Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phân tích tác phẩm bình phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.96 KB, 1 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÌNH PHONG
Bình phong nằm trong số những tác phẩm sơn mài lớn được Nguyễn
Gia Trí sáng tác ở thập niên 40 của thế kỷ XX - giai đoạn ông chuyên
sáng tác về phong cảnh. Tác phẩm bao gồm 8 tấm vóc ghép lại thành
bình phong hình chữ nhật có kích thước 159 x 400cm (50cm x8cm). Đó
là bố cục chặt chẽ, hình mảng chọn lọc, chi tiết tinh tế, màu sắc đằm
thắm và đậm chất lãng mạn, mộng mơ. Phong cảnh là sự kết hợp hài
hòa giữa lối tạo hình hiện đại phương Tây và tinh thần thẩm mỹ Á
Đông, được thể hiện bằng chất liệu sơn của Việt Nam kết hợp với vỏ
trứng, vàng, bạc, son, vừa lộng lẫy sang trọng, vừa lung linh sâu
thắm. Tranh Phong cảnh diễn tả cây dọc mùng bằng đường nét vẽ khỏe
khoắn. Những mảng vỏ trứng lung linh kết hợp với sắc đỏ của son, ánh
rực rỡ của vàng, độ sâu thắm của sơn then và cánh gián đã làm cho
khóm dọc mùng trở nên hấp dẫn đặc biệt, nổi bật giữa các cây cỏ xung
quanh. Phong cảnh nông thôn Bắc Bộ Việt Nam qua tác phẩm này hiện
lên lộng lẫy và sâu thắm. Khóm cây dọc mùng bình dị trở nên sang quý
lạ thường qua tài năng tạo hình và khả năng diễn tả sơn mài đạt đến
đỉnh cao của Nguyễn Gia Trí.



×