Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.72 KB, 13 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Hưng, ngày 01 tháng 4 năm 2022
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP PHÒNGCHỐNG DỊCH COVID 19 TRONG NHÀ TRƯỜNG
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp phòng chống dịch covid 19 trong nhà trường”
Người thực hiện: Ngô Thái Gil
Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Hưng
Thời gian đã được thực hiện: Từ năm học 2020 - 2021 đến nay
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến hoặc giải pháp
“Một số giải pháp phòng chống dịch covid 19 trong nhà trường”
2. Sự cần thiết, mục đích của thực hiện sáng kiến
2.1. Lí do chọn đề tài:
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đã và đang tiếp tục diễn biến rất
phức tạp, đã phát hiện biến thể mới của vi rút có tốc độ lây lan nhanh ở trên 70 quốc
gia. Tại Việt Nam, một số ngày qua đã xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng ở
một số tỉnh, thành trong cả nước.
Tính đến nay (05/04/2022) tồn cầu có 462.801.403 ca nhiễm trong đó có
61.002.891 ca đang điều trị, khỏi 395.722.236 ca, tử vong 6.076.276 ca. Việt Nam có
6.552.918 ca nhiễm trong đó có 3.128.231 ca đang điều trị, khỏi 3.383.142 ca, tử vong
41.545 ca. Điều đó cho thấy mức độ vô cùng nguy hiểm của đại dịch.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi dễ bị lây nhiễm nhất trong xã hội, các em chưa thể
tự mình học hỏi hay tự trang bị cho mình những kiến thức về phịng chống dịch bệnh,
nhận thức mức độ nguy hiểm của đại dịch và thực hiện theo sự chỉ đạo ban phòng
chống dịch các cấp. Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo
viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi
dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho lứa tuổi học sinh là
việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Bản thân
tôi là giáo viên của trường và là phó bí thư Đồn trường tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, làm



cách nào để có thể hạn chế tối đa được dịch bệnh xảy ra ở trường mình... Điều đó đã
thơi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phịng chống dịch covid 19 trong nhà
trường” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong cơng tác phịng chống dịch
bệnh của nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm giúp học sinh của trường có những kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ
sức khỏe cho bản thân trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19.
- Giúp học sinh nhận diện và đối phó được với các tình huống tiếp xúc nguy hiểm
giúp các em hạn chế bị nhiễm bệnh.
- Giáo dục các em và người thân thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ y tế.
- Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về những biện pháp phòng tránh dịch bệnh
hiệu quả nhất.
- Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ quy định của nhà trường, ngành
giáo dục, bộ y tế về phòng chống dịch bệnh.
- Chủ động dự báo, phát hiện sớm ca dịch đầu tiên hay các trường hợp tiếp xúc
F0, F1, F2 (nếu có). Xử lý kịp thời triệt để, khơng để bùng phát thành dịch lớn.
- Giảm tỷ lệ mắc và cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, khơng có tử vong vì
dịch; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh tới sức khỏe của CB-GV-NV, CMHS
và học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC GIẢI PHÁP
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong năm 2019, trên thế giới xuất hiện Virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp
tính, viết tắt SARS-CoV-2, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt
bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan
nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch tồn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020,
nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt
tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân
loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là
SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng lồi với virus SARS từng gây ra đại dịch

năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN


liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19 đã có rất
nhiều trường hợp tử vong, được nhận định là 1 đại dịch nguy hiểm nên việc phịng
chống từ chính quyền đến gia đình, đặc biệt là nhà trường đặc biệt quan trọng. Vì vậy
việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn tốt là công việc được nhà trường đưa lên
hàng đầu.
Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú, an tồn, phịng dịch bệnh tốt
sẽ gây hứng thú cho học sinh và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối
quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau.
2. Cơ sở thực tiễn :
Bệnh viên phổi Covid-19 được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ
Bắc, miền trung Trung Quốc. Tính đến nay (05/04/2022) tồn cầu có 462.801.403 ca
nhiễm trong đó có 61.002.891 ca đang điều trị, khỏi 395.722.236 ca, tử vong
6.076.276 ca. Việt Nam có 6.552.918 ca nhiễm trong đó có 3.128.231 ca đang điều trị,
khỏi 3.383.142 ca, tử vong 41.545 ca. Điều đó cho thấy mức độ vô cùng nguy hiểm
của đại dịch.
Covid-19 là căn bệnh được phát hiện tính đến nay mới hơn 2 tháng nhưng hậu quả
thiệt hại của nó mang đến cho lồi người là vô cùng lớn, trong khi sức lây lan trên thế
giới lại rất nhanh và rộng. Như chúng ta đã biết, ba phương thức lây truyền chủ yếu
của Covid- 19 là: qua khơng khí, tiếp xúc với người bệnh và các bề mặt có virut bám
dính, vậy muốn phịng bệnh tốt nhất thì phải hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm cho
tất cả mọi người nhất là lứa tuổi học sinh.
3. Quá trình thực hiện đề tài.
3.1 Tình hình thực tế
 Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, Ban
giám hiệu nhà trường trong cơng tác phịng chống dịch Covid19.
- Bản thân tôi là một giáo viên và giữ vai trị Phó bí thư Đồn trường tơi ln học

hỏi, tích cực tìm tịi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giúp cho học sinh phòng
chống dịch bệnh Covid -19 hiệu quả nhất.


- Nhận được sự giúp đỡ vô cùng lớn của phụ huynh học sinh đã ủng hộ nhiều
khẩu trang, nước sát khuẩn…..
- Nhà trường phối kết hợp với Ban hoạt động ngồi giờ lên lớp tổ chức các cuộc
thi tìm hiểu, phòng tránh dịch bệnh… trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp cho các em học sinh.
 Khó khăn:
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi cịn nhỏ, vì vậy mà chúng tơi gặp phải những khó
khăn bước đầu trong việc hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid- 19.
- Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu rõ được hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và
tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh covid - 19
- Còn 1 số phụ huynh chưa phối hợp cùng giáo viên trong công tác phòng chống
dịch bệnh Covid 19 cho học sinh.
- Học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh, còn
chủ quan lơ là.
- Các em chưa có những kiến thức cơ bản giúp con phịng chống dịch bệnh, chưa
thực sự tin tưởng vào nhà trường và giáo viên, chưa hăng hái giúp đỡ, ủng hộ các
thầy cô trong các hoạt động của nhà trường….
3.2 Thực trạng vấn đề
Bản thân tôi được phân công, công tác tại trường THPT Phú Hưng từ năm học
2014 – 2015 đến nay. Tổng số học sinh của cả trường hàng năm giao động khoảng
1450 em đến 1500 em. Trường THPT Phú Hưng nằm ở vùng nông thôn, khu dân cư
không đông đúc nên ý thức và kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của người dân nói
chung và học sinh của trường nói riêng cịn rất hạn chế. Vẫn cịn chủ quan, lơ là trong
cơng tác phịng chống dịch và chưa nắm được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh covid
19.
Năm học này 2021 – 2022, tôi lại được nhà trường phân cơng làm phó bí thư

đồn trường. Đây là chính là điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức các hoạt động giáo dục
cho các em có ý thức và trách nhiệm trong cơng tác phịng chống dịch bệnh trong nhà
trường và ngoài xã hội.


3.3 Nguyên nhân của thực trạng:
Tình hình dịch bệnh covid19 hiện nay rất phức tạp tồn cầu có 462.801.403 ca
nhiễm trong đó có 61.002.891 ca đang điều trị, khỏi 395.722.236 ca, tử vong
6.076.276 ca. Việt Nam có 6.552.918 ca nhiễm trong đó có 3.128.231 ca đang điều trị,
khỏi 3.383.142 ca, tử vong 41.545 ca.
Từ ngày 23 – 26.2, số ca mắc COVID-19 liên tục tăng lên. Trong đó, có hàng
trăm ca nhiễm là giáo viên và học sinh. Cụ thể, ngày 23.2, Cà Mau ghi nhận 378 ca
mắc mới (có 6 ca là giáo viên, 44 ca là học sinh). Tiếp đến, ngày 24.2, tỉnh tiếp tục ghi
nhận thêm 422 ca nhiễm mới (có 11 ca là giáo viên và 62 ca là học sinh). Và ngày
25.2, tỉnh này lại ghi nhận 558 ca nhiễm COVID-19 (có 8 ca là giáo viên và 96 ca là
học sinh). Ngày 26.2 là 527 ca (có 11 ca là giáo viên và 63 ca là học sinh).
Trong số các ca nhiễm là học sinh, có rất nhiều ca được ghi nhận chưa tiêm vắc
xin. Nguyên nhân khác là do các em chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng
chống dịch bệnh, còn chủ quan, lơ là. Các em chưa có những kiến thức cơ bản giúp
con phòng chống dịch bệnh, chưa thực sự tin tưởng vào nhà trường và giáo viên, chưa
hăng hái giúp đỡ, ủng hộ các cô trong các hoạt động của nhà trường….
Các em học sinh trường THPT Phú Hưng cũng vậy, ý thức phòng chống dịch bệnh của
các em cịn rất hạn chế... Vì vậy tơi mạnh dạn đưa ra một số “Một số giải pháp phòng
chống dịch covid 19 trong nhà trường” như sau:
3.4 Nội dung giải pháp
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cán bộ giáo viên – nhân viên
thực hiện.
Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để
điều hành cơng việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời có những
điều chỉnh linh hoạt trong q trình triển khai cơng việc nhằm:

- Kiện tồn Ban chỉ đạo phịng chống dịch bệnh, xây dựng kế hoạch và triển khai
có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh vai trị, trách nhiệm của
chi ủy đảng, chính quyền, đồn thể trong nhà trường về cơng tác chủ động phịng
chống dịch. Từng bước xã hội hóa các hoạt động phòng chống dịch.


- Nâng cao kiến thức, thực hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và
CMHS về thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP, chủ động
phòng chống các dịch bệnh trong cộng đồng.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trên địa
bàn trong cơng tác phịng, chống dịch Covid -19 trong tình hình mới.
- Nghiêm túc thực hiện các chỉ thị của cấp trên.
- Giám sát chặt chẽ các ổ dịch được phát hiện kịp thời, xử trí triệt để không để
dịch lây lan, tái phát. Sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi,
nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc dịch bệnh, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh
tế, văn hóa xã hội do bệnh dịch.
- Cán bộ giáo viên được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng giám sát, xử lý
dịch bệnh.
- Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thơng nguy cơ phịng chống dịch
Covid-19 và truyền thông nâng cao sức khỏe tại trường nhằm nâng cao nhận thức, thay
đổi hành vi.
 Giải pháp 2: Thành lập ban chỉ đạo cơng tác phịng chống dịch covid 19.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo về cơng tác chủ động phịng chống
dịch. Xác định rõ vai trò của lãnh đạo trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống
dịch. Huy động toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS tự giác và
tích cực thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và
cộng đồng. Xã hội hóa cơng tác phịng chống dịch.
- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch

và phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã Phú Hưng trong triển khai có hiệu quả cơng tác
phịng chống dịch.
- Ban chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo của các Bộ ban ngành từ trung
ương tới địa phương đến toàn thể CB - GV - CNV trong nhà trường. Yêu cầu toàn thể
CBCNV, phụ huynh học sinh và học sinh đeo khẩu trang khi tới trường…


 Giải pháp 3: Làm tốt cơng tun truyền phịng chống dịch trong nhà
trường và cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và CMHS nhằm nâng cao kiến thức thực hành các biện pháp đảm bảo
vệ sinh mơi trường, chủ động phịng, chống dịch bệnh Covid -19 trong cộng đồng.
- Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền:
+ Nhân viên y tế của nhà trường: Biên soạn nội dung tuyên truyền, thực hiện
tuyên truyền trực tuyến các lớp (tập trung vào đầu giờ học hoặc cuối buổi học). (chú
trọng tuyên truyền các biện pháp đảm bảo vệ sinh mơi trường, các biện pháp phịng,
chống dịch bệnh Covid-19 và nguy cơ, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm);
+ Tăng cường kiểm tra vệ sinh mơi trường, khử khuẩn tồn bộ xung quanh trường
học, các phòng học, cầu thang, tay nắm vịn…(phun thuốc khử khuẩn Cloramin B)
+ Đăng lên trang website của trường.
+ Giáo viên thực hiện dạy học lồng ghép giáo dục phịng chống dịch bệnh và
thơng báo về dịch bệnh, cách phịng chống dịch trên hội nhóm của lớp mình để tuyên
truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh.
- Thơng tin chính xác, kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, tình hình
diễn biến của dịch bệnh trên hệ thống loa phát thanh… để CBGVNV, học sinh và
CMHS biết và không hoang mang, lo lắng….
 Giải pháp 4: Đầu tư sở vật chất điều kiện đảm bảo cơng tác phịng chống
dịch Covid 19.
Tăng cường đầu tư sở vật chất đảm bảo điều kiện thực công tác phòng dịch
Covid-19:

- Tăng cường trang bị trường hiệu, pano, áp phích, hình thơng báo tun truyền
tình hình cách phịng tránh dịch covid-19
- Trang bị cho phòng y tế, máy đo nhiệt độ, sát khuẩn đảm bảo phát hiện nhanh
các trường hợp có thân nhiệt mức trung bình.
- Dự trữ đủ nước tẩy, xà phòng, nước sát khuẩn loại dung dịch khử trùng cần thiết
đảm bảo không bị thiếu trong suốt q trình phịng bệnh.


- Trang bị cho tất lớp, bộ phận, khu vực trường bình sát khuẩn khử trùng nhanh
để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh khách đến liên hệ với nhà
trường sát khuẩn tay nhanh.
- Chuẩn bị sẵn sàng phòng cách ly, khu vực cách ly, phương án cách ly điều kiện
cần thiết để cách ly khi phát hiện trường hợp nghi ngờ khẩn cấp.
- Chỉ đạo CB GVNV đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh học đường
an tồn trường học; bố trí nguồn nước sạch, xà phòng để học sinh, giáo viên rửa tay
thường xuyên; nước uống đảm bảo luôn đủ ấm…
 Giải pháp 5: Triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học
sinh cộng đồng thực theo khuyến cáo.
- Trước khi đến trường: Phụ huynh học sinh lưu ý các hoạt động để tăng cường
sức khỏe cho học sinh như: Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng
thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn
uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
- Phụ huynh có trách nhiệm đo nhiệt độ cho học sinh. Nếu có sốt hoặc ho, khó thở
thì chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở
y tế để được khám, tư vấn, điều trị; cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời
gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Với giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường tự đo nhiệt độ. Nếu có sốt hoặc ho
và khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu
cần thì đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Giáo viên, cán bộ công nhân
viên nhà trường không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà

theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Phụ huynh đưa con, em đi học và đón về không được vào trong trường. Bảo vệ
nhà trường sẽ hạn chế khơng cho người khơng có nhiệm vụ vào trường.
- Tại trường học: Trước khi học sinh quay trở lại học, nhà trường phải đảm
bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi học sinh có một cốc nước dùng riêng, được vệ
sinh sạch sẽ. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường. Nếu nhà trường
cung cấp khăn mặt, khăn lau tay cho học sinh thì phải đảm bảo mỗi học sinh có 1
khăn riêng và giặt sạch khăn với xà phòng sau mỗi ngày học.


- Bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch. Đảm bảo nhà vệ sinh
sạch sẽ. Chuẩn bị đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ
sinh trường học.
- Lớp học phải thơng khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng
điều hòa.
- Trong thời gian học sinh ở trường: Không tổ chức các hoạt động tập thể, tập
trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Tổ chức chào cờ tại lớp
học.Nhà trường thông báo cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường, phụ
huynh học sinh và mỗi học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường. Nhà trường
sẽ khuyến cáo đeo khẩu trang khi cần thiết.
- Quy định, hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung như: Rửa tay với xà
phòng và nước sạch; che mũi, miệng khi ho bằng khăn vải hoặc ống tay áo; không
dùng chung đồ dùng cá nhân; không khạc nhổ bừa bãi…
- Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh có cảm
thay sốt hay có ho, khó thở, mệt mỏi khơng, Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh
đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi.
- Trong thời gian học, khi giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho,
khó thở thì phải đưa đến phịng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo
ngay cho trạm y tế xã, phường, thị trấn, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân
viên y tế tại trường học có trách nhiệm cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng

cách cho học sinh nói trên.
- Trong thời gian học, khi giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt
hoặc ho, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly.
Nhân viên y tế thông báo ngay cho trạm y tế xã, phường, thị trấn, cơ quan quản lý
đồng thời cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên, cán bộ
công nhân viên nhà trường nói trên.
- Cơng tác khử khuẩn tại nhà trường: bằng các chất tẩy rửa thơng thường như xà
phịng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít
nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
- Tổ chức hoạt động vệ sinh ngoại cảnh như: phát quang bụi rậm, không để nước
đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín.Tổ chức khử khuẩn trường học một


lần bằng cách phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay
vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng
chức năng…
 Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phòng chống dịch
bệnh covid 19.
- Đối với biện pháp này thì vai trị của phụ huynh là rất quan trọng. Vì chúng ta
khơng chỉ phịng tránh dịch bệnh ở lớp mà chúng ta cũng cần có những biện pháp để
phịng tránh dịch bệnh ở nhà.
- Ở lớp, nhà trường đã tạo ra góc tun truyền, ở đó chúng tơi dán hình ảnh có nội
dung về dịch bệnh Covid 19, các thơng điệp của Bộ y tế. Khơng chỉ có vậy, tơi cịn
sưu tầm những tranh ảnh, thông điệp bảo vệ sức khỏe để tuyên truyền, vận động phụ
huynh cùng hưởng ứng và tham gia thực hiện;
- Tôi luôn dành thời gian để trao đổi với các bậc phụ huynh vào lúc đưa - đón học
sinh đến trường, hay trong lúc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh về
tình hình của các em ở lớp, và cùng với các bậc phụ huynh đưa ra các biện pháp để
phòng chống dịch bệnh như sau:
+ Rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách.

+ Tránh tụ tập nơi đông người.
+ Luôn giữ khoảng cách thi tiếp xúc.
+ Cho trẻ các em uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ.
- Tạo nhóm Zalo của lớp để trao đổi thông tin, trao đổi biện pháp mà giáo viên
dạy ở lớp, hướng dẫn các bậc phụ huynh giáo dục các em bảo vệ sức khỏe tại nhà:
tập thể dục, ăn uống đầy đủ, vui chơi lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu
trang...sau đó phụ huynh chụp ảnh lại và phản hồi trong nhóm lớp để kích thích
những em khác, những gia đình khác học tập và làm theo…


III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP
DỤNG
1. Tính mới
Giải pháp phịng chống dịch covid 19 trong nhà trường có một số tính mới sau:
- Chủ động phát hiện và xử trí kịp thời các trường hợp mắc Covid – 19 (F0),
nghi ngờ mắc Covid – 19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại
nhà trường.
- Đảm bảo an tồn phịng chống dịch Covid 19 trong trường học trên ngun
tắc “thích ứng an tồn, linh hoạt kiểm sốt hiệu quả dịch Covid 19”; thực hiện mục
tiêu kép vừa dạy học vừa phòng, chống dịch hiệu quả, hạn chế tác động của dịch bệnh
đến hoạt động của nhà trường.
- Không để dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong nhà trường.
- Tăng cường cơng tác truyền thơng phịng, chống dịch bệnh Covid-19 trong cán
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhà trường.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh hiểu rõ và
thực hiện được cách phòng tránh bệnh Covid-19.
- Thực hiện và hồn thành chương trình năm học 2021-2022 một cách hiệu quả,
an tồn.
2. Tính hiệu quả và khả thi

Sau khi áp dụng “Một số giải pháp phòng chống dịch covid 19 trong nhà
trường”, tôi thu được những kết quả như sau:
 Đối với nhà trường:
Trong cơng tác phịng chống bệnh dịch Covid- 19 ở trường chúng tôi đã thu
được một số kết quả sau:
- Nhà trường đã thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa và các quy định về cách
phịng chống bệnh dịch. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững
các kiến thức về phòng chống bệnh dịch.
- Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh của trường
lên cấp trên.
Tất cả những biện pháp quyết liệt, đạt hiệu quả tốt trong công tác tăng cường
quản lý phòng chống dịch bệnh của nhà trường đã đạt hiệu quả cao. Đây là nguồn cổ


vũ đồng thời cũng chính là một trong những động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19.
Hoạt động này đã tạo cơ hội để bản thân tôi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp.
 Đối với phụ huynh:
- Các bậc cha mẹ học sinh nắm được các thơng tin chính thống về tình hình dịch
bệnh, có kiến thức và chủ động phối hợp cùng nhà trường đảm bảo sức khỏe cho bản
thân, cho học sinh và cộng đồng.
- Phụ huynh ngày càng tin tưởng và tín nhiệm nhà trường, tin tưởng vào cơng
tác quản lý, vào ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường đối
với học sinh, phụ huynh, cộng đồng và xã hội; tin tưởng trẻ được học tập trong môi
trường, điều kiện đảm bảo an toàn.
 Đối với học sinh:
- Sức khỏe của các em được đảm bảo, sự phát triển về thể chất và mọi mặt
không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
- Các em có nhận thức tốt hơn về cách phịng chống dịch bệnh và ý thức hơn

trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, về sinh môi trường và nơi công cộng…
3. Phạm vi áp dụng
Toàn thể học sinh, cán bộ Giáo viên – Nhân viên trường THPT Phú Hưng, xã Phú
Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
IV. KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý phịng chống trong giai đoạn dịch Covid- 19
bùng phát, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự phối hợp, sự ủng hộ
nhiệt tình của CB,GV - NV và tồn thể phụ huynh nhà trường. Tôi và nhà trường luôn
quan tâm chỉ đạo cơng tác phịng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng
phòng tránh dịch bệnh trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc các lớp, các bộ phận
trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Cho tới thời điểm hiện tại, dịch Cocid-19 đã có
những dấu hiệu khả quan và cơng tác phòng chống dịch của nước nhà bước đầu đã đi
vào kiểm soát. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn cịn nên tơi vẫn tham mưu với ban lãnh
đạo nhà trường ln phải thực hiện thật tốt cơng tác phịng tránh, khơng được lơ là,
chủ quan để ln có biện pháp ứng phó kịp thời.


Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tơi đã áp dụng thành cơng
trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 tại nhà trường trong thời điểm bùng phát
dịch bệnh. Tuy nhiên thành cơng đó mới chỉ là bước đầu, tơi rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh
nghiệm của tơi được hồn thiện hơn. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, q thầy
cơ trong ban giám khảo xem xét, đóng góp ý kiến để hiệu quả phòng chống dịch bệnh
covid 19 trong trường THPT Phú Hưng đạt cao hơn và để tôi làm tốt hơn trong những
năm học sau.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị


Cái nước ngày 01 tháng 4 năm 2022
Người báo cáo

NGÔ THÁI GIL



×