Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chúng ta có thể chịu được liều lượng bức xạ cỡ nào? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.31 KB, 2 trang )

Chúng ta có thể chịu được liều lượng bức
xạ cỡ nào?
Họ không biết rằng mớ “phế liệu” đó có chứa một nguồn
phóng xạ hoạt tính cao dùng để điều trị cho bệnh nhân
ung thư.
Nhà buôn phế liệu Devair Ferreira, người mua nguồn
hàng trên, đã bị bất ngờ bởi ánh lóe màu xanh mà nó phát
ra trong bóng tối. Ông giữ hộp bột cỡ bằng cái ca trong
phòng ăn nhà mình và mời bạn bè cùng gia đình đến quây
quần để chiêm ngưỡng nó. Họ chấm tay vào mớ bột và
trát nó lên cơ thể họ giống như bột hào quang trang trí
ngày hội, giải phóng những mảnh vỡ của muối caesium
chloride phóng xạ trong nhà. Trong vòng một tháng, vợ
của Ferreira, đứa cháu 6 tuổi của ông, và hai người làm
của ông đã qua đời vì hội chứng nhiễm bức xạ. Tổng
cộng, 249 người đã bị lây nhiễm.


Ánh chớp màu xanh chết chóc. (Ảnh: Chris Shinn / Getty)
Liều lượng bức xạ, đo bằng sievert, được tính ra bằng
cách tính đến loại bức xạ và bộ phận cơ thể bị chiếu xạ.
Tất cả những cái chết bất hạnh là do nhận từ 4,5 đến 6
sievert trong vài ba ngày. Đó là liều lượng hết sức lớn khi
bạn xét đến rằng mỗi năm chúng ta nhận trung bình 2,4
mili sievert từ các nguồn phóng xạ tự nhiên như radon
chẳng hạn.
Ngưỡng liều lượng gây ra cái chết sớm là khoảng 2
sievert, và cái chết có khả năng cao là 6 sievert, mặc dù
Ferreira đã nhận tới 7 sievert và vẫn sống sót. Ông qua
đời vào năm 1994 là hậu quả của bệnh xơ gan do uống
rượu. Không ai biết rõ vì sao Ferreira sống sót trước liều


lượng bức xạ trên. Lời giải thích có khả năng nhất là vì có
nhiều thời gian đi ra khỏi nhà hơn so với vợ ông. Điều
này cho phép các tế bào trong cơ thể ông có thời gian sửa
chữa một số hỏng hóc do bị chiếu xạ.

×