rộng từ 4 – 6m, thơng thống, xe chữa cháy có thể
tiếp cận và triển khai lực lượng cơ sở dễ dàng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Bên trong trạm biến áp có đường đi thuận tiện, rộng từ 3,5 – 5m, nền
bêtơng, xung quanh cơ sở khơng có vật cản trở giao thông, thuận lợi cho xe chữa
cháy tiếp cận mọi vị trí cơng trình.
2. Giao thơng bên ngồi cơ sở
- Qng đường từ Phịng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Ninh
Thuận đến cơ sở khoảng 23km.
- Từ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến cơ sở đi theo tuyến đường:
* Phòng Cảnh sát PCCC  đường 16 tháng 4  đường Ngô Gia Tự 
đường Thống Nhất  Quốc lộ 1A  đến địa phận thôn Quán Thẻ 1 (đối diện
quán lẩu dê Ngon Ngon) rẽ phải  cơ sở.
* Phòng Cảnh sát PCCC  đường 16 tháng 4  đường 21 tháng 8  Quốc lộ
1A  đến địa phận thôn Quán Thẻ 1 (đối diện quán lẩu dê Ngon Ngon) rẽ phải 
cơ sở.
- Tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến cơ sở có mật độ
người và các phương tiện giao thông lưu thông đông đúc nhất vào các giờ cao
điểm như giờ đi làm (06h30 đến 08h00) hoặc vào giờ tan tầm (11h00 đến 12h00
hoặc 17h00 đến 18h00) sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của xe chữa cháy đi trên
đường.

3


III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY
T

Nguồn nước

T
II

Vị trí,
khoảng
cách nguồn
nước

Những điểm
cần lưu ý

Bên trong
1

1
2
2
II

Bể nước chữa cháy

195 m


Bể nước phục vụ sinh hoạt

30 m3

3

Bố trí trong
Xe chữa cháy và
trạm biến
máy bơm nước
áp 110kV
chữa cháy dễ
Bố trí gần
dàng tiếp cận để
nhà
sinh
lấy nước
hoạt và kho
thiết bị

Bên ngoài

1
1

Trữ lượng
(m3) hoặc
lưu lượng
(l/s)


Hồ nước tự nhiên (Hồ sen)

Khoảng
1000 m3

Cách khu
vực nhà
Xe chữa cháy dễ
máy khoảng
dàng tiếp cận để
01 km về
lấy nước
hướng TâyBắc

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ
1. Đặc điểm kiến trúc xây dựng, công năng sử dụng của các hạng mục
cơng trình
a) Đặc điểm kiến trúc xây dựng
- Nhà máy điện gió Phước Minh có tổng diện tích đất khoảng 10 ha gồm các
khu vực chính như: khu vực nhà điều hành, khu vực bố trí các Turbin gió (gồm
tổng cộng 12 Turbin), trạm cấp nước, bể nước... Ngoài ra, xung quanh cơ sở là
đường nội bộ, hệ thống thoát nước, các đường hành lang ra vào khu vực nhà máy,
chiều cao khu nhà điều hành khoảng 5,85m.
- Cơ sở được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép chịu lực, tường ngăn
bằng gạch, các ơ cửa bằng tấm kính khung nhơm, nền bê tông, mái tôn và trần
thạch cao. Hệ thống điện lắp đặt âm tường, các thiết bị điện (cầu dao, aptomat,..)
được lắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các khu vực có thiết bị bảo vệ. Cụ thể:
* Khu nhà điều hành
Khu nhà điều hành gồm các hạng mục cơng trình: Nhà điều hành (diện tích

442 m ), Garage để xe (diện tích 85 m 2); Nhà bảo vệ (diện tích 10 m 2); Khu tập thể
thao (diện tích 56 m2); Khu tập Tennis (diện tích 669 m2) và các khu vực phụ trợ.
- Nhà điều hành có quy mơ 01 tầng, tường xây bằng gạch, mái tôn, trần
thạch cao gồm: 02 phịng làm việc nhân viên (mỗi phịng có diện tích 43 m 2);
2

4


phòng Giám đốc (15m2), phòng làm việc (12 m 2), Nghỉ khách (27 m2), Kho lưu trữ
(17 m2); Phòng thờ (8 m2), phòng họp (18.3 m2) 02 Phòng nghỉ nhân viên (mỗi
phòng 24 m2); phòng ăn (24 m2); Bếp nấu (10 m2)...
Cơ sở đã lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, tủ báo cháy trung tâm đặt tại tại
phòng kỹ thuật, nơi có người thường trực 24/24h; Cơ sở lắp đặt hệ thống họng
nước chữa cháy vách tường, có trang bị đầy đủ lăng, vịi chữa cháy. Ngồi ra, cơ
sở còn lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Spinkler, bảo đảm yêu cầu về lưu
lượng, cột áp và diện tích bảo vệ.
Hệ thống điện được lắp đặt âm tường, các thiết bị điện (cầu dao, aptomat,..)
được lắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các khu vực được lắp đặt thiết bị bảo vệ
(aptomat). Cơ sở trang bị hệ thống chống sét đánh thẳng.
* Tuabin gió
- Cơ sở có tổng cộng 12 Tuabin gió, mỗi Tuabin gồm nhiều bộ phận khác
nhau như: Cánh quạt, tuabin máy phát, bánh răng, hộp số, bộ hãm, bộ điều khiển, hệ
thống dây dẫn, trụ đỡ ... Các bộ phận phát điện được đặt trong tuabin và đặt trên đỉnh
trụ, 03 cánh quạt được gắn trên đầu chụp có tác dụng đón gió, chuyển năng lượng
gió thành chuyển động quay của cánh quạt; phần thân tua-bin chứa các hệ thống
trục, bánh răng truyền động, hộp số, hệ thống phanh, máy phát điện, các cảm biến
đo gió… Đây là nơi có nguy cơ xảy ra cháy cao nhất trong hệ thống tuabin điện gió
do bên trong tuabin chứa các thiết bị dễ sinh nhiệt, dễ bắt lửa và xảy cháy (như dầu
thủy lực, dầu biến áp, nhựa, cao su, hệ thống dây điện). Nếu có nguồn nhiệt xuất hiện,

ngọn lửa có thể bùng phát, cùng với điều kiện ở trên cao, thống gió sẽ khiến đám
cháy nhanh chóng lan rộng bao trùm tồn bộ tuabin. Ngồi ra, khu vực chân tháp (nơi
đấu nối các dây dẫn, đặt các thiết bị giám sát điện, điều khiển toàn bộ tháp tuabin điện
gió) cũng là vị trí dễ xảy ra cháy.
- Mỗi trụ Tuabin có 5 ngăn bao gồm:
+ Ngăn 1: Ngăn trung thế của E mô-đun. Bao gồm máy biến áp, thiết bị
đóng cắt trung thế (MV) và các thành phần khác. Cửa vào ngăn đặt ở chân trụ.
+ Ngăn 2: Ngăn điều khiển của E mô-đun. Bao gồm tủ điều khiển, liên tục
cung cấp điện (UPS) cho hệ thống điều khiển nhà máy, bộ chuyển đổi năng lượng
gió hệ thống phân phối chính và các thành phần khác.
+ Ngăn 3+4: Các ngăn tủ chuyển đổi B2B của E mô-đun. Ngăn 4 cũng bao
gồm các bộ phận làm lạnh của hệ thống làm mát bằng chất lỏng.
+ Ngăn 5: Phần Nacelle (đầu rôto, máy phát điện và nhà máy).
Vỏ trụ được chế tạo bằng thép có độ dày khoảng 2 mm, được sơn tĩnh điện
màu trắng nhạt; Trụ có chiều cao 110m.

5


- Vỏ trụ đảm bảo chống thấm nước khi đặt ngoài trời, cấp bảo vệ của vỏ trụ
đạt IP54 theo tiêu chuẩn IEC 60529.
- Trong trạm AC phần lớn là các thiết bị điện và phần vỏ được cấu tạo bằng
tơn nên ngun nhân chính dẫn đến cháy, nổ trạm AC đều do chạm chập về điện
hoặc do quá tải gây quá nhiệt. Tại trạm AC có dầu của máy biến áp là chất có nguy
cơ dẫn đến cháy nổ cao nhất.
* Trạm biến áp 110kV
- Phần ngoài trời: Mặt bằng trạm bố trí theo hình chữ nhật. Hệ thống
Pooctich và phân phối 110kV hướng về phía đường dây đấu nối; Máy biến áp
110kV được bố trí ở đầu sân phân phối 110kV gần với đường nội bộ của trạm biến
áp.

- Phần trong nhà điều khiển trung tâm: Nhà điều khiển trung tâm có diện tích
280 m2. Bao gồm các thiết bị bảo vệ và điều khiển được bố trí cụ thể như sau:
+ Phịng điều khiển trung tâm có diện tích là 105 m 2: Sử dụng để đặt các tủ
điều khiển, bảo vệ, SCADA, viễn thông và hệ thống máy tính điều khiển, giám sát.
+ Phịng ắc quy có diện tích là 15 m2: Sử dụng để đặt hệ thống 344 bình ắc
quy 2V DC.
+ Phịng Trung thế có diện tích là 105 m 2: Sử dụng để đặt các tủ hợp bộ
trung thế 22 kV.
+ Ngoài ra cịn bố trí thêm các phịng chức năng gồm: Phịng kho; phòng vệ
sinh và phòng đặt hệ thống bơm PCCC.
- Trạm biến áp phần lớn là các thiết bị điện cao áp, trung áp và hạ áp tính
chất của cháy nổ đều là do chạm chậm điện, hồ quang phát sinh hoặc phát nhiệt
cục bộ và có thể cháy lan sang các thiết bị gần đó. Dầu các loại máy biến áp và các
loại dây cách điện, các vỏ bọc thanh cái là những chất có nguy cơ dẫn đến cháy nổ.
2. Tính chất hoạt động của cơ sở
- Tính chất hoạt động:
Các tuabin chuyển động quay chậm của cánh quạt qua trục và các bánh răng
truyền động được chuyển thành chuyển động quay nhanh (tốc độ gấp khoảng 100
lần tốc độ quay của cánh quạt) để làm quay máy phát điện xoay chiều tạo ra dòng
xoay chiều hoặc qua máy phát điện một chiều để tạo dòng một chiều và tiếp tục
chuyển thành dịng xoay chiều thơng qua inverter; dòng diện xoay chiều qua máy
biến áp để nâng áp và đưa lên lưới điện.
Nhà máy điện gió Phước Minh được thiết kế với cơng nghệ điện gió cơ
năng, các thành phần chính của nhà máy được mơ tả theo hình sau:

6


- Các trụ Tuabin gió sẽ chuyển đổi năng lượng gió thành dịng điện xoay
chiều (AC) nhờ vào hiệu ứng cảm ứng điện từ, cơ năng thành điện năng. Năng

lượng điện xoay chiều này sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều để có tính
ổn định. Sau đó nhờ vào các bộ inverter sẽ chuyển tiếp thành dòng điện xoay chiều
có cùng tần số với tần số lưới điện. Lượng điện năng trên sẽ được hòa với điện lưới
nhờ các máy biến áp nâng áp và hệ thống truyền tải điện.
- Để phù hợp với công nghệ sản xuất và thi cơng trong nước, Nhà máy điện
gió Hà Đơ Thuận Nam sử dụng giải pháp lắp đặt Tuabin gió theo dạng tự động
điều chỉnh hướng gió. Việc lắp đặt Tuabin gió theo dạng tự xoay giúp tận dụng tối
đa lượng gió từ tất cả các hướng.
- Các thành phần thiết kế chính của nhà máy điện gió như sau:
 Hệ thống các Tuabin gió chuyển đổi động năng thành điện năng (các
Tuabin);
 Hệ thống chuyển đổi điện AC thành DC (các bộ Inverter);
 Hệ thống chuyển đổi điện DC thành AC (các bộ Converter);
 Hệ thống dây cáp điện đấu nối;
 Các máy biến áp tăng áp;
 Trạm biến áp 110kV/22kV và đường dây truyền tải điện nhà máy.
- Đối với hầu hết các nhà máy điện gió, việc giảm chi phí điện năng quy dẫn
(LCOE) là tiêu chí thiết kế quan trọng nhất. Mọi khía cạnh của hệ thống điện (và
của toàn bộ dự án) cần được kiểm tra và tối ưu.

7


- Hiệu suất của một nhà máy điện gió có thể được tối ưu hóa bằng cách giảm
tổn thất hệ thống. Giảm tổn thất tổng làm tăng sản lượng điện hàng năm và do đó
doanh thu tăng, mặc dù trong một số trường hợp nó có thể làm tăng chi phí đầu tư
của nhà máy.
- Đối với nhà máy điện gió, các Tuabin thường là các thành phần có giá trị
cao nhất và khó di chuyển nhất. Do đó, các biện pháp phịng ngừa an tồn có thể
bao gồm các loại bulông chống trộm, các loại nhựa tổng hợp chống trộm, camera

có báo động và hàng rào an ninh.
Khi xảy ra cháy tại các trụ điện gió có chiều cao khoảng 110m, đặc trưng
nguy hiểm nhất khi cháy tuabin điện gió là các cánh quạt vẫn tiếp tục quay, điều
này khiến đám cháy nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn. Khi ngọn lửa
cháy lan đến các cánh quạt hoặc các bộ phận xảy cháy bị phá hủy và bung ra có thể
làm các mảng thiết bị đang cháy văng ra xa, gây ra các đám cháy mới xung quanh
(có thể cách vài trăm mét) như các đám cháy rừng, đồng ruộng và các cơng trình,
thiết bị trong khu vực. Nguy hiểm hơn khi đe dọa sự an toàn của lực lượng chữa
cháy đang thực hiện nhiệm vụ dưới mặt đất. Do cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao nên
khi có cháy, nổ xảy ra sẽ gây khó khăn cho công tác cứu nạn, cứu hộ, gây thiệt hại
lớn về người và tài sản, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
3. Thời gian hoạt động, số người thường xuyên có mặt tại cơ sở
Cơ sở hoạt động 24/24 giờ, tất cả các ngày trong tuần. Số lượng người làm
việc trung bình khoảng 08 người/ngày (bao gồm 2 nhân viên vận hành và 3 nhân
viên bảo vệ).
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM CHÁY, NỔ, ĐỘC
1. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc
- Với tính chất hoạt động nêu trên nên trong cơ sở luôn tồn chứa một số
lượng rất lớn chất dễ cháy như: hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, vải vóc, gỗ, phơng màn, các
thiết bị điện, các thiết bị điện tử, dầu, xe, máy… với số lượng. Đây là những loại
chất cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp và dễ xảy ra cháy khi tiếp xúc với các dạng
nguồn nhiệt khác nhau. Khi xảy ra cháy bất kỳ một vị trí nào thì ngọn lửa sẽ nhanh
chóng lan ra tồn bộ diện tích của khu vực bị cháy với vận tốc lan truyền cháy
khoảng 01 m/phút và cháy lan sang bộ phận xung quanh với nhiều hình thức khác
nhau. Nếu khơng được khống chế kịp thời thì đám cháy phát triển nhanh và mạnh,
cháy lan sang các khu vực khác tạo thành đám cháy lớn và rất phức tạp, ngọn lửa
sẽ lan truyền theo phương ngang. Cháy lớn tạo thành các cột khói cao và nhiệt độ
của đám cháy tăng nhanh, dẫn đến việc phá huỷ các cấu kiện xây dựng chủ yếu của
cơng trình làm sụp đổ và mất khả năng ngăn cháy, dẫn đến cháy lan tới các cơng
trình kề đó. Khói từ đám cháy sẽ lan toả ra tồn bộ các khu vực cơ sở và có khả

năng lan sang khu vực lân cận, gây ra rất nhiều khó khăn cho thoát nạn, cứu người
bị nạn, cứu tài sản và công tác tổ chức chữa cháy.
8


- Hệ thống điện tại cơ sở được lắp đặt thêm các máy móc, thiết bị có cơng
suất rất lớn, chính vì vậy mà trong q trình làm việc thường rất dễ xảy ra những
hiện tượng như: Chập mạch, quá tải,… làm phát sinh nguồn nhiệt và gây cháy.
- Tại khu điều hành và phân phối, điều khiển, kho,...: Đây là các khu vực
làm việc của cán bộ, nhân viên, các khu vực này chứa nhiều loại chất cháy khác
nhau, nhưng chủ yếu là giấy tờ, vải, gỗ. Các khu vực nhà làm việc của các phòng
ban thường xuyên sử dụng điện và sử dụng nhiều thiết bị điện có cơng suất lớn như
điều hịa, máy in, máy tính, các thiết bị điện… nên dễ xảy ra các sự cố về điện, do
đó khu vực này được trang bị hệ thống chữa cháy vách tường, trong công tác chữa
cháy ban đầu khi có sự cố cháy nổ xảy ra được dễ dàng, giảm thiệt hại về tài sản.
Khu vực kho chứa các rác thải độc hại như acquy hỏng, các thiết bị điện tử, mạch
điện hỏng,.. các chất này khi có nhiệt độ cao, hoặc khơng được tái sử dụng mà thải
ra mơi trường thì sẽ gây nguy cơ axit hóa đất đai, nguồn nước (chất thải là SiCl 4).
Quá trình sản xuất, Tuabin gió cịn tạo ra khí NF 3 (Nitơ Trifluoride) . Mặc dù đã bị
triệt tiêu phần lớn trong quá trình sản xuất, nhưng một lượng nhỏ NF 3 vẫn lọt vào
khí quyển. Khi NF3 kết hợp với CO2 sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Bên
cạnh đó, việc xử lý các cánh Turbine sau khi hết tuổi thọ cũng là một vấn đề nan
giải. Nếu không được xử lý kịp thời, chất thải từ các cánh của Turbine này sẽ tác
động nghiêm trọng đến môi trường sống, bởi một cánh Turbine chứa rất nhiều kim
loại như: chì, đồng, nhơm, silicon, Sợi thủy tinh, sợi cacbon…
- Tại khu vực phòng nghỉ, sinh hoạt và nấu ăn: khu vực này thường xuyên
tồn chứa lượng chất dễ cháy lớn như khí dầu mỏ hóa lỏng, ngun liệu, hàng hóa
phục vụ sinh hoạt. Việc sử dụng ngọn lửa trần trong quá trình đun nấu hoặc sự cố
thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. Bên cạnh đó, ở vị trí
bếp đun, do dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền

của ngọn lửa gây cháy nhanh chóng. Tại đây có hệ thống chữa cháy vách tường
nên khi có cháy, nổ xảy ra cũng dễ dàng khống chế sự cố.
- Tại khu vực để xe là nơi tập trung một khối lượng lớn chất cháy, đa dạng
và có giá trị kinh tế cao. Nếu xảy ra cháy ở khu vực để xe thì khơng những thiệt
hại trực tiếp rất lớn mà thiệt hại gián tiếp cũng rất lớn. Chất cháy ở khu vực nhà để
xe, đầu tiên phải kể đến một số lượng lớn xe máy, hơi xăng dầu rò rỉ từ một số xe
là rất dễ xảy ra và dẫn đến gây cháy khi sự cố kỹ thuật, sơ suất sử dụng ngọn lửa
trần, sử dụng thiết bị điện, vi phạm quy định an toàn PCCC. Nếu cháy xảy ra ở khu
vực này, đám cháy sẽ nhanh chóng gây cháy lớn. Từ xe bị cháy ngọn lửa lan
truyền ra các xe khác xung quanh, lượng khói tỏa ra nhiều và độc hại, nhiệt độ tăng
lên rất nhanh gây khó khăn cho cơng tác chữa cháy và thốt nạn.
- Trong cơ sở số lượng cán bộ, nhân viên làm việc liên tục, trong q trình
hoạt động khơng tránh khỏi những trường hợp do bất cẩn trong việc sử dụng lửa và
vi phạm các quy định về an toàn PCCC gây ra cháy.
- Sự cố cháy tại các tuabin gió thường do các nguyên nhân sau:

9


+ Sự cố cánh quạt, hệ truyền động, hộp số,… dẫn đến các hư hại về cơ học
cho tuabin và gây cháy;
+ Khi hệ thống phanh tốc độ cao hoạt động tạo ra tia lửa mà khơng có giải
pháp ngăn cách với các hệ thống dầu bôi trơn, dầu thủy lực và các chất cháy khác
trong tuabin gây cháy;
+ Sự cố rò rỉ của thiết bị chứa, đường ống dẫn dầu bơi trơn, dầu thủy lực
nằm phía trong thân tuabin;
+ Sự cố thiết bị điện, thiết bị điều khiển bên trong thân tuabin;
+ Cháy do sét đánh vào tuabin, tháp tuabin;
- Sự cố cháy nổ trong vận hành máy biến áp thường do các nguyên nhân
chính sau:

+ Về chất cháy: Dầu biến áp là một sản phẩm của quá trình chưng cất dầu
mỏ, có thành phần chủ yếu là: hydrocacbon naptepic (C nH2n), hydrocacbon
parafinic (CnH2n+2), hydrocacbon aromatic (CnH2n-6) với n = 15÷18. Trong q trình
làm việc của máy biến áp, dầu biến áp bốc hơi, hơi này kết hợp với ơxy trong
khơng khí tạo thành hỗn hợp có khả năng gây cháy, nổ.
- Ngồi ra, khi dầu bị đốt nóng liên tục dẽ bị lão hóa, giảm tính cách điện
dẫn đến đánh thủng cách điện cuộn dây. Do cung lửa tác dụng dầu biến áp tham
gia phản ứng nhiệt, tạo thành hỗn hợp các khí CH 4, H2, C2H2, C2H4. Các khí này
kết hợp với ơxy khơng khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
+ Một số nguyên nhân trong vận hành: Nhiệt độ của máy biến áp tăng quá
mức cho phép do những hư hỏng trầm trọng xảy ra ở mạch từ; Cách điện giữa các
lá thép bị hỏng do chúng bị già cỗi vì thời gian làm việc lâu vượt quá tuổi thọ của
chúng hoặc do những hư hỏng cục bộ; Cháy trong các lá thép do hỏng cách điện
của chốt ép tạo ra ngắn mạch hoặc hư hỏng cục bộ cách điện giữa các lá thép gây
ngắn mạch giữa chúng; Ngắn mạch cục bộ các lá thép do có vật kim loại vật dẫn
điện nào đó gây ngắn mạch; Do lực ép mạch từ yếu, chi tiết bắt chặt bị long ra các
lá thép ngoài cũng bị tụt ở trụ quấn dây hoặc gông từ, hoặc do điện áp sơ cấp cao
quá giá trị định mức từ đó dẫn đến máy bị rung và kêu quá mức cho phép; Do cuộn
dây trong máy bị chập nhau gây cháy;...
- Hiện tượng các vòng dây bị chập chiếm 70% trong tổng số hư hỏng máy
biến áp. Chất cách điện của cuộn dây trong máy bị hỏng nhanh khi máy biến áp
làm việc liên tục ở nhiệt độ 1050C. Ngắn mạch giữa các cuộn dây, xuất hiện lực
điện động của dòng điện ngắn mạch gây biến dạng cuộn dây và dịch chuyển theo
hướng dọc trục. Thường hiện tượng này xảy ra cùng hiện tượng chạm vỏ của cuộn
dây.
+ Hoặc do những sai lầm của công nhân vận hành gây cháy; thao tác nhầm
khi bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp; do sơ suất khi sử dụng lửa trong khi vận
hành máy biến áp.
+ Do tự nhiên: Khi mưa giông, bão.. máy biến áp có thể bị sét đánh thẳng
nếu hệ thống chống sét không đảm bảo độ tin cậy, khi có sét đánh trên đường dây

tải điện, điện áp của sét theo đường dây chạy vào trong máy gây quá điện áp trong
10


máy, nếu các thiết bị chống sét (kiểu van, ống) tác động không kịp thời hay không
tác động sẽ gây cháy máy.
- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra vào thời điểm ban ngày, số cán bộ nhân viên
làm việc đơng, sự cố cháy, nổ có thể nhanh chóng được phát hiện. Khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra vào ban đêm, lực lượng bảo vệ mỏng, nếu không kịp thời phát hiện
và xử lý, sự cố cháy, nổ có thể lan đến các khu vực khác, gây thiệt hại lớn về kinh
tế.
2. Đặc điểm một số chất cháy
a) Chất cháy là gỗ
- Gỗ là vật liệu thường thấy ở trong các đám cháy, là hỗn hợp của nhiều
chất, có cấu trúc và tính chất khác nhau, hợp phần cơ bản của gỗ là bán xenluloza,
xenluloza và licnhin.
Xenluloza là các pơlixaccarit cao phân tử có cơng thức thảo nghiệm là (C6H10O5)n
- Bán xenluloza là hỗn hợp của pentôzan (C5H8O4), Hécxôzan (C6H10O5) và
poliuronit.
- Về thành phần nguyên tố, gỗ chứa xấp xỉ 50% cacbon xấp xỉ 6% hiđro và
xấp xỉ 40% ôxi. Độ rỗng của các chất chiếm khoảng 50 - 70% thể tích của nó.
Những chất tham gia vào các thành phần của gỗ có cầu trúc khác nhau và độ bền
nhiệt khác nhau. Khảo sát sự bền nhiệt của gỗ, có thể phân chia sự phân hủy nhiệt
của gỗ ra thành 1 số giai đoạn đặc trưng sau:
+ Khi nung nóng đến 120 - 150oC: kết thúc quá trình làm khơ gỗ, nghĩa là
kết thúc q trình tách nước vật lý.
+ Khi nung nóng đến 150 - 180oC xảy ra sự tách ẩm nội và ẩm liên kết hóa
học cùng với sự phân hủy thành phần kém bền nhiệt của gỗ.
+ Khi nung nóng đến nhiệt độ 250oC xảy ra sự phân hủy của gỗ chủ yếu là
bán xenlulơza, làm thốt các chất khí như: CO, CH4, H2,CO2, H2O. Hỗn hợp khí

tạo thành này có khả năng bốc cháy bởi nguồn bốc cháy. Tương tự chất lỏng nhiệt
độ này có thể coi là nhiệt độ bốc cháy của gỗ.
+ Ở nhiệt độ 500 - 550oC tốc độ phân hủy của gỗ giảm mạnh, sự thoát chất
bốc thực tế coi như dừng lại. Ở nhiệt độ 600 oC sự phân hủy nhiệt của gỗ thành sản
phẩm khí và tro được kết thúc.
- Một số thông số cháy của gỗ:
+ Nhiệt lượng cháy thấp của gỗ: ~ 15000 kj/kg
+ Vận tốc cháy theo bề mặt: 0,5 - 0,55 cm/ph
+ Vận tốc cháy theo chiều sâu: 0,2 - 0,5 cm/ph
+ Vận tốc cháy khối lượng của gỗ: 7 - 8 (g/m2.s)
11


- Gỗ cháy là q trình cháy khơng hồn tồn, than tạo ra có thể cháy âm ỷ
bên trong khơng thành ngọn lửa. Sản phẩm cháy của gỗ là: CO2, H2O, và CO.
b) Chất cháy là xăng, dầu
- Xăng dầu là loại nhiên liệu quan trọng, được sử dụng phổ biến trong sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải và phục vụ các nhu cầu khác của con người.
- Xăng, dầu là chất có nguy hiểm cháy, nổ cao. Đa số xăng, dầu có thể bắt
cháy ở nhiệt độ thấp, thậm chí có thể bắt cháy ở nhiệt độ dưới 0 0C (nhiệt độ bắt
cháy có thể từ -370C).
- Xăng dầu là loại chất lỏng dễ bay hơi. Hơi của chúng thường nặng hơn
khơng khí đến 5 lần, do đó khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, chúng sẽ chuyển thành
hơ và tích tụ ở những chỗ trũng, kín và tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, có thể
phát nổ khi bắt gặp nguồn nhiệt thích hợp tác động.
- Hơn nữa, xăng dầu khơng hịa tan trong nước và có tỷ trọng nhỏ hơn nước,
tỷ trọng của chúng ở trong khoảng từ 0,67 - 0,93 và tuỳ thộc vào từng loại cụ thể.
Dựa vào tính chất này, trong một số trường hợp nhất là loại dầu nặng có thể dùng
nước để chữa cháy. Tuy nhiên trong quá trình chữa cháy cần lưu ý khả năng nước
được phun vào thiết bị chứa chiếm chỗ xăng dầu đẩy xăng dầu tràn ra ngồi gây

cháy lan, tạo nên những khó khăn mới cho việc tổ chức cứu chữa. Vì thế, trong khi
chữa cháy hoặc bố trí triển khai dụng cụ, phương tiện chữa cháy ban đầu cần lưu ý
đến khu vực này để kịp thời chữa cháy khi cháy mới xảy ra.
- Nhiệt lượng toả ra khi cháy xăng dầu là (7500 - 11000) Kcal/kg. Độ cao
của ngọn lửa khi cháy bể xăng gần bằng 2 lần đường kính của bể gây ra sự bức xạ
nhiệt lớn đến khu vực xung quanh, dẫn đến cháy lan các bể kế cận và cản trở cho
việc tiếp cận, ảnh hưởng đến lực lượng phương tiện khi triển khai đội hình phun
bọt dập tắt đám cháy và các chất chữa cháy khác vào bề mặt diện tích đám cháy.
- Tốc độ cháy lan của xăng dầu là rất lớn. Đối với xăng vận tốc cháy khối
lượng là từ (2,7 - 2,8) kg/m 2phút, vận tốc cháy tuyến tính theo thành bể từ (3,8 4,5) mm/phút. Cịn dầu hoả vận tốc cháy khối lượng là 2,9 kg/m 2phút và vận tốc
cháy tuyến tính theo thành bể là 3,6 mm/phút. Xăng dầu có tính độc hại, nên nếu
con người hít thở nhiều hơi xăng sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến sức khoẻ và khả năng
làm việc cũng như chiến đấu của cán bộ chiến sỹ.
c) Các sản phẩm từ giấy
- Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua nhiều
công đoạn của q trình cơng nghệ sản xuất.
- Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: T 0tbc là 1840C , vận tốc cháy là
27,8 kg/m2h, vận tốc cháy lan từ 0,3 – 0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833 m3

12


CO2, 0,73 m3 SO2, 0,69 m3 H2O, 3,12 m3 N2 . Nhiệt lượng cháy thấp của giấy phụ
thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động.
- Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xa nhiệt dẫn đến khả năng dưới
tác động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ bốc cháy.
- Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Những lớp
tro, cặn này khơng có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị q trình
đối lưu khơng khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình giấy
cháy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn.

- Từ những điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với người bị nạn trong
đám cháy cũng như với người tham gia quá trình chữa cháy.
d) Nhựa tổng hợp và các chế phẩm từ polyme
- Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa trong cơ sở dưới các dạng như: bàn ghế
nhựa, xô chậu, các đường ống kỹ thuật, hệ thống dây dẫn điện, máy vi tính, đồ điện
tử…
+ Nhựa tổng hợp là những chất polyme được điều chế bằng các phản ứng
trùng hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong đám cháy polymer sẽ bị cháy và
phát sinh ra nhiều loại khói và khí khác nhau.
+ Sản phẩm của các polyme có nhiều khí độc như: CO, CL, HCL, anđehit
(- CHO).
+ Ngồi ra thì khả năng cháy của các loại nhựa còn phụ thuộc vào các chất
phụ gia trong thành phần nhựa (chất độn). Nếu chất độn này là chất dễ cháy thì nó
sẽ làm tăng tính chất cháy của nhựa và ngược lại.Vì sản phẩm cháy của nhựa có
nhiều tính chất độc hại nên khi xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn, nguy hiểm
cho sự thốt nạn cũng như công tác tổ chức cứu chữa của đám cháy.
e) Chất cháy là vải
Thuộc nhóm vật liệu dễ cháy, tồn tại ở nhiều dạng như quần áo, chăn màn,
rèm cửa, phông màn…, với trữ lượng lớn ở những ki ốt bán quần áo hoặc ki ốt
may quần áo. Vận tốc cháy trung bình của vải theo khối lượng có thể đạt được V kt
= 0,36 kg/m2/phút. Khi cháy vải tỏa ra nhiều lượng khói rất lớn và nhiều khí độc
như CO, CO2, H2S, HCL, HCN,…
g) Chất cháy là cao su
- Cao su luôn tồn tại trong cơ sở dưới nhiều dạng khác nhau. Cao su là hợp
chất cao phân tử của hidro cacbon không no chủ yếu là Izopren, ở nhiệt độ 120oC
thì bị nóng chảy, đến nhiệt độ 250oC thì sẽ bị phân hủy và tạo thành những sản
phẩm dạng khí và lỏng, có khả năng hấp tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.
Khi bị phân hủy và cháy sẽ tạo thành các sản phẩm gồm các khí độc và tạo ra
nhiều khói gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế tầm nhìn, khí cháy tạo thành
nhiệt lượng lớn và tỏa ra nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến cơng tác thốt nạn cũng

13


như công tác chữa cháy. Nhiệt độ của ngọn lửa khi cháy các sản phẩm cao su là
khoảng 1247oC, nhiệt lượng khi cháy tỏa ra vào khoảng 44833KJ/KG, nhiệt lượng
của đám cháy vào khoảng 0,35kg/m2.ph. Vận tốc cháy của cao su vào khoảng 0,6
m/ph – 1 m/ph. Sinh ra sản phẩm cháy có nhiều khí CO 2, CO rất nguy hiểm. Nếu
như nồng độ của CO2 đạt đến 4,5% có thể gây ngất và thậm chí gây chết người.
Cịn nếu sản phẩm cháy khơng hồn tồn thì sinh ra nhiều khí CO, khí này nếu đạt
đến nồng độ 0,4% sẽ gây chết người.
3. Khả năng cháy lan
Ngọn lửa sẽ lan truyền theo các vật liệu cháy cơ bản, gỗ, giấy, vải vóc, nhựa
trong cơ sở với tốc độ khoảng (0,5-1,5) m/phút, nếu xảy ra cháy tại máy biến áp thì
dầu sẽ giãn nở và bắn ra xung quanh gây cháy lan và nhanh chóng lan truyền theo
nhiều chiều hướng khác nhau. Sản phẩm của q trình cháy cịn lan truyền qua các
hành lang liên kết giữa các tòa nhà, lan truyền theo các tầng dẫn đến khả năng bị
nhiễm khói toàn bộ các khu vực trong một thời gian ngắn. Đám cháy sẽ phát triển
rất nhanh khi cháy các chất vật liệu dễ cháy tồn tại trong cơ sở. Khi cháy phát
triển, do sự trao đổi khí nên đám cháy thường phát triển lớn, tàn lửa có thể bay xa
đi nơi khác ra các khu vực xung quanh gây nên các đám cháy mới. Đám cháy phát
triển mạnh khi có gió và tổ chức chữa cháy cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu thời
gian cháy tự do kéo dài sẽ dẫn đến cháy lớn và từ khu vực bị cháy, đám cháy có
thể lan sang các khu vực lân cận và lan ra toàn bộ cơ sở.
VII. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
1. Tổ chức lực lượng
- Cơ sở đã thành lập Đội PCCC cơ sở gồm 10 đội viên, trong đó có 1 đội
trưởng, 1 đội phó và 08 đội viên và được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
PCCC 10/10 người.
- Đội trưởng Đội PCCC cơ sở là ơng Hồng Đức Quế, Số điện thoại:
0357.460.072

2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc: 8 người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: 05 người.
- Khả năng huy động lực lượng lân cận khoảng 05 người khi có sự cố cháy,
nổ xảy ra.
3. Phương tiện chữa cháy tại chỗ
S
TT
1
2

TÊN PHƯƠNG TIỆN

ĐVT

Cuộn vịi chữa cháy

Cuộn

Lăng phun chữa cháy

Cái

SL

VỊ TRÍ

0 Tại TBA 110 kV có 4 cuộn; nhà
8 điều hành và nhà ở có 4 cuộn.
0 Tại TBA 110 kV có 2 cái; nhà

4 điều hành và nhà ở có 2 cái
14


3

Trụ lấy nước chữa cháy
Trụ
2 cửa

4

Trụ tiếp nước xe chữa
Trụ
cháy

5

Bình bột chữa cháy
xách tay loại 8 kg Bình
(MFZL8)

6

Bình bột chữa cháy xe
Bình
đẩy 35kg (MFTZL35)

7


Bình chữa cháy CO2
Bình
loại MT5

8

Bình chữa cháy xe đẩy
Bình
CO2-MT24

9
10

Hệ thống chữa cháy
FM200 tự động
Hệ thống báo cháy bằng
đầu do nhiệt và khói

4

Tại TBA 110kV có 1 trụ ; nhà
điều hành và nhà sinh hoạt
2
chung có 1 trụ
- Tại TBA 110 kV có 01 bình;
tại nhà điều khiển 04 bình, nhà
1 bảo vệ và khu để xe 05 bình
06 - Tại mỗi tuabin gió có 8 bình.
Tồn nhà máy có 12 tuabin tổng
cộng 96 bình

0
5

Cái

12

Máy bơm diezen

Cái

Máy bơm bù

Cái

02 bình tại TBA 110kV, 02 bình
phịng điều khiển, chữa cháy
ngồi trời 01 bình

- Tại TBA 110 kV có 01 bình;
tại nhà điều khiển 04 bình, chữa
cháy ngồi trời 01 bình, 02 bình
6 tại tầng khu nhà làm việc, nhà
05 bảo vệ và khu để xe 04 bình.
- Tại mỗi tuabin gió có 04 bình.
Tồn nhà máy có 12 tuabin tổng
cộng 48 bình
Tại TBA 110 kV có 02 bình; tại
nhà điều khiển 02 bình, chữa
5

cháy ngồi trời 01 bình
0 Tại Phòng trung thế, TBA
1 110kV
0 Trạm biến áp 110kV, khu Nhà
2 điều hành và sinh hoạt chung
0
Đặt ở Trạm bơm chữa cháy
1
0
Đặt ở trạm bơm chữa cháy
1
0
Đặt ở trạm bơm chữa cháy
1
0

Hệ

Máy bơm điện

Tại TBA 110 kV có 2 trụ; nhà
điều hành và nhà sinh hoạt
chung có 2 trụ

0

Hệ

11


13

0

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT
1. Tình huống cháy phức tạp nhất
1. 1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất
15


- Thời gian cháy: Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày XX tháng YY năm ZZZZ.
- Địa điểm cháy: Tại khu vực máy biến áp 110kV.
- Nguyên nhân cháy: Chập điện gây cháy, nổ hệ thống.
- Chất cháy: dầu, dây dẫn điện, nhựa và gỗ...
- Thời gian cháy tự do: Khoảng 07 phút.
- Khả năng cháy lan: Ban đầu đám cháy khoảng 05 m 2 nhưng nếu không kịp
thời phát hiện và dập tắt đám cháy có thể phát triển rộng ra tồn bộ khu vực trạm
gây khó khăn cho công tác cứu chữa.
1.2. Tổ chức triển khai chữa cháy
- Lực lượng có mặt tại cơ sở
Thời điểm xảy ra cháy có mặt 8 thành viên trong cơ sở.
- Phương tiện chữa cháy:
Huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị
của cơ sở.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Đội trưởng Đội PCCC cơ sở chỉ đạo các tổ thực hiện nhiệm vụ khi lực lượng
Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến.
a) Tổ thông tin liên lạc, bảo vệ tài sản: 02 người.
+ Khi phát hiện có cháy, nổ, sự cố thì người phát hiện ra cháy đầu tiên có

nhiệm vụ báo động, hơ to cháy, cháy, cháy... để thông báo cho mọi người biết,
báo cáo Giám đốc, Đội trưởng đội PCCC cơ sở để triển khai chữa cháy, huy động
mọi người tham gia chữa cháy và cứu tài sản.
+ Gọi điện thoại báo cho Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114
đến chữa cháy. Cung cấp thông tin về quy mô, diện tích, số lượng người bị mắc kẹt
trong đám cháy, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC
chuyên nghiệp. Sau đó gọi điện thoại báo cho gọi cho công an huyện Thuận Nam
qua số điện thoại 0259.3864.9976, Công an xã Phước Minh theo số điện thoại
02593.897609, Trung tâm y tế huyện Thuận Nam theo số điện thoại 02593553220
(nếu có người bị thương nặng).
+ Nhanh chóng cắt điện khu vực xảy ra cháy hoặc cắt điện toàn bộ hệ thống
của cơ sở tùy theo mức độ ảnh hưởng của đám cháy và cử người ra đón xe và lực
lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, hướng dẫn đường đi và vị trí đỗ xe chữa cháy.
+ Thực hiện xong nhiệm vụ thì hỗ trợ chữa cháy và hướng dẫn mọi người di
chuyển ra khu vực an toàn và di chuyển tài sản quan trọng đến nơi an toàn
16


b) Tổ hướng dẫn thoát nạn, di chuyển và bảo vệ tài sản: 03 người
+ Hướng dẫn cho cán bộ, công nhân viên và khách hàng di chuyển ra khu
vực an toàn. Chỉ huy chữa cháy chỉ đạo tập trung mọi người tại phía trước cơ sở để
tiến hành điểm danh, kiểm diện, xác định số lượng người còn bị kẹt trong đám
cháy và vị trí kẹt trong cơ sở .
+ Huy động toàn thể mọi người tập trung di chuyển tài sản quan trọng trong
khu vực cháy và khu vực lân cận ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không cho cháy
lan, cháy lớn. Khi thực hiện cần phân nhóm từ 2 – 3 người và thơng tin liên lạc liên
tục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do đám cháy có nhiều khói khí độc nên
cần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
+ Tổ chức sơ cứu ban đầu và đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Thuận
Nam theo số điện thoại 02593553220(nếu bị thương nặng).

c) Tổ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: 03 người.
+ Tổ chức triển khai sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy, bình chữa cháy
xách tay, sử dụng xơ, chậu, chăn đã được nhúng nước... nhanh chóng tiếp cận đám
cháy, đồng loạt phun chất chữa cháy vào đám cháy để khống chế và dập tắt đám
cháy, ngăn chặn không cho đám cháy phát triển sang khu vực khác. Khi tiếp cận
đám cháy phải sử dụng các biện pháp bảo vệ bản thân như sử dụng khẩu trang, làm
ướt quần áo, tránh đứng cuối hướng gió.
+ Phối hợp với lực lượng chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH để
chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, làm mát và ngăn chặn cháy lan.
d) Khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến hiện trường, Chỉ huy chữa
cháy bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH và báo cáo tình hình diễn biến vụ cháy, số người và vị trí người bị kẹt; công
tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ban đầu cho Chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC
và CNCH.
- Chịu sự chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy
lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
- Khi đám cháy đã được dập tắt, lực lượng của cơ sở tổ chức giám sát hiện
trường vụ cháy và thực hiện công tác bảo vệ để tránh kẻ gian lợi dụng khi cháy nổ
xảy ra vào lấy cắp tài sản và u cầu những người khơng có nhiệm vụ trong đám
cháy ra ngoài khu vực cháy xảy ra; phối hợp cơ quan chức năng điều tra nguyên
nhân vụ cháy.
* Chú ý:
- Đảm bảo cơng tác phịng chống dịch Covid – 19.
17


- Ưu tiên tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn.
- Khi đám cháy được dập tắt tổ chức công tác bảo vệ hiện trường cháy phục
vụ công tác khám nghiệm hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
- Khơng để các chướng ngại vật trên lối thốt nạn.

1.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy xử lý tình huống
cháy phức tạp nhất

18


B

`

19


II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY SỐ 1
1. Tình huống cháy số 1
1. 1. Giả định tình huống cháy số 1
- Thời gian cháy: Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày XX tháng YY năm ZZZZ
- Địa điểm cháy: Khu vực phòng phân phối trung thế.
- Nguyên nhân cháy: Do chạm chập bên trong các dây cáp điện.
- Chất cháy: Các thiết bị điện, cáp điện, cao su…
- Thời gian cháy tự do: Khoảng 05 phút.
- Khả năng cháy lan: Ban đầu đám cháy khoảng một ngăn tủ điều khiển 2 m²
nhưng nếu không kịp thời phát hiện và dập tắt đám cháy có thể phát triển rộng ra
toàn bộ khu vực và cháy lan sang các khu vực khác gây khó khăn cho cơng tác
chữa cháy và CNCH.
1.1. Tổ chức triển khai chữa cháy
- Lực lượng có mặt tại cơ sở
Thời điểm xảy ra cháy có mặt 08 thành viên trong cơ sở.
- Phương tiện chữa cháy
Huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị

của cơ sở.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể
Đội trưởng Đội PCCC cơ sở chỉ đạo các tổ thực hiện nhiệm vụ khi lực lượng
Cảnh sát PCCC chưa đến:
a) Tổ thông tin liên lạc, bảo vệ tài sản: 02 người.
+ Khi phát hiện có cháy, nổ, sự cố thì người phát hiện ra cháy đầu tiên có
nhiệm vụ báo động, hô to cháy, cháy, cháy... để thông báo cho mọi người biết, báo
cáo Giám đốc, Đội trưởng đội PCCC cơ sở để triển khai chữa cháy, huy động mọi
người tham gia chữa cháy và cứu tài sản.
+ Gọi điện thoại báo cho Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114
đến chữa cháy. Cung cấp thông tin về quy mơ, diện tích, số lượng người bị mắc kẹt
trong đám cháy, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC
chuyên nghiệp. Sau đó gọi điện thoại báo cho gọi cho Công an huyện Thuận Nam
qua số 0259.3864.997, Công an xã Phước Minh theo số điện thoại 02593.897.609,
Trung tâm y tế huyện Thuận Nam theo số điện thoại 02593553220 (nếu có người
bị thương nặng).
20



×