Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Einstein và bổ đề cơ bản của Langlands… doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.49 KB, 3 trang )

Einstein và bổ đề cơ bản của
Langlands…
KL
Những người làm việc lặng lẽ trong các lĩnh vực khoa học cơ
bản thuộc Toán học, Vật lý lý thuyết, hay Sinh học, v.v. thực
sự xứng đáng được đặc biệt tôn trọng. Vì rất có thể, những
vấn đề lớn của cả nhân loại như bài toán về nguồn năng
lượng trong tương lai, môi trường, hay công nghệ thông tin,
công nghệ y sinh học, v.v. sẽ được giải quyết, mà khởi nguồn
là từ những nghiên cứu lý thuyết ngày hôm nay – như những
gì Einstein vĩ đại đã đem lại cho tất cả chúng ta.
Vào đêm ngày 28 tháng 5 năm 1919, trời vẫn mưa như trút nước
tại đảo Príncipe thuộc quần đảo Sãotome & Príncipe cách bờ
biển Gabon khoảng 225 km – phía tây lục địa Châu Phi. Mặc dù
trời mưa to, một nhóm nhỏ các nhà khoa học của Hội Thiên văn
Hoàng gia Anh vẫn đang khẩn trương chuẩn bị cho một thực
nghiệm khoa học bậc nhất vô nhị vào thời bấy giờ. Họ lo lắng
cho cuộc khảo sát dự định diễn ra vào ngày hôm sau. Arthur
Stanley Eddington, 37 tuổi – người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã
ngước lên nhìn bầu trời đen đặc trong mưa và nói với giọng xúc
động: “Nếu mây trời quang đãng vào khoảng 2 giờ 15 phút
chiều mai, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lên “thiên đàng” trên kia,
chụp ảnh nhật thực toàn phần, và chúng ta sẽ trở thành những
nhà khoa học hiếm hoi trong lĩnh vực này, những người có cơ
hội chiêm ngưỡng và kiểm nghiệm sự thơ mộng đến kỳ diệu của
tất cả cõi vĩnh hằng này… và nếu Eistein đúng, toàn bộ vũ trụ
bao la ngoài kia sẽ mang một diện mạo hoàn toàn mới so với
cách mà chúng ta đã hiểu cho đến ngày hôm nay…” Đảo
Príncipe được chọn bởi đây là nơi sát ngay đường xích đạo, và
theo dự báo của các nhà khoa học, sẽ là một địa điểm lý tưởng
nhất để chụp ảnh toàn cảnh nhật thực toàn phần cũng như đĩa


mặt trời, hiện tượng sẽ diễn ra vào ngày hôm sau: 29-5-1919…

Suốt ngày hôm sau trời rả rích không ngớt, cho tới tận trưa, và
rồi thật kỳ diệu, trời chiều lòng người hay Chúa đã lắng nghe lời
cầu khẩn của các nhà khoa học và đồng ý hé lộ điều bí mật? trời
đã tạnh mưa vào lúc cần thiết. Khó khăn vẫn còn đó, vì những
phim ảnh để chụp hình đã bị hỏng rất nhiều sau chuyến đi hàng
ngàn cây số từ Anh quốc tới đây. Cuối cùng, chỉ còn 8 tấm phim
để dùng được, và trong vòng 5 phút trưa ngày 29-5 đó
Eddington và cộng sự đã kịp chụp hình nhật thực… Sau khi xử
lý, họ thấy chỉ có 2 tấm phim cho ra ảnh đủ chất lượng… Mang
những bức hình về lại Anh quốc, họ quyết định tổ chức buổi đối
chiếu phim chụp nhật thực với những phim tư liệu lưu trữ sẵn tại
Hội Thiên văn Hoàng gia trước sự chứng kiến của công chúng
và các nhà khoa học hàng đầu. Vậy họ làm điều đó để làm gì?

Ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng vào năm 1905 Albert
Einstein đã công bố Thuyết tương đối hẹp (còn gọi Thuyết
tương đối đặc biệt), và rồi sau đó, vào năm 1915 – khi mới 36
tuổi, ông đã đưa ra Thuyết tương đối rộng (hay Thuyết tương
đối tổng quát) trong đó mở rộng các khái niệm và biến thuyết
tương đối hẹp trước đây chỉ là một trường hợp đặc biệt. Theo lý
thuyết của Einstein, có những khái niệm là tuyệt đối, bất biến
theo vật lý học của Newton thì nay trở thành tương đối - chẳng
hạn như "thời gian", có những khái niệm được ông giải thích
theo một cách nhìn hoàn toàn mới, mang tính “cách mạng”,
chẳng hạn ông đồng nhất trọng lực và lực hấp dẫn, v.v. và ông
chỉ ra một đại lượng tuyệt đối mới: vận tốc của ánh sáng – luôn
luôn là 300 ngàn cây số trong 1 giây. Những công bố của ông đã
trở thành một cuộc cách mạng thời bấy giờ. Song thách thức đặt

ra cho các nhà khoa học đương thời là làm sao để “kiểm chứng”
những công thức mang tính “cách mạng” trong suy nghĩ về vũ
trụ và nhiều ngành khoa học cơ bản khác có liên quan? Câu trả
lời đã được một nhà thiên văn học Anh quốc hàng đầu (tuy còn
khá trẻ) đề xuất – Eddington. Điều cảm động của câu chuyện
này là ở chỗ, lúc đó cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất đang diễn
ra mà Đức (nơi Einstein sinh ra và đang làm việc lúc đó)

×