Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.63 KB, 2 trang )
Xử lý nước thải bằng rau ngổ và lục
bình
Sử dụng thủy sinh thực vật để xử lý
nước thải không phải là biện pháp mới,
tuy nhiên, số lượng các loài thủy sinh
có thể dùng với chức năng này không
nhiều. Ngoài một số loài đã được biết
đến như bèo cám, cỏ vetiver , nghiên
cứu mới đây của còn tìm thêm được
hai loài là lục bình và rau ngổ.
Nghiên cứu
(1)
được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, trong thời gian
9 tháng, nhằm khảo sát diễn biến độ đục, hàm lượng COD, tổng
nitơ, phosphat tổng trong nước thải chăn nuôi và đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải của rau ngổ và lục bình thông qua sự tăng
trưởng cũng như khả năng hấp thu đạm, lân, kim loại nặng của
hai loại rau này trong môi trường nước thải.
Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải của rau ngổ đối với
độ đục là 96,94%; COD là 44,97%; Nitơ tổng là 53,60%,
phosphat tổng là 33,56%. Hiệu suất xử lý nước thải của lục bình
đối với độ đục là 97,79%; COD là 66,10%; Nitơ tổng là 64,36%,
phosphat tổng là 42,54%. Kết quả về đặc điểm sinh học cho
thấy, rau ngổ và lục bình có khả năng thích nghi và phát triển tốt
trong môi trường nước thải.